Wednesday, April 21, 2021

‘New York Times’ trở thành ‘Thời báo Hoàn cầu’ phiên bản Mỹ

 


Trụ sở tòa soạn New York Times (ảnh: Shutterstock).

Tác giả, nhà làm phim và người dẫn chương trình phát thanh Dinesh D’Souza đã có bài bình luận trên Epochtimes về sự đảo ngược quan điểm đột ngột của tờ New York Times với vấn đề an ninh bầu cử.

Bài viết chỉ ra, chỉ trong vài năm, tờ NY Times đi từ phản đối bỏ phiếu vắng mặt và bỏ phiếu qua thư đến ủng hộ các biện pháp này trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Điều gì đằng sau sự thay đổi này? Mời bạn theo dõi bài viết:

Ngày nay, New York Times là tờ báo ủng hộ mạnh mẽ quan điểm rằng cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 là an toàn nhất trong lịch sử và khả năng gian lận phát sinh từ các lá phiếu vắng mặt hoặc các lá phiếu qua thư chỉ đơn giản là cáo buộc “sai lầm” của Đảng Cộng hòa.

Trong một bài xác minh dữ kiện (fact-check) gần đây, phóng viên Linda Qiu của NY Times viết “đã có rất nhiều nghiên cứu độc lập và đánh giá của chính phủ cho thấy hành vi gian lận cử tri là cực kỳ hiếm gặp dưới mọi hình thức”, bao gồm cả hình thức phiếu vắng mặt và bỏ phiếu qua thư. Hai hình thức này “không có sự khác biệt đáng kể”, cả hai đều là “những hình thức bỏ phiếu an toàn”; hơn nữa, chúng còn là “tiêu chuẩn vàng” về an ninh bầu cử.

Thông điệp nhất quán này của NY Times có mục tiêu rõ ràng. Tờ báo tìm cách loại bỏ mọi cuộc tranh luận về câu hỏi liệu bỏ phiếu vắng mặt hay bỏ phiếu qua thư có giúp cử tri bỏ phiếu dễ dàng hơn không, đồng thời nó cũng làm nảy sinh các vấn đề chính đáng về gian lận cử tri. Theo NY Times, [gian lận cử tri] là vấn đề không có tồn tại. Đối với tờ báo này, vấn đề thực sự là sự độc ác của đảng Cộng hòa khi tìm cách “đàn áp” việc bỏ phiếu của những người nghèo và các dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên [nhìn lại quá khứ], như tờ RealClearInvestigations chỉ ra, trước cuộc bầu cử năm 2020, chính NY Times đã đưa ra nhiều cảnh báo về khả năng gian lận do việc mở rộng bỏ phiếu vắng mặt và bỏ phiếu gửi qua thư gây ra.

Ngay từ năm 2004, phóng viên Michael Moss của NY Times đã lo ngại khi nhiều bang không áp dụng các biện pháp bảo vệ với hình thức bỏ phiếu vắng mặt. Trong khi các quan chức bầu cử cảnh báo rằng những biện pháp này là cần thiết để ngăn chặn gian lận bầu cử.

Năm 2006, phóng viên Joyce Pernick của NY Times lưu ý rằng “các chuyên gia về luật bầu cử nói rằng, hầu hết các hành vi gian lận cử tri đều liên quan đến hình thức bỏ phiếu vắng mặt”. Năm 2011, Charlie Savage của NY Times khẳng định, so với bỏ phiếu trực tiếp thì có nhiều bằng chứng hơn cho thấy các lá phiếu gửi qua đường bưu điện “đã được sử dụng để cố gắng thay đổi kết quả của một cuộc bầu cử.”

Một bài báo từ năm 2012 của NY Times có tiêu đề “Thảo luận về sai sót và gian lận khi [hình thức] bỏ phiếu vắng mặt gia tăng” do phóng viên Adam Liptak viết. Bài báo trên NY Times này chỉ ra rằng hình thức bỏ phiếu qua thư “làm tăng khả năng gian lận”, điều này đặt ra “câu hỏi về những lời hứa cơ bản nhất của nền dân chủ”.

Theo NY Times, bỏ phiếu qua thư hiện nay rất phổ biến nhưng cũng có nhiều vấn đề khiến các chuyên gia bầu cử nhận định, có nhiều cuộc bầu cử mà người ta không đủ tự tin để nói rằng ai là ứng viên giành chiến thắng xứng đáng.

