Friday, September 30, 2011

Bùi Tín tự khoe ngày vào cướp Đinh Độc Lập 30-4-75

Dang Phuc

September 29, 20110 Bình Luận
Mời Quý Độc giả mở phần ghi âm audio nghe đặc công đỏ Bùi Tín trả lời báo chí ngoại quốc năm 1981 [Xin bấm vào link-nối dưới đây]:

Đặng Phúc chuyển ngữ Bài phỏng vấn của tên đặc công đỏ Bùi Tín đạo quân Bắc việt, xâm lược tiến chiến Miền Nam VNCH năm 1981- Đặc công đỏ Bùi tín nói lại hai lần với mục đích xác định sự thật, bổ túc đầy đủ về vai trò quan trọng, chủ động của Bùi tín vào Dinh Độc Lập để cướp chính quyền VNCH ngày 30-04-1975.
Bùi Tín lúc còn tin đảng

Cựu Đại [Thượng] tá Bùi Tín:
Tôi (bùi tín) đi cùng với một đơn vị xe tăng đi trên giờ tiến công, lúc bấy giờ cảm tưởng rất là mừng. bởi vì xuất phát từ đơn vị xe tăng chiều ngày 29-3-1975, đến tờ mờ sáng ngày 30 /4 thì thấy cuộc chiến tranh này đã sắp sửa kết thúc đến nơi. Thế thì chúng tôi tấn công như thế đi thẳng vào Dinh Độc Lập. Trên nóc dinh vẫn còn cái lá cờ  của “bọn ngụy”.
Tôi (VG bùi tín) lên trong gác thì thấy trong phòng đó cả cái chính phủ ngụy Dương Văn Minh nó ngồi đầy đủ hết cả. Lúc bấy giờ có một đồng chí sĩ quan đến giới thiệu rằng:“có một sĩ quan cao cấp sẽ đến gặp các ông”Tôi (VG bùi tín) vào thì tất cả đều đứng dậy, và Dương Văn Minh, Vũ Văn Thuyền là phó thủ tướng, Vũ Văn Mẫu, thủ tướng.
Tất cả đứng dậy, Dương văn Minh nói:-“Tôi chờ quý ông từ lúc sáng để mà chuyển giao chính quyền”Vẻ mặt rất là lo sợ, lúc đó tôi (bùi tín) nói ngay rằng:-“không có vấn đề bàn giao chính quyền, bởi vì tất cả chính quyền của ông đã xụp đổ rồi. Chỉ có đầu hàng thôi! Người ta không thể đưa cái gì mà không còn có ở trong tay.”
Lúc bấy giờ tất cả nét mặt của những người trông buồn, cúi xuống rất là buồn. Sau đó tôi tháy họ lo sợ như thế , thỉnh thoảng có những đợt bắn làm kính run lên dữ dội. Có nhiều người nép vào tưởng. Tôi bảo là-“ không có lo gì cả! đấy là anh em bộ đội vui mừng bắn lên như thế đó. Còn các ông ở đây là an toàn.”
Tôi (bùi tín) tháy nét mặt họ lo lắng, tôi cũng tìm cách làm cho họ yên tâm, và tôi nói rằng :-“ngày hôm nay, tuy là ngày kết thúc chiến tranh nhưng tất cả người Việt Nam là chiến thắng, chỉ có “đế quốc Mỹ “ là thua thôi. Ngay cả các ông ở đây, nếu các ông có cái tinh thần nhân dân, còn có tinh thần dân tộc thì các ông cũng có thể coi ngày hôm nay là ngày vui, ngày chiến thắng của mình”.
Sau khi tôi (bùi tín) như thế thì Vũ Văn Mẫu, Dương Văn Minh cười, nét mặt có vẻ vui vẻ. Đấy là một vài kỷ niêm ngày 30/4 đó.Ngày 30/4 là ngày có thể nói là ngày mà trong cà cuộc đời hoạt động làm bao của tôi là tôi thấy chưa bao giờ vui như thế. Sau đó thì tôi ngồi ngay bàn giấy của Nguyễn Văn Thiệu để mà viết.
Về cuộc tổng tấn công năm 1975, sau khi Đà Nẳng mất, lúc bấy giờ chúng tôi biết tình hình phát triển rất là nhanh. Do đó chúng tôi vào khu địch vận, đên Ban Mê Thuộc thì chúng tôi đi đến Dầu Tiến ở sở chỉ huy, bộ chỉ huy quân giải phóng. Do đó chúng tôi biết rằng cuộc tổng tấn công sắp sửa bắt đầu.Đêm ngày 29/3 chúng tôi đến Biên Hòa, cuộc tấn công từ Biên Hòa đến TP Hồ Chí Minh ( Sài gòn ) tiến hành rất là nhanh. Lúc ấy chúng tôi cảm thấy là chiến tranh sắp sửa kết thúc đến nơi. Chiến sĩ ( bon cộng phỉ) rất mệt nhưng ai cũng vui được tham gia cuộc tấn công cùng với xe tăng. Đến cầu Sài gòn thì có cuộc chiến đấu tại đó, trên trời có máy bay F-5, bên kia nó bắn sang rất là dữ. Anh em (bọn công phỉ) tấn công sang, cùng một lúc nhiều chiếc xe tăng tấn công lên. Qua cầu Sài gòn rồi, đi thẳng con đường Hồng Thập Tự, từ Hồng Thập Tự đi vào đường Thống Nhất, đường covason(?) đi thằng vào Dinh Độc Lập.
Khi vào Dinh Độc Lập, tôi (bùi tín) lên ngay tầng số hai. Khi lên tầng số 2 tôi gặp một số ngụy quyền (VNCH) đã có mặt tại đó. Có Dương Văn Minh là tổng thống, Vũ Văn Mẫu là thủ tướng, Nguyễn văn Huyền là phó tổng thống và rất nhiều bộ trưởng, thứ trưởng và nhân sĩ. Tất cả ở trong phòng. Một lực lượng sĩ quan quân giải phóng vào giới thiệu là:-“có một sĩ quan cao cấp của quân giải phóng sẽ gặp các ngài.”Họ giới thiệu tôi vào, và tất cả đểu đứng cả dậy. Riêng Dương Văn Minh đứng ra, ông ta chấp tay nói ngay:-“tôi chờ quí ông vào đây từ sáng để chuyển giao lại chính quyền cho quý ông.”Thế thì, tôi trả lời ngay lập tức;tôi bảo rằng là:-“không có vấn đề bàn giao chính quyền, tất cả chính quyền của các ông từ trung ương đến cơ sở đẻu xụp đổ hết rồi. Người ta không thể giao cái gì mà người ta không còn cầm ở trong tay. Chỉ có đầu hàng!!!.”Thế là tất cả mọi người trong phòng đèu cúi xuống, rất là buồn, rất là lo.
Lúc sau đó thì có loạt đai bác bắn ở xung quanh. Cửa của Dinh Độc Lập bị run tất cả lên. Họ sợ quá, có nhiều người nép xuống ở bên dưới tường. Tôi bảo rằng :-“các ông yên chí, các ông an toàn, không có lo gì cả. Đây là anh em người ta mừng, người ta bắn lên trời để mừng chiến thắng ngày hôm nay.”Sau đó họ bình tỉnh lại, tôi thấy họ còn lo. Tôi dặn Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và các bộ trưởng của họ. Tôi nói rằng:-“các ông có thể coi ngày hôm nay cũng là ngày vui của các ông, miễn là các ông còn có tinh thần dân tộc, thì các ông có thể coi ngày hôm nay là ngày kết thúc chiến tranh, ngày chiến thắng, là ngày vui. Trong cuộc chiến tranh này thì người Việt Nam chúng ta thắng. Còn thua là “đế quốc Mỹ” thua. Nếu các ông còn có tinh thần dân tộc thì các ông có thể coi ngày hôm nay cũng là ngày vui của các ông.” Lúc ấy Dương văn Minh, Vũ Văn Mẫu đều vui vẻ lên, không có lo nghĩ gì cả.
Ngoài ra, tôi (bùi tín) xin nói thêm là trong khi tiến công, lúc bấy giờ chúng tôi được phổ biến là năm(5) mục tiêu chính của Sài gòn:-Mục tiêu thứ nhất là Dinh Độc Lập.-Mục tiêu thứ hai là sân bay Tân Sơn Nhất.-Mục tiêu thứ ba là Bộ Tổng Tham Mưu.-Mục tiêu thứ tư là Bộ Chỉ Huy của TP Sài gòn.-Mục tiêu thứ năm là Sở Cảnh Sát Quốc Gia.Đối với Sứ Quán Mỹ thì có chỉ thị là: nếu bắt sống được thì càng tốt. Không cần phá hủy. Biết rằng là làm thế nào để cho người Mỹ rút và có thể chiến thắng được. Thế nhưng mà Sứ Quán Mỹ không phải là mục tiêu, bỏi vì chúng tôi cũng biết là Sứ Quán Mỹ cũng đã bỏ chạy, không có bảo vệ. nếu họ chống cự thì chúng tôi sẽ tấn công. Nếu không chống cự, nếu mà người Mỹ thì làm thế nào buộc họ phải đầu hàng. Vấn đề quan trọng là buộc cả Mỹ đầu hàng! Buộc chính quyền Ngụy (VNCH) phải đầu hàng.Tôi (bùi tín) rất là phấn khởi, tuy là ngày hôm ấy rất mệt, ngồi trên xe không ăn, không uống gì. Thỉnh thoảng chỉ uống bi-đông nước lã. Nhưng mà rất mừng là sắp sửa chiến thắng, sắp sửa toàn thắng đến nơi rồi. Mà mình là người được dự trận chiến đấu lịch sử. Mình là được chứng kiến đến TP Hồ Chí Minh nhất là để làm tròn ý đinh của mình: nghĩa là có mặt để tham dự sự kiện lịch sử. Hôm ấy tôi ngồi với anh em thông tin trong vườn của Dinh Độc Lập, tối hôm đó nằm ngả lưng xuống dưới cỏ và nói với nhau:-“ngày hôm nay là ngày sướng nhất ở trên đời, bởi vì chiến tranh đã kết thúc bằng toàn thắng của dân tộc”

