Saturday, March 10, 2012

Mỹ quyết duy trì thế cân bằng tại châu Á


NgV





YELLOW SEA (Oct. 13, 2009) The aircraft carrier USS George Washington (CVN 73) transits behind the Republic of Korea guided-missile destroyer SeJong the Great (DDG KDX 991),
along with the guided-missile destroyer USS Fitzgerald (DDG 62), the Republic of Korea destroyer Kang Jan Chan (DDH 979) and the guided-missile cruisers USS Cowpens (CG 63) and USS Shiloh (CG 67)


Đó là tuyên bố chính thức của Washington ngay sau khi Trung Quốc thông báo kế hoạch bố trí hàng không mẫu hạm đầu tiên tại biển Đông trong năm nay.

Tờ Nhân Dân nhật báo hôm qua dẫn lời Phó tư lệnh hải quân Trung Quốc Từ Hồng Mãnh tuyên bố HKMH đầu tiên của nước này nhiều khả năng sẽ chính thức hoạt động vào ngày 1.8. (*) Địa bàn triển khai sẽ là biển Đông. Cũng theo tướng Từ, chiến đấu cơ J-15 sẽ nhanh chóng được đưa lên con tàu chưa đặt tên trong những cuộc thử nghiệm sắp tới.
Giới phân tích cho rằng việc triển khai tàu sân bay Trung Quốc đến khu vực đang tranh chấp trên biển Đông có thể khuấy động thêm căng thẳng tại vùng biển quan trọng của thế giới. Đây còn được cho là một trong những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang gấp rút củng cố lực lượng để đối phó chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á - Thái Bình Dương của Washington.
Sau thông báo mới nhất từ Trung Quốc, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố nước này đang chuyển thêm nhiều lực lượng quân sự sang Thái Bình Dương, trong đó có HKMH, để bảo vệ thế cân bằng của khu vực. Reuters hôm qua dẫn lời ông Carter cho biết trong những năm tới, 60% số tàu của hải quân Mỹ sẽ hiện diện tại Thái Bình Dương, tăng so với mức 52% như hiện nay.
Nước này cũng sẽ tăng số lượng HKMH luân phiên hiện diện trong khu vực lên 6 tàu, thay vì chỉ có tàu USS George Washington như hiện nay. Mật độ luân chuyển lực lượng lục quân và lính thủy đánh bộ tại các căn cứ ở khu vực cũng sẽ dày đặc hơn. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ còn thông báo các kế hoạch mua sắm thêm khí tài như radar cải tiến, vũ khí chống tàu ngầm, máy bay ném bom tầm xa mới.
Tiếp lời ông Carter, Bộ trưởng Hải quân Raymond Mabus cũng cho biết lực lượng này đang lên kế hoạch đóng thêm nhiều tàu chiến để bổ sung kịp thời cho chiến lược mới của Ngũ Giác Đài.


(*) Trung Quốc triển khai tàu sân bay (HKMH) tuần tra Biển Đông vào tháng 8 tới


the J-15 Flying Shark Naval fighter jet onboard Chinese Shi Lang (Ex-Varyag) Aircraft Carrier

Phó đô đốc hải quân Trung Quốc cho biết tàu sân bay (hay hàng không mẫu hạm) đầu tiên của nước này có thể sẽ được đưa vào hoạt động từ ngày 1/8 tới và sẽ được triển khai trên Biển Đông.

“Quân đội đã phê chuẩn kế hoạch sử dụng HKMH  đầu tiên vào năm nay”, phó đô đốc hải quân Trung Quốc Xu Hongmeng cho hay.
Tờ Nhật báo Thượng Hải dẫn lời ông Xu cho biết chiếc HKMH  chưa được đặt tên chính thức này đã trải qua 4 cuộc chạy thử nghiệm trên Thái Bình Dương kể từ tháng 8 năm ngoái.
Cũng theo tờ báo, các chuyên gia tin chiếc HKMH sẽ được bàn giao vào ngày 1/8 tới, ngày quân đội Trung Quốc, và sẽ được  hoạt động trên Biển Đông. Các cuộc chạy thử nghiệm của tàu cho đến nay diễn ra suôn sẻ. Trong những cuộc thử nghiệm tiếp theo, Trung Quốc dự kiến sẽ triển khai thêm chiến đấu cơ.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc trước đó cho hay HKMH này  sẽ được sử dụng với mục đích chính là nghiên cứu khoa học và huấn luyện phi công cho các HKMH trong tương lai.
Giới phân tích nhận định việc triển khai tàu trong vùng Biển Đông đang còn tranh chấp với nhiều quốc gia trong khu vực sẽ đẩy căng thẳng tăng cao. Biển Đông là vùng có nhiều đảo giàu dầu mỏ, được Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á khác cùng tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc tỏ ra đang hối hả tăng tốc tiến bố trí HKMH này, để đối trọng với chiến lược chuyển tập trung sang khu vực châu Á Thái Bình Dương của Mỹ.
Kể từ năm 1985, Trung Quốc đã mua 4 HKMH “nghỉ hưu” của các nước khác về để nghiên cứu, trong đó có tàu HMAS Melbourne của Australia và các HKMH thời Liên Xô cũ Minsk, Kiev và Varyag.
HKMH  hiện nay của Trung Quốc được phát triển trên tàu sân bay cũ, chưa hoàn thành của Liên Xô, tàu Varyag. Đây được cho là tàu đầu tiên trong nhóm ba HKMH hải quân Trung Quốc dự kiến sở hữu.
Các chuyên gia đánh giá Trung Quốc hiện chỉ đang ở giai đoạn ban đầu, nghĩa là xây dựng một lực lượng hải quân “nước xanh”, nhằm thách thức với thế thống trị trên biển khắp toàn cầu của Mỹ.

