Saturday, March 31, 2012

“ VIỆT NAM-TÂY TẠNG LIÊN MINH VÌ TỰ DO ”


Hôm nay, ngày 26 tháng 3 năm 2012 vào lúc 9 giờ sáng giờ địa phương, tại Tân Deli, Thủ Đô Ấn Độ, đã diễn ra một cuộc biểu tình lớn, với sự tham dự của hàng trăm ngàn người để phản đối sự hiện diện của Chủ Tịch đảng Cộng Sản Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào, trong số người biểu tình đó có nhiều ngàn người đến từ Thủ Đô Tị Nạn của người Tây Tạng và người Tây Tạng lưu vong khắp thế giới.

Trong đoàn biểu tình chống Hồ Cẩm Đào tại Tân Deli có tám ( 8 ) thành viên của Liên Minh Việt Nam Tây Tạng Vì Tự Do.
Đoàn người biểu tình đã diễn hành qua nhiều đường phố chính của Thủ Đô Ấn Độ.
Đến khỏang 13 giờ 15 phút, giờ địa phương.
Một Thanh Niên Tây Tạng khỏang 20 tuổi đã tự thiêu tại chỗ để phản đối sự xâm lăng của Trung Cộng đối với Tây Tạng. Người ta chưa biết rõ an ninh sinh mạng của người thanh niên tự thiêu này.
A Tibetan man screams as he runs engulfed in flames after self-immolating at a protest in New Delhi, ahead of Chinese President Hu Jintao's visit to the country Monday, March 26, 2012. The Tibetan activist lit himself on fire at the gathering and was rushed to hospital with unknown injuries, reports said. (AP Photo/Manish Swarup)

Không thể chậm trễ

Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa (Pattle Island) (trước 1974)

Hai nữ sinh phổ thông, một VN, một Trung Quốc cùng tham gia chương trình trao đổi văn hóa ở Mỹ (học 1 năm phổ thông và ở nhà cha mẹ nuôi là người Mỹ), được sắp xếp ở chung một nhà. Tất cả là ngẫu nhiên, có học sinh giao lưu văn hóa VN ở chung cùng một nhà với bạn Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc...

Friday, March 30, 2012

Ban Mê Thuột ngày đầu ngày cuối

Hôm nay, 37 năm về trước, Ban Mê Thuột bị thất thủ
Đây là một câu truyện được xây dựng từ những dữ kiện có thật theo lời kể của cựu thiếu úy trinh sát trung đoàn 45/SĐ23B và cũng là người bạn cùng một Sư đoàn, Nguyễn Lương Sơn. Tác giả mong được nói lên phần nào về một biến cố lịch sử mà những người lính vô danh VNCH đã là những chứng nhân, và hơn nữa đã tham dự thật sự vào, bằng máu, nước mắt, kiêu hãnh và tủi nhục trong những ngày oan nghiệt nhất của lịch sử đất nước từ ngày đầu tiên 10/3 đến ngày cuối cùng 17/3/75 tại Ban Mê Thuột. 
Trần Hoài Thư

Từ biển 500 hoả tiển Mỹ nhằm vào Iran.




  Nhóm hàng không mẫu hạm  Mỹ đang tập trung tại bờ biển Iran. Hàng không mẫu hạm lớn nhất của Hải quân Mỹ Enterprise cũng đã rời căn cứ tại Norfolk tiến vào Ấn Độ Dương, tới bờ biển Iran.

Một trong những hkmh của Mỹ.

Thursday, March 29, 2012

Bí ẩn trận Hoàng Sa

Do Nam Yết chuyển



Thiếu tá Phạm Văn Hồng và bức tranh “Gấu Trúc” do nhà cầm quyền Trung cộng tặng cho ông lúc trao trả tù binh
ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông

Chuyên gia Nhật nhìn an ninh Biển Đông_BBC

Lê Quỳnh


Shinji Yamaguchi và Jean-Pierre Cabestan
Ông Shinji Yamaguchi (trái) và Jean-Pierre Cabestan ở hội thảo

Nhật Bản xem các tranh chấp lãnh hải gồm vùng Biển Đông là phép thử cho hướng đi tương lai của Trung Quốc trong khi hải quân Quân Giải phóng đang thực hiện chiến lược ba giai đoạn.
Một chuyên gia quốc phòng Nhật Bản cho biết như vậy trong buổi thuyết trình hôm 27/3 ở Hong Kong bàn về tham vọng trên biển của Trung Quốc.
Ông Shinji Yamaguchi phát biểu trong bối cảnh tiếp tục có căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh sau khi Nhật Bản đầu tuần này tuyên bố một đảo thuộc khu vực tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư là "tài sản quốc gia".
Tại cuộc thảo luận có mặt các nhà ngoại giao và học giả các nước như Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc và Ấn Độ, ông Shinji Yamaguchi tóm tắt những ý chính trong báo cáo gần đây về hải quân Trung Quốc, đuợc công bố bởi cơ quan của ông, Viện Nghiên cứu Quốc phòng Nhật Bản (NIDS) - đơn vị có quan hệ mật thiết với Bộ Quốc phòng.
Sứ mạng của ông Shinji Yamaguchi ở Hong Kong dường như nhằm quảng bá quan điểm của giới chuyên gia quốc phòng Nhật và cũng để thử phản ứng dư luận trong vùng, đặc biệt là Trung Quốc.
Báo cáo của NIDS nói tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông bắt đầu căng thẳng hơn từ cuối thập niên 1960 và tiếp tục là một trong những yếu tố gây bất ổn ở Đông Nam Á cho đến nay.
Thái độ của Trung Quốc cũng thay đổi tùy thời điểm. Thập niên 1970 và 1980 chứng kiến Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa năm 1974, bãi đá Gạc Ma năm 1988 và đảo đá ngầm Vành Khăn năm 1995.
Sang cuối thập niên 1990, Bắc Kinh thay đổi giọng điệu và bắt đầu bàn bạc với Asean, dẫn đến Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 hứa hẹn kiềm chế và không dùng vũ lực.
Tuy vậy, ông Yamaguchi ghi nhận, Trung Quốc lại trở nên cứng rắn hơn từ vài năm qua, cùng với sự tăng tiến hoạt động của các cơ quan Hải giám và Ngư chính. Ví dụ, tàu Ngư chính lớn nhất mang số hiệu 311 được điều ra Biển Đông từ tháng Ba 2009 và ngày càng có những hành động khiêu khích, mà điển hình là dính líu vụ cắt cáp tàu Viking 2 của Việt Nam hồi tháng Sáu 2011.
Tài liệu của NIDS cho biết Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng chủ động diễn tập trên Biển Đông cùng các cơ quan giám sát hàng hải.
Mỗi năm đều có ít nhất một sự kiện như vậy kể từ 2009, trong đó có cuộc tập trận nhằm "giành lại đảo do quân thù chiếm đóng" hồi mùa hè năm ngoái.
Mục tiêu chiến lược
Dẫn lại báo cáo của NIDS mà ông là một trong bảy người hiệu đính, ông Yamaguchi cho rằng Trung Quốc có ít nhất ba mục tiêu chiến lược từ trung đến dài hạn ở Biển Đông.
Mục tiêu thứ nhất - giúp giải thích sự cứng rắn hơn của Bắc Kinh – là bảo đảm các lợi ích, đặc biệt là kinh tế, trên Biển Đông. Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc ngày càng lớn, khi mà phụ thuộc vào dầu thô nhập khẩu đã lên đến 55.2% năm ngoái, cao hơn cả Mỹ (53.5%). Bắc Kinh ngày càng tin rằng sẽ tuyệt vời nếu khai thác được tài nguyên dưới lòng Biển Đông.
Điều đáng nói, các dự báo của Trung Quốc về trữ lượng ở vùng biển này thường cao hơn của nước ngoài. Một nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng có 36.78 tỉ tấn dầu và 7.55 nghìn tỉ mét khối khí đốt ở nơi được gọi là "Vịnh Ba Tư thứ hai", trong khi phía Nhật Bản lại dẫn nguồn của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đoán chỉ có khoảng 3.78 tỉ tấn dầu, còn Husky Energy của Canada thì nói khí đốt tự nhiên gần quần đảo Trường Sa ở khoảng 170 tỉ mét khối.
Viện Quốc phòng Nhật giải thích Trung Quốc "ngày càng bất mãn với các nước có tranh chấp mà lại đang đi đầu trong khai thác tài nguyên ở Biển Đông". Bằng việc gia tăng tuyên bố chủ quyền và phô trương sức mạnh quân sự, Trung Quốc "cố gắng ngừng việc khai thác một chiều của các nước và kiếm tìm lợi thế trong vấn đề này".
Nhiều chuyên gia Trung Quốc, cả dân sự và quân sự, ủng hộ cách tiếp cận này, cho rằng cần đưa hải quân kiểm soát Biển Đông để từ đó chiếm phần hơn khi bước vào đối thoại và đàm phán. Học giả nổi tiếng Diêm Học Thông, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Thanh Hoa, tuyên bố Trung Quốc lâu nay nhường nhịn láng giềng nhưng lại bị lợi dụng và vì thế cần có những biện pháp trừng phạt.

Nằm ở Đông Bắc Á gần Bắc Hàn, Lực lượng Tự vệ Nhật luôn đề cao cảnh giác
Mục tiêu thứ hai là bảo đảm tuyến đường vận tải trên Biển Đông, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc ngày càng gắn chặt với kinh tế toàn cầu. Trung Quốc đặc biệt phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển đi qua eo biển Malacca - khoảng 60% tàu bè đi qua nút thắt cổ chai này treo cờ Trung Quốc hoặc là đang vận chuyển hàng cho Trung Quốc.
Phía Nhật nói Trung Quốc lo ngại việc các láng giềng tranh chấp như Malaysia và Việt Nam đặt mua tàu ngầm. Theo báo cáo, tàu ngầm là vũ khí thích hợp để phá vỡ các tuyến đường biển huyết mạch, và đây cũng là lý do để Trung Quốc đẩy nhanh sự hiện diện của hải quân trong vùng.
Mục tiêu thứ ba xa hơn là đối chọi với quân lực Mỹ mà một dẫn chứng là căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam.
Nhật Bản cho rằng nếu năng lực phòng thủ và tấn công ở Hải Nam được hoàn thiện, nó có thể "làm tăng khả năng đối phó với sự hiện diện của hải quân Mỹ ở vùng biển xung quanh Trung Quốc". Tàu ngầm từ Hải Nam sẽ không chỉ ra đến Biển Đông mà thậm chí đi xa tới tây Thái Bình Dương để hạn chế hoạt động của quân Mỹ.
Một tham vọng lớn của Trung Quốc là cố gắng chế tạo tên lửa đạn đạo đối hải có thể bay xa hơn 1500 cây số để bắn chìm tàu sân bay Mỹ trước khi quân Mỹ kịp vào Vòng phòng thủ thứ nhất (first island chain) trong trường hợp xung đột ở Đài Loan hay Biển Đông. Phía Nhật nhận định mặc dù Trung Quốc "có thể thành công" trong tương lai gần, nhưng hiện tại dự án này vẫn gặp nhiều trục trặc kỹ thuật.
Nhật tìm đối tác
Ông Yamaguchi cho hay là quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, Nhật Bản buộc phải quan tâm đến tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước ở Biển Đông. Trước mắt, khác với ở Biển Đông, Trung Quốc không khiêu khích Nhật Bản bằng những sự kiện như quấy rối tàu khảo sát nước ngoài hay tập trận đạn thật rầm rộ. Lý do chính có lẽ đơn giản là vị thế của Nhật cũng như rủi ro làm xấu đi quan hệ với Mỹ, vốn đang đặt căn cứ quân sự tại Nhật.
Tuy vậy, Nhật Bản cáo buộc ngày càng xuất hiện nhiều tàu Ngư chính và Hải giám của Trung Quốc ở khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Năm ngoái, hai máy bay do thám của Trung Quốc cũng lần đầu tiên bay đến sát bãi đáp của Nhật trên đảo. Tokyo lo ngại nếu sức mạnh quân sự của Trung Quốc cải thiện trên cả Biển Hoa Đông, thì có thể Trung Quốc sẽ có thái độ cứng rắn tương tự như đã xảy ra ở Biển Đông.
Bản báo cáo của NIDS khuyên Trung Quốc rằng "gây áp lực với các nước tranh chấp ở Đông Nam Á có thể chỉ khiến các nước lo bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hung hăng hơn, mà kết quả là làm tăng căng thẳng khu vực". Theo họ, Trung Quốc cần hòa hoãn hơn và có những bước cụ thể để hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử trên biển với các nước Asean.
Một chuyên gia về Nhật Bản, GS. Jean-Pierre Cabestan (Đại học Hong Kong Baptist), nói với BBC tại hội thảo rằng mức độ cạnh tranh hay hợp tác giữa Nhật và Trung Quốc sẽ phụ thuộc liệu Bắc Kinh có tôn trọng trật tự hiện nay ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi Nhật đã quản lý hành chính, hay không.