Ông Liptak viết: Những lá phiếu vắng mặt và lá phiếu qua thư “giúp việc mua và bán phiếu bầu dễ dàng hơn nhiều”. Ông cũng cung cấp ví dụ về các cuộc bầu cử ở tiểu bang Illinois và Indiana. Ông mô tả một quy trình mà ông gọi là “chăn nuôi các cụ bà”. Theo đó, các nhân viên chiến dịch [bầu cử] được cho là hỗ trợ cử tri trong các viện dưỡng lão. Và những cử tri này dễ bị các nhân viên gây áp lực một cách tinh vi, bị đe dọa, lá phiếu của các cụ ông cụ bà dễ dàng bị xâm phạm và những lá phiếu này có thể bị chặn từ lúc đến và cả lúc đi.

Liptak trích lời Heather Gerken, hiện là hiệu trưởng của Trường Luật Yale, và lo ngại rằng người ta “có thể ăn cắp một số lá phiếu vắng mặt hoặc nhét đầy thùng phiếu [với các lá phiếu] hoặc hối lộ một người quản lý bầu cử”. Ông nói thêm rằng việc ngừng sử dụng hình thức bỏ phiếu vắng mặt hoặc bỏ phiếu qua thư chứng minh rằng, bằng chứng về những cuộc bầu cử bị đánh cắp đều liên quan đến các hình thức bỏ phiếu này và những điều tương tự.

Bà Gerken, giống như tờ NY Times, bây giờ dường như đã quên mất những gì họ nói chỉ vài năm trước đây.

Vì vậy, hãy cùng nhìn lại. Trong nhiều năm, khi bỏ phiếu vắng mặt và bỏ phiếu qua thư tương đối khan hiếm thì NY Times khăng khăng rằng các hình thức này đặt ra những vấn đề nghiêm trọng về gian lận và thao túng [bầu cử]. Đây cũng không chỉ đơn thuần là quan điểm của tờ báo này — NY Times đã tập hợp nhiều nghiên cứu và chuyên gia ủng hộ quan điểm này.

Giờ đây, việc bỏ phiếu qua thư đã được mở rộng rất nhiều, phần lớn những lời biện minh là bởi hạn chế bỏ phiếu trực tiếp do đại dịch COVID-19 gây ra. Người ta có thể cho rằng NY Times sẽ lo ngại [về gian lận bầu cử]. Người ta có thể cho rằng NY Times sẽ cảnh báo về những mối đe dọa lớn hơn với tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử. Người ta có thể tìm đến NY Times để yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ mới để đảm bảo tính toàn vẹn của nền dân chủ.

Nhưng không.

Thay vào đó, NY Times, tờ báo từng thận trọng và có cái nhìn ảm đạm về tình trạng gian lận do bỏ phiếu vắng mặt và bỏ phiếu qua thư, giờ đã hoàn toàn đảo ngược lập trường của mình.

Bây giờ NY Times không chỉ khẳng định độ an toàn của bỏ phiếu qua thư và bỏ phiếu vắng mặt mà còn cho rằng, [không nên] có tranh luận chính đáng về việc các hình thức này có tạo điều kiện cho gian lận cử tri không?

Vậy điều gì giải thích cho sự đảo ngược quan điểm đột ngột của NY Times?

Tất nhiên, câu trả lời là kết quả bầu cử.

Nhìn chung, các bài báo trước đó của NY Times lo ngại rằng hình thức bỏ phiếu vắng mặt có thể đưa Bush lên vị trí tổng thống vào năm 2000 hoặc 2004. Hoặc NY Times lo ngại rằng các hình thức bỏ phiếu vắng mặt có thể khiến Obama đánh mất lần tái đắc cử của mình.

Tuy nhiên, vào năm 2020, NY Times nhận ra rằng Đảng Dân chủ đã tích cực thúc đẩy việc mở rộng bỏ phiếu qua thư với kỳ vọng bỏ phiếu qua thư sẽ mang lại cho đảng này lợi thế quyết định, dường như đã từng xảy ra. Do đó, NY Times đã đảo ngược quan điểm của mình vì tờ báo mong muốn một kết quả chính trị khác.

Chi tiết hèn hạ này là dấu hiệu mới nhất cho thấy NY Times không đứng trên các nguyên tắc, liên quan đến các lá phiếu qua thư hoặc bất cứ thứ gì khác. Các nguyên tắc của tờ báo hoàn toàn phục vụ cho các kết quả về hình thái ý thức ưa thích của nó.

Tất nhiên, NY Times không đơn độc tham gia vào hành động đạo đức giả và hợp lý hóa chính trị này. Chúng ta có thể nhận ra sự đạo đức giả và biện minh đặc biệt này trong luận điểm của David Hume rằng “lý trí là, và chỉ nên là nô lệ của dục vọng”.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất định phản ánh quan điểm của DKN.

Xem thêm:

·         ‘New York Times’ trở thành ‘Thời báo Hoàn cầu’ phiên bản Mỹ

·         Thẩm phán liên bang gọi 2 hãng tin lớn là ‘báo của đảng Dân chủ’

No comments: