Monday, October 31, 2022

Những gian lao của Thủ tướng Ngô Đình Diệm giành độc lập từ tay người Pháp-Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng


NGUỒN HÌNH ẢNH,
KEYSTONE/GETTY IMAGES
Ông Ngô Đình Diệm, tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, xuất hiện tại một hội chợ ở Sài Gòn năm 1957

Tiếng hát của ca đoàn vang vang trong Thánh Đường buổi sáng hôm ấy. Nhà thờ ‘Chính Tòa’ Sài Gòn (còn gọi là ‘Nhà thờ Đức Bà’) đã chật ních những giáo dân. Bầu không khí thật trang nghiêm, long trọng. Đã từ mấy tuần rồi, ca đoàn phải tập dượt cho thật kỹ một số nhạc khúc chọn lọc để hát vào một dịp lễ đặc biệt. Lần đầu tiên, một Hồng Y Mỹ nổi tiếng, ông Francis Spellman, tới thăm viếng Việt Nam. Ông là thượng khách của tân thủ tướng chính phủ. Phần đông ca đoàn là những thanh niên vừa được tầu Mỹ chuyên chở từ miền Bắc di cư vào Nam mùa Hè 1954, trong đó có tác giả.

Friday, October 28, 2022

THẾ HỆ VỨT ĐI.

Tôi có cơ hội được sống ở nhiều quốc gia, làm quen với nhiều văn hoá trên thế giới. Quả thật nhìn lại đám thanh niên tuổi trẻ Việt Nam, tôi cảm thấy ngao ngán & tủi hổ. Ví dụ:Ở Mỹ, nơi được cho là sống thoáng về Sex nhưng con số ca nạo phá thai nước họ rất ít nếu so với Việt Nam.

Wednesday, October 26, 2022

Quốc Khánh 26- 10 -1957

Về “trí tuệ nông dân” của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm Bình luận của blogger Tuấn Khanh

Người Việt tập trung biểu tình trước Nhà Trắng ở Washington DC nhân cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 13/5/2022
Photo: RFA
Trong một bài tường trình về buổi họp của nhóm Việt Kiều yêu nước tại Mỹ - tạm gọi là vậy - Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm có tóm tắt trong đó vài chi tiết về sự phân hóa của của lực lượng có lòng với chính quyền Việt Nam hiện nay, và một vài ý kiến của ông về tương lai của Việt Nam với người Việt ra đi vì bất đồng chính kiến. Tưởng cũng nên nhắc lại và nói suy nghĩ đôi chút ở đây.

Monday, October 24, 2022

Cô giáo ôm cây vượt suối: Bớt đạo đức giả lại, hỡi các ngài!-Trần Nguyên

co giao bo qua suoi.jpg
Cô giáo ôm cây vượt suối vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam). Nguồn: Báo Thanh niên

Bức ảnh do một thầy giáo chụp cho nữ đồng nghiệp của mình khi cả hai cùng vượt qua con suối để đến trường dưới đây, khi báo chí đăng tải đã được nhiều người cảm thán “xứng đáng dựng tượng đài”.

Nhưng chắc cũng có nhiều người giống tôi, nhìn tấm ảnh và nghĩ, nếu thầy/cô trượt tay rơi xuống dòng lũ dữ, đứa con nhỏ của họ sẽ được ai nuôi nấng? Cháu sẽ lớn lên như thế nào? Chồng/vợ của họ, cha mẹ, anh chị em, người thân của họ sẽ đau đớn đến bao lâu? Mất mát của họ có tượng đài nào bù đắp nổi?

Cô giáo cắm bản nghèo Quảng Nam

Cắm bản là câu chuyện có từ hơn 50 năm nay của ngành giáo dục. Trước kia, giáo viên được bố trí nhiệm sở khi ra trường, không phải tự lo xin việc, tuy nhiên họ phải chấp hành chế độ nghĩa vụ. Thông thường giáo viên chỉ đi nghĩa vụ một nhiệm kỳ năm năm ở một điểm trường xa, sau đó sẽ được chuyển công tác về gần nhà. Tuy nhiên, ở những vùng sâu vùng xa, điểm xa nhiều hơn điểm gần thì đa số giáo viên phải đi hết nhiệm kỳ nghĩa vụ này đến nhiệm kỳ nghĩa vụ khác, khi nào lớn tuổi hoặc lên chức, hoặc được đỡ đầu thì mới được chuyển về gần nhà.