Chiến hạm Nhật Bản trong một chuyến thăm Hải Phòng
"Nó cũng phụ thuộc hai nước có tìm được cách cùng khai thác ở khu vực Shirakaba/Chunxiao. Đó sẽ là nguồn cảm hứng cho Trung Quốc và Đông Nam Á tìm kiếm thỏa thuận tương tự ở Biển Đông," ông nói.
Đó là hy vọng, còn thực tế gần đây giới học giả và dư luận Nhật ngày càng lo ngại về sự tăng cường quân sự của Trung Quốc. Khảo sát của BBC World Service năm 2011 cho hay 88% người Nhật có phản ứng tiêu cực trước viễn cảnh quân đội Trung Quốc trở nên mạnh hơn.
Chính phủ Nhật cũng đã chuyển trọng tâm từ Lực lượng Tự vệ trên Bộ sang trên Biển, đồng thời tái khẳng định liên minh Mỹ - Nhật, củng cố quan hệ với các nước "cùng chia sẻ giá trị" như Úc và Hàn Quốc. Tại Đông Nam Á, Tokyo cũng nhấn mạnh hợp tác đa phương, trong đó có với Việt Nam. Năm ngoái, Thứ trưởng quốc phòng Nhật tuyên bố nước này sẽ đóng vai trò "hợp tác cụ thể hơn" trong cuộc gặp với giới chức Asean bàn về Biển Đông.
Và nói như một phóng viên thường trú ở Tokyo, tin tức tại Nhật Bản hiện nay hình như chỉ xoay quanh hai vấn đề: sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc (mà Nhật và cả châu Á phụ thuộc), cùng các bài viết về đe dọa an ninh của Trung Quốc.
Mới nhất trong tuần này, Nhật Bản và Trung Quốc lại cãi vã sau khi Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho hay một trong bốn đảo ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư được xếp vào tài sản quốc gia.
Bốn hòn đảo được Nhật chính thức đặt tên vào đầu tháng Ba. Đáng chú ý, theo báo Nhật, năm ngoái Tokyo tuyên bố kiểm soát 23 đảo trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, nhưng đã chừa ra bốn đảo trên để tránh kích động Bắc Kinh. Như thế, động thái liên quan bốn đảo này giờ đây phải được xem là sự cố ý đối đầu ngoại giao.
Sự cạnh tranh chiến lược Nhật - Trung có thể được một số nước tranh chấp Biển Đông ngầm hoan nghênh. Hôm 23/3 lần đầu tiên diễn ra Đối thoại Chiến lược cấp thứ trưởng giữa Nhật và Philippines. Theo truyền thông Nhật, Tokyo có gợi ý cho Philippines tàu tuần tra theo hình thức vốn vay ODA.
Nhưng Trung Quốc sẽ xem những động thái như vậy là sự bao vây. Không khó để hình dung tranh chấp Biển Đông và Biển Hoa Đông sẽ là hai quân cờ lớn liên quan với nhau trên bàn cờ chiến lược Nhật - Trung trong thời gian tới.

Hình của Hải quân Nhật chụp tàu TQ gần Senkaku 16/3/2012

Tuesday, March 27, 2012

Mỹ sẽ thả “cá hổ” tàng hình đối phó với Iran

 Theo nguồn tin từ giới chức quân sự thì Hải quân Mỹ sẽ sớm thả “cá hổ” Piranha vào vịnh Hormuz để làm nhiệm vụ giám sát tầm xa tại khu vực nhạy cảm này.
Thực ra, “cá hổ” Piranha chính là một loại tàu tuần tra không người lái tàng hình (USV) hiện đại nhất của Mỹ hiện nay. Công ty công nghệ Zyvex (Mỹ) chỉ vừa giới thiệu loại khí tài đặc biệt này tại triển lãm DSEI 2011, tuy nhiên nó đã nhanh chóng được biên chế vào lực lượng Hải quân Mỹ.
Việc Hải quân Mỹ quyết định sử dụng cá hổ tại vịnh Hormuz được xem là tín hiệu bước đầu của quốc gia này nhằm chống lại ý định phong tỏa vịnh Hormuz của Iran.
Tàu USV Piranha được thiết kế cho nhiều nhiệm vụ, bao gồm cả giám sát tầm xa, các biện pháp đối phó, hoạt động chống buôn bán người, tuần tra an ninh bến cảng, chống xâm phạm lãnh hải và cứu trợ nhân đạo.
 
"Cá hổ" Piranha sẽ được Hải quân Mỹ thả tại Vịnh Hormuz
Theo thiết kế loại tàu này có chiều dài 16,2m với trọng lượng khoảng 4.400kg. Đây là loại tàu trinh sát không người lái tiên tiến có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 83 km/h và nó có thể hoạt động trong vòng 40 ngày mà không cần phải bổ sung nhiên liệu.
Mặc dù là tàu trinh sát, nhưng “cá hổ” Piranha vẫn được trang bị vũ khí có uy lực như: tên lửa đối không, thủy lôi, ngoài ra có thể bổ sung thêm súng máy (nếu cần).
Có thể nói Piranha chính là con bài chiến lược đầu tiên của người Mỹ được sử dụng tại Hormuz. Với mục đích thăm dò hoạt động của đối phương, “cá hổ” Piranha đang nhận được sự chú ý “đặc biệt” của Hải quân Iran.
 
 
 
“Cá hổ” Piranha chính là một loại tàu tuần tra không người lái tàng hình (USV) hiện đại nhất của Mỹ hiện nay  
Piranha là loại tàu không người lái mới ra mắt của Mỹ trong năm 2011, nhưng đã nhanh chóng được Hải quân nước này đưa vào sử dụng  
Piranha được trang bị tên lửa phòng không hiện đại để tiêu diệt mục tiêu khi cần
  
Hình vẽ phác thảo thiết kế của Piranha  
  Hình ảnh 3D của Piranha
  
Piranha phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu
  
Theo thiết kế loại tàu này có chiều dài 16,2m với trọng lượng  khoảng 4.400kg
  
Đây là loại tàu trinh sát không người lái tiên tiến có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 83 km/h  
"Cá hổ" Piranha có thể hoạt động trong vòng 40 ngày mà không cần phải bổ sung nhiên liệu
  
 
Hình ảnh một chiếc Piranha được "thả" bằng đường không  
Hình ảnh một chiếc Piranha đang cập tại cảng  
Phần mũi tàu của Piranha  
USV Piranha có thiết kế khá giống với loài "cá hổ" nổi tiếng ở Amazon Piranha chính là con bài chiến lược của người Mỹ  
Hình ảnh một chiếc Piranha đang trên đường làm nhiệm vụ sau khi tách khỏi tàu mẹ
Thái Yên theo PNTD
 

Monday, March 26, 2012

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ QUÂN LỰC VNCH


 
Trần Đỗ Cung
 
 
Vài lời của người dịch.

  Tôi được một bạn trẻ Không Quân giới thiệu và Tiến Sỹ Lewis Sorley liên lạc gửi cho tôi bài diễn văn ông đã đọc tại Đại Học Kỹ Thuật Texas TTU về đề tài Reassessing ARVN. Ông có ý muốn nhờ tôi phiên dịch bài này ra để phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Mỹ gốc Việt. Tôi đã đọc kỹ bài thuyết trình giài 32 trang, nhận thấy rất bổ ích về phương diện sử liệu và nhân bản và đã chấp thuận đề nghị.

 Trong bài thuyết trình Tiến Sỹ Sorley đã dùng nhãn quan của một quân nhân và một trí thức khoa bảng để thẳng thắn bênh vực quân đội Việt  Nam  trong một thời kỳ chiến đấu cam go gian khổ nhất của nước nhà. Ông đã dầy công nghiên cứu các tài liệu đã bạch hóa hầu đưa ra những nhận xét rất xác đáng về khả năng, lòng quả cảm và sự chịu đựng tột cùng của các chiến sỹ chiến đấu cho một nước Việt Nam tự do trước những búa rìu bất công của các lực lượng phản chiến và thiên tả Mỹ Quốc. Những tên tuổi lớn ông đưa ra như Đại Sứ Ellsworth Bunker, Đại Tướng Creighton Abrams, Thiếu Tướng James L. Collins, Đại Tướng Tham Mưu Trưởng Lục Quân Harolk K. Johnson, Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara, trùm CIA William Colby, Sir Thompson, Tướng John Paul Vann, Tướng Tiếp Vận Việt Nam Đồng Văn Khuyên, Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tướng Cộng Sản Võ Nguyên Giáp, Lê Trọng Tấn vv là những nhân vật và dẫn chứng lịch sử trong giai đoạn nhiễu nhương và đau đớn ê chề cho đất nước và tất cả chúng ta.
 
Nói về chiến dịch Hạ Lào Lam Sơn 719 ông đã đưa ra những con số cho thấy địch quân đã bị thiệt hại nặng nề và quân ta tuy không thắng trận nhưng đã không thất bại như bọn chủ bại bên Mỹ đã rêu rao. Tôi được biết viên Trung Tướng cộng sản chỉ huy chiến dịch là Trung Tướng Phạm Hồng Sơn, tên thật là Phạm Thành Chính là một sinh viên luật cùng thời với tôi và cùng ở Đại Học Xá Bạch Mai. Anh ta là anh em đồng hao với Võ Nguyên Giáp, cùng là con rể nhà học giả Đặng Thái Mai, lấy con út ông Mai là nhà văn và nhà giáo Đặng Anh Đào. Hiện tại Tướng Phạm Hồng Sơn đã 84 tuổi, đã lãng trí và cũng đã ra rìa như Giáp tuy được cấp một biệt thự lớn ở đường Lý Nam Đế Hà Nội.
 
Có cả năm trang dành cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước hết tôi phải nói rằng tôi cũng như nhiều đồng hương đã không mấy có thiện cảm với ông Thiệu. Riêng tôi lại có một điều hận trong lòng khi ông ta cho tôi là đàn em của Nguyễn Cao Kỳ. Năm 1948 khi tôi vào Sài Gòn với mấy bạn Đại Việt Nguyễn Tất Ứng, Nguyễn Đình Tú tôi đã được đưa đến thăm ông Nguyễn Văn Kiểu là anh lớn của ông Thiệu ở đường Kitchener. Ông Kiểu là một đảng viên Đại Việt miền  Nam , người rất hiền hậu và trung thực làm chủcửa hàng bán nước mắm ở đó và chúng tôi đã trở thành khá thân thiết. Hồi tôi nhận chức Thứ Ủy Tổng Cuộc Trưởng Tiếp Tế trong chính phủ Nguyễn Cao Kỳ mà không có nhân viên phòng sở thì tôi đã được tạm dùng bàn giấy của ông Kiểu ở Trụ Sở Liên Minh Á Châu Chống Cộng số 122 trên đường Hồng Thập Tự. Sau khi tôi rời TCTT, lúc ông Thiệu lên làm Tổng Thống thì ông Kiểu đã đưa ý kiến cho chú em là “Tám, tại sao không dùng anh Cung” thì được một câu trả lời lạnh lùng, “Cung là tay chân đao búa của Nguyễn Cao Kỳ”. Nghe vậy tôi cho là một sỉ nhục. Vì coi tôi như là một lũ điếu đóm xun xoe mạt chược, nhậu nhẹt, ăn tục nói phét xung quanh ông Kỳ thì hơi quá!
 
Trong phần dành cho ông Thiệu tôi thấy thương ông ta khổ tâm nhiều trong thời kỳ mười năm nắm vận mệnh quốc gia, đương đầu với Mỹ, với đe dọa đảo chính và với tình hình đa đoan của nước nhà. Được đọc bài phỏng vấn cựu Phụ Tá thân cận Nguyễn Văn Ngân của Trần Phong Vũ tôi càng nhìn rõ sự cô đơn của một lãnh tụ thông minh, mưu trí nhưng sinh bất phùng thời. Và tôi càng thông cảm nỗi bất hạnh của ông để đặt câu hỏi “một người khác nắm quyền có khá hơn không hay là chúng ta lại phải trải qua một bất hạnh lớn hơn không”?
Trần Đỗ Cung (Prunedale, tháng 10, 2006)
 
 
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ QUÂN LỰC VNCH
 
Trong một cuộc chiến dai dẳng và khó khăn không một ai có thể nhìn rõ khả năng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hôm nay tôi trình bày vấn đề này dưới nhiều khía cạnh trong tám mục chính và hai phụ khoản.
 