Triển khai chiến đấu cơ tự chế J-15 cho tàu sân bay


Những chiếc J-15 được câu đặt lên phi đạo của tàu sân bay ex-Varyag

Điều quan trọng là Trung Quốc sẽ trang bị J-15, chiến đấu cơ tự chế dựa trên chiếc Su-33 của Nga cho HKMH đầu tiên của mình.
Giống như phiên bản tàu sân bay, Trung Quốc được cho là đã mua mẫu máy bay Su-33 của Ukraine và kể từ đó đã phát triển phiên bản máy bay riêng của mình, với đặc điểm ưu việt hơn.
Song hiện chưa rõ làm cách nào Trung Quốc có được động cơ của máy bay bởi nước này vẫn phải nhập động cơ từ Nga và Ukraine .
Các chuyên gia quân sự coi J-15 là máy bay lý tưởng nhất cho tàu sân bay. Nó có thể cất cánh và hạ cánh trên đường băng ngắn trong các cuộc thử nghiệm vào năm ngoái, tờ Legal Evening News ở Bắc Kinh đưa tin.
Cũng theo tờ báo, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ có khả năng chứa khoảng 30 chiến đấu cơ và trực thăng, cùng khoảng 2.000 thủy thủ.

HKMH đô đốc lớp Kuznetsov được mua của Ukraine vào năm 1998, theo giá sắt vụn, đã được tân trang để trở thành tàu nghiên cứu và huấn luyện.
Trung Quốc tuyên bố tất cả vũ khí và hệ thống radar cùng các thiết bị khác trên tàu được chế tạo ở trong nước.
Tin tức về việc triển khai tàu sân bay được diễn ra một tuần sau khi Trung Quốc công bố khoản ngân sách quốc phòng 106,4 tỷ USD cho năm nay.
Nhiều nhà phân tích quân sự phương Tây ước tính Trung Quốc chi cho quốc phòng nhiều hơn con số tiết lộ rất nhiều. Theo một báo cáo gần đây được nhà phân tích IHS Jane's Defence & Security Intelligence & Analysis, đưa ra, chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2015, chạm ngưỡng 238,2 tỷ USD.


Nam Yết chuyển


Hoangsaparacelsblogspot:  Tàu sân bay là danh từ "nôm na" cuả VC để chỉ Hàng Không Mẫu Hạm, cũng như Thuỷ Quân Lục Chiến họ gọi là lính thuỷ đáng bộ nghe rất ngô nghê.  Nếu dịch cho đúng tứ tiếng Anh Aircraft Carrier, Pháp Porte Avion thì là tàu chở máy bay thì cũng không đày đủ ý nghiã.  Đề nghị dùng chữ Phóng Cơ Hạm.  Quý vị nghĩ sao???

2 comments:

phunghocthong said...

Bài hay tuy nhiên người phụ trách nên sửa lại và tránh dùng nhũng chử và danh từ của trong nước. Hàng không Mẫu Hạm nếu dùng thì bỏ chử tàu sân bay, trong bài quá nhiều chử "triển khai". Cám ơn đã đăng và sưu tầm những bài hay.

phunghocthong said...

Bài hay tuy nhiên người phụ trách nên sửa lại và tránh dùng nhũng chử và danh từ của trong nước. Hàng không Mẫu Hạm nếu dùng thì bỏ chử tàu sân bay, trong bài quá nhiều chử "triển khai". Cám ơn đã đăng và sưu tầm những bài hay.

Bình luận: Trump nói không để kênh đào Panama rơi vào “tay kẻ xấu” là ám chỉ ĐCSTQ

Quang cảnh khu vực kênh đào Panama, tàu container quá cảnh. (Ảnh: Shutterstock) Không thể để kênh đào Panama rơi vào tay ‘kẻ xấu’ Tổng thống...