Wednesday, April 7, 2021

Vàm Cỏ Đông & Căn cứ HQ Trà Cú - Vũ Đoàn


Khu Trục Hạm Trần Hưng Đạo, HQ1

Tàu dài 300/ngang 36/sâu 123”. Tốc độ 21knots. Thủy thủ đoàn: Hạm-Trưởng, Hạm Phó, 12 Sĩ Quan và 200 Đoàn viên. Tàu hạ thủy ngày 16/4/1942 ở Thủy xưởng Houston (Texas) lấy tên của H/Q Thiếu úy Camp bị tử trận ngày 27/6/1942 trong trân đánh ở Midway. Chiến hạm Camp đã từng hoạt động ở Thái Bình Dương năm 1945.

Đến năm 1965 CH Camp được gắn thêm Radar và đổi tên thành Khu Trục Hạm/Tiền Thám Radar DER 251. Nhưng đến cuối năm1965 chiến hạm bị tháo gỡ dàn Radar và được gởi đi hoạt động ở Biển Đông trong chiến dịch Operation Market Time.
Do Viet Nam hóa chiến tranh, chiến hạm DE 251 được chuyển giao cho Hải Quân Việt Nam ngày Feb/06/1971 tại San Diego và được đổi tên thành Frigate Trần Hưng Đạo (HQ 01). Sau 30/4/1975 HQ01 chạy qua Philippines giao lại cho Hoa-Kỳ. Hoa-Kỳ lại giao cho Hải-Quân Philippine lấy tên là Frigate Rajah Lakandula (PS4). Sau cùng chiến hạm ngưng hoạt động năm 1988 nhưng vẫn còn được giữ làm “Stationary Head-quaters Ship” cho đến năm 1996...
* * *
Sông Vàm Cỏ Đông
Khoảng tháng 7-1971, tôi Sĩ Quan hành quân (CIC Officer) trên chiến hạm HQ1 Trần Hưng Đạo từ Mỹ về VN, chuyến công tác đầu tiên của HQ1 từ Sài Gòn đến Đà Nẵng, tôi được lệnh phải cấp tốc về Sài Gòn làm Giang Đoàn Trưởng GĐ57 tuần thám.
Yên chí là tôi sẽ ở lại đây ít nhất là 6 tháng hay một năm thật là quá khỏe, GD57 tuần thám đóng ở Nhà Bè chỉ có nhiệm vụ giữ an ninh và hộ tống thương thuyền ra vào sông Lòng Tàu từ Nhà Bè đến Cần Giờ, yểm trợ hành quân cho các đồn bót đóng dọc hai bờ sông, ngăn chặn Viêt Cộng qua sông từ Long An vào Rừng Sát để quậy phá Thành Tuy Hạ, Long Bình ( Biên Hòa). Vì công việc quá đơn giản nên thường nhân viên là có người gửi gấm mới được đến đây. Mỗi tuần Chỉ Huy Phó chỉ lo giáo dục nhân viên về quân phong quân kỷ, đừng trốn bỏ công tác về nhà chơi.
Vừa qua đầu năm 1972 tôi được lệnh đổi về Mỹ Tho để chấn chỉnh một Giang Đoàn đang xuống cấp thê thảm. Giang Đoàn có 20 giang đỉnh chỉ còn sáu chiếc chạy hai máy, bốn chiếc chạy một máy, còn bao nhiêu bất khiển dụng. Dụng cụ trên giang đỉnh bị mất khá nhiều. ôi và Đô Đốc Phú đã có một cuộc tranh cãi ngay trong buổi họp đầu năm. “Tôi không thể làm Giang Đoàn Trưởng một Giang Đoàn bê bết như thế, tôi xin từ chức”.



Đô Đốc nổi giận nói lớn tiếng “Tôi bảo anh làm, anh phải làm”.
Đến khi tan họp anh em đến bắt tay chia buồn với tôi “chắc là anh phải đi rồi”. Đến 2 giờ trưa Đô Đốc Phú gọi tôi vào phòng gặp riêng ông, ông nói “Anh nói đúng, anh mới đúng là Sĩ Quan mà tôi muốn tìm, gặp trở ngại phải dám nói lên khuyết điểm để sửa sai. Tuần tới tôi sẽ đến Mỹ Tho”