Chính Phủ Việt  Nam  cấp các huy chương tham chiến cho quân nhân Mỹ. Đặc biệt thấy gắn trên băng biểu chương một thẻ kim khí khắc “1960…” Người ta đã không ghi niên điểm cuối cùng bởi lý do dễ hiểu; tuy nhiên ta có thể xem 1960 là khởi điểm vì đó là mốc đánh dấu sự gia tăng tham chiến của Mỹ cho đến ngày quân đội Mỹ lên cực điểm. Trong giai đoạn này chúng ta có môt cái nhìn tổng thể về thành tích của quân đội Việt  Nam  từ 1960 cho đến 1975.
 
Vài năm trước đây tôi đã viết một bài nhan đề “Dũng cảm và xương máu” để phân tích thành quả quân đội Việt Nam trong vụ tấn công tháng Tư 1972. Bài đã được đăng trong báo Parameters của trường Đại Học Quân Sự. Hồi còn sinh thời ông Douglas Pike đã bình luận trong một ấn bản Indochina Chronology như sau: “Đã có cố gắng chậm chạp nhưng liên tục điều chỉnh và cứu vãn danh dự của ngưới quân nhân Việt Nam từng bị nhục mạ bởi bọn phóng viên truyền hình thương mại ngu dốt và cánh trí thức thiên tả. Bài của ông Sorley đã xét lại lịch sử và ông ta lập luận vững vàng trong lãnh vực này”

Tôi vẫn tri ân lời khuyến khích ấy và ước gì Giáo Sư Pike còn hiện diện để thấy các tài liệu lịch sử hiện hữu chứng minh sự dũng cảm đưa đến trưởng thành và thành tựu của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ vì nước chúng ta không thực thi cam kết cho Nam Việt trong khi phe cộng sản vẫn tiếp tục và đều đặn gia tăng yểm trợ Bắc Việt nên đồng minh bất hạnh của chúng ta mới bị tràn ngập và thua trận.

Cho đến nay chưa bao giờ có một cố gắng định mức toàn diện sự tiến triển và thành tích của quân đội Việt  Nam  trong những năm bành trướng. Trong thời giờ hạn hẹp ở đây tôi chỉ mong điều chỉnh phần nào sự khiếm khuyết, bất công và nhiều lúc sai lạc mỗi khi bàn đến QLVNCH tuy đó là một thái độ khôn ngoan cho đến nay.

Chúng ta rất thiếu hiểu biết về cuộc chiến Việt  Nam  mặc dầu nó đã kết thúc ba mươi năm qua. Là vì những người phản chiến hoặc ít nhất chống sự tham dự của chính mình đã mô tả mọi khía cạnh qua một lăng kính xấu và nhiều khi đã nói sai sự thật. Ông James Webb vạch mặt giới truyền thông, trí thức và  Hollywood  là những nhóm đã “có lợi khi làm cho cuộc chiến bị xem là không cần thiết hay không thắng được”. Và vì họ điều khiển dư luận nên họ đưa ra những lập luận sai lầm ngay cả khi chiến tranh kết thúc đã ba mươi năm. Những lập luận thật sai lạc, đi từ thóa mạ người lính Việt trong một quá trình chiến đấu cam khổ cho đến Jane Fonda hạ nhục những tù binh Mỹ là bọn láo khoét hoặc đạo đức giả khi nói rằng họ đã bị tra tấn hay hành hạ trong lúc bị giam cầm. Đã đến lúc ta phải bỏ thái độ tiêu cực, lắm khi mạt sát và cố tình dùng chính trị để đổ lỗi cho quân đội Việt  Nam  trong hầu hết các tranh luận.

PHẦN 1 : QUÂN ĐỘI VIỆT  NAM  LÚC ĐẦU
 
Đây là giai đoạn mà chúng ta chủ động trong khi Việt  Nam  bị đẩy ra ngoài lề với nhiệm vụ bình định (mà đây chính cũng là một khía cạnh của chiến tranh và bộ chỉ huy Mỹ đã quên lãng). Bởi vậy họ không được cấp những vũ khí mới cũng như được trợ chiến cần thiết.

Phần đông chúng ta và ngay cả một số người Mỹ phục vụ tại chỗ đều chỉ trích quân đội Việt Nam  trong thời kỳ ấy. Họ đã không lưu ý đến một số yếu tố ảnh hưởng nặng nề lên tình trạng đó. Quân cụ Mỹ cung cấp đều là những thứ lỗi thời từ Thế Chiến II, nhất là các súng trường M-1 vừa nặng vừa cồng kềnh với tầm vóc người Việt. Trong khi đó thì kẻ thù đã được Nga-Tầu trang bị đầy đủ súng AK-47.

Thiếu Tướng James L. Collins đã trình bầy về tình hình quân đội Việt  Nam  như sau, “Năm 1964 địch quân đã bắt đầu xử dụng AK-47, một loại súng tân tiến, tự động và rất bén nhậy. Trái lại lực lượng bạn vẫn dùng loại khí cụ phế thải của Thế Chiến II…” Rồi từ năm 1965 khi quân Mỹ lần hồi gia tăng nhập cuộc thì nhu cầu chiến tranh về phía bạn lại càng bị đẩy lui vào hậu trường”.
Do đó các đơn vị Việt luôn luôn bị địch quân áp đảo trong thế đánh không cân xứng. Đại Tướng Fred Weyand khi thuyết trình mãn nhiệm chỉ huy Đệ Nhị Lộ Quân đã nói rõ, “Sự chậm trễ cung cấp khí giới và quân cụ mới cho Việt  Nam , ít nhất ngang với sự yểm trợ của Nga Tầu cho quân địch làm cho quân bạn yếu kém”.

Chỉ từ khi Đại Tướng Creighton Abrams nhận chức Tư Lệnh Phó Quân Lực Mỹ vào hồi tháng Năm 1967 người ta mới bắt đầu chú ý đến quân Nam Việt. Tướng Abrams điện ngay cho Đại Tướng Tham Mưu Trưởng Harold K. Johnson như sau. “Tôi thấy ngay là quân lực Mỹ tại đây cũng như bên chính quốc chỉ nghĩ trước tiên đến hành quân Mỹ và yểm trợ các đơn vị Mỹ. Do đó chương trình cung cấp chiến cụ cho Việt  Nam  đã ít ỏi mà lại còn không được thi hành một cách tích cực và cấp tốc như đối với quân Mỹ. Rõ ràng chúng ta có trách nhiệm lớn với quân bạn. Công việc phải làm ngay và tôi đang bắt tay cấp kỳ vào việc”!
Ngay khi nhậm chức, Tướng Abrams liền gia tăng lực lượng Việt  Nam , nhất là cung cấp các súng M-16. Trong trận tấn công Tết Mậu Thân 1968 ông đã đưa được M-16 vào tay Nhẩy Dù và các đơn vị tiền tiến khác. Tuy nhiên phần đông vẫn bị lép vế đối với công sản. Trung Tướng Chỉ Huy Tiếp Vận Đồng Văn Khuyên nhắc lại rằng, “Trong Vụ Tềt Mậu Thân người ta nghe rõ tiếng sắc bén liên hồi của AK-47 trong Sài Gòn cũng như các thị trấn khác, như là một diễu cợt khôi hài cho các phát súng lẻ tẻ Garant và Carbine trong tay hoảng hốt của quân ta”!

Tuy vậy quân Việt vẫn đẩy lui địch quân một cách bất ngờ và dũng cảm. Báo Time đã viết: “Nhiều người Mỹ đã ngạc nhiên và Công Sản đã đau đớn sửng sốt thấy quân đội Việt  Nam đã tức tốc đương đầu và chiến đấu ngang tàng can đảm khác hẳn dự đoán”. Nhưng không thấy ai đề cập đến sự chênh lệch khí giới của đôi bên.
 
Tháng Hai 1968 Tướng hồi hưu Bruce C. Clarke đi thăm Việt  Nam  và viết một tờ nhận định được Đại Tướng Early Wheeler chuyển đến tay Tổng Thống Johnson. Tướng Clarke nói “các đơn vị Việt còn bị chi phối bởi một chương trình quân viện nghèo nàn, kể cả khí giới cá nhân. Điều này ảnh hưởng lớn đến tinh thần và thành quả của binh sĩ. Quân sỹ cảm nhận rõ khi họ không được trang bị đầy đủ”!
 
Tổng Thống Johnson liền mời Tướng Clarke đến văn phòng đàm luận thêm. Và sau đó ít ngày “viên phụ tá Tổng Thống điện thoại báo cho tôi là Tổng Thống Johnson đã ra lệnh gửi ngay 100,000 súng M-16 cho quân VNCH”. Tổng Thống đã nhấn mạnh trong bài diễn văn lịch sử ngày 31 tháng Ba 1968, “Chúng ta sẽ nhanh chóng tăng viện cho quân đội Việt  Nam  để đáp ứng sự gia tăng hỏa lực của địch quân”.Thật là kịp thời.
Tướng Clarke trở lại Việt  Nam  vào tháng Tám 1969 để thấy “lực lượng VNCH đã có 713,000 khẩu M-16 cùng với các khí giới khác và họ đã tiến bộ nhiều kể từ Tết Mậu Thân”. Hiện nay họ và các lực lượng diện địa đều đã có súng cá nhân tối tân luôn cả phóng lựu M-79, súng máy M-60 và các đài vô tuyến AN/PRC-25 như quân đội Hoa Kỳ.
Các sư đoàn Mỹ được trang bị tối tân và nhiều hơn phía Việt  Nam  nên khả năng tác chiến cũng gấp bội. Tùy viên của Tướng Abrams đã nhấn mạnh là Đại Tướng đã nghiên cứu so sánh khả năng tác chiến giữa sư đoàn Mỹ và Việt  Nam  để thấy chênh lệch hỏa lực 16 lần. Tướng Abrams dùng dữ kiện này để tìm cách tăng viện cho các sư đoàn VNCH. Phía VN còn bị kém hơn nữa vì lúc đầu các yểm trợ chiến trường đều ưu tiên cho quân Mỹ, như oanh tạc B-52, xử dụng trực thăng, chiến đấu cơ cận chiến và chuyển quân giữa chiến địa.
 
Tướng Abrams nói thêm là trong lần tấn công thứ ba vào tháng Tám và Chín 1968 quân VN đã hạ được nhiều địch quân hơn cả tổng số của Đồng Minh. Họ cũng chịu nhiều tổn thất nhân mạng hơn theo số kiểm chứng cũng như theo ước tính với phân số ta và địch tử vong. Ông nói với Tướng Wheeler rằng đó là vì thật sự quân đội VN không được yểm trợ như quân đội Mỹ cả về phẩm lẫn lượng (trọng pháo, không tập chiến thuật, không pháo và trực thăng vận). Bởi vậy việc chỉ trích quân đội VN trong thời kỳ đầu thiếu khách quan. Thiếu khí giới cần thiết trước một địch quân hùng hậu hơn lại còn bị đẩy xuống vai trò thứ yếu trong nhiều năm đã không cho họ cơ hội tăng tiến kinh nghiệm chiến đấu.
 
Về sau ông Robert McNamara từng là Bộ Trưởng Quốc Phòng và chủ động chiến tranh đã viết một cách hời hợt về phía Việt  Nam . Ông đã bị William Colby sửa lưng như sau, “Ông không có quyền nói xấu những người Việt đã đem xương máu chống cộng sản trong khi đại cường Mỹ đã phủi tay chỉ vì lỗi lầm của McNamara. Mục đích hết sức cao đẹp nhưng Hoa Kỳ đã thua với McNamara và phần lớn là vì hắn”!
 
PHẦN 2.- TẾT 1968
 
Chiến trận xẩy ra khắp nơi hồi Tết 1968 là một thử thách lớn cho Quân Đội VNCH. Nhiều người đã sửng sốt chứng kiến một thành tích vượt bực. Khi đi nhận giải Thayer tại trường Westpoint Đại Sứ Ellsworth Bunker lên diễn đàn ca ngợi chiến tích ấy. “Mặc dầu Quân Đội VN ít hơn nhưng họ đã chiến đấu vượt bực. Đại Tướng Abrams đã nói họ chiến đấu ngoài sức tưởng tượng của họ. Đã không có nổi dậy, không có đào ngũ và chính quyền vẫn nguyên vẹn. Trái lại họ phản ứng cấp kỳ, mạnh mẽ và đích đáng; họ chiến đấu với tối đa sức mạnh”.

Thành tích vượt bực của quân đội VNCH trong trận Tết Mậu Thân 1968 rất cần thiết cho tương lai Việt  Nam . Đại Sứ Bunker nói tiếp :”Kết quả là cả một chuỗi diễn tiến làm cho chính phủ Việt  Nam  vững mạnh, dân chúng tin tưởng hơn khả năng đương đầu với địch và chính quyền thấy sẵn sàng gánh vác vai trò chiến đấu hơn”.
Ông John Paul Vann cũng đồng ý nói trong năm 1972 rằng “Tết Mậu Thân đã làm cho chính phủ Nam Việt gia tăng kiểm soát lãnh thổ, tổng động viên nhân lực để có đủ quân số trám vào khi quân Mỹ rút lui và gia tăng lực lượng địa phương bảo dảm sự hiện diện chính quyền trung ương tại các vùng thôn quê”.
Lúc Đại Tướng Abrams nhận chức chỉ huy lực lượng Mỹ tại Việt  Nam  thì xẩy ra vụ tấn công thứ ba của cộng sản vào mùa Thu 1968. Ông điện cho Đại Tướng Earle Wheeler và Đô Đốc John McCain, “Tôi phải kết luận rằng việc quân Việt  Nam  đã giết nhiều địch trong vòng sáu tuần lễ hơn cả quân Đồng Minh chứng tỏ tiến bộ lãnh đạo và tinh thần xung kích của họ. Họ phải trả một giá rất cao về tử vong vá tôi cho phần lớn là vì không được yểm trợ đúng mức. Do đó cần phải nhanh chóng tăng viện khí giới cho họ”.
Trong cuộc họp thượng đỉnh ở Midway vào tháng Sáu 1969 chưong trình nghị sự chú tâm đến bành trướng và tăng quân viện cho quân lực Việt  Nam . Quân số tăng lên 820,000 rồi lại đưa lên đến 1.1 triệu người đã được ký kết. Ngoài ra, theo ghi nhận của Thiếu Tướng Trần Đình Thọ, còn thỏa thuận trang bị thêm M-16, đại liên M-60 và hỏa tiễn LAW. Vậy thấy rằng ngay lúc ấy mà còn bàn đến M-16 thì quân Việt đã phải chiến đấu từ lâu ở thế kém với một địch quân hùng hậu.
 
PHỤ ĐÍNH .- VÀI SO SÁNH
 
*Đã có 50 người đào ngũ mỗi ngày dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng Tư Lệnh. Đó là trường hợp Đại Tướng George Washington ở Valley Forge trong mùa Đông 1777-1778.
*Đã phải đưa đại pháo ra đường dẹp phiến loạn chống động viên. Đó là lúc Tổng Thống Abraham Lincoln đã phải quyết định ở Nữu Ước hòi tháng Tư năm 1865 trong cuôc nội chiến Nam Bắc.
*Trong trận chiến cuối cùng đã chỉ có nửa quân số tham dự vì tệ nạn đào ngũ. Đó là trường hợp Đại Quân Potomac của Tướng George Meade ở  Gettysburg . “Ông ta hy vọng có 160,000 binh sĩ nhưng chỉ vỏn vẹn được 85,000 vì 75,000 lính đã đào ngũ. Trong cuộc Nội Chiến Mỹ, tỷ lệ đào binh của Liên Quân là 33% trong khi bên kia còn hơn nữa ở mức 40 phần trăm”.
*Trong cuộc tổng xung kích một nửa số binh sĩ trong các sư đoàn đã kháng lệnh. Đó là trường hợp Quân Đội Pháp năm 1917 làm cho tòa án binh đã phải kết tử hình 554 quân nhân trong số ấy 49 người đã bị hành quyết.
*Đặc biệt có trường hợp một số đơn vị đã tháo chạy; đó là trong Thế Chiến II khi Đại Đội K thuộc Sư Doàn 25 Mỹ đã bỏ chạy toán loạn. Sử gia Geoffrey Perret ghi, “Hiếm thấy một Sư Đoàn Mỹ nào không có tình trạng Đại Đội bỏ ngũ như vậy”.
*Nói đến một đơn vị mà Tư Lệnh Sư Đoàn bị cách chức, bốn phụ tá chính bị loại, hai Tiểu Đoàn Trưởng bị bắt sống và chin Tiểu Đoàn Trưởng khác bị thay thế. Đó là Sư Đoàn Mỹ 36 tại Salermo trong Thế Chiến II.
*Luôn luôn pháo kích, ám sát, bắt cóc và áp đảo thường dân vô tội là việc làm của công sản trong suốt cuộc chiến.
*Giết hại thường dân vô tội như trong trường hợp Thủy Bồ và Mỹ Lai là thành tích xấu xa của quân Mỹ trong những năm 1967-1968.
Ta có thể kể ra nhiều trường hợp tương tự. Điểm nên nhớ là nếu đem so sánh với các lực lượng đương thời hoặc theo lịch sử ghi nhận thì QLVNCH đã chiến đấu ngang tàng và xứng đáng trong suốt cuộc chiến. Đó là một điểm son không bao giờ được nhắc tới.
Có rất nhiều tài liệu ghi sự dũng cảm và thiện chiến của QLVNCH, tuy nhiên các nhà viết sử không chú ý đến và các phóng viên báo chí thì lờ đi. Trong Văn Khố Quôc Gia có hàng ngàn huy chưong Hoa Kỳ cấp cho quân sỹ Việt  Nam  vì thành tích phục vụ quả cảm.
Quá trình đẹp đẽ ấy lại càng đáng nể hơn nếu ta nghĩ rằng người lính Việt đã tham chiến từng nhiều thập niên và phần đông đã hy sinh cả quãng đời thanh niên của họ. Một người Mỹ đã nói rất chí tình, “Quân nhân Việt không có DEROS (ngày được trở về) như lính Mỹ chỉ phục vụ một năm ở Việt  Nam . Họ chiến đấu không ngừng nghỉ năm này qua năm khác với một sức chịu đựng và lòng nhiệt thành không tưởng tượng được. Ngay sau khi cộng sản thắng trận phần đông lại còn chịu giam cầm hàng chục năm trong các trại lao cải nghiệt ngã”.
 
PHẦN BA.- ĐỊA PHƯƠNG QUÂN
 
Sau vụ Tết Mậu Thân 1968 Bộ Tư Lệnh Mỹ thay đổi. Đại Tướng Creighton Abrams lên thay Đại Tướng Westmoreland và đổi quan niệm về cuộc chiến và phương pháp hành xử. Tướng Abrams nhấn mạnh “chiến tranh toàn diện” gồm cả hành quân, bình định và gia tăng khả năng QLVNCH theo một quy trình cấp bách ngang với chiến trận.
Chiến thuật cũng thay đổi từ quan niệm “truy và diệt” qua “bình định và giữ đất”. Có nghĩa là khi địch bị đẩy ra khỏi vùng có dân thì quân đội phải đóng lại chớ không rút đi cho địch trở lại. Do đó Địa Phương Quân được phát triển tối đa để phụ trách an ninh và bình định lãnh thổ.
Trung Tướng Nguyễn Duy Hinh cho sự phát triển và nâng cao các lực lượng địa phương là việc làm quan trọng nhất của Mỹ. Đại Tướng Ngô Quang Trưởng nhận định rằng kết quả bình định xã ấp, gia tăng số dân sống dưới chính quyền và an toàn giao thông là công của lực lượng địa phưong quân và nghĩa quân.
Tháng Năm 1967 khi Đại Tướng Abrams đến Việt Nam thì quân lực VN gồm có Lục Quân, Hải Quân, Thủy Quân Lục Chiến và Không Quân. Ngoài ra còn có những lực lượng diện địa bao gồm Địa Phương Quân và Nghĩa Quân phụ trách an ninh lãnh thổ. Tỉnh Trưởng chỉ huy Địa Phương Quân còn Nghĩa Quân đặt dưới quyền Quận Trưởng. Các lực lượng này trú đóng tại địa phưong của họ và thực hiện mục tiêu “càn quét và giữ đất”. Vào năm 1970 đã có 550,000 quân số, nghĩa là một nửa QLVNCH.
Một trùng hợp, đêm hôm trước Bing West và một nhân vật nữa đã lên kênh PBS “Giờ tin tức với Jim Lehrer” để thảo luận về tình hình  Iraq . Một người đã nói đến quan niệm “càn quét và giữ vững” của Condoleza Rice. Nếu ta tìm nguồn gốc quan niệm này thì hẳn phải kể Lực Lượng Diện Địa Nam Việt, Đại Tướng Abrams, Đại Tướng Harold K. Johnson và bản nghiên cứu PROVN (chương trình bình định và phát triển Nam Viêt) của Đại Tá Jasper Wilson.
Ngay từ tháng Mười 1968 ông William Colby làm phụ tá Bính Định cho Tướng Abrams đã giải thích tầm quan trọng của các lực lượng ấy. “Để bảo vệ an ninh lãnh thổ chúng ta chú trọng đến tăng tiến Địa Phưong và Nghĩa Quân, lên ngót một nửa toàn thể quân số. Chúng ta đã bắt đầu ngay từ tháng Mười vừa qua. Trong một buổi thuyết trình Đại Tướng Abrams đã nhấn mạnh ba mươi điều phải làm trong đó có việc cử các toán nhỏ cố vấn quân sự đến các Đại Đội Địa Phương Quân và các Trung Đội Nghĩa Quân. Ta đã có 250 toán năm người rải rác khắp mọi nơi”.
 
Ba tháng sau ông Colby đã thấy sự tăng tiến nhanh chóng huấn luyện và vũ khí cho các đơn vị ĐPQ cũng như NQ. “Dã có 91,000 binh sỹ nhiều hơn năm ngoái. Khoảng 100,000 người đã được trang bị súng M-16 và 350 toán cố vấn đã sống và làm việc với các đơn vị ĐPQ và NQ”. Ngay khi lãnh chức Tư Lệnh Đại Tướng Abrams đã thẳng thừng chuyển các súng mới cho họ. Ông nói trong bài thuyết trình tháng Tám 1968, “Trong một năm ĐPQ và NQ được ưu tiên hàng đầu và nhận súng M-16 trước cả Lục Quân. Cũng như mọi việc, tôi đã bỏ vào quỹ-tiết-kiệm-lính với lãi xuất 10 phân. Trời Đất ơi, chúng ta đã đầu tư vào đây và đó là việc phải làm, ưu tiên tối đa trên tất cả mọi thứ”!
 
ĐPQ và NQ gia tăng khả năng và thành tích của họ và phải được ghi công đầu. Trong buổi thuyết trình WIEU (dự đoán tình báo hàng tuần) cho quan khách Tướng Abrams nói, “Điều tôi quan tâm nhất là vai trò của ĐPQ và NQ trong chiến cuộc luôn bị quên lãng. Người ta chỉ thường nói đến QLVNCH trong khi đã lâu nay ĐPQ và NQ gánh chịu nhiều tổn thất và đã giáng cho quân địch nhiều đòn chí tử. Tôi nói thẳng, nếu ta muốn nói đến an ninh cho dân thì đây mới là phần việc lớn”!
Cùng một lúc, ông nói rõ ràng về thành tích của các đơn vị này. “Tôi không biết có nên trang bị thêm các đại đội Lục Quân không. Nếu có thêm nhân số thì tôi nghĩ đem đầu tư vào các lực lượng diện địa này có lợi hơn”.
Cuối năm 1969, khi nhìn biểu đồ tình hình trong ba tháng vừa qua ghi rõ ai đã đem lại nhiều thành quả nhất về khí giới, tử vong, Tướng Abrams đã nói: “Thật rõ ràng và đúng. Số địch bị giết, khí giới thu được, hầm bí mật phát hiện, vv, thì QĐVNCH vẫn giữ nguyên tỷ lệ 27/28% trong khi tỷ lệ của Đồng Minh sút giảm. Sự chênh lệch là do các lực lượng địa phương và đã xẩy ra từ tháng Tám vừa qua”.
Một người trong cừ tọa nói lớn, “Đó là tính chất của cuộc chiến”!.