Ở miền xuôi, đi nghĩa vụ là đến các trường huyện, xã, nông thôn, vùng biển, đảo khó khăn xa trung tâm. Ở miền núi, đi nghĩa vụ là cắm bản. Khoảng cách từ nhà đến trường thường vài chục cây số. Từ điểm trường đến trung tâm cũng khoảng đó.

Cô giáo ôm cây vượt suối: Bớt đạo đức giả lại, hỡi các ngài!

Một giáo viên dạy tiếng Anh cho học sinh ở một trường nội trú tại Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, năm 2012
 AFP






Những điểm trường nghĩa vụ hay cắm bản thiếu thốn cả về cơ sở vật chất lẫn tinh thần. Chúng được dựng lên sơ sài bằng gỗ, lợp tôn hoặc cũng có thể đã được xây xi măng, nhưng điện-đường-chợ-trạm là không có. Vì thế, trường sẽ dựng nhà tập thể để giáo viên ở lại trong tuần, cuối tuần họ về nhà. Có những dãy phòng tập thể, vài ba cô giáo ở chung, thầy giáo cũng thế. Có những nơi chia phòng học làm hai, thầy cô ở phần bên trong, cách một tấm phên tre là lớp học.

Tuy nói khoảng cách chỉ vài chục cây số, nhưng đường đến trường miền núi phía Bắc và miền Trung vô cùng gian truân và hiểm trở. Họ phải vượt những con dốc cao, một bên vách núi, bên kia là vực sâu. Mùa mưa bùn lầy trơn như đổ mỡ, đi bộ cũng ngã oành oạch. Họ phải quấn dây xích sắt vào bánh xe để tăng độ bám đường, cuốn theo vài bộ dây thừng thật chắc để cùng nhau kéo xe lên dốc, hoặc ghì xe lại khi xuống dốc. Qua suối, họ phải dùng cây rừng luồn vào xe, ba bốn người cùng khiêng xe lên lội qua.

Cắm bản là sống như người dân, ở giữa rừng. Các thầy cô dùng nước suối để đánh răng, tắm rửa, nấu ăn, rửa rau, giặt giũ. Cỏ mọc có khi vào đến tận chân lớp học, phải phát cỏ và dọn lùm bụi thường xuyên để xua đuổi rắn rết và côn trùng độc. Đốt lửa sưởi vào mùa đông. Đào măng, hái rau rừng, bắt cá suối... cải thiện bữa cơm hàng ngày.

Trà Dơn thuộc huyện Nam Trà My, huyện nghèo vùng núi sâu của tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam là tỉnh nghèo của cả nước. Cả nước có 74 huyện nghèo thì Quảng Nam giành mất sáu huyện. Tất cả các huyện nghèo này đều có số hộ nghèo chiếm hơn 50%, tức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống, đồng thời thiếu hụt ít nhất 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (gồm việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin).

Thế nhưng cách chi tiền của lãnh đạo Quảng Nam có vẻ không nghèo

- Năm 2016, UBND tỉnh Quảng Nam đầu tư 63 tỷ đồng xây Trường THPT Võ Chí Công (xã A Xan, huyện Tây Giang) dành cho học sinh bốn xã vùng cao biên giới. Các kiến trúc sư và nhà địa chất ngay từ đầu đã cảnh báo khu vực này không phù hợp để xây trường học, nhưng dự án vẫn được duyệt. Ở giai đoạn 1, Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam làm chủ đầu tư với mức phê duyệt hơn 33 tỷ đồng. Công trình xây dựng chậm mất một năm học, đến năm 2018 mới xong. Chỉ hai năm sau, giáo viên phải tổ chức sơ tán gần 300 học sinh ra khỏi ký túc xá ngay trong đêm, do một khối lượng lớn đất đá từ taluy dương của trường sạt lở xuống trường. Thế nhưng giai đoạn 2 vẫn tiếp tục được triển khai vào năm 2020 với tổng vốn gần 30 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư. Đến nay công trình này vẫn chưa biết đến bao giờ mới xây xong.

-Công trình nhà hỏa táng ở TP. Hội An được phê duyệt cuối năm 2004, tổng vốn đầu tư 12 tỷ đồng, bắt đầu xây vào năm 2005, dự kiến đến cuối 2006 đưa vào sử dụng. 13 năm sau (thời điểm 2018), công trình vẫn dang dở và cuối cùng thì bị bỏ hoang, chìm trong cây dại. Các tòa nhà đã xây bị bay mái, tường bong tróc loang lổ, đường ống dẫn nước bị đào lên lấy hết thiết bị.

-Bỏ hoang công trình nước sạch vốn đầu tư 5,6 tỉ đồng tại huyện Quế Sơn. Xây xong công trình này, chủ đầu tư không kiểm tra, đánh giá các thông số đạt được so với thiết kế; không có quy trình quản lý, vận hành; không có đội ngũ nhân lực vận hành, do vậy công trình không thể hoạt động.

-Bỏ hoang công trình nước sạch trị giá 3,1 tỷ đồng tại huyện Tiên Phước năm năm qua, lý do làm xong không vận hành được.

- Bệnh viện Nhi Quảng Nam được đầu tư hơn 150 tỷ đồng (tỉnh bỏ 65 tỷ, còn lại Trung ương rót) để trở thành Bệnh viện Sản - Nhi, quy mô 450 giường bệnh. Xây dựng mất ba năm. Năm 2019 khánh thành, một năm sau vẫn bị bỏ không vì thiếu đồng bộ, không có cầu thang bộ ngoài trời, hệ thống ôxy lỏng. Hệ thống phòng cháy chữa cháy không có ống dẫn nước.

-Đặc biệt, công trình 12 km đường liên xã Phước Mỹ - Phước Công ở huyện nghèo Phước Sơn xây dựng từ 2014, mức đầu tư trên 100 tỉ đồng từ ngân sách. Con đường này nhằm giúp người dân hai xã vùng cao tiện đi lại, nhưng sau khi hoàn thành không ai sử dụng, thậm chí nó bị bỏ hoang. Nguyên nhân do nó trái tuyến nên chỉ có rất ít người làm nương rẫy đi lại sử dụng. Độc đáo hơn cả là nó nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện tương lai, sẽ bị chìm ngập khi hồ tích nước. Đáng lưu ý, quy hoạch đập thủy điện đã được phê duyệt trước đó nhiều năm, tức là tỉnh Quảng Nam đã bỏ trăm tỷ để làm một con đường không có ai đi và sẽ chìm trong lòng hồ.

Vậy nên quý vị xin đừng đặt câu hỏi vì sao tỉnh Quảng Nam vì sao có thể để tình trạng giáo viên ôm cây vượt suối như bức ảnh ở trên? Vì sao không bỏ tiền làm đường hay gom học sinh các điểm trường vùng sâu về một nơi thuận tiện và an toàn để học hành?

Câu trả lời quá rõ: tiền, anh không thiếu, nhưng tiền để làm những công trình sử dụng được thì… anh không có!

Quý vị cũng có thể đặt một câu hỏi nữa: các thầy cô giáo ở những vùng sâu vùng xa của Quảng Nam có biết tình trạng tham nhũng tiền dự án như chúng tôi vừa liệt kê sơ sơ không?

Thưa, chắc chắn họ có biết. Thời này tin tức gì cũng lên mạng cả. Vậy tại sao hai thầy cô giáo có thể liều tính mạng ôm cây vượt suối như trên?

000_Hkg7971106.jpg
Giáo viên đang giải thích cho các em học sinh về bệnh tay chân miệng với tấm biển của Hội Chữ thập đỏ tại một trường nội trú ở Mù Cang Chải, Yên Bái, năm 2012. AFP

Là vì ở miền núi, làm giáo viên được gọi là thu nhập cao

Nhiều năm nay chế độ nghĩa vụ trong ngành giáo dục đã chấm dứt. Giáo viên ra trường không được phân công nhiệm sở nữa mà phải tự đi xin việc. Thế nhưng đào tạo giáo viên thì nhiều, mà các trường ở trung tâm hay vùng xuôi, điều kiện dễ dàng hơn thì đã đầy ắp người. Quý vị cũng biết để “chạy” một chân công chức ở miền Bắc thường phải mất vài trăm triệu đồng đút lót cho lãnh đạo trường. Rất nhiều giáo viên không thể có chừng ấy tiền.