Mời Quý Độc giả mở phần ghi âm audio bghe đặc công đỏ Bùi Tín trả lời báo chí ngoại quốc năm 1981 [Xin bấm vào link-nối dưới đây]:

http://openvault.wgbh.org/catalog/org.wgbh.mla:64eea74ccb976a4d80d4c6f81b6c0d9060f729b0
The 1975 General Offensive
SR 2005
COL. BUT TIN
Beep tone
Roll 5, Vietnam Project 7860, 2nd of 2nd, 1981.

24, Take 1

Interviewer: Could you tell us of the final hours before the liberation of Saigon and your experience in that? How you went to Bien Hoa in your tank and so on?
Bui Tin: I went along with a tank unit in the offensive. On the night of the 29th and the early morning of the 30th I was overjoyed because I felt that the war was coming to an end soon. We drove our tanks directly to the Independence Palace in Saigon. On the roof top of the Palace the flag of the Saigon puppet regime was still flying. When I ran up to the second floor I saw all the members of the Duong Van Minh administration sitting there.

By that time one of our officers told them that a high officer in the Liberation Forces would come to meet with them. So when they saw me walking into the room, they all stood up. Next to Duong Van Minh I recognized Vu Van Mau, prime minister, and Vu Van Huyen, deputy prime minister.Duong Van Minh then said to me: “I’ve been waiting for you since early this morning in order to turn the government over to you.”

Fear appeared on all of their faces. I then said to them: “There is no need to go over the business of transferring the administration to us, because your entire administration has collapsed. Your only choice is to surrender because you just cannot turn over that which you don’t have in your hand.” Seeing that they all bowed their heads in total dejection and that some cowered in fear along the walls when they heard gunfire on the outside, I said to them gently: “There is no need to fear. You are perfectly safe here. The soldiers are only celebrating outside.”

Seeing that fear and worry persisted on their faces, I tried to calm them down by adding: “Although the war is ended today, all Vietnamese are victors. Only the American imperialists are the vanquished. If you still have any feeling for the nation and the people, then you can consider this day your own happy day, your day of victory.” Duong Van Minh andVu Van Mau smiled after I finished saying this. Their faces brightened up. These are just a few sketches of April 30th, the happiest day of my entire career up to that time. After that, I sat down at Nguyen Van Thieu’s desk to do some writing.

25, Take l

Clapstick
Bui Tin: Regarding the 1975 Offensive, we knew after the fall of Da Nang things would progress very quickly. We therefore headed for Ban Me Thuot. When we arrived in Ban Me Thuot we went to the Command Headquarters of theLiberation Army at Dau Tieng. We learned then that the General Offensive was about to begin; and so we headed forBien Hoa, arriving on the night of the 29th.

The advance from Bien Hoa to Saigon was very speedy, making everyone feel that the war was soon coming to an end. The soldiers were all very tired, but they were all happy to take part in an historic day. As we advanced with our tanks to the Saigon Bridge, a battle took place. Their F-5s attacked us from the air and their artillery shells came from the other side of the river. We had to charge across the river with many of our tanks.
After we reached the other side of the Saigon ridge we went straight down Hong Thap Tu Avenue turned to Thong Nhat, or Norodom, Avenue, and then headed straight for theIndependence Palace. When we arrived at the Palace, I walked up to the second floor where members of the puppet administration were already gathering there. There were PresidentDuong Van Minh, Prime Minister Vu Van Mau, Deputy Prime Minister Vu Van Huyen, and many ministers sitting in a large room there.

One of our officers went into the room and declared that a high officer of the Liberation Armywas about to meet with them. I was then introduced into the room. As I entered, everybody stood up. Duong Van Minh then stepped out of the crowd and said: “I’ve been waiting for you since early this morning in order to turn over the government to you.” To which I replied at once: “There is no need to talk of transferring the government to us. Your entire administration has collapsed. People cannot turn over what they don’t have in their own hands.

Your only choice is to surrender.” At that time all the people in the room bowed their heads in total dejection. Immediately after that there were artillery fires outside the Palace, causing all its windows and door to vibrate violently. The people in the room were frightened, and some cowered along the walls. I told them not to worry, saying that it was only the soldiers celebrating outside and that they were all safe where they were. When I saw that fear persisted on their faces, I said to Duong Van Minh, Vu Van Mau and their ministers who were sitting there that, “Although the war ends today, all Vietnamese are victors.

Only the American imperialists are the vanquished. If you still have any feeling for the nation and the people, you can consider today your happy day.” Their faces brightened up at this. I would like to add that, as far as the advance onSaigon was concerned, we had five main targets. The first main target was the Independence Palace, the second was the Tan Son Nhut airport, the third was the ARVN Command Headquarters, the fourth was the Command Headquarters forSaigon, and the fifth was the National Police Headquarters.

As far as the American Embassy was concerned, we had orders that we should not attack and destroy it. It was alright to capture Americans. But the main thing was to allow the Americans to flee, thereby securing our victory. TheAmerican Embassy was never a target because we knew that the Americans had been fleeing from there and that theEmbassy was not defended. If they had resisted us with arms, then we would have had to attack the place. But the important thing was to get them to surrender or to flee.

26 Take 1
Clapstick
Interviewer: What was your feeling at the time?
Bui Tin: I felt very happy although I was very tired that day, having had to sit in the tank all day without eating anything. I had only gulped down some water now and then from my canteen. But I felt very happy because I knew complete victory was at hand and that I was one of the participants of the historic event, an eyewitness as well as a person who helped in that historic event. That night, when I sprawled on the lawn of the Independence Palace with members of a communication unit, we all agreed that it was the happiest day of our lives because it was a day of complete victory for nation, because the war ended.
Traffic noise

Trích:
http://www.vietthuc.org/2011/09/29/bui-tin-t%e1%bb%b1-khoe-ngay-vao-c%c6%b0%e1%bb%9bp-dinh-d%e1%bb%99c-l%e1%ba%adp-30-4-75/

Do bạn Nam Yết chuyển

Tôi vừa đi chơi 2 tuần bên Tàu Cộng



Vâng, tôi vừa thực hiện đuợc uớc mơ bấy lâu nay của tôi là đặt chân lên Vạn Lý Truờng Thành.

Mặc dù ý thức đuợc chuyến đi du lịch bên Tàu của tôi rồi không đúng thời điểm, tôi vẫn bắt buộc phải thực hiện điều này năm nay vì qua năm tới, về hưu, tôi sẽ không còn khả năng tài chánh, và có thể cả sức khoẻ để làm đuợc.   Vợ chồng tôi đã ghi tên đi theo tour cùng với một số nguời Pháp.

Điều gây ấn tuợng nhất đối với tôi qua chuyến đi này là phong cảnh hùng vĩ của nuớc Tàu và cái phồn vinh (giả tạo?) của các thành phố lớn, nhất là Shanghai, từ trên tháp cao hon 300m nhìn xuống không thua gì New York, với bạt ngàn toà nhà chọc trời, khi ngồi trên tàu thuởng ngoạn Shanghai by night ... đèn néon muôn màu chớp tắt... như đi bâteau mouche trên sông Seine.

Đại đa số xe hơi toàn các hiệu xịn, nhập từ nuớc ngoài cũng có, ráp tại nội địa cung có. Và di nhiên cảnh kẹt xe khủng khiếp, kẹt xe hơi chứ không phải kẹt xe gắn máy như bên VN mình. Đuờng xá thì rộng và sạch sẽ hơn cả bên Paris.

Đó là những điểm khen của tôi. Còn mặt trái thì sao?

Ngay từ khi đuợc nguời huớng dẫn đón đoàn chúng tôi tại sân bay Shanghai, một nguời đàn ông 51t, nói tiếng Pháp còn giỏi và lưu loát hơn rất nhiều nguời ngoại quốc sống lâu năm trên đất Pháp, trên xe bus, anh ta đã căn dặn chúng tôi những điều sau đây:

-        Luôn luôn phải  đề phòng bọn móc túi, móc bóp, phải cẩn thận nhất là passport. Túi đeo lưng phải đeo truớc ngực.

-        Khi đuợc mời mọc mua bất cứ thứ gì, cố gắng đừng trả lời vì một khi đã lỡ hỏi “How much?”  là chắc chắn sẽ bị đeo đuổi và bị phải mua cho bằng đuợc vì những nguời buôn bán có thái độ rất hung hãn, bám dai còn hơn điả.

-        Nếu muốn mua thì phải trả giá, mặc cả tối đa, vì tụi bán hàng sẽ nói giá trên trời (cụ thể : có một nguời trong đoàn muốn mua chiếc áo đầm xẩm, bảng giá ghi rõ ràng 1250 yuan, tuong đuong 140 euros. Rốt cuộc chiếc áo đuợc bán với giá 150 yuan tức 18 euros!). Đó vẫn còn là bị mua hớ rồi đó.
-         Khi qua đuờng phải hết sức cẩn thận, ngó phải ngó trái cho thật chắc chắn dù mình băng qua đuờng trên đuờng dành cho nguời đi bộ và đen thì xanh, vì bên này xe hoi không có uu tiên cho nguời đi bộ đâu.  (Truớc khi đi Tàu, tôi có xem đuợc một video về cảnh nguời đi bộ bên Tàu bị xe cán chết nhu ruoi khi băng qua đuờng hoặc đứng chờ đen xanh để băng qua, thấy "hãi" quá nên mỗi khi qua đuờng hồi hộp vô cùng. Quả thật, xe hoi cung nhu xé gắn máy, không xe nào chịu ngừng lại cho mình qua cả, phải liều mạng thôi!).




Chinese Shit House

-        Khi xử dụng nhà vệ sinh công cộng phải nhớ mang theo giấy chùi ….  Điều này, hãng du lịch ở Paris cung đa luu ý trên giấy trắng mực đen rồi. Quả thật, 90% nhà cầu bên Tàu đều không có giấy, chưa kể tới tình trạng vệ sinh nhiều nơi buớc vô là dội ra liền, hết muốn tè hay ị luôn! Tệ nhất là ngay cả những phòng vệ sinh ở các nơi quan trọng, thu hút rất đông du khách nhu các viện bảo tàng quốc gia, Quảng truờng Thiên An Môn, Cấm Thành, Vạn Lý Truờng Thành... và cả những nhà hàng sang trọng hạng 4 sao. Thậm chí tại một nhà hàng, có một nhân viên đứng cạnh nhà cầu với một cuộn giấy vệ sinh và phát cho mỗi nguời một đoạn giấy, vừa để chùi!!!!! Hết ý luôn. Đuợc hỏi tại sao đất nuớc anh hãnh diện là có nền kinh tế hàng đầu thế giới, qua mặt cả Mỹ và Nhật, vậy mà cung không có đủ giấy vệ sinh cho nguời xử dụng?  Nguời huớng dẫn nguợng ngùng giải thích là dân trí đa số nguời Tàu còn thấp, ích kỷ, không biết nghi tới nguời khác nên cứ để cuộn giấy nào là mất ngay.

Nói về dân trí tụi Tàu thì qua đó mới thấy rõ đuợc quả thật, họ còn quá lạc hậu. Vẫn còn vấn đề khạc nhổ ngoài đuờng và nơi công cộng.

Còn đi ngoài đuờng, nếu như ngay giữa thủ đô ánh sáng Paris, phải cẩn thận nếu không muốn đạp lên phân chó trên vỉa hè thì bên Tàu, phải thỉnh thoảng nhìn truớc mặt nếu không muốn đạp lên những cục đàm của tụi Chệt.

Ngoài ra còn thêm một đặc điểm nữa của tụi Tàu là họ nói rất lớn, ở bất cứ nơi nào. Ngay cả trong khi đang coi show, cell phone reo, một thằng Chệt lên tiếng Allo và cứ thế nói oang oang nhu thể trong rạp chỉ có một mình hắn.   Bao nhiêu khách ngoại quốc lên tiếng sụyt sụyt, hắn cứ tỉnh bo tiếp tục thao thao bất tuyệt gần cả phút truớc khi có bảo vệ vô yêu cầu hắn ra khỏi rạp để nói chuyện điện thoại.


Mini- Drum - Chinese - Click Image to Close
Chinese noisemaker

Huớng dẫn viên còn lưu ý đoàn chúng tôi một điểm nữa là đừng ngạc nghiên nếu nhu mình chào nguời Hoa mà không đuợc nguời ta đáp lại vì nguời Tàu không có thói quen chào hỏi những nguời lạ.
Trong thang máy, nếu mình nhìn lên trần, họ sẽ nhìn xuống duới đất và nguợc lại. Nhìn vào mắt nguời không quen biết là bất lịch sự!

Tại bàn ăn, nhân viên phục vụ luôn luôn rót ruợu bia hay nuớc uống cho đàn ông truớc, sau đó mới tới phụ nữ, vì vậy xin các madames đừng ngạc nghiên hoặc bất bình, và cũng xin các bà đừng bị tự ái khi nguời ta hỏi tuổi các bà, bên Tàu đó là chuyện thuờng.

Trong suốt hai tuần lễ bên Tàu, điều gây khó khăn trở ngại nhất cho đoàn chúng tôi là hàng rào ngôn ngữ: mặc dù huớng dẫn viên khoe khoang tuyên truyền là bên Tàu, các học sinh đuợc học ngoại ngữ ngay từ bậc Tiểu học, nhưng rất hiếm khi chúng tôi gặp đuợc một nguời nói đuợc chút tiếng Anh, ngay cả các nhân viên làm ở quầy tiếp tân là những nguời lẽ ra phải biết chút căn bản tiếng Anh truớc khi đuợc thâu nhận vào làm.

Không có nguời huớng dẫn bên cạnh là chúng tôi chới với. Trong nhà hàng, phòng ăn, muốn hỏi xin thêm đuờng hay sữa, hay muối tiêu là cả một vấn đề, mỏi tay vô cùng. Một bà đầm trong đoàn muốn hỏi sữa để uống café phải bắt truớc con bò "meuh meuh" và tự bóp vú mình như thể vắt sữa bò làm cả bàn cuời bò ra...

Một nguời khác, ăn bữa ăn xong, muốn uống trà, thấy bình trà đa nguội tanh, ngoắc cô hầu bàn lại, chỉ vào bình trà và nói "Too cold". Kết quả cô hầu bàn mang ra cho 2 lon coca vì tuởng là "two colas"!!! (vì tụi Tàu gọi Coca Cola là "Cola " .

Một  điều không tuởng khác nữa là một vài hotels bên Tàu đều khoá cái tủ lạnh mini bar trong phòng ngủ của khách. Muốn dùng gì, phải kêu reception cho nguời lên mở khoá! Tụi này thắc mắc thì hotel cho hay là khách dùng rồi bỏ đi mà không thanh toán tiền nuớc uống. Có hotel buộc khách phải đặt tiền thế chân 200 yuan (24 euros) nếu muốn xử dụng mini bar trong phòng.

Các huớng dẫn viên còn luu ý đoàn là phải cẩn thận khi thanh toán món hàng bằng một tờ giấy bạc lớn nhu 100 yuan vì có những con buôn lưu manh sẽ thối tiền giả hoặc tiền các nuớc khác không có giá trị, như tiền Liên Xô...

Các bữa ăn phục vụ cho đoàn chúng tôi mặc dù rất phong phú, tối thiểu 10 món, nhu+ng món nào cũng quá nhiều dầu mỡ, hai ba ngày đầu thì còn thấy lạ và ngon miệng nhưng về sau, cả đoàn đều ớn tới mang tai. Trong đoàn có 10 nguời thì hết 6 nguời, trong đó có tôi, bị tiêu chảy. May là ai cũng chuẩn bị, mang theo thuốc men đầy đủ.