Tướng Abrams trả lời ngay, “Đúng lắm! Tôi luôn luôn hỏi lợi nhuận thu được từ 100,000 súng M-16 như thế nào? Như vậy hả? Vâng ta đã bắt đầu thấy kết quả”!
Ông Bill Colby cũng nhận xét rằng trong tháng Bẩy 1970 lực lượng địa phương cũng bảo vệ được súng của mình. Tỷ lệ khí giới mất đối chiếu với vũ khí thu được là một trên ba, khác hẳn tình trạng năm năm trước đây.
Tướng Abrams nói thêm: “Các Lực Lượng Địa Phưong, các con sóc ấy tiến tới rất vững vàng. Một tình trạng đã được duy trì lâu nay là ĐPQ và NQ đã gánh chịu phần lớn trách nhiệm chiến tranh”.
Các sỹ quan cao cấp Việt  Nam  cũng nhìn nhận như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, “Các ĐPQ và NQ đã lần hồi gỡ bỏ mặc cảm của một phụ lực quân để trở thành các binh sỹ chính quy và là một bộ phận chính của bộ máy chiến tranh”! ĐPQ tăng tiến về phẩm cũng như lượng đã được các nhân vật bình luận khắt khe như Tướng Julian Ewell khen tặng, “Họ là mũi nhọn trên chiến trường”!
 
PHẦN 4 .- NHỮNG VẤN ĐỀ NHỨC NHỐI
 
Có ba vấn đề luôn luôn khó khăn cho QLVNCH trong suốt chiến tranh là, thiếu cán bộ lãnh đạo giỏi, tình trạng tham nhũng lan rộng và đào ngũ.
Có lãnh đạo với đầy đủ khả năng chỉ huy là một vấn nạn cho QLVNCH trong suốt cuôc chiến. Với sự gia tăng quân số đến 1.1 triệu người tình trạng lại càng trầm trọng hơn. Sự thất thoát cấp chỉ huy của các đon vị nhỏ lại càng làm cho vấn đề tệ hại khi quân số gia tăng.
Công việc huấn luyện và các kế sách tuyển mộ các chỉ huy mới rồi đôn họ lên theo chiến tích thật là nhọc nhằn và khó khăn. Sau chiến dịch Lam Son 719, Đại Tướng Abrams tham dự một cuộc duyệt binh tại Huế đã nói, “Thật là một việc đáng ghi. Họ đôn quân, HSQ được thăng lên, HSQ lên thành Chuẩn Úy, Chuẩn Úy lên Thiếu Úy. Tổng Thống Thiệu tuyên bố rằng đó là việc nhỏ với 5,000 thăng cấp, mà thăng cấp mặt trận”.
Tướng Abrams rất thích: “Đó là chuyện đã xẩy ra ở Lào. Không có cách gì tốt hơn trong quân đội là đi vào hàng ngũ lựa chọn những phần tử chiến tích thích đáng mà đôn lên”. (Cũng như vậy đối với các viên chức tại Trung Tâm Huấn Luyện Vũng Tàu hầu giúp họ tăng tiến khả năng quản trị và lãnh đạo trong công việc).
Vài vị chỉ huy Việt  Nam  đã không ngớt chỉ trích khả năng lãnh đạo của mình. Đại Tướng Cao Văn Viên đã viết trong cuốn sách của ông như sau, “Trong thời gian tôi phục vụ ở cương vị Tộng Tham Mưu Trưởng tôi đã chứng kiến sự thành công cũng như thất bại của khả năng lãnh đạo của chúng ta. Mặc dầu chúng ta đã cố gắng tối đa nhưng vẫn không đủ trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước”.
Sự đào ngũ trong các sư đoàn là một căn bệnh trầm trọng của QLVNCH. Tuy nhiên không phải đào ngũ theo phe đich nhưng phần lớn là để tránh ra trận hay để về nhà. Đó là một việc khác hẳn phía địch khi phần đông những đào binh quay về hàng ngũ quân ta. Trái lại đào binh ta thường trở lại ngũ tại địa phương. Theo Anthony Joes đó là sự hoán chuyển từ quân đội chính quy về địa phưong quân mà tỷ lệ đào ngũ gần như không có mặc dầu số tử vong cao hơn quân chính quy.
Tham nhũng là một nhược điểm nữa không bao giờ gột tẩy được mặc dầu ảnh hưởng lên chiến cuộc không mấy quan trọng như ngưới ta thường kêu la. Tuy nhiên Đại Tướng Cao Văn Viên đã kết luận như sau. “tham nhũng không phải yếu tố đưa đến sự xụp đổ của chế độ nhưng chắc chắn nó gây ảnh hưởng tệ hại đến trình độ binh nghiệp và như vậy làm suy nhược khả năng chiến đấu”.
Ông Tom Polgar của CIA nhận định xác đáng rằng tham nhũng không thể lật đổ một quốc gia cũng như trường hợp Phi Luật Tân, Nam Hàn hay Thái Lan. “Nước nào mà không trả công tương xứng cho viên chức đều có tham nhũng, đó là một quy luật. Tuy nhiên tham nhũng bòn rút hết tiêm lực quốc gia khi có ngoại xâm”.
Đại Tá William LeGro đã ở lại đến những ngày cuối cùng với DAO (Cơ Quan Tùy Viên Quốc Phòng) đồng ý. Ông nói: “Tham nhũng không làm cho sụp đổ. Sự giảm thiểu viện trợ Hoa Kỳ đến con số không là đáp số”. Ông ta nói thêm: “Chúng ta đã đối xử một cách xấu xa bỉ ổi với bạn Việt  Nam  của chúng ta”.
 
PHỤ ĐÍNH .- NGUYỄN VĂN THIỆU.
 
Phần này bàn về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tư Lệnh Tối Cao QLVNCH.
Tổng Thống Thiệu lãnh đạo quốc gia trong một thời kỳ ngặt nghèo nhất. Trong khi chiến đấu chống ngoại xâm và nội loạn được Nga Tầu yểm trợ tối đa, ông đã đặt các cơ cấu dân cử từ trung ương cho đến hạ tầng xã ấp. Ông đã gia tăng quân đội và với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, ông đã tăng tiến phẩm chất quân lực để thay thế quân Mỹ. Ông trực tiếp lãnh đạo chương trình bình định nông thôn và phá vỡ hệ thống khủng bố đe dọa dân quê. Ông thực thi một chính sách cải cách ruộng đất đáng khen, phân phát cho 400,000 nông dân 2 triệu rưỡi mẫu ruộng, và tổ chức bốn triệu dân thành một lực lượng dân vệ với 600,000 khẩu súng.
Trong sáu năm phục vụ Đại Sứ Ellsworth Bunker thường xuyên tiếp xúc với Tổng Thống Thiệu và đã nhận xét xác đáng về con người cùng khả năng của ông ấy. Đại Sứ Bunker nói: “Ông ta đối phó với tình hình một cách khôn ngoan và khéo léo. Ông ta là một con người trí thức đầy khả năng. Thoạt đầu ông đã cai trị theo hiến pháp chớ không theo một lũ Tướng Tá chỉ muốn ông hành động theo ý họ. Càng ngày ông càng hành xử như một chính trị gia (đây là một lời khen của Bunker), đi về vùng quê, thanh tra bình định, chuyện trò với dân xem họ muốn gì”. Ông Bunker khen ngợi ông Thiệu và có khi coi ông ta như một đối thủ chính trị có bản lãnh. Bunker nói: ‘Tôi nghĩ Thiệu là một người khôn ngoan và chín chắn”.
Ông Thiệu cũng hết sức thực tế khi phàn nàn với Bunker rằng, “Thật là khổ cho chúng tôi đã không có mấy vị Tướng đủ khả năng chỉ huy hơn một sư đoàn”! Khi nói vậy ông ám chỉ cả chính ông một cách khiêm nhượng và rất đúng.
Vì quân đội cung cấp phần lớn khả năng hành chính cũng như chính trị nên ông Thiệu bị giới hạn một cách đau thương trong việc thay thế các phần tử thiếu khả năng hay bất xứng. Lại nữa ông ta cũng cần phải lưu giữ những người đáng tin cậy mặc dầu yếu kém. Trong thời đầu nhiệm kỳ ông đã cắt nghĩa cho một nhân viên Mỹ cao cấp như sau: “Hoàn toàn thanh lọc cấp chỉ huy trong quân đội là một việc bất khả thi. Mỗi sự thay thế một vị tư lệnh đều phải sắp đặt và thi hành hết sức cẩn trọng. Không thể kéo quân đội ra khỏi chính trị trong một sớm một chiều. Tổ chức quân đội vẫn là thế đứng duy nhất của tôi và hơn nữa là một cơ chế vững vàng nhất để bảo đảm thống nhất quốc gia”.
Đại Sứ Bunker cũng như Đại Tướng Abrams hiểu rõ vấn đề nên tỏ ra rất kiên tâm và thông cảm. Nhưng họ cũng đưa ra những đề nghị chính xác liên quan đến các cấp chỉ huy cao thiếu khả năng. Thường thì được nghe theo tuy phải mất thời giờ trong khi sắp xếp chính trị. Trong một thời gian đã có những thay đổi lớn trong cấp lãnh đạo quân cũng như chính, có khi do áp lực khủng hoảng chiến trường. Tuy nhiên chưa bao giờ có việc thanh trừng rộng rãi là vì không những để tránh xáo trộn mà lại còn không có đủ người xứng đáng thay thế. Đào tạo nhiều cấp chỉ huy tốn quá nhiều thì giờ.
Giới cao cấp Hoa Kỳ nhận thấy sự quan trọng của Thiệu trong việc bình dịnh. Tướng Abrams bảo rằng ông Thiệu hiểu nhiều hơn bất cứ ai về công tác bình định và William Colby gọi ông là “con người bình định số một”. Lịch sử Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Mỹ đã nhận định “Thiệu là một yếu tố quan trọng. Ông ta nhận định rõ ràng sự quan trọng của chương trình bình định và thiết lập các cơ cấu hành chính cấp địa phương”.
Nhiều dịp Tổng Thống Thiệu mời Đại Sứ Bunker cùng đi kinh lý thôn xã. Ông Bunker đã nghe ông Thiệu nhấn mạnh sự thiết lập cơ chế hành chính địa phương, tổ chức bầu cử xã ấp, huấn luyện các viên chức địa phương và cải cách ruộng đất. Tại Trung Tâm huấn luyện Vũng Tầu 1,400 xã trưởng nghĩa là ba phần tư làng xã Nam Việt đã theo học trong chin tháng đầu năm 1969. Tổng Thống Thiệu đi thăm mọi lớp và cho các học viên khi trở về làng có thể hãnh diện nói với dân là “Tổng Thống đã khuyên nhủ tôi thế này thế nọ”. Cuối năm 1969 tình hình đã tiến bộ rõ rệt khiến cho ông John Paul Vann, một nhân vật hàng đầu trong chương trình bình định đã nói trước cử tọa tại Princeton rằng, “Hoa Kỳ đã thắng trên trận địa và nay đang thắng chính trị với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu”.
Hồi tháng Tư 1968, trái với ý kiến của hầu hết các cố vấn, Tổng Thống Thiệu đã thiết lập các lực lượng Nhân Dân Tự Vệ. Ông Thiệu lập luận rằng, “chính quyền căn bản trên dân. Bởi vậy chính quyền không có nền móng nếu không dám đưa khí giới cho dân”. Do đó khoảng bốn triệu người, trong số những người quá trẻ hoặc quá già để nhập ngũ, đều xung vào Dân Vệ và được trang bị 600,000 súng cá nhân. Lập luận xác đáng là chính phủ Thiệu được dân ủng hộ, Dân Vệ đã dùng súng chống lại sự đô hộ cộng sản chớ không phải chống chính phủ.
Về sau qua bao nhiêu tài liệu người ta thấy rõ rằng cộng sản đã nhiều lần kêu gọi tổng nổi dậy nhưng không bao giờ dân đã nổi dậy theo chúng. Theo con mắt khách quan của nhiều quan sát viên thì không lạ gì mà sau bao nhiêu năm ám sát, bắt cóc, khủng bố, ức chế và pháo kích bừa bãi các khu dân cư trong toàn Nam Việt mà cộng sản đã không chinh phục được lòng dân.
Tháng Mười năm 1971 trong tình hình chiến tranh dữ dội Tổng Thống Thiệu đã thắng cử không có đối thủ. Nhiều người đã chỉ trích ông cho rằng sự thắng cử của ông không xứng đáng vì không có đối lập.. Tuy nhiên mặc dầu địch đe dọa và kêu gọi tẩy chay đầu phiếu đã có 87.7 phần trăm cử tri hợp lệ đến phòng phiếu và 91.5 phần trăm đà bỏ phiếu cho ông Thiệu. Đó là một tỷ lệ cao nhất của Việt  Nam . Nếu không hay ho vì không có đối thủ hay dân không bằng lòng sự lãnh đạo của ông thì tại sao họ lại đi bỏ phiếu đông như vậy mặc dầu có thể nguy hiểm đến tính mạng? Người ta thấy rằng, mặc dầu có nhiều chỉ trích, phần đông dân chúng muốn ông tiếp tục lãnh đạo xứ sở.
Ông John Paul Vann tuyên bố hồi tháng Giêng 1972 rằng “yếu tố căn bản không chối cãi được là khoảng 95 phần trăm dân chúng muốn có chính phủ Việt Nam hiện hữu hơn là chính phủ cộng sản hay một chính phủ do phía bên kia đưa ra”.
Thật là buồn khi nhiều người Việt đã chỉ trích ông Thiệu. Tôi đã nói chuyện với nhiều bạn Việt hiện sinh sống ở đây. Mới đây một người bạn học thức và thông minh đã nói với tôi một cách phũ phàng rằng Tổng Thống Thiệu đã nói dối. Tôi hỏi lại như thế nào thì được trả lời ngay: “Thiệu biết rõ là người Mỹ sẽ bỏ rơi mà không nói cho chúng tôi biết”.
Tôi cho đó là một lời buộc tội quá nặng và cần bàn lại. Đại Sứ Bunker nhớ đã tự tay đưa cho Tổng Thống Thiệu ba bức thư cam kết của Tổng Thống Nixon giúp Việt Nam nếu cộng sản vi phạm trắng trợn hiệp định. Nhưng ông Bunker nói, “Quốc Hội bó tay chúng ta và kết quả là nước Mỹ đã bội phản”. Ông Bunker giải thích rõ ràng, “tôi không thể hình dung được làm sao Tổng Thống Thiệu có thể biết trước cung cách và hành động điếm nhục ấy của Hoa Kỳ”!
Ông Thiệu đã từ chức vài ngày trước khi Sài Gòn thất thủ hầu mong có dàn xếp ổn thỏa. Trong bài giã từ ông đã làm đúng khi giận dữ chua chắt về một cuộc tranh đấu cam go trong nhiều năm. Nó đã cho thấy rằng ông cũng đã sửng sốt như bất cứ ai khi người đồng minh một thời đã quay lưng lại một người bạn trong lúc hoạn nạn (và phản bội cả những người Mỹ đã hy sinh tại Việt  Nam ).
Theo tôi thì Nguyễn Văn Thiệu đã thi hành nhiệm vụ một cách can dảm trong nhiều năm chiến tranh để xứng đáng được kính nể và biết ơn của những ai vẫn muốn thấy miền Nam Việt  Nam tốt đẹp (còn có nể trọng hay không là tùy trường hợp).
 