Đến Mỹ Tho, Đô Đốc Phú ra Lệnh cho Thủy Xưởng phải sửa chữa 100% giang đỉnh khiển dụng trong vòng một tháng và Trung Tá Uyển phải chịu trách nhiệm đôn đốc công tác. Tháng sau ông trở lại, Trung Tá Uyển báo cáo tàu bè đã sửa xong, công tác hoàn hảo, nhân viên Giang Đoàn làm việc kỷ luật tốt.
Ba tháng sau khoảng tháng 4-1972 tôi lại được lệnh đổi về Bến Lức để yểm trợ hành quân cho Tiểu Khu Long An. Đồn bót và nhà thờ ở Lương Hòa cách Bến Lức khoảng 20 km bị Việt Cộng tấn công dữ dội, thế mà tượng Đức Mẹ đứng sừng sững nhìn ra sông lại không bị hề hấn gì. Có phải đây là một phép lạ không???.
Chưa yên ở Bến Lức khoảng 4 tháng, phối hợp hành quân bình định với tiểu khu Long An xong, tôi lại được lệnh về Trà Cú. Theo tử vi không lẽ tôi có sao Thiên Di sao mà cứ chạy vòng vòng, không ở yên được chỗ nào hết. Vợ tôi hỏi tôi có làm mất lòng ai không? mà sao cứ bị thuyên chuyển hoài vậy (càng đi xa anh càng hắt hiu).
Căn cứ Hải Quân Trà Cú

Khỏi phải giới thiệu, hai chữ Trà Cú là đã thấy nó làm sao ấy, không biết tên này từ đâu ra, chữ Cú: là chim cú, Cú kêu là thấy thê thảm buồn rồi! Căn cứ Hải Quân Trà Cú không có bóng đàn bà, không có khu gia binh, không có câu lạc bộ, kể cả khỉ ho cò gáy cũng không có, chỉ có lính và lính thôi. Nằm bên cạnh là căn cứ Tiểu Đoàn 64 Biệt Động Quân Biên Phòng do Mỹ để lại có đủ tất cả, có khu gia binh, có câu lạc bộ v..v… Hải Quân buồn đi qua khu Biệt Động Quân chơi, chớ không hề có BĐQ qua HQ chơi. Có ở những nơi như thế này mới hiểu được sự cô đơn, buồn thảm của những anh lính trẻ đi tiền đồn. Các anh Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù lang thang ở các đỉnh cao của núi đèo Chu Pao, Bình Giả, An Lộc và càng thông cảm hơn sự nổi loạn và Stress của các chiến binh Mỹ đi chiến đấu ở VN, bị chết chóc, thương tật, khi về nước lại bị bọn phản chiến làm nhục.
Trà Cú nằm ở đầu Kinh Xáng thuộc Vàm Cỏ Đông, đầu bên kia là Vàm Cỏ Tây. Kinh này được ông Diệm cho đào để xả phèn, trồng mía. Sau ngày đảo chánh ông Diệm kênh này bị bỏ hoang không còn đi lại được.

Trà Cú là liên ranh giữa Long An va Hậu Nghĩa, vì là liên ranh nên không ai dòm ngó tới, gần 100km cách Long An, 40km cách Hậu Nghĩa lại là khu đồng không mông quạnh, không người ở suốt từ Tam Biên đến Long An. Để xây căn cứ Trà Cú năm 1967 Mỹ phải dùng B52 dọn sạch khu đồng hoang cỏ cháy này. Đến 1972 ra khỏi căn cứ khoảng 500m là đã thấy hố bom (tát nước hố bom bắt được cá lóc cá trê lớn từ 5-10kg).
Công tác của Tiểu Đoàn 64 Biệt Động Quân (Border Ranger) là lúc nào cũng phải có một Đại Đội Trinh Sát ở Tam Biên để theo dõi hoạt động của Cộng Sản và một Đại Đội phòng thủ lò máy đường Hiệp Hòa. Khi bàn giao Tiểu Đoàn này cho Việt Nam, Đại Tá CE Jordan (Chỉ huy Trưởng Lực lượng Biên phòng) có nói: “Việt Nam hoá chiến tranh là một việc làm hết sức sai lầm, chỉ giúp VN về vũ khí, đạn dược, tiếp liệu không đủ để phòng thủ chứ đừng nói là chiến thắng CS. Vùng này quá rộng từ Tam Biên đến Long An, lại không có người ở rất dễ cho VC xâm nhập, chuyển quân”.