Và sau cùng, điều thú vị tôi ghi nhận đuợc qua chuyến đi này là do nguời huớng dẫn sau cùng mang lại. Ông này 64t, phụ trách đi với chúng tôi 4 ngày sau cùng ở Bắc Kinh, nói tiếng Pháp cũng khá lưu loát.   Ba ngày đầu thì tỏ vẻ nghiêm nghị, cũng tuôn ra những lời tuyên truyền như bất cứ guide CS nào, nhưng qua ngày cuối thì mới thổ lộ ông ta là cựu đại tá Công An đã về hưu đuợc 2 năm sau 32 năm phục vụ, nhưng vẫn đuợc phép đi làm kiếm thêm chút tiền.

Ông ta tâm sự là vô đảng để đuợc huởng nhiều quyền lợi, nay thì không còn tin tuởng vào Đảng nữa vì tất cả các quan chức cao cấp đều quá tham nhung, giàu có hàng tỷ yuan.
Con gái Hồ Diệu Bang cũng như các cậu ấm, cô chiêu, con cái các đảng viên cao cấp, lợi dụng quyền uy của cha mẹ để kinh doanh, muợn vốn ngân hàng nhà nuớc rồi xù luôn, không ai dám làm gì cả.

Tôi nói, nếu đúng nhu vậy thì tình trạng này giống y hệt bên VN hiện nay. Ông ta nói “Bên Tàu còn tệ hơn bên VN của Ông”!
Con gái ông ta đuợc qua Bỉ du học và lấy một anh chồng Bỉ và ở lại luôn.

Tôi hỏi nếu đúng vậy, tại sao nguời dân không có phản ứng gì cả thì ông ta nói ngày nào quân đội còn nằm trong tay của Đảng CS thì không ai dám làm gì cả.  Các tuớng lãnh đều đuợc trả lương rất cao và đuợc huởng rất nhiều quyền lợi. Quân đội Tàu mạnh hơn bên Công An và cả 2 quyền lực chủ chốt này đều nói "Còn Đảng thì còn ta " tức phải tuyệt đối trung thành với Đảng.  (Đúng là cha nào, con nấy. Thày nào, trò nấy).

Khi tôi hỏi : liệu ngày nào đó nuớc của Anh có sẽ có đuợc Dân chủ không? thì ông ta trả lời: chắc chắn sẽ có nhưng cũng phải khoảng 20 năm nữa, trừ khi truớc đó có một cuộc cách mạng đẫm máu.

Thôi, tôi xin tạm ngung bản báo cáo của tôi vì quá buồn ngủ. Tôi bắt đầu ngồi gõ từ lúc 3 giờ sáng, giờ Paris (9AM bên Tàu).  Vì cách biệt giờ giấc, co thể chu+a trở lại bình thuờng nên đầu óc kém minh mẫn, viết lung tung, mong các bạn thông cảm.

Thân,
BT

Sunday, September 25, 2011

Bài Thơ Cho Hải Ðảo Hờn Căm


Nhà thơ Phạm Lê Phan, vào chiều 30 Tết Giáp Dần, đã sáng tác bài thơ mang tên “Bài Thơ Cho Hải Ðảo Hờn Căm” như một lời nhắn đối với hải đảo xa xôi. Lời nhắn này làm mềm lòng người nghe và vẫn còn âm hưởng cho tới bây giờ, nhiều năm sau ngày bài thơ được sáng tác
Trung tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10
Trung tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 đã tuẫn tiết theo tàu khi đụng độ với hải quân TQ
 
Lời biển gọi cuối năm
Hờn căm trừng mắt lửa
- Hỡi Hoàng Sa, hỡi Hoàng Sa ...
Mẹ đứng mũi Sơn Chà
Gửi hồn ra Ðông Hải
Ðảo nổi giận nên biển cuồn sống dậy
Ôi, đất nước ông cha: tay đứt lòng đau
Súng thét khơi xa, sao lửa đốt trong đầu
Lòng mẹ bời bời: ruột mềm máu chảy
Mắt mẹ trông vời, triền môi run rẩy:
- Hỡi Hoàng Sa, hỡi các cháu con ta?

Con cháu mẹ
Năm mươi đứa làm anh hùng của bể
Năm mươi con thành dũng sĩ Trường Sơn
Bốn ngàn năm mài nhọn mũi căm hờn
Phóng mắt hận, nghiến răng ghìm giặc Bắc.
Cờ Nương Tử phất bay hồn xâm lược
Gươm Mê Linh thét máu nhuộm đầu voi
"Trèo lên đỉnh núi mà coi
Dáng Bà quản tượng trăng soi ngời ngời".
Cửu Chân hề, Cửu Chân ơi!
Gót nhi nữ ra khơi
Ðạp tan luồng sóng dữ
Chém cá tràng kình, rạng danh liệt nữ
Dũng khí Nhụy Kiều gục mặt Bắc quân!

Ngậm mối thù truyền kiếp mấy ngàn năm
Con cháu mẹ từng nhọc nhằn u uất
Ðắm biển mò châu phơi rừng tìm ngọc
Nanh vuốt sài lang nào kể gái hay trai
Máu mỡ no nê muông thú một bầy
Loài đỉa Hán vốn cuồng say máu Việt
Nước độc rừng thiêng một đi là một chết
Vạn người đi, không một bóng ma về

Nhà thơ Phạm Lê Phan khi ấy ngồi ở Sài Gòn nhưng lòng như lửa đốt. Ông dẫn người đọc thơ ông tỏa ra muôn ngã để cùng đau nỗi đau mất nước. Từ Trường sơn cho đến Hoàng Sa. Từ cội nguồn Bạch Đằng đến An Lộc, Trị Thiên, tất cả làm thơ của Phạm Lê Phan như vắt ra thành máu. Kiêu hùng mà xót xa lạ lung.


 
Ðá Trường Sơn con khắc ngập câu thề:
"Ðòi nợ máu phải đổi răng, đổi mắt!"
Bạch Ðằng xưa nghẹn giòng muôn xác giặc
Dù Hán, dù Mông nước đỏ cũng hôi tanh
Tóc thú đuôi sam - gươm dáo Việt tung hoành.
Vó ngựa Lý, Lê từng phen đạp Tống
Ngọn dáo Ðinh, Trần vạch cõi Nam uy dũng,
Ðầu Mãn Thanh vờn kiếm lộng Quang Trung.
Trải an nguy son sắt vẫn một lòng
Mỗi tấc đất một chiến công oanh liệt
Mỗi tên người một anh hùng, nữ kiệt
Mỗi gốc cây muôn xác quỉ vùi sâu
Dòng Việt Nam chưa hề biết cúi đầu
Dù giặc Bắc bạo tàn hơn súc vật!

Chất trường ca trong bài thơ rõ nét nhất khi tác giả chuyển đổi các cung bậc làm nó trở thành một bài “Hành” thể loại có tác dụng tương đương tiếng trống ra trận và từ đó thăm thẳm vang vang trong lòng người đọc. Mang mang nỗi ngậm ngùi nhưng cũng không thiếu phần hùng tráng.

Hồn Nam Hải cuối năm
Lạnh căm căm hơi bấc
Bởi thương con mẹ lên đỉnh Sơn Trà
"Ôi Hoàng Sa, hỡi Hoàng Sa
Khôn thiêng nối gót mẹ cha mà về".
Hãy đứng thẳng mà đi
Hỡi đàn con từng khua sôi biển cả
Cất cao đầu uống lời thề sông Hóa
Hàm Tử, Vân Ðồn, Tây Kết, Chương Dương,
Vươn chiến công kim cổ Bạch Ðằng Giang
Xô cuồng vọng Bắc Kinh vào biển máu!
Xưa ông cha mình giết Liễu Thăng, Hoằng Tháo
Ðánh gục đầu Tôn Sĩ Nghị, Thoát Hoan.
Giờ bè lũ Mao lại xâm phạm biên quan
Xua hải tặc cuồng điên lên cướp đảo
Ôi Hoàng Sa, hỡi Hoàng Sa yêu dấu
Ðất đai ta một mảng cũng thịt xương
Tổ quốc ta một tấc cũng tim gan
Xương thịt đứt thì tim gan đau xót!
Hỡi đàn con của Cửu Long bất khuất
Ngạo nghễ trên vai hồn An Lộc, Tam Biên
Mang trong tim giòng máu thép Trị Thiên
Lời phạt Bắc thét run hồn biển cả.

Chiều cuối năm, một mối thù chưa trả
Xuân sắp về - trời bỗng nặng nề mưa ...

Trích RFA

Saturday, September 24, 2011

ÐƯỜNG VÒNG_Song Châu Diễm Ngọc Nhân


 

 
 
"Tại sao em yêu anh
Em vẫn thường tự hỏi
Tại sao em yêu anh
Trời ơi... không hiểu nổi ..."
 