PHẦN 5 .- LAM SON 719
Rõ ràng người ta đã cho rằng chiến dịch Lam Son 719 vào Hạ Lào là một thảm bại cho Nam Việt. Tuy nhiên sự thật khác hẳn, vì hiện nay với băng ghi Abrams và các nguồn tin khác đã cho biết là quân Bắc Việt thiệt hại nặng khiến cho chúng mất trớn tổng tấn công miền Nam để ta có thì giờ kiện toàn Việt-Nam-Hóa-Chiến-Tranh.
Trong tài liệu WIEU (cập nhật hằng tuần tình báo) ngày 30 tháng Giêng ta thấy địch quân biết đôi chút về hành quân vượt biên giới của ta. Tám ngày trước khi cuộc hành quân khởi diễn, COMINT (tình báo vô tuyến) nhận thấy địch quan tâm đến các hoạt động phía ta tại vùng 1 và những khu vực lân cận Hạ Lào. Đã phát hiện các truyền tin của địch từ ngày 24 tháng Giêng để ý đến “quân ta có thể đánh qua biên giới phá trục tiếp vận của chúng”. Cũng có tin tức là địch hết sức lo cuộc đổ bộ vào Bắc Việt và sư xâm nhập Lào từ những chiến hạm ngoài khơi, vv.
Ngày 8 tháng Hai các đơn vị QLVNCH vượt biên vào Lào trên trục lộ 9 với thiết giáp, nhẩy dù, biệt động, thủy quân lục chiến và lục quân. Tổng số 10,000 quân đã nhập đất Lào vào cuối tuần. Cùng lúc, 10,600 quân tiến vào Cao Mên.
Khi Đô Đốc McCain Tư Lệnh Thái Bình Dương (CINPAC) dự thuyết trình ngày 19 tháng Hai thì được biết các đụng độ khá cao ở cấp Đại Đội và nhiều trận lẻ tẻ đã diễn ra trên khắp chiến trường. MACV theo rõi sáu tiểu đoàn địch đương đầu QĐVN tại Lào. Quân Đội Mỹ không được phép tham dự nhưng sư yểm trợ của không lực Mỹ đã mất 21 trực thăng trong 7,000 phi xuất (tổng số thất thoát trong chiến dịch là 108 nghĩa là 21 cho 100,000 phi xuất).
Trung Tướng William E. Potts của MCV J-2 đã tóm lược cho Đô Đốc McCain như sau: “Điểm đáng ghi nhận là trong chiến dịch Lam Son, địch quân đã đua ra tất cả những gì chúng hiện có hoặc đang gửi đến ngoại trừ Sư Đoàn 325 và Tiểu Đoàn 9 thuộc Sư Đoàn 304. Vậy nếu chúng bị thiệt hại thì chúng sẽ tụt hậu trong một thời gian khá lâu”. Tướng Abrams nói thêm, “Lẽ cố nhiên chúng ta mong đón tất cả bọn chúng với toàn thể sức mạnh của chúng ta”. .
Dầu vậy, đến ngày 20 tháng Hai, nghĩa là gần hai tuần sau chỉ có sáu Trung Đoàn địch hiện diện trong chiến dịch Lam Sơn. Thuyết trình viên nói trong buổi họp chỉ huy WIEU (dự đoán tình báo hàng tuần) ngày hôm ấy là, “thật vậy sự phản công mạnh mẽ của địch đã xẩy ra đêm 18 tháng Hai. Phía ta có một lực lượng tương đương với 18 tiểu đoàn vẩn tiếp tục tìm địch thanh toán”.
Đại Tướng Abrams nhấn mạnh với ban Tham Mưu và các cấp chỉ huy của ông là phải cho quân Việt  Nam  mọi phương tiện cần thiết để họ chiến thắng trong trận hệ trọng này. “Đây là một dịp dể giáng cho địch một vố ta chưa bao giờ làm được”. Ông nhấn mạnh hết sức ý nghĩa khi Hoa Thịnh Đốn đưa ra một vài chỉ trích: “Ai cũng biết cái rủi ro từ lúc đầu nhưng ta thấy là đã đến lúc phải chấp nhận rủi ro”. Khi qua Hoa Thịnh Đốn Đại Sứ Bunker đã trình bầy tất cả các khía cạnh tương quan.
Cho đến ngày 24 tháng Hai MACV vẫn theo dõi sáu Trung đoàn địch (tăng lên thành bẩy ba ngày sau) trong chiến dịch Hạ Lào. Trong tường trình cho Tướng Abrams, thuyết trình viên đã nói rằng bốn tiểu đoàn trong số 18 cung cấp cho Trung Đoàn địch hình như đã bị tê liệt. Cũng trong ngày ấy số tử thương của địch quân được ước lượng là 2,191 người trong khi quân bạn mất 276 mạng.
Đến dây thì một khó khăn lớn xẩy ra là thiếu hụt trực thăng. Mà Quốc Lộ 9, con đường chính Đông Tây có nhiều đoạn bị đào sâu lên đến cả sáu thước khiến cho việc xử dụng con lộ này hầu như bị gián đoạn. Nhất là loại bồn chở xăng không thể đi qua được. Bởi vậy phải tiếp tế bằng phi cơ, ảnh hưởng nặng nề lên đội ngũ trực thăng. Sự tính toán điều hành và sửa chữa cấp bách đã xoay lại tình thế. Cho nên khi Tướng Julian Ewell, một nhân vật không mấy thiện cảm với chiến dịch, đi thanh tra ông đã nói, “tỷ lệ sẵn sàng hành quân (operational readiness) ngày Chủ Nhật khi tôi đến thăm là 79%, một con số vượt bực”.
Cùng lúc địch tung ra một trận tấn công lớn với thiếp giáp và tràn ngập cứ điểm 31 là nơi trú quân của Tiểu Đoàn Bộ Đệ Nhất Sư Đoàn VNCH. Người ta đã ghi nhận địch có 350 quân bị giết và 15 thiết giáp bị phá hủy đối lại 13 quân bạn chết, 39 bị thương và ba thiết vận xa bị hư hại.
Người ta nhận thấy ngày mồng 1 tháng Ba một Trung Đoàn địch nữa đã tham chiến nâng tổng số lên tám đơn vị (trong 24 tiểu đoàn có sáu đã bị tê liệt). Đại Tướng Abrams nói, “thật là một trận khủng khiếp”. Trong buổi thuyết trình cập nhật ngày 4 tháng Ba thuyết trình viên đã nhắc lại rằng ngày 11 tháng Hai đã thấy dấu hiệu địch chuyển sang thế tấn công. Tuy nhiên sự việc chỉ xẩy ra ngày 18. Ta có thể nói là địch đã mất quân số vào khoảng bẩy tiểu đoàn chủ động, còn số thiết giáp của họ vào khoảng 100 chiếc lúc đầu thì nay chỉ còn từ 65 đén 70 chiếc mà thôi. Ở thời điểm này ta ước lượng địch quân có tại hiện trường 15,000 chiến binh cộng với từ 8,000 đến 10,000 quân hậu cần trong khi bên ta huy động mười sáu tiểu đoàn chủ động.
Khi một tù binh thuộc Trung Đoàn 24-B khai rõ sự tộn thất nặng nề trên đường 92 về phía Bắc Bản Đông thì phòng J-2 MACV giảm hiệu lực của địch đi hai Tiểu Đoàn, nghĩa là trong số 30 Tiểu Đoàn địch thuộc 10 Trung Đoàn tung ra trên chiến trường đương đầu với quân VN thì chúng đã mất hẳn 10 Tiểu Đoàn. Tướng Abrams nói, “Tôi càng tin chắc rằng đây có thể là trận quyết định chiến cuộc”. Tướng Potts nói thêm, “Họ mất một nửa chiến xa, một nửa đại bác phòng không và 10 trên 30 Tiểo Đoàn”.
Trong một buổi cập nhật tình báo hàng tuần (WIEU) ngày 20 tháng Ba Đại Sứ Bunker nói Chiến Dịch Lam Sơn đang chấm dứt là một cuộc hành quân rất thích ứng. Tướng Abrams bèn trả lời: “Thật là một trận đánh cam go. Tuy nhiên ảnh hưởng lên phần cuối năm nay hết sức to lớn. Chúng đã tung nhiều lực vào Lam Son và đã bị thua đậm”
Ngày 23 tháng Ba khi địch quân tung vào thêm Trung Đoàn thứ mười ba, thuyết trình viên trình bầy rằng chín trong số mười một Trung Đoàn đã bị thiệt hại nặng nghĩa là họ chỉ còn khoảng 17 Tiểu Đoàn chủ động trong số 33 đem ra. Ngoài ra họ lại còn mất khoảng 3,500 đơn vị hậu cần. Khi các yếu tố dược trình bầy trong kỳ WIEU thì Tướng Potts nói thêm, “Không phải các Tiểu Đoàn ấy bị sút kém nhưng chúng đã bị hoàn toàn tiêu diệt”.
Quân đội VNCH cũng chịu nhiều tổn thất, 1,416 bị giết và 714 mất tích. Nhiều khí cụ đã bị phá hủy hay bỏ lại khi vội vã rút lui. Khi xét lại kết quả, Đại Tướng Sutherland nhận định như sau: “Khuyết điểm từ lâu là Bộ Tham Mưu VN không có đủ khả năng thiết kế và phối hợp Không Lực cũng như phối hợp yểm trợ không địa. Tuy nhiên họ dã học hỏi nhiều trong chiến dịch này”.
Quần chúng hết sức ủng hộ trận Lam Sơn. Khi Đức Ông Thompson tới viếng thăm hồi cuối tháng Ba người ta đã trình bầy với ông kết quả cuộc thăm dò dư luận trong 36 tỉnh. Kết quả cho thấy 92% đồng ý với các chiến dịch như Lam Sơn 719, 3% chống đối và phần còn lại không có ý kiến. Kết quả cho thấy một phân xuất rất cao so với bất cứ lần thăm dò về bất cứ một vấn đề gì trước đây.
QLVNCH đã chiến đấu trong 42 ngày liền tại Lào. MACV trình bầy khiêm tốn cho Bộ Trưởng Lục Quân Stanley Resor là Chiến Dịch Hạ Lào đã “thử thách QLVNCH trước một địch quân quyết tâm trong trận địa xuyên biên giới. Chắc chắn là đã phá được đường tiếp vận của họ”. Ở Hoa Kỳ người ta kêu đó là một thảm bại của quân Việt. Lẽ cố nhiên bộ máy tuyên truyền Hà Nội vội vã túm lấy cơ hội.
Tuy nhiên Tướng Abrams nhận định là chiến dịch nhất định có lợi cho QLVNCH. “Từ trước ta cứ tưởng rằng Bắc Việt có thể chiến thắng họ. Chiến tranh chưa chấm dứt nhưng Bắc Việt bắt đầu thấy là họ phải đương đầu với một công việc khó hơn nhiều”.
 
PHẦN 6 .- MỘT CUỘC CHIẾN THẮNG LỢI
Phương pháp áp dụng trong giai đoạn Abrams đã có kết quả tốt mặc dầu nhiều người không tin như vậy. Quân Mỹ đã lần hồi rút nên quân Việt đạt nhiều thành quả hơn. Vì chiếm được nhiều đất hơn nên đã thấy nhiều lính địch quy thuận hơn. Trong năm 1969 có 47,000 hàng binh cọng thêm 37,000 hồi chánh năm 1970. Mỗi Sư Đoàn Bắc Quân có 8,689 quân số. Như vậy thì số đào ngũ của họ trong hai năm bằng chín Sư Đoàn. Đã đến chiến thắng mặc dầu vẫn phải đánh nhau là vì Nam Việt đã đủ khả năng giữ vững chủ quyền và tự lực hành động với lời hứa yểm trợ của Hoa Kỳ như họ vẫn làm cho đồng minh tại Tây Đức và Nam Hàn.
Ngay từ cuối năm 1969 John Paul Vann, một nhân vật chính của chương trình bình định đã viết cho cựu Đại Sứ Henri Cabot Lodge như sau: “Tôi không cần thăm Hoa Thịnh Đốn hay Ba Lê như trước để tìm cách thay đổi chính sách Việt  Nam . Tôi hài lòng với chính sách hiện hữu. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã đạt mục tiêu bỏ được số Mỹ tử vong sau 1972 và chiến phí (cuộc chiến sẽ còn kéo giài mãi) sẽ giảm hẳn vì được người Việt lo liệu với sự trợ giúp tiếp vận và tài chính của chúng ta”.
Ngoài trách nhiệm chiến đấu thay vào quân Mỹ rút đi, Nam Việt còn phải đương đầu với nhiều thay đổi chính sách. Đại Tướng Abrams nói rõ là họ phải vượt qua các trở ngại mỗi ngày một khó hơn. Ông nhắc lại, “Chúng ta đã bắt đầu từ năm 1968,. Mục tiêu của chúng ta là đến 1974 họ phải quất nặng bọn VC để sau nữa sẽ đập cả bọn Việt Cộng lẫn quân Bắc Cộng tại miền  Nam . Rồi họ phải nén chặt chúng lại, nén ba bốn lần. Như vậy chúng ta bắt đầu; trong một thời gian dài – ông ra dấu bằng tay – và phải kết thúc trong thời gian ngắn hơn nhiều”.
“Và nếu cần truy cản Việt Cộng, Bắc Cộng hay giúp Cao Mên chẳng hạn thì chúng ta cũng giúp tay vào. Tuy nhiên chúng ta cần hết sức cẩn thận không có sẽ bị trật đường rầy. Ta tránh làm như vậy vì nó sẽ làm cho ta điên lên”. Sự thay đổi đường lối quan trọng nhất là loại bỏ dự tính giữ lại một lực lượng Mỹ lâu dài tại chỗ như thể ở Tây Âu hay Nam Hàn.
Ông Thomas J. Barnes trở lại Việt  Nam  sau ba năm vắng mặt để làm việc trong chương trình bình định vào mùa Thu 1971. Ông nói với Tướng Fred Weyand là “tôi đã ngạc nhiên với ba tiến bộ chính, sự phồn thịnh của nông thôn, Địa Phương và Nghĩa Quân giữ vững vị trí và phát triển sự tự trị chính trị kinh tế làng xã. Ta đã giúp làng xã lấy lại tính cách độc lập và tự lực theo tập tục Việt  Nam . Đó là việc tham gia quan trọng nhất của chúng ta trong công việc bình định”.
Ngay từ giữa tháng Ba 1971 quân đội Việt  Nam  đã gánh vác chiến đấu. Thuyết trình viên đã nói với Đại Tướng Ewell rằng sự chú trọng của Tướng Abrams vào công tác bình định nay đã hầu như thành tựu 100% với các kế hoạch tương quan. Quân Mỹ đã gần như rời khỏi việc hành quân”.
Những tin tức từ phía địch đã xác nhận thành quả. Trong một cuốn sách in bởi nhà Xuất Bản Thế Giới Hà Nôi, hai tác giả Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Võ đã viết, “cuối năm 1968 trong Nam Bộ các Ấp Chiến Đấu và những vùng xôi đậu đã bị quân đội Sài Gòn chiếm lại. Cuối 1968 chúng ta đã bị tổn thất nặng. Địch dồn lực lượng vào công tác bình định thôn quê gây cho chúng ta nhiều khó khăn trong hai năm 1969-1970. Từ khi quân Mỹ vào Việt  Nam  chúng ta chưa bao giờ gập nhiều vấn nạn như trong hai năm ấy. Các căn cứ của ta ở thôn quê bị suy nhược và vị trí co thắt lại. Quân ta bị tiêu diệt, không còn đất bám và phải qua đồn trú tại Cao Mên. Chúng ta trải qua một thời kỳ hết sức khó khăn trong những năm 1969-1970-1971. Kể từ giữa năm 1968 địch đã tập trung đánh phá các vùng giải phóng để tiêu diệt và đẩy chúng ta ra khỏi cứ địa”.
Tháng Giêng 1972 Vann nói rằng “chưa bao giờ chúng ta phải tham chiến ít như bây giờ. Ngày nay thấy rõ các vùng quê phồn thịnh, đường xá khai thông, cầu kỳ mở lại và bạn có nhiều rủi ro hơn với cả đống Honda và Lambretta ngược xuôi. Chương trình Việt Nam Hóa Chiến Tranh đã có kết quả ngoài tưởng tượng”. Đó là công đầu của Việt Nam Cộng Hòa.
 
PHẦN 7 .- TỔNG TẤN CÔNG PHỤC SINH 1972
Thành quả Việt-Nam-Hóa-Chiến-Tranh và việc bình định nông thôn khiến cho đối phương phải tìm một phương án khác. Đó là cuộc tấn công Phục Sinh. Douglass Pike viết: “Không còn là một cuôc chiến cách mạng nữa, và theo quan niệm của Võ Nguyên Giáp thì phải qua giai đoạn chiến tranh quy ước nhỏ giống như ở Triều Tiên”.
 
Trong vài ngày về Mỹ John Paul Vann đã trình bầy hiện tình Việt  Nam  trước một cử tọa giáo sư chọn lọc. “Họ dựa vào các giới chức dân cử xã ấp khi kinh tế tăng trưởng, an ninh tiến bộ và chiến tranh đã chuyển sang Cao Mên và Lào. Sự thực là 95% dân chúng muốn lưu giữ chính quyền hiện tại hơn là một chính phủ cộng sản hay một cơ cấu do bên kia đưa ra”.
 
Theo lịch sử ghi chép của Quân Đội Nhân Dân thì kế hoạch tấn công 1972 được chấp thuận bởi Ban Quân Ủy Trung Ương từ tháng Sáu 1971. Mục tiêu là chiến thắng vào năm 1972 làm cho quân Mỹ xâm lược phải thưong thảo trong thế yếu. Ông Pike diễn giải, “đó là một cuộc tấn công toàn diện với nhân lực, khí giới và tiếp vận quy mô. Vào giữa mùa Hè tất cả 14 Sư Đoàn Bắc Quân rời khỏi Bắc Việt. Chúng xử dụng nhiều thiếp giáp và đại pháo nặng hơn QLVNCH và đạn dược cũng không giới hạn”.
Cuối tháng Ba 1972 địch tiến hành một cuộc xâm lăng cổ điển với 20 Sư Doàn và một trận chiến tàn bạo sắt máu đã xẩy ra. Ông Douglas Pike viết, “Cuộc tấn công được sửa soạn công phu đã bị bẻ gẫy vì không yểm làm cho chúng không tập hợp được và vì sư chống trả dũng cảm và kiên trì của quân Nam Việt. Bắc Quân và hệ thống giao thông của chúng đã bị triệt hạ nặng. Nhưng chính yếu là QLVNCH và cả Địa Phương Quân đã hiên ngang chống trả như chưa từng thấy”.
 
Bắc Quân tổn hại 100,000 người trong số 200,000 xung trận và có lẽ 40,000 đã bị giết. Họ đã mất già nửa thiết giáp và đại pháo. Sẽ cần ba năm để hồi phục trước khi tấn công lại và Tướng Võ Nguyên Giáp bay khỏi chức Tổng Tư Lệnh. Trái lại Nam Quân mất 8,000 tử vong, gần ba lần thương binh và vào khoảng 3,500 mất tích. Tướng Giáp đã tính sai và phải trả một giá đắt cho lỗi lầm ấy. Ông Pike kết luận: “Giáp đã ước sai lòng quyết tâm và sự chống trả mãnh liệt của Quân Nam Việt. Hắn sai lầm về sức đề kháng của QLVNCH”.
Về sau nhiều người chỉ trích nói rằng Nam Quân đã đẩy lui được Bắc Quân nhờ có không yểm của Mỹ. Tướng Abrams đã phản ứng mạnh mẽ và nói với các cấp chỉ huy của ông rằng, “Tôi không tin là không có không trợ mọi việc đã giữ vững được. Tuy nhiên phải có những người Việt  Nam  đúng thẳng chiến đấu. Nếu họ không dũng cảm làm như vậy thì đến mười lần không quân cũng không chận đứng được bọn cộng sản”.
 
Bọn chỉ trích cũng triệt hạ QLVNCH cho rằng họ sống sót được là nhờ Quân Mỹ. Không một ai nhớ rằng 300,000 Quân Mỹ phải đóng ở Tây Đức là vì người Đức không thể chống lại Nga Xô Viết hay nhóm Liên Minh Warsaw nếu không có Quân Mỹ. Họ cũng quên là 50,000 Quân Mỹ phải lưu lại Nam Hàn để giúp trong trường hợp bọn Bắc tấn công. Và không ai đã nghĩ rằng vì Quân Mỹ hiện diện nên phải chê bai và chế riễu Quân Đội Tây Đức cũng như Nam Hàn. Chỉ có Nam Việt bị tách rời ra để bôi nhọ một cách bất công và ác độc mặc dầu chỉ được không trợ chớ không được Quân Lực Mỹ hỗ trợ như Đức hay Cao Ly.
 
Quân Nam Việt đã thực sự đánh bại cuộc tấn công Phục Sinh 1972 với xương máu và lòng quả cảm. Đại Tướng Abrams nói với Tổng Thống Thiệu rằng “nhờ khả năng bén nhậy của các cấp chỉ huy nên đã gặt hái thành quả và họ đã chứng tỏ đủ bản lĩnh đương đầu với cuộc thử thách. Những anh hùng bảo quốc Nam Việt đã giáng cho quân xâm lăng một đòn chí tử khiến cho chúng cần ba năm nữa mới có thể mở lại một cuộc tấn công quy mô”. Tuy nhiên trong khi ấy bao nhiêu thay đổi hệ trọng đã xẩy ra trên một bình diện rộng lớn hơn.
QLVNCH đã trở thành một lá chắn thiện nghệ, nhanh nhẹn và quyết tâm cho xứ sở của họ. Tuy nhiên họ đã bị bôi nhọ bởi những luận điệu tiêu cực gồm cả vu khống của bọn phản đối Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến hay ít nhất chính sự tham gia của cá nhân họ hay bọn thân cộng. Trái lại đã có bao nhiêu thành tích rõ ràng trên trân địa hồi cuối Xuân và trong mùa Hè 1972.
 
PHẦN 8 .- BỎ RƠI
Phần này bàn về tình hình sau khi Hiệp Định  Paris  được ký kết vào tháng Giêng 1973. Để dụ Việt Nam thỏa thuận điều mà họ cho là quá sai lầm khi cho Bắc Việt được để lại miền Nam một lực lượng lớn, Tổng Thống Nixon đã hứa với Tổng Thống Thiệu rằng nếu Bắc Việt bội ước và lại tấn công Nam Việt thì Hoa Kỳ sẽ can thiệp mạnh mẽ để trừng phạt chúng. Và Nixon nói thêm, nếu chiến tranh trở lại, nước Mỹ cam kết thay thế các chiến cụ trên căn bản một đổi một theo như điều khoàn của Hiệp định  Paris  (chiến xa, trọng pháo vv). Sau nữa Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ kinh tế tài chánh cho Việt  Nam . Thật ra, Hoa Kỳ đã bội ước tất cả các khoản kể ra.
Trong khi ấy thì Bắc Viễt đã nhận viện trợ không tiền khoáng hậu của các quan thầy. Theo một cuốn sử xuất bản tại Hà Nội năm 1994 thì trong vòng chin tháng sau khi ký kết Hiệp Định Paris, từ tháng Giêng đến tháng Chín 1973, Bắc Việt đã gửi tiếp tế vào Nam bằng bốn lần năm vừa qua. Dầu vậy con số còn nhỏ nhoi so với lượng chúng đưa vào  Nam  từ đầu 1974 cho đến ngày chấm dứt cuộc chiến năm 1975. Trong vòng mười sáu tháng, theo tài liệu cộng sản, thì bằng 1.6 lần quân viện trong cả mười ba năm.
Nếu chính phủ Nam Việt không ký Hiệp Định thì không những Hoa Kỳ sẽ đơn phương tính với bên kia mà Quốc Hội Mỹ cũng nhanh chóng cắt hết viện trợ. Mặt khác nếu Việt  Nam chấp thuận Hiệp Định với hy vọng sẽ tiếp tục nhận viện trợ Mỹ thì họ bắt buộc phải chấp nhận tình trạng Bắc Quân sẽ trú đóng một cách nguy hiểm trên lãnh thổ. Nam Việt đã quyết định phương án thứ nhì, một tiên liệu quyết tử để thấy một cách đau đớn là phải chấp nhận cả hai việc tồi nhất, quân Bắc Việt trong lãnh thổ và viện trợ Mỹ chấm dứt.
Nguyên Tổng Trưởng Quốc Phòng Melvin Laird giải thích hệ quả như sau. “Trong hai năm sau Hiệp Định, Nam Việt đã can đảm chống lại một cách đáng nể một địch quân được yểm trợ tối đa. Hoà đàm Bắc  Nam  vẫn tiếp tục cho đến ngày mà Quốc Hội cắt hẳn viện trợ vào năm 1975. Và Nam Việt nhanh chóng bị tràn ngập. Chúng ta đã tiết kiệm được khoảng 257 triệu mỗi năm và làm cho Nam Việt xụp đổ sau khi đã chiến đấu dũng mãnh từ năm 1973 không có sư giúp đỡ của quân Mỹ.
Nhiều người Mỹ không thích nghe rằng bọn độc tài Nga Xô và Trung Hoa đã tỏ ra đáng tin cậy hơn là nước Mỹ Dân Chủ. Nhưng đó là sự thật phũ phàng. Phóng viên William Tuohy đã nhiều năm phúc trình cuộc chiến cho Washington Post viết, “một chuyện không tin được và không tha thứ được là một đại cường quốc đã bỏ rơi đồng minh yếu kém vào tay bọn Bắc Cộng. Nhưng chúng ta đã làm như vậy”.
Binh sỹ Nam Việt can đảm chiến đấu cho đến khi viện trợ bị cắt dần dần rồi ngưng hẳn. Trong vòng hai năm sau khi ký Hiệp Định Paris Nam Việt đã mất 59,000 quân tức là nhiều hơn số quân Mỹ tử trận trong mười năm. Nếu nghĩ rằng dân số Nam Việt chỉ bằng một phần mười Mỹ Quốc thì ta thấy rằng sư thiệt hại hết sức thảm khốc và cường độ trận chiến đã cao như thế nào.
Bà Merle Pribbenow nhấn mạnh rắng sự ghi nhận của Bắc Việt cho thấy trong 55 ngày cuối cùng họ đã phải đương đầu với một chiến cuộc hết sức gay go. Đó là một chiến tích đáng ghi cho Nam Việt khi họ biết là kết cục sẽ chắc chắn như thế nào. Đại Tướng Bắc Quân Lê Trọng Tấn đã ghi, “Trong giai đoạn cuối cùng Quân Y của chúng ta đã phải di tản và chữa chạy cho quá nhiều thương binh, 15 lần nhiều hơn trong trận chiến biên giới, 1.5 lần hơn trận Diện Biên Phủ và 2.5 lần nhiều hơn trong trận Hạ Lào”. Bà Pribbenow chiết tính là “Quân Đội Nhân Dân đã chịu tối thiểu từ 40,000 đến 50,000 thương binh và có thể còn nhiều hơn nữa, nghĩa là còn cao hơn tổng số tổn thất lúc QLVNCH xụp đổ theo nhận xét của các sử gia”.
Đại Tá William LeGro đã ở lại DAO đến phút chót đã có một cái nhìn chính xác về sự việc. Ông nói: “Sự gỉảm quân viện Mỹ cho đến gần số không là lý do đưa đến sự xụp đổ cuối cùng”. Ông nói thêm, “Chúng ta đã làm một việc hết sức quái gở với người bạn Việt  Nam ”.
Gần đến ngày cuối, ông Tom Polgar đứng đầu CIA Sài Gòn gửi một điện văn ngắn ngủi: “Kết quả quá rõ ràng vì Nam Việt không thể sống sót nếu không có quân viện Mỹ trong khi khả năng chiến tranh của Bắc Việt vẫn giữ nguyên với sự trợ lực của Nga Xô Viết và Trung Cộng”.
Sau chiến tranh tình hình trở nên quá đen tối như người ta sợ. Phóng viên Seith Adams của New York Times viết về hoàn cảnh Đông Nam Á một cách xác đáng và cảm động như sau. “Hơn một triệu người Nam Việt bỏ xứ. Khoảng 400,000 người bị đầy vào các trại cải tạo, một ít trong thời gian ngắn nhưng nhiều người đã bị giam giữ đến mười bẩy năm. Một triệu rưởi dân bị cưỡng bách đi các vùng ‘kinh tế mới là những nơi hoang dã trong hoàn cảnh đói kém và bệnh tật”.
Cựu Đại Tá Việt Cộng Phạm Xuân Ẩn mô tả sự vỡ mộng của y với kết quả chiến thắng của cộng sản đã áp đặt như thế nào lên xứ sở. Ông ta phàn nàn, “tất cả các lý luận về ‘giải phóng’ trong hai mưoi, ba mươi hay bốn mươi năm qua đã gây ra một xứ sở nghèo nàn và rách nát lãnh đạo bởi một lũ ác độc, một bọn lý thuyết gia ít học và chuyên chế”.
Đại Tá Bắc Quân Bùi Tín cũng thẳng thắn nói về hậu quả cho cả những người chiến thắng: “Thật là quá chậm cho thế hệ tôi, một thế hệ của chiến tranh, của chiến thắng và bội phản. Chúng tôi đã thắng nhưng chúng tôi cũng đã thua”.
Sư cố gắng của những người miền  Nam  trong một cuộc tranh đấu dai dẳng cuối cùng là một thảm trạng. Quân đội đã mất 275,000 người chết trong khi chiến đấu. 450,000 dân bi hy sinh, phần đông do khủng bố cộng sản hoặc bị chết trong những cuộc pháo kích bừa bãi vào các đô thị và thêm 935,000 người nữa bị thương.
Trong số cả triệu người trở thành thuyền nhân một số có thể rất cao đã bỏ mạng trên biển cả. Có lẽ 65,000 người đã bị hành quyết bởi bọn tự xưng là giải phóng. Khoảng 250,000 hay hơn nữa đã chết trong các trại tù “cải tạo” man rợ. Hai triệu người bị đẩy ra khỏi quê cha đất tổ để trở thành một diaspora Việt  Nam .
Ta không thể hoàn toàn xác định giá trị của QLVNCH mà không nói đến các cựu chiến binh bị đầy khỏi xứ với các gia đình của họ hầu lập nghiệp lại trên đất Mỹ. Đó chính là một câu chuyện khác về sự can đảm, quyết tâm và thành quả. Đã biết quá rõ tính chất của bọn mạo danh là “giải phóng”, một băng đảng luôn luôn giết hại, gây thương tích, bắt cóc và ức chế hang ngàn dân vô tội, nên họ bỏ chạy hàng loạt khi sự chống đỡ tan rã.
May thay nhiều người đã thoát được đến bờ bến tự do làm lại đời mới. Mỹ Quốc may mắn đón nhận một triệu di dân Việt  Nam  là một tăng tiến cho văn hóa và một đóng góp đáng kể vào phúc lợi của chúng ta. Với một quyết tâm và cần cù không tưởng tượng được, những người Mỹ mới này đã dậy dỗ con cái, nuôi sống gia đình và lợi dụng các cơ hội mà xứ sở này đã dành cho bất cứ ai tham gia vào xã hội. Đó chính là những người đã bao năm đem xương máu ra chiến đấu cho quê hương cũ trong hang ngũ QLVNCH. Chúng ta dã bỏ rơi họ và những hy sinh của họ đã thành vô nghĩa. Tuy nhiên cưu mang họ trên đất này đã cho chúng ta đền tội đôi phần.
 
KẾT LUẬN
Để kết luận, tôi chỉ xin nói rằng cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến giá trị, bởi người Nam Việt và các đồng minh của họ bảo vệ một mục đích cao đẹp. Tất cả các chiến binh đều đã tham chiến với một tấm long vô biên và họ đã gần như đạt được mục đích bảo đảm cho NamViệt có tự do như một quốc gia độc lập. Có lần một phóng viên đã nhận xét rằng Đại Tướng Creighton Abrams phải được chỉ huy một cuộc chiến hay hơn. Tôi đã nói câu ấy cho trưởng nam của Tướng Abrahms và được phản hồi ngay; “Cha tôi không nhìn như vậy. Ông nghĩ rằng người Nam Việt rất xứng đáng”. Và tôi đồng ý.
Tóm lại, đối chiếu biểu của QLVNCH bao gồm cà địa phương và nghĩa quân trong năm 1970 rất tích cực. Rốt cục chúng ta đã không thắng trận, tuy nhiên tinh thần, sự tận tâm, can đảm và lòng quyết chí của tất cả các chiến binh đã nẩy nở thăng hoa trên đất nước này. Chúng ta đều cùng tiến tới.
 
NÓI VỀ TÁC GIẢ
Ông Lewis Sorley đã phục vụ tại Việt  Nam  chỉ huy một Tiểu Đoàn Thiết Giáp trên Tây Nguyên. Ông thuộc thế hệ thứ ba trong gia đình tốt nghiệp Đại Học Quân Sự Hoa Kỳ. Ông cũng đậu bằng Tiến Sỹ của Đại Học John Hopkins. Trong hai thập niên binh nghiệp ông chỉ huy thiết giáp và nhiều dơn vị thiết kị tại Mỹ, Đức cũng như Việt  Nam . Ông cũng đã phục vụ tại Bộ Lục Quân, văn phòng Tham Mưu Trưởng Bộ Binh và là giảng viên tại  West Point  và Đại Học Chiến Tranh Bộ Binh.
Ông là tác giả của hai cuốn sách, Thunderbolt, General Creighton Abrams and the Army of His Times và General Harold K. Johnson and the Ethics of Command. Ông đã viết quân sử nhan đề, A Better War; the Unexamined Victory and Final Tragedy of America’s Last Year in  Vietnam . Ông cũng ghi chép và nhuận chính Vietnam Chronicles: the Abrams Tapes 1968-1972”.
Tài liệu tham chiếu:
1. “Bibliography Periodicals” của Douglas Pike.
2. “History Proves Vietnam Victors Wrong” của James Webb.
3. “The Development of the South Viet