Hải Quân lo tuần tiễu, ngăn chặn địch qua sông quay phá tiểu khu Hậu Nghĩa. Vì là nơi không có khỉ ho cò gáy, không có bóng đàn bà nên không phải lo quân phong, quân kỷ. Quan với lính đều sống an phận như nhau, ban ngày lo dọn dẹp doanh trại, lau chùi súng ống, sáu giờ chiều đóng cổng với Biệt Dộng Quân, ai cũng tìm đến vọng gác để ngủ cho yên thân. Đi công tác trên tàu hay ở trên căn cứ cũng giống nhau thôi. Luân phiên nhau 8 PBR ở Hiệp Hòa, 8 PBR ở Bắc và Nam căn cứ, 4 PBR Phòng thủ căn cứ.
Hiệp Hòa Dậy Sóng

Khoảng 28/8/1972 tôi lấy 4PBR lên Tiểu Khu họp thường kỳ với Tiểu Khu Hiệp Hòa. Đợi chiều nhá nhem tối tôi mới về lại căn cứ vì VC giờ đó hay qua sông. 2PBR chạy sát hai bên bờ sông. Đi khoảng 1 giờ tôi thấy 2 ghe băng qua sông, tôi cho tàu chặn lại để khám xét. Chiếc ghe đầu lủi vào bờ, người lội sông bỏ chạy. Chiếc sau bị chặn lại không thoát kịp. Lục soát trên ghe trống, tôi lấy được một túi da mà cán bộ CS thường mang theo mình. Ghe kia tôi bắt đươc hai cô gái còn rất trẻ trên dưới 20 tuổi có lẽ là giao liên. Đem hết người và ghe về căn cứ để điều tra. Căn cứ không có phòng giam, tạm thời trói hai cô gái lại cho mền đắp, trước phòng của Giang Đoàn Trưởng và cho lính ngồi canh chừng suốt đêm.
Mở hồ sơ trong túi da, tôi giựt mình, đây là hồ sơ hành quân, bạch hóa kế hoạnh tấn công toàn Tiểu Khu Hiệp Hòa. Một Trung Đoàn đang tiến từ Tam Biên xuống nhà máy đường Hiệp Hòa. Hai Trung Đoàn sẽ đánh dọc theo sông Vàm Cỏ Đông từ Tây Ninh xuống Tiểu Khu Hiệp Hòa. Mục tiêu chính là Tiểu Khu Hiệp Hòa vì Tiểu Khu Hiệp Hòa rất yếu không có bao nhiêu quân, chỉ có Địa Phương Quân sẽ dễ chiếm. Sau khi chiếm Hiệp Hòa VC sẽ di chuyển về Trảng Bàng ém quân. Đầu tháng 9 là ngày N và ngày 2/9 là ngày mừng chiến thắng. Hỏi hai cô giao liên, họ nói là họ chỉ dẫn đường qua sông cho Chính Trị Viên VC ngoài ra không biết gì thêm.
Tôi đánh công điện Hỏa tốc về Phòng 3/Bộ Tư Lệnh/Hải Quân để báo cáo. Đến sang Bộ Tư Lệnh đánh công điện trả lời: “Đây là việc hết sức hệ trọng, anh phải chịu trách nhiệm về báo cáo của anh, mai tôi sẽ cho người đến Hiệp Hòa để nhận người và tài liệu”.
- Ngày N-4 tôi giữ hoàn toàn bí mật chỉ báo với Tr/tá Thành Tiểu Khu Trưởng Hiệp Hòa và Thiếu Tá Minh Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 64 Biệt Động Quân ở bên cạnh mà thôi. Trung Tá Thành đề nghị tôi và Th/tá Minh lên Tiểu Khu ở tạm một phòng kế phòng truyền tin để dễ liên lac và lập kế hoạch phòng thủ.
- Ngày N-3 Th/tá Minh cho biết Đại Đội Tiền Thám ở Tam Biên báo cáo VC có chuyển quân rất đông không biết là bao nhiêu người. Th/tá Minh cho lệnh bám sát và theo dõi cấm chạm súng.
- Ngày N-2 các đồn dọc sông phía Đức Hòa, Đức Huệ bị địch tấn công, có lẽ là do du kích cầm chân chớ không chiếm đồn, để mở đường cho 2 Trung Đoàn VC di chuyển xuống Hiệp Hòa.
Ba Đại Đội Biệt Động Quân phía nhà máy đường trải dài theo sông, theo dõi VC di chuyển.
Giang Đoàn chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm 4 Giang Đỉnh:
Nhóm 1: 4 Giang Đỉnh phòng thủ căn cứ.
Nhóm 2: 4 Giang Đỉnh túc trực tại Tiểu Khu chờ Chỉ Huy Trưởng.
Nhóm 3-4-5 trải dọc theo sông Vàm Cỏ Đông đậu cách nhau 10km luôn di chuyển không được đậu lâu một chỗ. Cấm tất cả thuyền bè di chuyển trên sông.
Có chuyện lạ xảy ra là mỗi hai giờ là Th/tá Minh vào phòng truyền tin Tiểu Khu lên máy gọi mấy thằng con để đưa vị trí mới, thì nửa giờ sau vị trí mới bị VC pháo kích. Đến nửa đêm, không dằn được nghi ngờ là có nội gián, Th/tá Minh bước vào phòng truyền tin bắt trói hết nhân viên truyền tin, lục soát trong người họ. May cho Th/tá Minh là Thượng Sĩ phụ tá Trưởng Đài lại có giấy chứng minh nhân dân của VC, thì ra phòng truyền tin là một ổ nội gián. Tiểu Khu lập tức cho đổi toán bộ nhân viên đài truyền tin để điều tra.
Sư Đoàn 25 bộ binh đươc bí mật điều động đến Tiểu Khu Hiệp Hòa, vì là bí mật quân sự nên Hải Quân tôi không rõ.
- Ngày N-1 hai bên chỉ ghìm nhau yên lặng thật đáng sợ. Không có ghe thuyền trên sông, nên Trung Đoàn VC bên lò đường không phối hợp được với đơn vị VC ở Đức Hòa Đức Huệ. Tiểu Khu rộn rã nghe báo cáo dàn quân. Năm giờ chiều, ba đại đội BĐQ bên lò đường Hiệp Hòa chạm địch. VC tràn xuống rất nhanh, ba đại đội không chống nổi phải rút êm về phía Nam.

- Ngày N. Khoảng 6 giờ chiều, TrĐ 1/Sư Đoàn 25 BB chạm địch ở Đức Huệ. Ta đã chuẩn bị sẵn nên phản công rất mãnh liệt, TrĐ 2/Sư Đoàn 25 bao vây địch, TrĐ 3/Sư Đoàn 25 giải vây các đồn bót bị du kích địch tấn công sát Hậu Nghĩa.
Quần thảo suốt đêm, bên ta thắng lớn, VC không vào được TK /Hậu Nghĩa. Đến sáng Sư Đoàn lục soát thấy hàng trăm xác đich, tịch thu rất nhiều vũ khí. Gần sáng B52 đến dội bom dọc từ lò đường đến gần căn cứ Trà Cú. Nhà Tiền Chế bằng ván ép đóng đinh của căn cứ long cả đinh. BĐQ lục soát cũng tịch thu được nhiều súng ống.
Sau trận chiến, Tiểu khu trưởng Hậu Nghĩa được thăng cấp Đại Tá. Th/tá Minh TĐT/TĐ 64 BĐQ được thăng cấp Trung Tá. Tư Lệnh HQ đáp phi cơ xuống Trà Cú. Chúng tôi phải đốt cỏ và dọn sạch mấy vỉ sắt cho trực thăng đáp vì từ lâu đâu có ai thăm căn cứ.
TL/HQ hết lời khen ngợi, đi vòng quanh trại thấy im lìm lặng lẽ, không có gì để gọi là vui sống. Trở vào phòng Hành Quân TL ra lệnh cho ban Tham Mưu tháp tùng “Còn bao nhiêu huy chương cho hết cho Giang Đoàn, tất cả lính dù là thư ký văn phòng cũng được bằng ban khen”. Lời TL nói và việc nhân viên có làm không thì tôi không biết? TD64/BĐQ mở tiệc ăn mừng linh đình, dựng khán đài ca nhạc suốt đêm có ca sĩ Tâm Lý Chiến đến giúp vui, mời tất cả HQ qua tham dự.
Hải Quân cũng có một nhóm Tâm Lý Chiến/BTL/Hải Quân đến giúp vui, ủy lạo nhưng chỉ tổ chức nhỏ thôi, hát trong phòng ăn đoàn viên đến 9 giờ tan hàng. Hai tuần lễ sau VC tấn công một đồn Nghĩa Quân cách Hiệp Hòa 20km về phía nam, đích thân Tiểu khu Trưởng/Hiệp Hòa đến giải vây, lúc trở về, xe cán phải mìn, TK Trưởng bị tử thương.
Sau thất bại ở Vàm Cỏ Đông, VC điều nghiên thấy chuyển quân qua Vàm Cỏ Tây có lẽ thuận lợi hơn. Vàm Cỏ Tây có dân ở dọc theo bờ sông thuộc 2 tỉnh Mộc Hóa và Long An dễ chuyển lương thực và tiếp liệu lên Tam Biên, lại có một Đồng Tháp Mười mênh mông ruộng lúa, có rừng Tràm để trú quân khi muốn tiến xuống Long An. Nếu phá cầu Long An sẽ tách rời vùng 4 với SaiGon.
Cuối năm 1972 vì nhu cầu hành quân, tôi lại được thuyên chuyển qua Vàm Cỏ Tây làm Liên Đoàn Trưởng LD2 Tuần Thám kiêm LDT/LD2 Ngăn Chặn ở căn cứ Tuyên Nhơn thuộc Mộc Hóa nằm ở đầu kia Kinh Sáng.
Chiến tranh thật đáng sợ, dù thắng hay bại đôi bên đều bị tổn thương, kẻ sưng đầu người cũng sứt trán. Hai con gà đá nhau con nào cũng bê bết máu. Dân và Quân bị chết chóc tổn thương. Chỉ có những kẻ bày ra chiến tranh là người ngồi hưởng lợi. Ai còn mơ sống với Thiên đàng Công Sản thì cứ mơ, riêng tôi đã ở tù CS tôi đã thấy sự dã man, lừa đảo dối trá của chúng như vậy đối với tôi cũng là quá đủ rồi.
Mỹ lập Quốc 1776. Nam Bắc chiến tranh từ ngày 1861 chấm dứt ngày May 9/1865. Sau khi chiến thắng Đại Tướng Grant thuộc miền Bắc đã tuyên bố thả hết quân miền Nam về dân giả sinh sống làm ăn, không bị trả thù hay tù tội. Việt Nam thì sao? —Việt nam có 4000 năm lập quốc; cũng có Trịnh Nguyển Phân tranh. Nhưng sau chiến tranh dân Nam Bắc vẫn sống hòa bình xây dựng Tổ Quốc.
Sau tháng 4/1975 VC chiếm miền Nam, những tưởng nhân dân VN sau chiến tranh sẽ đươc Tự Do Ấm No, Hạnh Phúc nhưng không ngờ dưới gót giày cộng sản, nhân dân Miền Nam bị hành hạ, đàn áp, bóc lột, mất hết tự do thua cả thời kỳ Pháp thuộc. Chủ Nghĩa CS là hoang tưởng: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Con người CS là con thú đội lớp người. Chúng thua cả loài vật giết cả đồng loại của mình, hèn với giặc, ác với dân.
Với chủ trương bạo lực cách mạng, người CS đã điên cuồng kiểu “Thề ăn gan uống máu quân thù” “Giết, Giết, Giết nữa đi bàn tay không ngừng nghỉ” (thơ Tố Hữu), dù có phải hy sinh “đánh cho đến người VN cuối cùng” để đạt được tham vọng thì Hồ Chí Minh vẫn sẵn sàng. Hồ chi Minh đã bắt đàn bà, trẻ em 14, 15 tuỗi lùa vào chiến trường, có khi còn cột chúng vào súng để chiến đấu cho tới chết, thật quá dã man. Bắc Việt luôn ở thế tấn công. Miền Nam chỉ ở thế phòng thủ, không được đánh ra Bắc, dù có thắng được trong các trận đánh nhưng vẫn phải thua ô- nhục trong cuộc chiến sau cùng.
Đối với chế độ CS người dân bị coi là con vật nuôi, phải tuyệt đối tuân theo lệnh chủ; đến khi chủ không còn xài được nữa thì chủ bắt ra làm thịt, đồng bọn chỉ còn trơ mắt “Vô Cảm” đứng nhìn rồi chờ tới phiên mình. Dứơi chế độ CS, nước VN đã không ngóc đầu lên được mà còn tuột hậu hàng thế kỷ. Hỡi những ai còn yêu thương VN hãy đứng lên xóa sácg tàn tích cộng sản, để còn có ngày nước VN được Độc Lập, Tự do, Hạnh phúc, con người sống ra con người…
Vũ Đoàn

MH chuyn

No comments:

Tùy bút GIÂY PHÚT CHẠNH LÒNG-Điệp Mỹ Linh

Chủ nhật Jan./12/2025 vừa qua, lúc 11:00AM, một số Luật sư/cựu sinh viên Luật Khoa đã gặp nhau tại nhà hàng Lambo, trên đường Westheimer, Ho...