Ðấy bốn câu thơ em luôn bối rối
Và đọc mỗi lần khi nghĩ về anh
Có phải tình yêu là một cuộc chạy vòng quanh
Mà trên đường vòng không nhận ra ngã rẽ
Ðể cuối cùng
Con đường vòng mà chính em hay số phận đời đã vẽ
Cho em và cuộc tình đầu
Em chạy hoài thấy bến nào đâu
Vì mốc khởi đầu cũng là mốc chót
 
Ta yêu nhau
Khi hương đời vừa ngọt
Em chạy hết đường vòng
Ðường vòng ... anh ơi, thành một số không
Khi nối điểm đầu - điểm cuối
Ðấy, kết quả của một đời yêu anh đắm đuối
Mà chẳng hiểu vì sao
Anh biết thế không và có khi nào
Nhớ đã chạy cùng em một đoạn
Ðoạn với anh có mặt trời chiếu sáng
Trăng lung linh hoa cỏ vẫy tay cười
Nhưng đoạn cuối cùng chỉ có một em thôi
Trời mưa bão, em thấy lòng thấm mệt
 
Thấy anh đứng bên trời
Thấy mùa Ðông chợt đến
Thấy bốn câu thơ em thường trực diện
Thấy đường vòng tròn một số không \...
 