Trong khi đó, chính sách Nhà nước có một chế độ gọi là phụ cấp thu hút, áp dụng cho người lao động (kể cả tập sự) đang công tác hoặc đến công tác ở Hoàng Sa, Trường Sa và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (có quy định). Các vùng này thường tập trung ở vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu. Với giáo viên, phụ cấp này từ 50% đến 100% mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Ngoài ra, khi đến nhận việc tại vùng đặc biệt khó khăn, họ còn được hưởng khoản trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở. Nếu đi cùng gia đình thì được trả tiền vé tàu xe và cước hành lý, đồng thời trợ cấp 12 tháng lương cơ sở. Cộng thêm trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch, tiền tàu xe về thăm gia đình theo quy định. Khi chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn hoặc khi về hưu cũng được hưởng trợ cấp một lần, tính theo mỗi năm công tác được một nửa tháng lương hiện hưởng cộng với phụ cấp lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)... Giáo viên chuyên trách xóa mù chữ, phổ cập giáo dục  thường xuyên phải đi đến các thôn được hưởng thêm 20% mức lương cơ sở, gọi là phụ cấp lưu động. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng thêm 50% mức lương hiện hưởng, gọi là phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số.

Tính ra, các khoản phụ cấp này khiến giáo viên cắm bản có thu nhập rất cao so với đồng nghiệp không cắm bản, đặc biệt ở những vùng thiếu việc làm như miền núi phía Bắc và miền Trung. Ăn ở sinh hoạt tại địa phương gần như không tốn kém. Tốn nhất là tiền sửa xe, nỗi buồn xa gia đình, xa nơi đông người và cơ hội học tập, tiếp cận kiến thức.

Một số giáo viên cắm bản nhanh nhẹn còn biết tận dụng điều kiện để buôn bán thêm: buôn gia súc hoặc buôn gỗ. Đó là thực tế, dù không nhiều người nói ra.

Thưa các ngài bụng to

Do vậy, nhìn từ bên ngoài, chúng ta cám cảnh cho các giáo viên cắm bản, nhưng với không ít người, đó là công việc mơ ước. Chúng tôi còn nghe (không có điều kiện xác minh), muốn được nhận vào làm giáo viên đi cắm bản cũng phải đút lót cho người có quyền trong lĩnh vực này.

Xã Trà Dơn nơi cô giáo ôm cây vượt suối chủ yếu là người dân tộc Cà Dong (chiếm 91,56% dân số toàn xã). Nngười Kinh chiếm 6,61%, người Mơ Nông chiếm 1,67%, còn lại là các dân tộc khác. Họ sinh sống chủ yếu bằng cách trồng chuối, sắn, chăn nuôi gia súc gia cầm, nhưng do không có hệ thống giao thông để mang đi tiêu thụ nên hàng hóa rất ít. Thu nhập trung bình người dân theo lãnh đạo xã cho biết trên báo chí khoảng 2,4 triệu VND/lao động/năm, trong đó đến 70% dành cho lương thực. Một người dân được coi là khá giả trong thôn nếu họ có nhà, trâu, làm lâm nghiệp, xe máy, thu nhập trung bình khoảng 5 đên 6 triệu đồng và con cái họ được đi học. Số hộ nghèo chiếm trên 71,6%, và 15,8 % số hộ cận nghèo.

Người dân nơi đây có phong tục đâm trâu vào mùa tết, nhưng do quá nghèo, 10 năm trở lại đây người dân không tổ chức được lễ hội này!

Một chi tiết lột tả đến cùng cực sự bi đát của cái nghèo nơi đây.

Dễ thấy, các cô giáo, thầy giáo dám liều mình bò qua cây cầu khỉ trơn trượt trên dòng lũ dữ để đến trường như trong bức ảnh, còn có một động lực bền vững và mạnh mẽ hơn rất nhiều câu khẩu hiệu ca tụng họ về tình thương học trò, trách nhiệm với xã hội..v.v. Động lực đó chính là thu nhập hàng tháng, là nguồn sinh nhai cho cả gia đình.

Họ không cần ca tụng đâu, thưa các lãnh đạo bụng to vì tham ô, hối lộ ngập họng. Họ chỉ cần con đường đến trường được an toàn cho tính mạng, được dạy học trong những phòng học đủ ánh sáng và hơi ấm. Bớt đạo đức giả lại, hỡi các ngài!

