Tuesday, April 27, 2021

Con trai nhỏ gào khóc, ‘giữ chân’ bố ở nhà vì dự cảm chuyện chẳng lành t...

Chuyện Một Tô phở ngày 30 tháng Tư - Mai Xuân Vỹ

Ngày 30 tháng tư. Cả nước nghỉ mừng ngày thống nhất. Tôi thấy những tấm ‘paneaux’ lớn người ta dựng trên nóc các building ở bùng binh ngã sáu Phù Đổng đối diện Starbucks. Một tấm “nổi bật” đập hẳn vào mắt tôi cái cảnh chiếc xe tăng Trung Cộng húc đổ cánh trái cửa cổng dinh Độc Lập. Hẳn là đâu đó ở trên khắp dải đất này, người ta đang đọc diễn văn chúc tụng ngày và “những người có công thống nhất đất nước”. Và cũng chắc chắn là bên kia bờ Thái Bình Dương, số người Việt lưu vong đang khóc ngày Quốc Hận. Đất nước tôi vẫn là hai nửa đối kháng kể từ hiệp định Genève năm 1954. Chỉ khác là bây giờ biên giới không còn là vĩ tuyến 17.

Monday, April 26, 2021

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương  25/1/2021 tại San Diego

 

Hội Đền Hùng cùng phối hợp với Cộng Đồng Viện Nam San Diego, Hội Hải Quân/Hàng Hải San Diego, Đài Radio TNT, Ban Hùng Sử Việt và các thân hữu nối tiếp truyền thống hàng năm, dù rơi vào mùa dịch cúm tầu đã tổ chức long trọng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương để nhớ công ơn các vua Hùng đã có công dựng nước, một giải sơn hà gấm vóc trải dài bên bờ biển Đông.

Hãy Về Với Nhau.

Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Seattle, Washington State.

 

Thursday, April 22, 2021

Một loại vaccine được mệnh danh là tốt nhất thế giới sắp được tung ra


Sự ồn ào của thế giới trong mùa dịch đã đẩy CureVac vào một góc yên lặng của riêng họ. Dù CureVac là vaccine có thành công đầu tiên trên thế giới trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, cho đến bây giờ nó vẫn chưa có mặt ở thị trường. Ban giám đốc CureVac vẫn kiên quyết không để các áp lực chính trị và thời gian tác động đến sản phẩm của họ.

Liaoning stalked by USS Mustin in SCS| 3 reasons due to which USS Mustin...

Wednesday, April 21, 2021

🔴21/04: Tin Cập Nhật : Phát Hiện vaccine Pfizer Bị Làm Giả Ngoài Nước Mỹ

‘New York Times’ trở thành ‘Thời báo Hoàn cầu’ phiên bản Mỹ

 


Trụ sở tòa soạn New York Times (ảnh: Shutterstock).

Tác giả, nhà làm phim và người dẫn chương trình phát thanh Dinesh D’Souza đã có bài bình luận trên Epochtimes về sự đảo ngược quan điểm đột ngột của tờ New York Times với vấn đề an ninh bầu cử.

Tuesday, April 20, 2021

Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Biden bất ngờ bị Mike Pompeo NẮN GÂN khi dám ...

Sứ Mạng Kinh Kha: Người Nhái Lê Văn Kinh.

Người Nhái Lê Văn Kinh
Hai mươi năm trong nhà tù cộng sản Bắc Việt

Anh Lê Văn Kinh lớn hơn tôi 3 tuổi, là bạn học cùng lớp với tôi ở trường Trung Học Đồng Nai, Sàigòn trong những năm 1951 đến năm 1955. Anh Lê Văn Kinh sanh ngày 15 tháng 2 năm 1935 tại Sa Đéc, Nam Việt Nam trong một gia đình có 9 người con gồm: 3 gái và 6 trai. Sau hai chị, anh Kinh là người con trai lớn nhứt trong gia đình.

Sunday, April 18, 2021

Hồi ký 46 MÙA BLUEBONNETS - ĐIỆP MỸ LINH

Vào khoảng tháng Tư, dọc theo xa lộ của tiểu bang Texas, hoa Bluebonnet nở rộ, màu xanh thẫm, pha một tý tim tím. Nhìn từ xa lộ, sẽ không thể thấy những viền trắng ly ty trên đài hoa mà chỉ thấy toàn màu xanh tím, trông đẹp và buồn. Màu Bluebonnet buồn hiu hắt này gợi trong tôi hình ảnh những rừng sim tím xa tít tắp nơi giãi đất hình chữ “S” thân thương mà lúc nào hồn tôi cũng quyến luyến!

Boat People, thảm kịch trên biển cả - Từ Thức



Ile de Lumière, Chiếc tàu đã cứu hàng chục ngàn Thuyền Nhân Việt Nam

Hai biến cố lịch sử trong thế kỷ 20 đã làm thế giới thức tỉnh, vỡ mộng về thiên đường Cộng Sản: bức tường Bá Linh và boat people.

Tin Biển Đông 18/4: Liêu Ninh đứng im 1 ngày trên Biển Đông, chuyên gia ...

Saturday, April 17, 2021

Cuộc sống ít ai ngờ của cặp vợ chồng tỷ phú làm nên vắc xin Covid-19


Tiến Sĩ Ozlem Tureci và Tiến Sĩ Ugur Sahin đáng được gọi là cặp vợ chồng siêu nhiên do Thượng Đế sắp xếp để giúp nhân loại. Cuộc sống đạm bạc, thanh cao và kết quả việc làm trong suốt cuộc đời của họ sẽ là tấm gương sáng cho thế giới.

Friday, April 16, 2021

‘Giấc mơ Mỹ’ còn hay mất? của Quốc Nam (Trường Sa 611)



VƯỜN THƠ CỦA LÍNH
Trích trong bài ‘Người thủy thủ gìa và tháng Tư Đen’ của Quốc Nam (Trường Sa 611)
Nhớ lại năm xưa khi còn mặc áo nhà binh, lão đần độn không quan tâm gì đến chính trị. Lão như kẻ mù lòa trước thời cuộc. Cái kết của sự vô tri đó, lão phải trả cái gía qúa đắt, lão đi tù cộng sản 7 năm. Bảy năm vợ xa chồng, 7 năm con xa cha là một tổn thương lớn đối con trẻ. Sau khi ra tù lão đưa gia đình vượt biên.