Song Châu Diễm Ngọc Nhân

Dân Trung Hoa Sẽ Nổi Dậy Sớm Hơn Người Ta Dự Đoán

TS. LS. Luu Nguyen Dat
September 3, 2011


I. Bong Bóng Tín Dụng Sẵn Sàng Nổ Tung
Trong suốt thập niên qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh hiện tượng phát triển bằng cách giảm lãi suất và ghìm giá đồng nhân dân tệ một cách ức đoán. Hậu quả đưa tới hiệu suất quá mức, gây lạm phát và ứ đọng trong nhiều lãnh hạt kinh tế.
1. Về vật liệu xây cất
Trung Quốc đã sử dụng 65 phần trăm tổng số xi măng sản xuất tử 5 năm qua. Quốc gia này đã đúc hơn 200 triệu tấn sắt thặng dư, chưa tiêu thụ hết, phần nào vì chất lượng kém.
2. Xây Cất Địa Ốc
Hiện giờ, trên toàn lãnh thổ, Trung Quốc đã ứ đọng gần 4 tỷ thước vuông địa ốc đủ loại và hằng năm vẫn nhắm mắt xây cất thêm hơn 200 triệu thước vuông thặng dư, gây tình trạng hãi hùng của những thành phố ma, với những khu gia cư không dân ở; những trung tâm thương mại, chợ búa không có khách vãng lai; những đường xá không xe cộ, chuyên chở công cộng, mà đã bắt đầu hư hại, phế thải.
Ngoài ra, muốn có đất xây cất, các doanh nhân cường hào còn toa dập với chính quyền địa phương để trục xuất dân cư khỏi khu vực tân tạo, với một ngân khoản bù đắp tượng trưng, do đó gây căm phẫn nơi quần chúng trước cảnh đột phá nhà cửa họ cư ngụ từ nhiều năm qua.
3. Giá cả Địa Ốc:
Tại Trung Quốc, đảng cộng sản độc quyền đã tự cải biến thành tư bản đỏ thân tộc,[1] thao túng bè phái, thân thuộc trong mọi sinh hoạt làm ăn, lớn cũng như nhỏ. Do đó các công ty bè phái và cơ sở quốc doanh đã đổ xô đầu tư hay đầu cơ vào lãnh vực địa ốc. Chỉ sau vài năm, chính sách làm ăn này đã gây ra tình trạng ứ đọng bất thường như đã trình bày, với lý do chính là giá cả mua bán và cho thuê địa ốc qua cao, 40 lần hơn mãi lực và khả năng tiêu thụ của đa số người dân trong nước.
4. Ngân Hàng Đầu Tư
Ngân hàng đầu tư ở cấp địa phương lạm dụng tình trạng cho vay phóng túng với lãi suất thấp cố định của Chính phủ Trung Ương, nên đã thả lỏng theo hạ tầng cơ sở của hiện tượng tín dụng địa ốc bong bóng dây chuyền.
Vì tuyệt nhiên không tạo được mức độ tiêu thụ cần thiết trong lãnh vực mua bán địa ốc, nên đa số những món nợ xấu không khả năng trả lại vốn vay mượn đã tận dụng tới 98 phần trăm tổng số giá trị tài sản cầm cố [bank equity] của các ngân hàng địa ốc, gây tình trạng kiệt quệ cùng cực.
Trong khi đó, số nợ công của Trung Quốc đã lên tới khoảng 200 phần trăm [2] tổng lượng sản phẩm và dịch vụ toàn quốc (Gross Domestic Product -GDP), mà Trung Quốc hạ bớt xuống còn có 19.12% để giữ “sĩ diện quốc thể” và cũng để lừa dân, lừa thiên hạ.[3] Như vậy trên thực tế, Trung Quộc chỉ trình toàn cầu một hiện tượng phát triển giả định, kiểu đầu voi đuôi chuột … nhúng thuốc nổ.
5. Mua Bán Đất Giá Rẻ, Phá Hủy Nhà Cửa, Di tản cưỡng bách
Tất cả những hành vi tham nhũng, phá làng phá xóm để khởi công xây cất các khu tân tạo là những nguyên nhân chính yều gây bất mãn lớn nơi người dân bị nhà nước và tư bản đỏ ngược đãi, bóc lột, bị đẩy đi xa sinh sống, sau khi nhận một số tiền hoàn bù rất thấp so với giá thị trường về những bất động sản bị mất mát, cưỡng đoạt.
Những hành vi bất công trên còn có tính cách phạm pháp, khi các nhà kinh doanh dưới trướng chính quyền địa phương đã dùng mọi thủ đoạn doạ nạt, lừa đảo, lạm dụng quyền thế để trục xuất các sở hữu chủ. Do đó người dân không được luật pháp và công lý bảo vệ chỉ còn cách nổi loạn để giành lại quyền lợi xương máu của họ. Vấn nạn này không khác gì cảnh cướp đất, cướp ruộng, phá nhà, hà hiếp bóc lột dân oan tại Việt Nam – dưới cùng tai ách cộng sản mafia đỏ.
II. Chính Sách Ghìm Giá Đồng Nhân Dân Tệ
1. Chính phủ Trung Quốc muốn duy trì đồng nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thật của nó, từ 15 tới 40%, cốt để hỗ trợ xuất khẩu. Biện pháp này sẽ giúp các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc có mặt giá rẻ hơn, và nhờ đó, có lợi thế cạnh tranh tại thị trường toàn cầu.
2. Mánh khoé ghìm giá đồng nhân dân tệ dù có lợi về mặt xuất khẩu, nhưng vẫn gây một số hậu quả bất lợi:
  • Giá tiêu thụ trong nước tăng khi dân chúng và các cơ sở sản xuất phải mua những sản phẩm hay phụ tùng cần thiết nhập cảng từ ngoại quốc với ngoại tệ quá cao.
  • Vì đồng nhân dân tệ quá thấp, Chính phủ Trung Quốc phải tung thêm tiền để cập nhật với nhu cầu đầu tư và chi phí công cộng nên đã gây ra nạn lạm phát trầm trọng, khiến người dân dù kiếm ra tiền nhưng vẫn không đủ sức tiêu thụ một cách tương xứng.
  • Và với tỷ giá hối đoái quá chênh lệch, một đồng nhân dân tệ chỉ còn giá trị khoảng 60% trị giá trị thực sự của nó, vì chính phủ Trung Quốc đã giữ lấy 40% số tiền trao đổi, trao tay. Và khi quá chán ngán với đồng tiền “lèo lá” này, người dân sẽ nổi dậy để thực hiện một cuộc “cách mạng kinh tế” bằng cách lật đổ chính thể cộng sản sai quấy đã miệt mài lừa đảo họ.
3. Trong “chiến tranh tiền tệ”, mánh khoé ghìm giá đồng nhân dân tệ đã trực tiếp gây bất lợi cho ngành xuất khẩu của các nước khác, nên đang phát sinh tại và từ nơi đó một số hệ quả tiêu cực như sau:
  • Các quốc gia bị thiệt hại trong hệ thống mậu địch chênh lệch trên sẽ mất đà sản xuất và nền kinh tế của họ sẽ suy thoái, kiệt quệ.
  • Hậu quả gián tiếp là sản phẩm của Trung Quốc sẽ bị ứ đọng ở thương trường quốc tế, vì tại đó người dân không còn mãi lực để tiêu thụ như trước.
  • Hệ quả tối hậu là Trung Quốc chưa gây dựng nổi môi trường tiêu thụ khả quan trong nước, nếu còn gặp thêm khó khăn trên thị trường quốc tế thì ắt sẽ lâm cảnh bế tắc trầm trọng.
4. Ngoài ra, với hậu quả của mậu dịch bất chính, hàng hoá làm tại Trung Quốc [với cái nhãn hiệu “made in China” mỗi lúc mỗi gây bất mãn trong giới tiêu thụ] tự động tắc nghẽn trên thị trường quốc tế, phần lớn do chính chủ sách ăn xổi ở thì, dối trá, coi rẻ đạo đức sĩ nghiệp của nhà kinh doanh và chính quyền Trung Quốc.
Sản phẩm “made in China” đã bị trả lại mỗi lúc mỗi nhiều. Riêng hãng Mattel đã phải thu hồi hơn 18 triệu đồ chơi bị nhiễm độc, bất trắc, bất toàn. Rất nhiều hãng kinh doanh quốc tế đã lâm cảnh kiệt quệ vì sát cánh đầu tư với Trung quốc. Đến độ ngày nay một số nhà buôn Hoa Kỳ, Gia Na Đại đã tự động cho ghi cạnh nhãn hiệu sản phẩm dòng bảo đảm “China free” [hàng hoá “Phi Trung Quốc”] để chấn an khách hàng tiêu thụ. Mấy chữ “China free” chắc được dập theo thuật ngữ “drug free” – ngăn cấm, giải toả loại thuốc ma túy, độc dược nơi công cộng, trong xã hội tự trọng, lành mạnh. Thế giới đã bắt đầu “cai độc”, bợt nghiện hàng hoá rẻ tiền, ngụy tạo và nguy hại xuất cảng từ Trung Quốc vậy.
May thay cho nhân loại, nhưng cũng thêm khốn đốn cho nền kinh tế vọng ngoại của Trung Quốc vậy.
  • Song song với chiến tranh tiền tệ, còn có “chiến tranh chính trị” đòi hỏi chính quyền Hoa Kỳ bảo vệ nhân công địa phương và sản phẩm nội hoá. Do đó chế độ hay khuynh hướng bảo vệ công nghiệp trong nước [protectionism] của Hoa Kỳ và các quốc gia kỹ nghệ khác trên thế giới cũng tăng trưởng, một mặt cải tiến sản lượng quốc nội, mặt khác nâng cao tiêu chuẩn kiểm soát về mọi thủ tục nhập cảng hàng hoá Trung Quốc. Hậu quả gián tiếp là nền kinh tế vọng ngoại của Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nặng nề hơn thế nữa.
III. Chính Sách Nhân Công Rẻ
Hiện tượng phát triển kinh tế của Trung Quốc còn thêm nhiều tính cách giả tạo, vừa bất cách, vừa bất chính:
1. Trước hết, mẫu mực sản xuất của Trung Quốc nằm trên nền tảng trục lợi nhân công rẻ, thiếu kiến thức và khả năng chuyên môn, nên giá trị sản phẩm thấp và khi xuất khẩu chỉ đem lại lợi suất hạn hẹp.
2. Kế tiếp, mẫu mực sản xuất này chỉ hữu hiệu khi dân chúng các nước Âu Mỹ và Châu Á gia tăng hay tiếp tục tiêu thụ hàng hoá nhập cảng. Thị trường hỗn hợp này có khuynh hướng giảm sút hoặc vì dân tiêu thụ thiếu mãi lực, hoặc sản phẩm xuất khẩu thiếu tiêu chuẩn khả chấp.
3. Sau đó, mẫu mực lệ thuộc nhân công rẻ có khuynh hướng thu hẹp từ lượng tới phẩm. Nhân công già có tay nghề dần dà về hưu, giải nghệ, trong khi lớp nhân công trẻ chưa kịp thuận nghề hay lại di chuyển tới khu thành thị để kiếm sống cách khác, đòi hỏi thêm lương lậu, an sinh xã hội, quyền lợi nghiệp đoàn. Do đó, mẫu mực nhân công rẻ chỉ còn là một huyền thoại bong bóng, lỗi thời.
4. Cuối cùng, với tình trạng ngược đãi nhân công, [4] với hơn một tỷ người sống với mức lợi tức gia đình hằng năm dưới 2,000 Mỹ Kim và 6 trăm triệu người dân chỉ thu nhập hằng năm dưới 1,000 Mỹ Kim, thì mẫu mực nhân công rẻ là thảm cảnh bất cách và bất chính đẩy xã hội túng thiếu đó tới bề sa sút tận cùng để từ đó sẵn sàng nổi dậy lật đổ chế độ đảng phiệt cộng sản độc quyền thao túng, trục lợi, tham nhũng, bất nhân. Đảng cộng sản đã trở thành nguyên nhân của tội ác, của mọi bất công xã hội, cái gốc thối nát của bệnh hoạn và tai ương đang hủy hoại cơ thể và sức sống của dân tộc Trung Hoa.