__________

Tham khảo:

https://baotainguyenmoitruong.vn/quang-nam-nghia-trang-qua-tai-nha-hoa-tang-tien-ty-bo-hoang-268157.html

https://giaoducthoidai.vn/quang-nam-bo-hoang-truong-63-ty-dong-thay-tro-di-hoc-nho-day-tam-post581689.html

https://giaoducthoidai.vn/quang-nam-bo-hoang-truong-63-ty-dong-thay-tro-di-hoc-nho-day-tam-post581689.html

https://baoquangnam.vn/xa-hoi/quang-nam-co-6-huyen-ngheo-giai-doan-2021-2025-124674.html

http://daidoanket.vn/cong-trinh-nuoc-sach-tien-ty-bo-hoang-5691147.html

https://tienphong.vn/benh-vien-tram-ty-bo-hoang-sau-khanh-thanh-post1321191.tpo

https://laodong.vn/ban-doc/lang-phi-o-quang-nam-cung-gay-hau-qua-nghiem-trong-chang-khac-gi-tham-nhung-915447.ldo

https://baoquangnam.vn/xa-hoi/quang-nam-co-6-huyen-ngheo-giai-doan-2021-2025-124674.html

https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/nhung-khuat-tat-o-nganh-giao-duc-quang-nam-can-duoc-lam-ro-910094.vov

http://pgdnamtramy.edu.vn/Default.aspx?tabid=109&Group=1&NID=509&cam-dong-hinh-anh-khai-giang-tu-cac-diem-truong-xa-xoi-giua-dai-ngan-truong-son

https://baoquangnam.vn/xa-hoi/co-giao-mam-non-vung-cao-nam-tra-my-mao-hiem-om-cay-vuot-lu-den-truong-133438.html\

https://giaoduc.net.vn/che-do-phu-cap-tro-cap-cho-giao-vien-vung-dac-biet-kho-khan-co-gi-moi-post218974.gd

https://luatminhkhue.vn/phu-cap-thu-hut-doi-voi-giao-vien-cong-tac-tai-vung-dac-biet-kho-khan-bi-cat-khi-nao--.aspx

http://namtramy.gov.vn/Default.aspx?tabid=109&Group=31&NID=477&xa-tra-don-huyen-nam-tra-my-tinh-quang-nam

https://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Quang-Nam-Gian-nan-con-chu-tren-dinh-Tra-Don-i55315/

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/teacher-hold-on-to-a-tree-branch-to-pass-stream-on-the-way-to-school-please-give-me-a-break-10192022123837.html

Friday, October 21, 2022

Dân Biểu Tulsi Gabbard, nguyên ứng viên Tổng Thống năm 2020 chính thức tuyên bố bỏ đảng.

 

Hôm 11-10, khi chỉ còn 28 ngày nữa là tới cuộc bầu cử giữa kỳ, một tin động trời đã làm nổ tung nội bộ đảng Dân Chủ! Dân Biểu Tulsi Gabbard, nguyên ứng viên Tổng Thống năm 2020 chính thức tuyên bố bỏ đảng.

Phép Lịch Sự Tối Thiểu Của Người Tây Phương

1. Đừng gọi điện thoại cho ai hai lần liên tục. Nếu họ không trả lời có nghĩa là họ bận hay có việc khác quan trọng hơn mà họ đang phải lo.

Tuesday, October 18, 2022

TINH THẦN BINH LÍNH NGA QUÁ TỒI TỆ, PUTIN PHẢI RA LỆNH RÚT QUÂN KHỎI MỘT SỐ CHIẾN TUYẾN - VÀ LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN NGA.

Ảnh: Thuyền nhân Nga bất chấp nguy hiểm, vượt biển đến Mỹ, đến Hàn quốc.Trang Trình
Ra đi tìm quyền được sống.
Từ những thập niên 70-80 của thế kỷ trước rất nhiều THUYỀN NHÂN Việt Nam ra đi tìm cuộc sống bằng con những con thuyền nhỏ chơi vơi giữa ngàn trùng sóng gió.
Ngày nay dân Nga lại học bài học đầy nguy hiểm đó.
Buồn lắm thay!(NKC)

Monday, October 17, 2022

Lễ Mừng Đại Thọ 80 Hải Quân tại CLB Hoàng Sa, Little Saigon, Orange County.

 

Sau đại dịch cúm tầu, tổ chức được buổi lễ mừng Đại Thọ 80 như thông lệ cho các thủy thủ già quả thật khó khăn.  Một phần do sức khỏe yếu, nhiều ông phải đi xe lăn, tiêu, tiểu  không người lái.  Nhiều vị nay tươi tỉnh nói chuyện như sáo, mai đã ra người thiên cổ. 

Thursday, October 13, 2022

'Bên thắng cuộc' của Huy Đức: Đi tìm lại sự đa dạng của lịch sử Việt Nam=Tiến sĩ Olga Dror, Đại học Texas A&M, Hoa Kỳ

HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Sài Gòn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh từ 02/7/1976

Năm 2012, bộ sách hai tập Bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức được in ở nước ngoài, nhanh chóng thu hút sự quan tâm của độc giả khi đó. 10 năm đi qua, hai học giả nước ngoài có bài viết nhận định về ý nghĩa và ảnh hưởng của Bên thắng cuộc.

Bình luận tin tức: Mỹ, Nga, Ukraine, và vụ Vạn Thịnh Phát

Tuesday, October 11, 2022

NS. Phạm Đình Chương - Vol. 1 - Nhạc Hào Hùng - Tuyển tập những ca khúc ...

Những bản nhạc vui tươi, phấn khởi thưở học trò.

Trả thù bằng mưa hỏa tiễn vào thường dân Ukraina, Putin bộc lộ thế yếu-Thụy My

Lính cứu hỏa giúp một phụ nữ bị thương ôm theo những chú chó đi di tản sau khi hỏa tiễn Nga tấn công vào Ukraina ngày 10/10/2022. via REUTERS - STATE EMERGENCY SERVICE OF UKRAINE
Với trận mưa hỏa tiễn tấn công vào thường dân Ukraina, Vladimir Putin muốn trả thù cho vụ nổ ở chiếc cầu nối với bán đảo Crimée. Sự lựa chọn khủng bố, về mặt luật pháp có tên gọi là « tội ác chiến tranh », còn về quân sự thì vô nghĩa, chỉ là lời thú nhận yếu kém. Ngược với Putin trong ngõ cụt, đồng minh của ông là Tập Cận Bình duy trì ngôi cao trong dịp Đại Hội Đảng, tiếp tục chế ngự hơn 1 tỉ người Trung Quốc.

Sunday, October 9, 2022

Tạp ghi Đường Nào Cho Vladimir Putin?-Điệp Mỹ Linh

Cầu Kerch bị nổ, ngày 8 tháng 10 năm 2022
Hình trên internet

Đọc xong hàng chữ: “I am not ready to kill my own kind: Russian rapper, 27, kills himself to avoid being called up to Ukraine in an act of 'final protest' against Putin's war” – trên Daily Mail, Sept. 30/2022, by Jack Wright – tôi lặng người, không tin vào mắt tôi!

Friday, October 7, 2022

Nhờ đâu Đảng Cộng sản Việt Nam 'cầm quyền bền vững'?

HSP: Một bài phân tích đáng chú ý nhưng rất chủ quan.  Sự tồn tại của bất cứ chế độ nào cũng phải có lòng dân chứ không phải là bộ máy kềm kẹp dù nó khổng lồ và hung ác đến đâu.  Đây là một bài bơm hơi cho những tên chóp bu đảng Cộng Sản và bọn tay sai.mừng khấp khởi!

NGUỒN HÌNH ẢNH,
GETTY IMAGES
Duyệt binh

Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững.

Wednesday, October 5, 2022

Kazakhstan phản đối yêu sách của Nga đòi trục xuất đại sứ Ukraine 05/10/2022 VOA Tiếng Việt

HSP: Sau hoạt động quân sư đặc biệt của Nga, nay đến chiến dịch rút lui đặc biệt ra khỏi các vùng "Trưng Cầu Putin Ý".  Các chư hầu của Nga không còn nể nang gì Pootin nữa.

 

Khu vực trung tâm Nur-Sultan, thủ đô của Kazakhstan.


Các nhà chức trách Kazakhstan hôm thứ Tư 5/10 bác bỏ yêu cầu của Nga đòi họ phải trục xuất đại sứ Ukraine vì vị này có những bình luận về việc giết người Nga, và phê phán Moscow về điều mà họ gọi là giọng điệu không phù hợp giữa “các đối tác chiến lược bình đẳng”.

Tuesday, October 4, 2022

Việt Nam rơi vào thế khó xử khi Nga thất bại ở Ukraine Bài bình luận của Zachary Abuza


Việt Nam rơi vào thế khó xử khi Nga thất bại ở Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) hội đàm với Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Mát-xcơ-va ngày 30/11/2021
AFP

Đất nước Ukraine dân chủ trở thành ví dụ thành công về một quốc gia tự bảo vệ mình trước hàng xóm là một cường quốc hung hăng.

HẢI VẬN HẠM LAM-GIANG, HQ 402 MỘT HUYỀN THOẠI - ĐIỆP MỸ LINH

Sau nhiều chuyến chuyển quân và dân từ miền Trung vào, HQ 402 vào tiểu kỳ tại Hải Quân Công-Xưởng.
Tình trạng kỹ thuật của HQ 402 đáng lẽ phải vào đại kỳ; nhưng vì kế sách của Bộ-Tư-Lệnh đã hoạch định, HQ 402 chỉ được tiểu kỳ

CU TIN- SONG THAO.


Đọc bài này rất hay.
Diễn tả về lịch sử những con chim nhỏ xinh có thể là một khởi sự chiến tranh .. 

Những Tên Hề Trong Tòa Bạch Ốc! ‘Say what now?’: Kamala Harris’ gaffe had Monica Crowley wondering if it...

Monday, October 3, 2022

Thái độ ủng hộ Nga xâm lược Ukraine phản ánh tâm lý thù địch phương Tây có nguồn gốc ý thức hệ-Phân tích của TS. Phạm Quý Thọ

Thái độ ủng hộ Nga xâm lược Ukraine phản ánh tâm lý thù địch phương Tây có nguồn gốc ý thức hệCờ Ukraine trước một căn nhà bị phá hủy gần Izyum, miền đông Ukraine hôm 1/10/2022

 AFP



Cuộc chiến Nga – Ukraine đã diễn ra hơn bảy tháng tính từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động vào ngày 24/2/2022. Ngày 21/09 ông Putin đã thông báo huy động 300 ngàn quân dự bị và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Trước đó một ngày, bốn vùng lãnh thổ của Ukraine: Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson tuyên bố ‘trưng cầu dân ý’ về việc sáp nhập vào Nga… Ngày 30/9 ông Putin công khai tuyên bố bốn vùng trên ‘thuộc về Nga’ và rằng: “Bất chấp mọi khó khăn, họ đã mang trong mình tình yêu dành cho nước Nga, và tình cảm này không ai có thể triệt tiêu được”. Ngay sau đó Tổng thống Volodymyr Zelensky lên án Nga ký sắc lệnh sáp nhập, gửi đơn gia nhập NATO và nhấn mạnh: “Chúng ta phải giải phóng toàn bộ vùng đất của mình, và đây sẽ là bằng chứng tốt nhất cho thấy luật pháp quốc tế và giá trị con người không thể bị phá vỡ bởi bất kỳ quốc gia khủng bố nào…” Cuộc chiến tranh sang giai đoạn khốc liệt nhất.

Từ Taiwan nhìn sang Nam Hàn Không quân Nam Hàn và Máy bay tự chế – Trần Lý


Các tin tức về Vũ khí trên các tạp chí chuyên môn như Jane’s, Modern Weapon.. loan những tin khá thú vị về cuộc thi đua tìm mua các loại vũ khí mới dựa trên những sự kiện thực tế đang diễn ra tại chiến trường Ukraine .Vũ khí của Nga : xe tăng, phi cơ.. không còn là các mặt hàng được các Quốc gia thứ 3 ưa chuộng..

Chiến tranh Ukraine: Giáo hoàng 'cầu xin' Putin chấm dứt 'vòng xoáy bạo lực và chết chóc' Pope Francis vs Putin

HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Đức Giáo hoàng kêu gọi Tổng thống Putin chấm dứt "vòng xoáy bạo lực và chết chóc" ở Ukraine

Đức Giáo hoàng Francis lần đầu tiên trực tiếp 'cầu xin' Tổng thống Nga Vladimir Putin chấm dứt "vòng xoáy bạo lực và chết chóc" ở Ukraine, theo hãng tin Reuters tường thuật ngày