Câu chuyện về một bác sĩ quân y VNCH được quân Bắc Việt ngưỡng mộ

 

Dịch giả LÊ TỊNH XUÂN

Chuyện kỳ lạ xảy ra trong một trại tù cải tạo các cựu quân nhân VNCH, sau 1975, là nhiều lính Bắc Việt đã cùng nhau đồng loạt ký thỉnh nguyện thư, yêu cầu các cấp có thẩm quyền cho một người tù cải tạo VNCH được ra khỏi tù.

VIẾT CHO TUỔI 30: KẺ NỘI THÙ –Nguyễn Tường Tuấn

Mùa hạ đã đến, ở đây không có tiếng ve sầu ca hát nỉ non như quê hương Sài Gòn thuở nào! Nhưng cây đã xanh lá, hoa đào đang hé nở dưới những vạt nắng nhẹ nhàng, mong manh như giải lụa. Cái lạnh của miền Tây Bắc Hoa Kỳ vẫn còn lưu luyến, như muốn giữ lại chút mảnh áo ấm mùa đông. Tôi yêu cái nắng chưa thật sự ấm, nhưng lành lạnh này. Buồn thay, tại Minneapolis, Tiểu bang Minnesota, lửa đã bốc cháy trên đường phố, cửa hàng. Nhân danh chủng tộc, thành phố mang không khí chiến tranh. Không lẽ một “Mùa hè yêu thương” kiểu Seattle, thay vì “bình an” lại trở về?

Nếu một ngày không có em ! ( tên một bản nhạc cũ ) - Quanbac Nguyen


Cụ Hùng Cường , ngày trước lúc còn sinh thời , thường hay hát bản này mà tớ chả biết tên tác giả , chỉ nhớ nhất cái câu mà cụ ấy hay gân cổ lên như thế này : ...nếu một ngày không có em thì…..niềm cô đơn dài như ...năm tháng ………!

Thursday, April 15, 2021

Người thủy thủ gìa và tháng Tư Đen - Quốc Nam -Trường Sa 611



Phần 1: Tháng Tư Đen

Cứ mỗi độ Xuân về, lão nhớ về những ngày của tháng 4 năm 1975…
30/4/1975! Ngày đánh dấu thảm họa cộng sản đến trên quê hương của lão; Đó là Ngày Quốc Hận, ngày bất hạnh của miền Nam rơi vào tay giặc phương Bắc, cũng là ngày đại tang của dân tộc!

Tuesday, April 13, 2021

Tác giả: Nguyên Nhung Nồi Canh Riêu Cá



Cứ ra Tết độ mùng bảy là cụ Chánh lại làm một nồi canh riêu cá. Lúc ấy trời đã sang xuân, nắng dịu, gió thổi hiu hiu, những món rau tươi cũng rất sẵn sàng cho nồi canh riêu cá được đậm đà, mát mẻ. Mọi người sau những ngày Tết ăn nhiều thứ nóng nảy, nặng bụng, đều cảm thấy khoan khoái, dễ chịu với nồi canh riêu cá, một món ăn dân dã, ngon miệng trên những mâm cơm của gia đình miền Bắc.

Một ngày không có Mễ - Nhã Duy

HoangsaParacels:  Dù sao mặc lòng, dân tộc Việt không thể di dân qua Lưỡng Quảng, China bất hợp pháp như dân Mễ tuồn vào Mỹ. Dù rằng hai châu này thuộc lãnh thổ VN cũ. Ranh giới đã vạch bằng các hiệp nghị, hợp đồng mua bán, sự chiếm đóng, nhượng đất, không thể đảo ngược. Dân Pháp không thể di dân lậu qua Louisana, Mississippi, Missouri, Quebec. Dân Nga không thể buôn người qua Alaska . Tác giả bài viết đã cố tình hạ thấp giá trị và sức mạnh của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản và ngớ ngẩn so sánh khập khiễng để biện minh cho việc di dân lậu Nam,Trung Mỹ tràn qua biên giới Mỹ, nhất là trong dịch China virus.


"Một ngày không có người Mễ Tây Cơ" (A day without a Mexican) là một phim hài phát hành năm 2004, kể về sự xáo trộn của California khi cộng đồng gốc Latino, phần lớn là người Mexican bỗng một ngày kia bị biến mất. Từ trong chính trường, truyền thông, giáo dục cho đến xây dựng, nông nghiệp, chuyện chân tay, công việc đình trệ, mùa màng không thu hoạch. Đến lúc đó người dân cùng các chính khách Cali mới thấy vai trò của những người Mexican.

Monday, April 12, 2021

Trung Cộng Mất Mặt khi Khu Trục Hạm Mỹ áp sát theo dõi HKMH Liêu Ninh

HoangsaParacel: Cách ngồi trên ghế "Sau Trời Có Ta, Magister Post Deum" gác chân lên thành đài chỉ huy biểu lộ thái độ US Navy Supremacist đối với tầu đồng nát Liêu Ninh của Hải Quân Tầu Cộng.  (Xin hiểu khác đi những từ ngữ White Supremacist mà một số người hay dùng hiện nay.)
Sĩ quan Mỹ theo dõi tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Cộng từ tàu khu trục USS Mustin
CHỤP MÀN HÌNH SCMP

Phía Mỹ hôm nay 11.4 công bố một bức ảnh cho thấy khu trục hạm nước này USS Mustin theo dõi nhóm tác chiến HKMH Liêu Ninh,giới phân tích cho là nhằm gửi một thông điệp rõ ràng tới Trung Cộng.

Sunday, April 11, 2021

Liệu Hoa Kỳ có thể tiếp tục lãnh đạo thế giới ? - Nguyễn Quang Duy

Tổng thống Joe Biden muốn thực hiện chính sách 'nước Mỹ trở lại' tăng cường sự lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới nên tình trạng đối đầu Mỹ-Trung ngày càng khốc liệt.

Như thế liệu Chính phủ Biden có thực hiện được ý muốn hay lại lâm vào “bế tắc” như các chính phủ tiền nhiệm trước đây?

Saturday, April 10, 2021

Tài liệu lich sử HẢI-VẬN-HẠM LAM-GIANG, HQ 402 MỘT HUYỀN THOẠI - ĐIỆP MỸ LINH

  


Sau nhiều chuyến chuyển quân và dân từ miền Trung vào, HQ 402 vào tiểu kỳ tại Hải-Quân Công-Xưởng.

Tình trạng kỹ thuật của HQ 402 đáng lẽ phải vào đại kỳ; nhưng vì kế sách của Bộ-Tư-Lệnh đã hoạch định, HQ 402 chỉ được tiểu kỳ.

Wednesday, April 7, 2021

Vàm Cỏ Đông & Căn cứ HQ Trà Cú - Vũ Đoàn


Khu Trục Hạm Trần Hưng Đạo, HQ1

Tàu dài 300/ngang 36/sâu 123”. Tốc độ 21knots. Thủy thủ đoàn: Hạm-Trưởng, Hạm Phó, 12 Sĩ Quan và 200 Đoàn viên. Tàu hạ thủy ngày 16/4/1942 ở Thủy xưởng Houston (Texas) lấy tên của H/Q Thiếu úy Camp bị tử trận ngày 27/6/1942 trong trân đánh ở Midway. Chiến hạm Camp đã từng hoạt động ở Thái Bình Dương năm 1945.

Tuesday, April 6, 2021

Tài liệu lịch sử: CUỘC RÚT QUÂN TẠI THUẬN-AN - ĐIỆP MỸ LINH



Trở lại Đà-Nẵng sau phiên họp với Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu – ngày 10 tháng 3 – Tư-Lệnh Vùng I Chiến-Thuật, Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng, điều động những đại đơn vị sau đây vào các vị trí chiến lược phòng thủ Đà-Nẵng: 

Saturday, April 3, 2021

Lịch sử nào cho tuổi trẻ học đường VN?

 Nhân cuộc khủng hoảng trong việc giảng dạy môn Sử Học ở Việt Nam hồi cuối năm 2015nhắc lại vấn đề Sự Thực Lịch Sử và Các Nhà Sử Học Mácxít Việt Nam:

Lịch sử nào cho tuổi trẻ học đường VN?

image008

Ts Phạm Cao Dương


Trong một bài tham luận nhan đề “Lịch Sử, Sự Thật và Sử Học” đăng trên tờ Đoàn Kết số 403, ấn hành vào tháng 6 năm 1988 tại Paris, nước Pháp, có lẽ in lại từ tờ Tổ Quốc số tháng Giêng năm 1988, Hà Văn Tấn,  một sử gia có uy tín đương thời [1], đã nêu lên một số những nhận định quan trọng liên hệ đến tình trạng nghiên cứu lịch sử nước nhà ở miền Bắc hồi trước năm 1975 và ở toàn quốc từ sau năm này. 

Đối với những người làm công việc nghiên cứu lịch sử, bài viết của Giáo Sư Hà Văn Tấn có thể được coi là đơn giản và ngắn cho một vấn vô cùng rộng lớn và là chủ yếu trong sinh hoạt tư tưởng nói riêng và văn hóa nói chung ở Việt Nam hiện tại; nhưng đối với những người theo dõi các biến chuyển xảy ra ở trong nước trong ngót ba thập niên vừa qua, nó đã phản ảnh một  sự thay đổi trong cách nhìn những công trình sử học đã được thực hiện, từ đó cuộc sống, điều kiện làm việc và ước vọng của các nhà sử học Việt Nam dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa là như thế nào. 

Vào thời điểm bài của Hà Văn Tấn được viết, người ta đã kỳ vọng rất nhiều vào một sự thay đổi và sự thay đổi này đã được tờ Tổ Quốc gắn liền với công cuộc mà người Cộng Sản gọi là đổi mới.[2]  Điều này tiếc thay đã không xảy ra Ngược lại, sau ngót ba mươi năm nền sử học lại lâm vào một tình trạng nhiều người cho là khủng hoảng:  môn Sử có một lúc đã bị loại khỏi chương trình học của bậc trung học phổ thông, sau đó được Quốc Hội Việt Nam quyết định giữ lại;  nhưng những người quan tâm đến vấn đế này và tương lai của nền giáo dục Việt Nam vẫn không mấy tin  tưởng mà vẫn còn thắc mắc là sử nào sẽ được dạy và dạy như thếnào?


                Trở về với bài của Giáo Sư Hà Văn Tấn, trong phần giới thiệu bài này, tờ Tổ Quốc đã viết: “Trong cuộc đổi mới ở trong nước, có lẽ các nhà khoa học xã hội là giới im lìm, thụ động nhất. Liệu bài phê bình của Hà Văn Tấn có phải là con én báo hiệu mùa xuân của một ngành đáng ra phải đi đầu trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, và đặt lại một số vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước?”

            Mở đầu bài tham luận, Hà Văn Tấn dẫn hai câu cuối cùng trong bài thơ cuối cùng của mười bốn bài Mạn thuật của Nguyễn Trãi:

                                              Ai ai đều đã bằng câu hết

                                              Nước chẳng còn có Sử Ngư![iii]

và ông viết:

             ”Thật là cay đắng khi mà mọi người bị uốn cong như lưỡi câu, và chẳng ai nói lên sự thật nữa, chẳng còn ai như Sử Ngư nữa. Sử Ngư là người chép sử nước Vệ đời Xuân Thu nổi tiếng vì thẳng thắn, trung thực.

............

          Ngày nay chúng ta đang sống trong một giai đoạn mà nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật là yêu cầu của nhân dân, của đất nước. Đã đến lúc những người chép sử, những nhà sử học phải tự hỏi rằng:  Sử  bút của mình đã thật nghiêm chưa, đã viết đúng sự thật lịch sử hay chưa?”

            Hà Văn Tấn đã không trực tiếp trả lời câu hỏi kể trên nhưng gián tiếp người ta hiểu là chưa! và nói trắng như qua lời giới thiệu của tờ Tổ Quốc, ông là người viết bài đầu tiên phê bình một số bệnh ấu trĩ của nền sử học (Mácxít, chữ chua thêm của người viết bài này) Việt Nam từ ba bốn chục năm nay.”Sự ấu trĩ này đã được Hà Văn Tấn vạch ra qua hai phần nghiên cứu chuyên môn là phê phán sử liệu và miêu tả sử liệu một bên, giải thích và đánh giá sử liệu một bên.

image010

Gs  Trần Văn Giàu và phu nhân (ngồi) cùng các qui vị đứng từ trái: GS. Trần Quốc Vượng, GS. Đinh Xuân Lâm, GS. Hà Văn Tấn và GS. Phan Huy Lê.

            Trong sự phê phán sử liệu và miêu tả sử liệu, theo Hà Văn Tấn nhiều công trình nghiên cứu sử học của Hà Nội đã sử dụng những nguồn sử liệu gián tiếp một cách thiếu thận trọng để tìm hiểu lịch sử hiện đại, lịch sử đảng Cộng Sản cũng như lịch sử của thời xa xưa, từ đó đã mắc phải những sai lầm trầm trọng.

            Ba trường hợp điển hình đã được ông nêu ra là trường hợp của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư, trường hợp quyển Binh Thư Yếu Lược và trường của một bức thư của Hồ Chí Minh gửi các học sinh.  Bài Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư thường được người ta hiểu là của Lý Thường Kiệt.  Nhưng theo Hà Văn Tấn không có một sử liệu nào cho biết điều này cả và do đó không một nhà sử học nào có thể chứng minh điều này được. 

            Cũng theo ông thì quyển Binh Thư Yếu Lược là một quyển sách giả từ đầu đến cuối, đã được các nhà nghiên cứu ở Viện Hán Nôm của Hà Nội chứng minh là giả nhưng khi viết về cuộc kháng chiến chống Nguyên hay về Trần Hưng Đạo, một số người vẫn sử dụng quyển sách giả này. Thậm chí có lãnh tụ đã trích dẫn nó trong diễn văn của mình.   Còn bức thư của Hồ Chí Minh thì sai rất nhiều so với văn bản đầu tiên còn được cất giữ ở Cục Lưu Trữ Trung Ương.[iv] Nhiều văn kiện khác, theo Hà Văn Tấn, cũng vậy.

image012

            Trong việc giải thích và đánh giá sử liệu, tác giả của bài tham luận đã chỉ trích các nhà sử học Mácxít Hà Nội đã mắc bệnh thiên lệch, do đó đã bỏ qua nhiều sự thực lịch sử.  Để chứng  minh, ông đã nêu lên sự kiện là do nhu cầu phải tập trung tinh lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các nhà viết sử chỉ chú ý đến các trang sử chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc, trong khi hàng loạt những vấn đề về kinh tế, xã hội đã không được chú ý đến một cách đầy đủ.  Đồng thời cũng để đề cao truyền thống, các vị này thường chỉ đánh giá một chiều, chỉ nhìn thấy cái tốt và dường như không chấp nhận có truyền thống xấu.  Trong địa hạt kỹ thuật, ông cho việc đề cao quá đáng truyền thống kỹ thuật của người Việt như trường hợp của ông Nghè Vũ Hữu hồi cuối thế kỷ XVI , người đã tính đủ số gạch xây tường không thừa, không thiếu một viên là một việclàm lố bịch. Cũng vậy đối với cách định giá truyền thống làng xã cổ truyền hay các nhân vật lịch sử.

            Nhìn chung và đứng về phương diện nghiên cứu sử học thuần túy mà xét, những nhận xét của Hà Văn Tấn kể trên là rất nghiêm chỉnh và vô tư, khách quan, đặc biệt khi ông viết về những nhận định của các nhà sử học Hà Nội về các nhân vật lịch sử. Ông viết:

“          “Cũng thường thiên lệch, khi chúng ta đánh giá các nhân vật lịch sử. Con người là cả một hệ thống những mối liên hệ phức tạp, bị qui định bởi các điều kiện xã hội, tự nhiên và lịch sử. Thiếu một sự xuất phát từ chủ nghĩa lịch sử dường như là căn bệnh chung của chúng ta. Một số người đã chê trách các nhân vật lịch sử vì họ không giống ta. Một số lại quá yêu các nhân vật đó, đến chỗ miêu tả tư duy và hành động của họ cứ y như là họ đã được học tập chủ nghĩa Mác-Lênin”.

            Nhưng chi tiết hơn và kỹ hơn để tìm kiếm những triệu chứng của sự đổi mới, người đọc khó có thể đồng ý với người viết lời giới thiệu trên tờ Tổ Quốc, chưa nói tới chuyện đi xa hơn, dù cho người ta có tính lạc quan cho rằng Hà Văn Tấn đã mượn lời Nguyễn Trãi để nói lên tâm trạng của mình, đặc biệt khi ông viết:

            “Cho đến nay đọc câu thơ Nguyễn Trãi, chúng ta vẫn như tê tái với nỗi đau của ông. Làm sao có thể sống nổi trong một xã hội mà mọi sự thật đều bị che đậy hay xuyên tạc. Trong những thời kỳ như vậy, người chép sử, nhà sử học, những người nói lên sự thật, không biết bị dằn vặt đến thế nào?”

            Lý do chính yếu khiến cho người ta phải dè dặt là những sự bất ổn - tôi không muốn dùng hai chữ ấu trĩ của báo Tổ Quốc mà tôi nghĩ là quá nặng - kể trên chỉ là những bất ổn có tính cách cục bộ nhất thời do một cá nhân hay một số các nhà nghiên cứu sử hay liên hệ đến sử học mắc phải, còn bản chất của nền sử học Mác- Xít  thì vẫn còn nguyên vẹn.  Các nhà sử học ở miền Bắc thời trước năm 1975 và ở toàn quốc Việt Nam kể từ sau năm 1975, những đồng nghiệp của Hà Văn Tấn vẫn tự coi là người Mácxít; đồng thời cũng theo Hà Văn Tấn có nhiều học giả tư sản vẫn nghi ngờ tính cách khách quan của sử học, do đó trách nhiệm của những người này là phải bác bỏ những luận điệu đó bằng cách chứng minh rằng nền sử học của họ có khả năng đạt được sự thật khách quan thay vì tiếp tục góp thêm chứng cứ cho những luận điệu đó. 

            Có điều ai cũng biết là ở chế độ Cộng Sản kết quả của những công trình nghiên cứu của các nhà chuyên môn trong các ngành học, đặc biệt là sử học, kể cả những tác giả lớn, không được tự do phổ biến mà phải qua nhiều sự kiểm soát vô cùng kỹ càng nếu không nói là khắt khe trước khi được đem ấn hành bởi các cơ sở của nhà nước.  Vậy tại sao các sơ hở kể trên lại có thể xảy ra được?  Lỗi ấy nếu đổ cho cá nhân các nhà nghiên cứu thì thật là tội nghiệp cho họ.  Còn nếu không đổ lỗi cho họ thì đổ lỗi cho ai bây giờ?  Không lẽ bảo nó là lỗi của cả chế độ hay đúng hơn của chính chủ nghĩa Mác-Lênin mà quan điểm của chủ nghĩa này đã được các nhà sử học Việt Nam của chế độ vận dụng để tìm hiểu lịch sử nước nhà chỉ là một phần. 

            Trong bài tham khảo kể trên, trong phần nói về truyền thống đánh giặc giữ nước trong lịch sử dân tộc, Hà Văn Tấn viết rằng:  “Các nhà viết sử chỉ chú ý đến các trang sử chống ngoại xâm…” Nhưng một sử gia khác, Văn Tạo,Viện Trưởng Viện Sử Học, trong “Lời Giới Thiệu” tác phẩm Sử Học Việt Nam Trên Đường Phát Triển do Ủy ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam thuộc Viện Sử Học biên soạn [v], cũng như trong bài Khoa học lịch sử Viêt Nam trong mấy chục năm qua in trong tác phẩm này [vi], lại khẳng định một cách rõ ràng là Đại Hội Lần Thứ IV của Đảng đã chỉ ra rằng: Nhiệm vụ hàng đầu của các ngành khoa học xã hội (trong đó có sử học -Văn Tạo chú thích thêm) là tiếp tục làm sáng tỏ những đường lối, chính sách của cách mạng Việt nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm cách mạng đã tích lũy được[vii] và sử học có thể cần thiêt phải đóng góp một phần nhất định của mình vào nhiệm vụ trọng đại này[viii] nhằm góp phần đẩy mạnh sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước hiện nay”[ix].

            Các tác giả khác có bài in trong tác phẩm kể trên cũng luôn luôn nói tới (hay bắt buộc phải nói tới) vai trò lãnh đạo của Đảng và nhiệm vụ của sử học theo chiều hướng tương tự. Nguyễn Hồng Phong lại còn nói rõ hơn về nhiệm vụ chính trị của sử học trong phần mở đầu của bài viết của ông như sau:

            “”Bởi vì sự phát triển của khoa học không bao giờ chỉ là do những nhu cầu đại học, có tính hàn lâm viện, hoặc do sự xuất hiện những tài năng bác học nào đó, mà trước hết là do yêu cầu của cuộc sống, của thực tiễn đấu tranh và phát triển xã hội, cho nên sử học, một bộ môn khoa học xã hội có tính cách chiến đấu, tính chính trị cao, đã phát triển mạnh trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, nhất là thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước là có thể cắt nghĩa được.”

            Trong hoàn cảnh kể trên, bảo rằng các nhà viết sử chỉ chú ý đến các trang sử chống ngoại xâm thì quả là tội nghiệp cho họ.  Nhu cầu đã được nêu lên, mục tiêu đã được vạch rõ, đường lối, quan điểm đã có sẵn coi như ánh sánh soi đường, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng, qua những văn kiện, những nghị quyết của Đảng, bằng những lời căn dặn của các lãnh tụ như Trường Chinh..., với tư cách thay mặt cho Trung Ương Đảng trong hội nghị  tổng kết 10 năm công tác sử học (tháng 12 năm 1963), các nhà sử học kể trên còn có thể làm gì khác hơn là ráng sức tuân theo, không còn con đường nào khác. 

            Trong khi đó trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, người ta không thể loại ra ngoài ý muốn, sự thích thú, khả năng và kinh nghiệm chuyên môn của người làm công tác.  Không có cảm tình, không cảm thấy thú vị, không thấy việc làm hấp dẫn, người ta khó có thể chuyên tâm, dốc hết thì giờ, lòng dạ vào công tác được.  Những lỗi lầm do đó dễ dàng bị nhắm mắt bỏ qua, đặc biệt khi những lỗi lầm đó lại phục vụ cho nhu cầu chính trị liên hệ tới nhiệm vụ mà ngành sử học bị Đảng đòi hỏi phải có, dẫn xuất từ Đảng tính và chiến đấu tính của nó. 

            Cũng vậy, sử học đã mất đi tính cách nghệ thuật phần nào nó có.  Trường hợp của Văn Tạo khi ông viết và cho xuất  tác phẩm Sử Học và Hiện Thực là điển hình trong đó ông đã dùng 10 chương để viết về 10 cuộc đổi mới trong lịch sử Việt Nam[x]. Sách được xuất bản năm 1999, sau hơn mười năm chính sách đổi mới được thi hành và chế độ Cộng Sản tỏ ra vẫn còn vững mạnh.  Hai chữ đổi mới đã được ông dùng song hành với hai chữ cải cách và thay thế cho hai chữ cách mạng thông dụng trước đó, đặc biệt trong thời gian người Cộng Sản mới chiếm được miền Nam., thời cách mạng đã trở thành đồng nghĩa với chế độ, với chính quyền, với quyền uy, với quyền sinh, quyền sát.

            Liên hệ tới sự thực và sử học, sau Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng , một sử gia kiêm giáo sư sử học uy tín khác của miền Bắc Việt Nam thời trước năm 1975 và của cả Việt Nam sau năm này, trong dịp qua Mỹ vào cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990 khi cho xuất bản một tuyển tập trong đó có 5 bài viết của ông ở hải ngoại dưới nhan đề Trong Cõi, Những Ý Kiến về Lịch Sử, Truyền Thống và Hiện Trạng Dân Tộc của Một Sử Gia Trong Nước[xi] cũng hé mở cho người thấy ít nhiều chi tiết quan trọng.

            Tiếc rằng, nói như lời của Nhà Xuất Bản của tác phẩm này, ông chỉ là con chim lạ đến đây ngứa cổ hót chơi, nhưng lại không được hót trên quê hương mình[xii]. Người ta chờ đợi ông viết thêm nhưng cũng theo nhà xuất bản sách của ông:  “Sau này, chúng tôi đã đọc được một số bài viết đả kích đích danh cá nhân của ông trên các báo chí nhà nước. Ông được cho nghỉ dạy, cô lập, về hưu non, với số lương hàng tháng mà ông cho là chỉ vừa đủ uống 3 chai bia  (ông vẫn đùa với chính mình). Chúng tôi cũng nghe nói, tên tuổi của ông, cũng như Bùi Tín hay Dương Thu Hương, đã trở nên một điều cấm kị trên những cơ sở truyền thông trong nước”.[xiii] 

            Mới hơn và được nhiều người biết tới hơn là sự tiết lộ của một sử gia kiêm giáo sư uy tín khác, Phan Huy Lê.  Giáo Sư Phan Huy Lê ngoài tư cách là một giáo sư sử học với nhiều công trình xuất bàn có giá trị còn là chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, khi trả lời một cuộc phỏng vấn của Nhật Báo Người Việt xuất bản ở Orange County thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ, ngày 18 tháng Ba năm 2005 và được lập lại trong cuộc phỏng vấn của ký giả Khôi Nguyên, cũng của Nhật báo Người Việt  và được đăng trong giai phẩm Xuân Bính Tuất của báo này về hình tượng anh hùng Lê Văn Tám, một nhân vật hoàn toàn không có thật[xiv] cũng như một số nhân vật lịch sử khác như Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn....

            Theo Giáo Sư Lê, nhân vật Lê Văn Tám này do Trần Huy Liệu, một sử gia tiền bối của ông, người đã từng làm viện trưởng Viện Sử Học và chủ biên của tờ Nghiên Cứu Lịch Sử trong thời chiến tranh, ngụy tạo ra và Trần Huy Liệu có nhờ Giáo Sư Lê sau này nói lại khi có dịp.  Giáo Sư Lê có hứa là sẽ công bố sự thật một cách dầy dủ trong nay mai thôi và khuyên độc giả hãy kiên nhẫn chờ. 

            Nhưng không cần phải có thêm chi tiết, chỉ riêng với mấy chữ hoàn toàn không có thật là đủ để người ta đánh giá Trần Huy Liệu và những công trình của sử gia Mácxít này, cũng như của một phần không nhỏ của những công trình của nền sử học Mácxít Việt Nam. Nhiều câu hỏi cần phải được đặt ra và các người nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong tương lai sẽ phải vô cùng vất vả mới tìm ra sự thật.

            Đó là chưa kể tới nguồn gốc bộ trưởng Bộ Tuyên Truyền trong chính phủ đầu tiên của Trần Huy Liệu trong chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh thời cuối năm 1945. Một người cầm đầu guồng máy tuyên truyền mà lại cầm đầu ngành sử học ở trong nước thì ngành sử học ấy sẽ là như thế nào?

image015

            Bên cạnh Trần Huy Liệu, ta cũng cần phải kể thêm Trần Văn Giàu, một giáo sử học tiên khởi khác của nền sử học Mác xít Việt Nam, người đã bị người dân miền Nam, đặc biệt là các tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo tố giác là đã có trách nhiệm trong vụ ám hại Giáo Chủ Huỳnh Phú S của họ cũng như nhiều nhân vật lịch sử của miền Nam khác trong đó có Bùi Quang Chiêu. Ông Trần Văn Giàu vẫn còn sống và đã giữ im lặng khi bị hỏi về sự kiện này kể cả hỏi trực tiếp ở trong nước cũng như khi ông sang Pháp, viện cớ “là chuyện đã xảy ra lâu rồi và vì hồi đó Cách Mạng cò ấu trĩ” theo lời Giáo Sư Lâm Thanh Liêm từng dạy ở đại học Việt Nam và ở Pháp.

image016

            Không trả lời khi bị hỏi phần nào cho phép người hỏi tự trả lời rằng điều mình muốn biết là có thật, không còn gì phải thắc mắc nữa nhất là cho một sự kiện quan trọng như vậy. Nhưng đó mới chỉ là một vấn đề liên hệ tới con người như là một con người bình thường. Trong phạm vi nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu ngụy tạo ra sự kiện, ngụy tạo ra nhân vật là một việc làm không thể tha thứ được. Tuy nhiên có một điều người ta thắc mắc là các vị giáo sư tiên khởi của nền sử học Mácxít Việt Nam này đã được huấn luyện ở đâu và như thế nào để sau này lãnh những nhiệm vụ mà họ được trao phó?