Muốn sinh tồn, toàn dân Trung Hoa phải gạt bỏ tội ác và căn bệnh cộng sản vậy. Đó là suy nghĩ và lập trường của giới lao động, trí thức, của đa số dân chúng trong nước. Của biết bao trăm triệu đảng viên thi nhau bỏ đảng cộng sản tới giờ.[5]
IV. Phong Trào Khởi Nghĩa Đòi Dân Chủ
Trước làn sóng dân chủ đang lan tràn trong khối Ả rập, những người bất đồng chính kiến trong thời hậu Thiên An Môn đã dọn đường cho các cuộc biểu tình chống chính quyền gần đây. Trong số trí thức trẻ tranh đấu đòi dân chủ có Luật sư Cao Trí Thịnh đã từng giúp người dân chống sự lạm quyền của quan chức địa phương và đàn áp tôn giáo. Hiện tại, ông đang bị chính quyền Trung Quốc giam cầm, tra tấn, mọi tin tức liên quan đến ông đều bị bưng bít. Phản ánh sự kiện này, tuần báo Le Nouvel Observateur có bài viết: “Luật sư can đảm của Trung Quốc”.[6]
Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đả kích thành tích nhân quyền “đáng kinh tởm” của Trung Quốc hành động đàn áp của Trung Quốc hiện nay là “hành động vô bổ của một kẻ ngu xuẩn”. Những phát biểu của nữ ngoại trưởng Hoa Kỳ đã được các nhân vật tranh đấu dân chủ Trung Quốc tỏ ý hoan nghênh, nhưng họ cũng nói rằng tiến trình dân chủ Trung Quốc sẽ tùy thuộc rất nhiều vào nỗ lực tranh đấu của chính người dân nước họ.[7]
V. Phong Trào Nổi Dậy Của Các Dân Tộc Thiểu Số
1. Biểu tình ở Tây Tạng
Tây Tạng bị sát nhập vào Trung Quốc kể từ năm 1951. Trong các thập niên 1960 đến thập niên 1980, đã có vào khoảng hơn một triệu người Tây Tạng bị đưa vào các trại cải tạo. Hiện giờ có sự hiện diện của khoảng 8 triệu dân và một chính quyền Tây Tạng lưu vong trên thế giới tự do.
Gần đây gần 10 ngàn học sinh, sinh viên người Tây Tạng ở Đồng Nhân, tỉnh Thanh Hải, đã biểu tình phản đối chính quyền Trung Quốc vì họ cho là ngôn ngữ và văn hóa của người Tây Tạng bị đe dọa khi nền giáo dục Trung Quốc buộc họ dùng sách giáo khoa và nghe bài giảng bằng tiếng Quan thoại.[8]
Lobsang Sangay, vị tân Thủ tướng Chính phủ lưu vong của người Tây Tạng tại Ấn Độ [9] đã tuyên bố ủng hộ người dân Tây Tạng trong nước đứng lên chống lại sự thống trị của Trung Quốc trên vùng đất của họ.
Theo Lobsang Sangay, người dân Tây Tạng nổi dậy là vì quyền tự do ngôn luận của người dân thiểu số không được thừa nhận và 60 năm đã qua mà đất nước họ vẫn bị đô hộ trong cảnh điêu linh, cùng cực, trong khi công nhân Trung Quốc đến nước họ khai thác và lấy đi các kim loại trị giá hàng tỷ đô la.
2. Biểu tình chống chính quyền Tại Tân Cương
Trong năm 2009, tại Tân Cương đã xây ra nhiều cuộc đụng độ giữa người Duy Ngô Nhĩ [Uighur, gốc Thổ theo đạo Hồi, một số theo đạo Phật] và người Hán, làm hơn 150 người chết. Sau đó vài ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị bắt và giải toà. Những cuộc đụng độ đẫm máu giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán đã xẩy ra vì tranh chấp quyền lợi, kỳ thị sắc tôc.[10]
3. Nội Mông rơi vào bạo loạn
Cuộc nổi dậy bắt đầu phát khởi khi những người chăn nuôi gia súc gốc Mông Cổ tổ chức biểu tình phản đối chính quyền địa phương cho khai thác than và đất hiếm bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường tác hại cho ngành chăn nuôi của người Mông Cổ. Các đoàn xe vận tải chuyên chở quặng làm phá hỏng môi trường chăn thả gia súc của người Nội Mông. Sau khi người khởi xướng phong trào bị xe tải cán chết, nhiều người chăn nuôi biểu tình, kêu gọi bảo vệ đất đai và quyền sống của người Mông cổ.
Chính quyền Trung Quốc lo ngại, tìm cách phong tỏa khu vực Nội Mông để cố dẹp tắt bạo loạn. Số đông sinh viên học sinh Mông Cổ bị tịch thu điện thoại di động, internet của họ bị cắt.
Theo Báo Le Figaro, sự phẫn nộ của cộng đồng Nội Mông và người Tây Tạng xuất phát từ mối lo ngại mất bản sắc và văn hóa dân tộc, cũng như mất môi trường sinh sống trước nỗ lực khai thác và tận dụng thổ sản và mỏ quặng bởi Hán tộc.[11]
TẠM KẾT
Ngay trong hiện tượng phát triển giả tạo tại Trung Quốc, đầu năm 2011, Vụ Thông Tin của chính phủ Bắc Kinh đã ra lệnh cấm các mạng lưới không được phép phổ biến tin “94% dân Trung Hoa không cao hứng vì tài sản được tập trung vào nhóm người ngồi ở trên cùng của xã hội.” Bản tin trên là do một cuộc nghiên cứu dư luận của Gallup, cho biết 82% dân Ðan Mạch nói họ thấy hạnh phúc, đứng hàng đầu, trong khi chỉ có 6% dân Trung Hoa nghĩ họ có hạnh phúc, khiến Trung Quốc đứng hàng thứ 125 trên toàn cầu.[12]
Thật vậy, sự thịnh vượng giả tạo chỉ nằm trong tầm tay nhóm tư bản đỏ thân tộc [plutocratic capitalism], khi khoảng 585,000 “đại gia” có khả năng vơ vét và chuyển ngân khỏi Trung Quốc hơn 2,180 tỷ đô la Mỹ trong vòng vài năm gần đây, ngang với 2 phần 3 tổng số dự trữ ngoại tệ của Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc. Sự thịnh vượng đó không cánh mà bay ra khỏi Trung Quốc, như mùa màng gặt hái lại đổ vào kho nhà hàng xóm, con cái trong nhà vẫn vô sản, vẫn đói meo.
Như vậy, số dân còn lại, non 1 tỷ 300 triệu người trên toàn quốc [13] đều bất hạnh, bất mãn vì
[a] về mặt kinh tế: họ tùng thiếu, vô sản, chịu đựng đời sống đắt đỏ vì nạn lạm phát dây chuyền;
[b] về mặt xã hội: họ vô gia cư, mất nhà mất đất, cưỡng bách di dân, lệ thuộc quản lý hộ khẩu;
[c] về diện đầu tư nhân sự: họ là thứ lao động rẻ rúng, mạt kiếp, bị ngược đãi, hà hiếp tập thể;
[d] về mặt chính trị, tư tưởng: ngoài lề bè phái chính quyền đảng phiệt, mọi công dân là vật thí thân, là công cụ phát triển đảng cộng sản tiểu nhân đắc chí, và nếu bất tuân, bất đồng chính kiến, lập tức bị liệt kê là phản động, phản loạn, phản quốc, tức tù đầy mọt gông;
[e] về mặt dân tộc chủ nghĩa, ngoài “Hán tộc” họ là chủng tộc bị đô hộ, là loại thứ dân đệ nhị, đệ tam cấp, sẵn sàng bị bóc lột, kỳ thị, mất văn hoá cổ truyền, bị tướt đoạt quyền nghĩ, quyền nói, quyền sống, dù ngoài lề xã hội đỏ.
Trong một cộng đồng “tạp chủng năm sao”,[14] nhưng thấp kém, thiệt thòi, lép vế, bó buộc-kìm hãm như vậy, lẽ sống còn lại là hy vọng bùng nổ để thoát khỏi áp bức, thoát khỏi bất hạnh, thoát khỏi tai ương. Thoát khỏi địa ngục đỏ.
Đối với 94% dân Trung Hoa tạp chủng kia, tiến hoá, cải thiện đời sống chỉ là những hứa hẹn giả dối, gian lận. Không còn thời gian để xét lại. Cơ hội sinh tồn độc nhất của 94% dân Trung Hoa khốn đốn là ở ngay quyết định tổng nổi dậy lật đổ chế độ cổng sản độc tài, tham nhũng, bất lực, thất đức.
Dân Trung Hoa Sẽ Nổi Dậy Sớm Hơn Người Ta Dự Đoán. Và Dân Việt sẽ noi theo. Mong chưa muộn. Chưa tàn lực.
TS.LS. LƯU NGUYỄN ĐẠT
GHI CHÚ:
[1] chuyển ngữ từ “plutocratic capitalism”: CSTQ là thứ tư bản đỏ thân tộc, thao túng bè phái, thân thuộc trong mọi sinh hoạt đầu tư và đầu cơ cốt gây vốn làm giầu cho bè đảng.
[2] Trung Quốc chỉ công bố số nợ công là 19.12% GDP, bằng một phần mười [10%] số nợ thực sự là gần 200% GDP. Như vậy, trên thực tế, Trung Quốc nợ gấp đôi Hoa Kỳ [96% GDP-2011] và gần bằng Nhật Bản [225% GDP-2010]. Xem bản so sánh dưới đây:
Rank
Country
% of GDP
(CIA and Eurostat)
Date
Date
Continent
1
225.8
2010 est.
225.8
2010
Asia
37
58.9
2010 est.
92.7
2010
North America
111
17.5
2010 est.
19.1
2010
Asia
[3] Gross domestic product (GDP) refers to the market value of all final goods and services produced in a country in a given period.
[4] Ngô Nhân Dụng, “Người Trung Quốc bất mãn”, www.vietthuc.org, July 2, 2011. Nguồn: Gordon Chang, The Coming Collapse of China.
[5] Matthew Robertson, “The Tuidang Movement: 100 Million Chinese Hearts Changed – Movement to renounce the Chinese Communist Party reaches major milestone”, www.vietthuc.org. August 27, 2011
[6] “Trung Quốc đàn áp người biểu tình đòi dân chủ” & ”Trung Quốc và Cách Mạng Hoa Nhài”, VOA, Feb 2, 2011; “Chân dung luật sư Cao Trí Thịnh, bảo vệ người dân, không sợ cường quyền”, RFI, Jan 25, 2011.
[7] “Ngoại trưởng Mỹ đả kích TQ với lời lẽ cứng rắn một cách bất thường”, VOA, May 15, 2011; “Hillary Clinton Says Chinese Government Is Doomed,”John Ellis; “Hillary Clinton: Chinese System Is Doomed, Leaders on a ‘Fool’s Errand’”, Jeffrey Goldberg.
[8] “Biểu tình ở Tây Tạng phản đối giáo dục Hán”, BBC, Oct. 20, 2011.
[9] “Ách đô hộ của Bắc Kinh ở Tây Tạng là điều không chấp nhận được”, Lobsang Sangay, Phan Thành Đạt dịch theo Le Monde 17.8.2011
[10] RFI, “Tại Tân Cương, đến lượt người Hán biểu tình chống chính quyền”, 4/9/2009
[11] RFI, “Dân chúng Nội Mông biểu tình chống chính quyền Trung Quốc”. Thêm, Figaro, Reuters.
[12] “94% dân Trung Hoa không cao hứng…” — Ngô Nhân Dụng, “Người Trung Quốc bất mãn”, www.vietthuc.org, July 2, 2011. Nguồn: Gordon Chang, The Coming Collapse of China. Đọc thêm: “Nhân quyền tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
[13] Trung Quốc gồm 22 Tỉnh
Tỉnh
Tên tiếng Trung
Tỉnh
Tên tiếng Trung
Tỉnh
Tên tiếng Trung
Tỉnh
Tên tiếng Trung
Tỉnh
Tên tiếng Trung
(安徽)
()
(龙江)
(福建)
(山西)
()
(河北)
(湖北)
(广)
(青海)
(吉林)
(河南)
(湖南)
(贵州)
(陕西)
(江西)