            Bây giờ nói tới quan điểm Mácxít, quan điểm được những người Cộng Sản Việt Nam (phân biệt với các sử gia và các nhà sử học) ca tụng như một nền sử học tiến bộ của cả nhân loại, là siêu việt. Quan điểm này đã hình thành từ trong hoàn cảnh của thế giới tây phương của hơn một thế kỷ trước, căn cứ vào những hiểu biết về lịch sử nhân loại, được hiểu là nhân loại tây phương của hơn một thế kỷ trước và bởi một nhà tư tưởng có căn bản học vấn và kiến thức nặng về triết học hơn là sử học, ở đây là triết học và sử học của thế giới tây phương thời đó. Từ đó tới nay nhân loại đã không dậm chân tại chỗ và sử học đã trở thành một khoa học vừa độc lập vừa tổng hợp.

image018

            Những thành quả của sử học trong hơn một thế kỷ qua ở hay về tất cả các lục địa, Âu Châu, Á Châu, Mỹ Châu chắc chắn đã vượt xa khả năng nhận định của một cá nhân rất nhiều, nếu nói một cách khiêm nhường như vậy.  Các nhà sử học bị gán cho, bị bắt buộc phải, hay tự nhận là Mác xít Việt Nam trong hoàn cảnh của ít ra là quá khứ trước đây, chắc chắn đã không có dịp thấy được tất cả những tiến bộ đó. Thế nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng các vị này đã đưa ra những nhận xét như đã hết thời rồi các quan điểm coi sử học như là sử ký, tức chỉ ghi lại những sự kiện lịch sử mà thôi, hay sử học tư sản và phong kiến  chỉ qui vào nhiệm vụ xác định sử liệu miêu tả biến cố..., hay các sử gia phong kiến, tư sản coi lịch sử chủ yếu là lịch sử cá nhân xuất chúng, còn quần chúng nhân dân thì bị gạt ra ngoài đối tượng của sử học, xem lịch sử là sự kết hợp ngẫu nhiên những mặt sinh hoạt và hoạt động khác nhau của con người trong xã hội, mà trong đó hoạt động trí thức, hoạt động tư tưởng, văn hóa... có vai trò chi phối, thậm chí quyết định nhất, xem lịch sử chỉ là những hoạt động của những cộng đồng người đã đạt tới một trình độ văn minh nào đó.

            Còn hàng loạt dân tộc bị coi là dã man đều bị loại ra bên lề đối tượng của sử học... Thật là đáng tiếc! Phải chi những nhận xét này chỉ áp dụng giới hạn vào Việt Nam thì may ra còn có thể chấp nhận được. Từ những qui luật đã có sẵn, người ta đã buộc các sử gia Việt Nam phải tìm ra những giai đoạn - cũng được vạch sẵn - phát triển của dân tộc, cũng nguyên thủy, cũng chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa..vân...vân...

Trong khi đó thì các sự kiện căn bản liên hệ tới toàn thể mọi khía cạnh của cuộc sống của dân tộc chưa được khôi phục một cách đầy đủ, trọn vẹn và chính xác, cũng như các tài liệu chưa được  sưu tầm đầy đủ và cặn kẽ, vô tư vì hoàn cảnh chiến tranh, nghèo nàn, chậm tiến của đất nước. 

            Người ta không thể chỉ dựa trên một khía cạnh đơn thuần của tổ chức xã hội, luôn cả một khía cạnh của sinh hoạt của một xã hội ở một thời điểm nào đó để xác  định bản chất nào đó , từ đó qui luật phát triển của xã hội đó. Lý do là vì đời sống con người phức tạp, xã hội con người do đó không đơn giản để người ta có thể qui về một lý luận có tính cách nhất nguyên và quyết định. 

image019

            Nhưng những người chủ trương theo quan điểm Mácxít phải hiểu là tại sao ở các nước không Cộng Sản, nơi các sử gia không có Đảng lãnh đạo, không có các lãnh tụ căn dặn, chỉ đường lại không mấy ai theo Mácxít.  Lý do là vì trong việc tìm hiểu quá khứ vô cùng phong phú, vô cùng phức tạp của một dân tộc, nói riêng, của cả loài người, nói chung, người ta không muốn tự đóng khuôn mình vào một đường lối duy nhất để rồi phải uốn cong các sự kiện lịch sử, các biến cố lịch sử theo một phong cách lý luận đã có sẵn, giống hệt như khi đi du ngoạn trên một cánh đồng đầy hoa cỏ, chim muông mà phải đi theo một con đường độc đạo vào lúc mặt trời đã khuất, dưới ánh sáng của môt ngọn đèn bấm. 

            Người du ngoạn trong trường hợp này chỉ còn nhận ra sự vật bằng thị giác qua ánh sáng của ngọn đèn bấm mà thôi, còn bao nhiêu những chỗ khác đã bỏ sót, những hiện tượng khác đã không thấy được.  Bao nhiêu giác quan khác đã không được sử dụng. Đó là ta chưa nói tới hình thể, màu sắc của sự vật dưới ánh sáng của ngọn đèn bấm đã bị đổi dạng, đổi màu.  Các giai đoạn của quá khứ của dân tộc đó đã bị gán cho những cái tên chưa chắc đã có.  Giới nông dân bị biến thành giai cấp trong khi thực sự thì trong những thế kỷ trước và luôn cả trong thế kỷ vừa qua hoạt động kinh tế căn bản của giới này có gì khác hơn là làm ruộng và đa số người Việt Nam ai chẳng xuất thân từ giới làm ruộng.

            Làm gì có một giai cấp nông dân, làm gì có một giai cấp của những người làm ruộng với tất cả những điều kiện hình thành và tồn tại của nó giống như ở các nước tây phương hay Ấn Độ thời cổ.  Ở đây người ta phải ghi nhận một thái độ khách quan của một số các nhà sử học Hà Nội khi các vị này đã khẳng định là không có nô lệ trong xã hội cổ Việt nam, mặc dầu để làm vừa lòng chế độ, các vị này đã phải đã nói đến chế độ nô tì.  Cũng vậy khi nói đến vấn đề suy tàn của chế độ bị gọi là phong kiến trong lịch sử nước nhà. Nhưng tất cả đã bị ngừng ở đó.

            Sử học ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 50 và 60 của thế kỷ trước và luôn cả trong hiện tại (hy vọng người viết không hoàn toàn đúng ở thời điểm này) vẫn do Đảng lãnh đạo, vẫn chỉ có một chủ nghĩa là chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường, vẫn coi Hồ Chí Minh là người đặt nền móng, vẫn có những lãnh tụ như Trường Chinh, Lê Duẩn căn dặn, chỉ đường, vẫn phải mang nhưng tính như tính đảng, tính chiến đấu, với những mục tiêu giai đoạn, kể cả mục tiêu chống bá quyền của Trung Quốc, mục tiêu chống Mỹ cứu nước, chống những thế lực thù nghịch...bây giờ là hỗ trợ đổi mới, vẫn chỉ có những nhà xuất bản do nhà nước quản lý.  Nói cách khác, sử học luôn luôn phải lý luận theo quan điểm nhị nguyên, luôn luôn có ta và địch, có yêu nước và phản quốc, có cách mạng và phản cách mạng... Con én Hà Văn Tấn - nếu quả thật là con én - còn rất lâu mới kéo theo được cả đàn én để đem lại mùa xuân như câu hỏi người viết lời giới thiệu bài tham luận của ông nêu lên trên báo Tổ Quốc non hai chục năm trước đây.

image021

            Các nhà sử học Mácxít Việt Nam  như vậy có nhiều phần còn phải giữ im lặng một cách xót xa hay ít ra là trong dằn vặt - dùng chữ của Hà Văn Tấn - trước những vấn đề trong đại và căn bản của đất nước, y hệt họ đã giữ im lặng trước vấn đề các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong những thập niên 50, 60 và đầu 70 của thế kỷ trước.  Cũng vậy, các vị này cũng phải tránh né một số vấn đề liên hệ tới Chủ Tịch Hồ Chí Minh và nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong nửa thế kỷ qua hay xa hơn nữa, vì nói gì được khi Hồ Chí Minh đã được thần thánh hóa coi như biểu tượng của chế độ cũng như của chính phủ do ông thành lập.  Dè dặt nhưng những ai đã để tâm theo dõi lịch sử nước nhà vẫn có quyền chờ đợi và hy vọng.  Chờ đợi và hy vọng câu trả lời cho câu hỏi đã được Hà Văn Tấn nêu lên: Đã đến lúc những người chép sử, những nhà sử học phải tự hỏi rẳng “Sử bút của mình đã thật nghiêm chưa, đã viết đúng sự thật lịch sử chưa?”

            Để kết luận, người ta có thể nói rằng nền sử học Mácxít Việt Nam, phân biệt với nền sử học Việt Nam dù là ở miền Bắc trước năm 1975 và trên toàn quốc sau năm 1975, với những thành tích sửa đổi văn bản, ngụy tạo nhân vật, uốn cong các dữ kiện lịch sử, tránh né sự thật hay chỉa đưa ra một phần sự thật, chắc chắn thay vì mở đường cho việc tìm hiểu lịch sử nước nhà sẽ làm cho các nhà sử học tương lai phải mệt nhọc lắm mới tìm ra được một số không nhỏ những sự thực...

            Nỗi chua xót, dằn vặt và cay đắng của Hà Văn Tấn phải chăng phần lớn nằm ở chỗ này, chưa kể dù muốn hay không ông cũng vẫn là người Việt Nam và là người Việt Nam yêu nước, một nhà sử học và một người thày cả đời làm bạn với bảng đen, phấn trắng và với những thế hệ tương lai. Tất cả những hoạt động của ông cũng như của hai sử gia đồng nghiệp với ông không cho phép ông lẩn tránh và nhất là chấp nhận những gì phản lại sự thật.               
   

Phạm Cao Dương



[1]  Bài này sau được in lại trong tác phẩm nhan đề Một Số Vấn Đề Lý Luận Sử Học của tác giả do Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội ấn hành năm 2007, tr. 29-40.

[2] Gọi là đổi mới nhưng thực sự thì đó chỉ là một sự trở lại với cuộc sông bình thường của nhân loại hay của một dân tộc sống bình thường, diễn tiến bình thường , không trải qua những đột biến, nhất là đột biến bằng bạo lực..

 

[iii] Nguyên Trãi Toàn Tập.  Hà Nội: Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Viện Sử Học, 1976,  tr. 407.

[iv] Hà Văn Tấn không nói rõ thư gửi năm nào. Nếu là bức thư mở đầu bằng câu Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn...” thì đúng là bức thư mà mọi học sinh trung và tiểu học thời đó, thời 1945 -1946, trong  đỗ có người viết bài này, đã phải đọc và học thuộc lòng và nhớ mãi.  Một câu hỏi được đặt ra là phải chăng Hồ Chí Minh là người đầu tiên và chính thức gọi cacù học sinh ở tuổi con nhỏ nhất hay cháu nội ngoại của mình là em, là các em thay vì các con mở đầu cho một cách xưng hô mới giữa thày và trò trong học đường Việt Nam về sau này. Trước đó nó chỉ được dùng bỉ các huấn luyện viên thể dục .

 

[v] Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1981

 

[vi] Sử Học Việt Nam Trên Đương Phát Triển, tr. 9 - 35.

 

[vii]  - nt -, tr.7.

 

[viii]  - nt -

 

[ix]  - nt -, tr.10.

 

[x] Hà Nội, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1999.

 

[xi] Garden Grove, California, USA,  1993.

 

[xii] - nt - , tr. 286.

 

[xiii] - nt - , tr. 287.

 

[xiv] Khôi Nguyên, Trò truyện cùng Giáo Sư Phan Huy Lê, Chủ Tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, Ai sẽ viết lịch sử của người Việt tị nạn, trong Người Việt, Giai Phẩm Xuân Bính Tuất  2006, Westminster, California, tr. 45 - 48..


"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 11 JAN 2016