(辽宁)
()
(四川)
Triết Giang
(浙江)
(云南)






Khu tự trị (5)
Ninh Hạ (宁夏), khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ (宁夏回族自治区)
Nội Mông Cổ (内蒙古), khu tự trị Nội Mông Cổ (内蒙古自治区)
Quảng Tây (广西), khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (广西壮族自治区)
Tân Cương (新疆), khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (新疆维吾尔族自治区)
Tây Tạng (西藏), khu tự trị Tây Tạng (西藏自治区)
Thành phố trực thuộc trung ương (4)
Bắc Kinh (北京)
Thiên Tân (天津)
Thượng Hải (上海)
Trùng Khánh (重庆)
[14] Phải chăng lá cờ của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa là mảnh vải máu với 5 sao tượng trưng cho 5 sắc tộc chính ơ Trung quốc — ngôi sao lớn nhất: Hán tộc; và 4 ngôi sao nhỏ: Mãn , Hồi , Mông , Tạng (Tây Tạng).
__._,_.___

Di sản cự̣u Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu


Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (trái) trao đổi với Tổng thống Hoa Kỳ Johnson.

Cựu bí thư Hoàng Đức Nhã nói về di sản của của cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Văn Thiệu và "bi kịch" mất Hoàng Sa.
Trả lời Quốc Phương của BBC Việt ngữ nhân 10 năm ngày mất của ông Thiệu 29/9/2001, ông Nhã nói:
"Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người ái quốc, có đường lối lãnh đạo quốc gia rất rõ ràng theo quy định của Hiến pháp mà không phải là người bất chấp Hiến pháp,"
Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nói qua điện thoại từ Hoa Kỳ:

"Cho đến hơi thở cuối cùng, dù không còn làm Tổng thống nữa, ông vẫn muốn tập thể Việt Nam ở hải ngoại hậu thuẫn giúp cho đồng bào ở trong nước vấn sống trong một chế độ không được dân chủ ở Việt Nam hiện nay,"
Ông Nhã cũng thuật lại phản ứng và cho biết quan điểm của ông Thiệu trong lúc xảy ra sự kiện Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Ông Nhã khẳng định ông Thiệu đã ngay lập tức chỉ đạo chính quyền, ngoại giao và quân đội Việt Nam Cộng hòa phản đối hành động "xâm lăng" khi hạm đội của Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa.
Trong một công bố với tư cách của người làm chứng, ông Hoàng Đức Nhã thuật lại, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Thiệu, ông đã "gọi điện cho đại sứ Hoa Kỳ" và chất vấn vì sao Hoa Kỳ "không thông báo" cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa:
"Sao Hoa Kỳ thấy như vậy với bao nhiêu phương tiện quan sát điện tử, thấy sự di chuyển của hạm đội Trung Quốc lại không cho phía Việt Nam Cộng hòa biết."
Ông Nhã cho biết ông và Tổng thống Thiệu đã "không tin" khi nghe đại sứ Hoa Kỳ lúc đó, ông Graham Martin nói rằng phía Hoa Kỳ "không thể thấy được".
Ông Hoàng Đức Nhã nói ông đã chất vấn Đại sứ Martin rằng chuyện một hạm đội di chuyển mà người Mỹ "không thấy" thì quả là khó tin.
Toàn văn cuộc phỏng vấn về di sản của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nhiều câu hỏi chưa có giải đáp sẽ được BBC Việt ngữ đăng vào tuần tới.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2011/09/110923_president_thieu_legacy_new.shtml

Friday, September 23, 2011

'VN cần công bằng trong hòa giải'

Thượng Nghị sỹ Jim Webb

Ông Webb phản đối việc phân biệt đối xử giữa lính 'Việt Cộng' và Việt Nam Cộng hòa

Thượng Nghị sỹ Jim Webb yêu cầu ngưng chương trình trợ giúp Việt Nam tìm lính mất tích vì Hà Nội không tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng hòa.
Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua ngân sách một triệu đô la để giúp Việt Nam tìm lính mất tích trong Cuộc chiến Việt Nam trong năm tài khóa 2010.
Ông Webb nói Thượng Viện Hoa Kỳ yêu cầu sử dụng ngân quỹ này "cho mục đích tìm kiếm và xác định quân nhân Việt Nam mất tích từ cả hai phía của cuộc xung đột".
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID - hiện đang thực hiện chương trình này.
Trong thông báo ra ngày 22/9, ông Web nói:
"Tôi đã đề nghị USAID ngưng chương trình này cho tới khi họ có thể bảo đảm rằng viện trợ sẽ được dùng để xác định danh tính của những người lính đã nằm xuống của tất cả các bên.
"Điều quan trọng cần thấy là trong Biên bản Ghi nhớ ký với Chính phủ Việt Nam về chương trình đã nhắc tới chuyện này khi nói tới chuyện "tìm kiếm và xác định danh tính những người lính Việt Nam mất tích trong chiến tranh.
"Việc thực hiện chương trình phải thể hiện sự tôn trọng như nhau đối với tất cả những người đã phục vụ trong quân ngũ và chết trong chiến tranh cũng như mang lại sự an ủi cho những người đã mất người thân yêu trong cuộc chiến lịch sử và thảm khốc.
"Chương trình hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm tìm kiếm hài cốt của những người lính Việt Nam có thể là cơ hội quý báu để thúc đẩy mục tiêu hòa giải - nhưng chỉ khi nó được thực hiện với sự tôn trọng đúng mực cho tất cả những người đã chiến đấu chứ không phải chỉ đối với một bên này, hay bên kia."
Tin mới nhất cho hay Thượng Nghị sỹ Patrick Leahy cũng lên tiếng ủng hộ ông Jim Webb trong nỗ lực nhắc đến các quân nhân Nam Việt Nam.
"Đây là điều quan trọng trong tinh thần hòa giải và đối với quan niệm trung thành và tôn trọng của người Mỹ rằng chúng ta không bao giờ quên những người đã ở bên chúng ta, ngay cả khi chúng ta bước vào tương lai và hợp tác với những người từng chiến đấu chống lại chúng ta."
Thượng Nghị sỹ Jim Webb
'Hoang tàn và đổ nát'
Thượng Nghị sỹ Webb nói ông được biết rằng các thảo luận giữa USAID và Chính phủ Việt Nam cho thấy binh lính của Việt Nam Cộng hòa không nằm trong số quân nhân mà Việt Nam coi là đang bị mất tích và như vậy không thuộc dự án đang được Hoa Kỳ giúp đỡ.
Văn phòng của ông Webb cho biết Chính phủ Việt Nam nói họ muốn xác định danh tính của 350.000 lính Bắc Việt, những người đang được chôn tại những nghĩa trang chính quyền xây lên và con số ước tính 300.000 lính còn chưa tìm thấy xác.
Thông báo của vị Thượng Nghị sỹ cũng nói một con số không xác định các tử sỹ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chưa được xác định danh tính trong khi Nghĩa trang Bình An (trước đây là Biên Hòa) đang "trong tình trạng cực kỳ bỏ hoang và đổ nát".
Nghĩa trang Biên Hòa
Ông Webb nói Nghĩa trang Biên Hòa, nay là Bình An, đang ở trong tình trạng "cực kỳ hoang tàn và đổ nát"
Ông Webb cũng nhắc lại chuyện ông sẽ cố gắng để "khôi phục khu đất thiêng liêng" của nghĩa trang Biên Hòa "để bày tỏ sự tôn trọng những người lính đã ngã xuống trong chiến tranh.
Ông Jim Webb, người có vợ là bà Hong Le Webb, người miền Nam Việt Nam, nói: "Đây là điều quan trọng trong tinh thần hòa giải và đối với quan niệm trung thành và tôn trọng của người Mỹ rằng chúng ta không bao giờ quên những người đã ở bên chúng ta, ngay cả khi chúng ta bước vào tương lai và hợp tác với những người từng chiến đấu chống lại chúng ta."
Các chuyên gia nói Bấm Nghĩa trang Biên Hòa là "sáng kiến của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" và hoàn thành năm 1966.
Hồi năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có Bấm quyết định chuyển 58 ha khu đất nghĩa địa Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, khi đó do Bộ Quốc phòng quản lý, sang sử dụng vào mục đích dân sự.
Đông đảo độc giả BBC khi đó đã có Bấm bình luận về quyết định này.
Những người tới thăm nghĩa trang gần đây nói các công trình xây dựng và nhà máy hiện bao quanh khu vực nghĩa trang.

Trích BBC

LỜI NÓI THẬT CỦA BÁC SĨ -Tác giả: Dr Hồ Hải /Dr Trinh Kim

Khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghi...