Saturday, December 29, 2018

Hoa hậu Lan Khuê trong đêm chung kết Miss World tại Trung Quốc Tuyên bố chủ quyền Biển Đông


HoangsaParacel: Hành động can đảm,hào hùng của con cháu Trưng, Triệu.

Hoa hậu Lan Khuê đã vì lợi ích dân tộc và đất nước mà bỏ qua lợi ích bản thân một hành động cần được tuyên dương.

Loại thẳng tay người đẹp VN khỏi TOP 5+1 vì dám tuyên bố chủ quyền VN với Hoàng Sa, Trường Sa.

Có danh dự đâu mà yêu cầu người ta “đảm bảo” - Phạm Tín An Ninh

Phạm Tín An Ninh (Danlambao) – Ngày 28.12.2018, trên trang nhất của nhiều tờ báo lề đảng trong nước đã đăng bài viết theo lệnh đảng “Việt Nam yêu cầu Đài Loan đảm bảo danh dự cho các du khách bị bắt”. Bài viết liên quan đến sự kiện 152 trong số 153 du khách từ Việt Nam vừa mới sang Đài Loan đã biến mất tại thành phố Cao Hùng. Sau đó vài người ra trình diện, ba người bay về lại Việt Nam, một số bị bắt, hiện còn 131 người đang lẩn trốn.

Friday, December 28, 2018

“Mất 10.000 quân là Mỹ chết khiếp”: Tướng TQ liệu có ảo tưởng?

Gần đây, bài phát biểu của Thiếu tướng La Viện cho rằng chỉ cần đánh chìm hai tàu sân bay của Mỹ sẽ khiến Mỹ phải nhụt chí và đầu hàng đã khiến giới quan sát quốc tế giật mình.

'BÃO "- Từ Thức

Victor Hugo nói: “Thường thường đám đông phản bội dân tộc” (Souvent la foule trahit le peuple). 
Đám đông “đi bão” đá banh là một thí dụ điển hình. Đáng lẽ thể thao là một trò chơi lành mạnh, chiến thắng thể thao là một ngày hội, đám đông đã biến thành một cuộc thảm sát, máu đổ thịt rơi.

Tuesday, December 25, 2018

PARIS CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM ? Từ Thức

HoangsaParacels: Cùng một đề tài do hai người viết đó là ông Từ Thức và Phạm Đỗ Chí viết về Paris. Tác giả Từ Thức rất từ tốn thuyết phục độc giả thay đổi quan điểm nhận xét về thủ đô ánh sáng, trái hẳn với ông Phạm Đỗ Chí, một vietnamese gringo với ý niệm macho dành cho nước Pháp và tình hình kinh tế thế giới.  Ngày tận thế chưa đến với thủ đô Paris.

Paris bẩn, đường phố đầy rác rưởi, phân chó. Paris bất an, homeless ngủ đầy đường, đi đâu cũng đụng ăn mày, ăn xin, sểnh ra là bị móc túi. Paris đắt đỏ, nhìn thấy giá cả cũng đủ khiếp. Paris loạn, ngày nào cũng biểu tình, và có biểu tình là có đập phá, đốt xe, như một nước có chiến tranh.

Monday, December 24, 2018

Lễ Công Bố Hồ Sơ Hoàng Sa Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc


Vận động quốc tế bảo vệ và giải quyết vấn đề chủ quyền của HS/TS theo luật pháp quốc tế nêu lên sự bất ổn và nguy hiểm tại Biển Đông bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chỉ có sự quan tâm và can thiệp của các cường quốc tự do mới có thể ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa bá quyền Trung Cộng tại Biển Đông và trên toàn thế giới.

Truyện ngắn: THƯƠNG ANH “CÁN NGỐ” - ĐIỆP MỸ LINH

Vừa chuyển sang Yahoo news, thấy tấm hình đoàn di dân từ Nam Mỹ hướng về Hoa Kỳ đang lội bì bỏm trong dòng sông Suchiate, bà Liên ngồi lặng yên; nhưng trong tâm tưởng của bà, hình ảnh từng đoàn người đói khổ/rách rưới/tàn tạ dắt díu nhau đi tìm đất sống – vào thập niên 40 – trong “vùng giải phóng” lại hiện về!

Hải Quân và Những Tính Toán của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Khi VNCH Lâm Nguy.

Vào lúc 11:00AM, một cử tọa đông đảo đã có mặt tại Câu Lạc Bộ Hải Quân Hoàng Sa, Little Saigon, thành phố Westminster, Orange County để nghe cựu Tổng Trưởng Kế Hoạch Nguyễn Tiến Hưng thuyết trình về đề tài Hải Quân và Những Tính Toán của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Khi VNCH Lâm Nguy. Sau đây là một số nhận xét của mà giáo sư Nguyễn Tiến Hưng nêu ra liên quan đến Hải Quân qua bộ nhớ đã hao mòn của người viết:

Saturday, December 22, 2018

Tổng thống Philippines có thể bị xem là ‘tay sai’ của Trung Quốc - Vĩnh Thụy


Chủ tịch Tập Cận Bình đón Tổng thống Duterte thăm Bắc Kinh - Ảnh: New York Times
Một nhà phân tích an ninh quốc phòng Philippines đã cảnh báo: Tổng thống Rodrigo Duterte và các đồng minh có thể bị phe đối lập xem là “tay sai” của Trung Quốc, vì ông Duterte vẫn còn phải chờ “hưởng lộc” từ lời hứa của lãnh đạo Trung Quốc.

Chê California - Huỳnh Ngọc Chênh

Tâm lý mọi người nói chung, khi đến nơi giàu sang tốt đẹp hơn quê nhà thì khen hết lời, khen để học tập. Đó là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên người Việt sống trong chế độ cộng sản, thì việc khen chê phải có định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sự cao quý của người châu Âu


Lời tác giả: Trong sử sách Trung Quốc, chúng ta thường nghe rằng người xưa coi trọng việc giữ lời hứa hơn là giữ của cải hay người ta thà chết vì một người huynh đệ tốt còn hơn sống chỉ cho bản thân mình. Ngày nay những hành động như vậy thật là hiếm gặp. Thời đại đó đã biến mất từ lâu; nó cũng là một thời đại mà chúng ta không hiểu. Điều gì đã xảy ra với sự cao quý của người Trung Hoa? Tại sao điều đó không còn nữa? Đó là một vấn đề đáng bàn cãi, tuy nhiên câu chuyện mà tôi kể dưới đây là về sự cao thượng của người Tây phương, song người Trung Quốc vẫn có thể cảm thấy thích thú khi đọc bài viết này.

Thursday, December 20, 2018

Hải quân VC nhận từ dân ngư lôi 'có chữ Hán' dạt vào biển Phú Yên


Hình ảnhVCG - Tàu ngầm Trung Quốc 

Một số cây viết chuyên về quân sự ở Mỹ nói rằng vật thể mà ngư dân Việt Nam mới thu được ở Phú Yên có thể là loại Yu-6 của Hải quân Quân Giải phóng Trung Quốc.
Người dân Phú Yên mới đây đã bàn giao một quả ngư lôi 'khắc chữ Hán' cho nhà chức trách.

Wednesday, December 19, 2018

Bộ Mặt quân đội China sau 40 năm cải tổ

Quân đội Trung Quốc duyệt binh tại thao trường ở khu vực Nội Mông kỷ niệm 90 năm thành lập. Ảnh: Reuters.
Từ một lực lượng lạc hậu, quân đội Trung Quốc được đánh giá đang "nôn nóng" thực hiện tham vọng trở thành đội quân có hạng trên thế giới

Chiến Thắng Vũng Rô - Trần Quốc Bảo

Chiến Thắng Vũng Rô - Trần Quốc Bảo

Xin nhắc lại những dòng Quân Sử
Thật lẫy lừng “Chiến Thắng Vũng Rô”
Để Người Lính trên bước đường viễn xứ
Vẫn tự hào “Chiến sĩ dìệt Cộng nô”!

Chia Buồn

Chia Buồn


Hội Hải Quân Hàng Hải San Diego
5312 El Cajon Blvd, San Diego, CA 92115,
(619) 265-0635, hongradiator@yahoo.com



Được tin ông Bùi Văn Hưng
Cựu học sinh trường Trung Học Petrus Ký, Sài Gòn
Cựu Sĩ Quan Hải Quân Khóa 16 TTHL/HQ/Nha Trang
Qua đời lúc 01:30PM ngày 14/12/2018 tại thành phố San Diego, California, USA.
Hưởng thọ 73 tuổi.

Tuesday, December 18, 2018

Nhìn lại Chủ nghĩa Cộng sản sau hơn 100 năm - Mục sư Tiến sĩ Phan Phước Lành

Hình minh họa. Những người ủng hộ đảng Công Nhân Ethiopia theo Cộng sản trước chân dung Karl Marx, Friedrich Engels, và Lenin để kỷ niệm cách mạng Ethiopia ở Addis Ababa.
Những người ủng hộ đảng Công Nhân Ethiopia theo Cộng sản trước chân dung Karl Marx, Friedrich Engels, và Lenin để kỷ niệm cách mạng Ethiopia ở Addis Ababa.
 AFP
“Quốc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách.”  Mỗi người Việt, dầu ở vị trí nào, cũng phải có trách nhiệm với đất nước và dân tộc mình.  Tôi viết và phổ biến bài viết này sau thời gian dài suy tư về vận mệnh dân tộc và mong ước thấy sự hưng thịnh của đất nước Việt Nam yêu dấu.  Chúc mừng đội tuyển Việt Nam vừa đoạt CUP 2018 AFF Suzuki và mong ước Việt Nam đổi mới trên mọi bình diện không chỉ riêng lãnh vực bóng đá.

Lần đầu tiên từ sau Thế chiến, Nhật sẽ có 2 hàng không mẫu hạm - Thụy My


Tàu DDH-184 Kaga lớp Izumo chở trực thăng (T) sẽ được nâng cấp thành hàng không mẫu hạm, tại cảng Yokohama, 22/03/2017.Mandatory credit Kyodo/via REUTERS
Chính phủ Nhật Bản hôm nay 18/12/2018 thông qua kế hoạch quốc phòng cho 5 năm tới. Theo đó lần đầu tiên kể từ sau Đệ nhị Thế chiến quân đội Nhật sở hữu hai hàng không mẫu hạm, mua thêm nhiều chiến đấu cơ tối tân, nhằm đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong khu vực.

Monday, December 17, 2018

Mỹ thách Trung Quốc đâm tàu Mỹ trên biển Đông

Khu trục hạm Mỹ USS Decatur bị khu trục hạm Trung Quốc chận đường, buộc phải đổi hướng để tránh va chạm ngày 30 Tháng Chín, 2018. (Hình: US Navy)
MANILA, Philippines (NV) – Một viên chức cấp cao của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thách Bắc Kinh cho tàu chiến của họ đâm tàu chiến của Mỹ đi trên vùng biển quốc tế của Biển Đông nếu muốn leo thang thách đố.

Sunday, December 16, 2018

Phóng viên mất tích bí ẩn, để lại 21 bức ảnh về xã hội Trung Quốc khiến nhiều người chết lặng


Các tác phẩm của ông phơi bày những góc khuất xã hội mà đôi khi chính quyền không muốn hoặc né tránh nhắc đến.

Miền Nam trước 1975 – Kỳ 1: Kinh tế Việt Nam Cộng Hòa


Siêu thị Nguyễn Du tại Sài Gòn năm 1967, siêu thị duy nhất tại Đông Nam Á

Nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa thường được nhắc đến như một niềm tự hào của hầu hết người miền Nam, cũng như những người yêu mến Sài Gòn trước 1975. Ngày nay, nhiều người vẫn còn luyến tiếc về một thời phồn vinh và giai đoạn lịch sử huy hoàng này của dân tộc.

Friday, December 14, 2018

Một giai thoại nhỏ, một bài học lớn


alt

Stanford University
Hai ông bà Stanford, khi cậu con cưng chết, quyết định:
"Từ nay, tất cả những đứa con California sẽ là con mình."
Từ Thức

Văn phòng giám đốc Đại Học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp ông giám đốc.
Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ quần áo bình dân của bà, trả lời: ông giám đốc rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn. Đúng ra, ông chỉ quen tiếp những trí thức danh tiếng, những người gia thế, có vai vế trong xã hội.

TRỞ VỀ, ĐI TỚI - Nhạc sỹ Tuấn Khanh

Trong một chuyến đi quốc nội, vô tình đoàn người đang xếp hàng lấy vé ra máy bay bỗng xuất hiện vài người khách Trung Quốc. Đó là những người khách hết sức ung dung. Họ ăn nói lớn tiếng, cười to và tự nhiên, không khác gì dân bản xứ. Hàng dài người Việt đang xếp hàng im lặng nhìn. Mỗi người một suy nghĩ.

Wednesday, December 12, 2018

5 LÝ DO TẠI SAO DU KHÁCH CHINA LẠI QUÁ THÔ LỖ

blank
5 lý do Tại sao du khách Trung Quốc lại quá thô lỗ
Nhiều người trên thế giới có ấn tượng xấu về du khách Trung Quốc do cách họ cư xử khi ra nước ngoài. Trong vài năm qua, những khách du lịch này đã mang tai tiếng thực sự xấu trên toàn thế giới. Bạn có thể đọc những bài báo này từ bài viết của tờ South China Morning Post, The Economist và Huffington Post.

TÔI LÀ AI?: Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt - Trần Mộng Tú


Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi bảy của một người tị nạn.

Nguyễn Tài Ngọc: Dân Số Người Việt Ở Hải Ngoại


Bài viết này là về thống kê dân số người Việt ở hải ngoại, tôi thu thập chi tiết từ Internet. Bài này chia ra làm bốn phần:
– Phần 1: Dân số người Việt ở các quốc gia trên thế giới.
– Phần 2: Dân số người Việt ở Hoa Kỳ.
– Phần 3: Dân số người Việt ở Canada.
– Phần 4: Dân số người Việt ở Úc.

Tuesday, December 11, 2018

“Hải Quân và những toan tính của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi VNCH lâm nguy”

HoangsaParacel: Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch, tác giả cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy đã dành sự ưu ái đến với Hải Quân chúng ta, vì đề tài liên hệ đến vai trò của quân chủng trong những ngày tàn của cuộc chiến. Kính mời quý anh chị em tham dự đông đảo.

Hội Ái Hữu Hải Quân Cửu Long

1705 West Wisteria Place, Santa Ana, CA 9270
Tel.: 714-975-6420 * www.haiquancuulong.com




THƯ MỜI

Kính mời quý NT, quý CH và quý Thân Hữu,
Tham dự buổi thuyết trình của Giáo Sư  Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng về đề tài:
“Hải Quân và những toan tính của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi VNCH lâm nguy”

Vào ngày : Chủ Nhật 23 tháng 12, năm 2018 lúc 11:30AM
Tại địa điểm: Paracel Seafood Restaurant
15583 Brookhurst Street, Westminster, CA 92683

Monday, December 10, 2018

CÁI CHẾT BÍ ẨN CỦA KHOA HỌC GIA MỸ GỐC HOA CÓ LIÊN QUAN ĐẾN “KẾ HOẠCH NGÀN NGƯỜI” CỦA TRUNG CỘNG - Thu Thủy

Đúng vào hôm “Công chúa Huawei” Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ tại Canada cũng xảy ra việc Trương Thủ Thịnh (Shou Cheng Zhang), nhà vật lý người Mỹ gốc Hoa nổi tiếng là “Người Hoa gần với giải Nobel vật lý nhất”, đồng thời là nhà đầu tư mạo hiểm bất ngờ nhảy lầu tự sát tại Mỹ ở tuổi 55. Việc ông Thịnh trước đây tham gia “Kế hoạch ngàn người” của Trung Quốc và tin đồn tiếp xúc với công ty Huawei. Thông tin ông chết lại được công bố cùng ngày với việc Mạnh Vãn Chu bị bắt đã phủ bóng mây nghi vấn lên cái chết bất thường này.

John Kerry vào cả Lăng Hồ Chủ tịch để tìm 'tù binh Mỹ'

HoangsaParacels: Làm tới chức Ngoại, sao mà "khờ" thế, lăng đã được dọn dẹp sạch sẽ trước khi ông vào, xuống dưới hầm lăng Lenin, chưa chắc ông kiếm ra sợi "tóc" của tù binh Mỹ.
Hình ảnh GETTY IMAGES - John Kerry và John McCain năm 1992

Cựu ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa ra mắt hồi ký, trong đó ông kể lại các chuyến đi tới Việt Nam đầu thập niên 1990 để giúp dẫn tới bình thường hóa quan hệ hai nước.

Tấm hình mới nhất của vị cựu Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam Đề Đốc TRẦN VĂN CHƠN

Tấm hình mới nhất của vị cựu Tư Lệnh Hải Quân Đề Đốc TRẦN VĂN CHƠN tại tư gia San Jose, California.Từ Trái qua Phải, HQ Vương Thế Tuấn, Tư Lệnh Hải Quân, Capt. Joe (USNR), con nuôi của Tư Lệnh.

Những cuộc gặp giữa Nữ hoàng Elizabeth II và Tổng thống Hoa Kỳ

HoangsaParacels: Một bà Hoàng Hậu sướng nhất thế gian.
Vua Edward VIII và công chúa Elizabeth

Saturday, December 8, 2018

US GIGANTIC Aircraft Carriers Show Their Insane Capacity - Aircraft Carr...

Biển Đông 2019 và các hàng không mẫu hạm đồng minh

Thành Đỗ (Danlambao) - Hình như Mỹ và phương Tây đã nhận thấy rằng gió đã xoay chiều. Các cuộc hải hành như đi dạo mát xuyên ngang biển đông mà xưa nay các nước thường thực hiện, ngoài việc chọc tức ông Tập và nhân dân Tàu, hình như nay cũng không còn hiệu quả, bởi chính người Mỹ đã lên tiếng khẳng định rằng Tàu cộng đã thật sự hoàn tất chương trình trang bị hoả tiễn chống hạm tại 7 căn cứ bồi đắp trái phép tại Trường Sa.

Dấu ấn tuần qua: Tổng thống Trump và ‘Vạn lý Trường thành chống Trung’

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Shutterstock)
Tổng thống Mỹ Donald Trump nổi tiếng với kế hoạch xây dựng một bức tường biên giới để ngăn chặn những người di cư bất hợp pháp tràn vào đất nước. Nhưng có một bức tường khác của ông cũng đang tiến triển nhanh chóng, đó là “Vạn lý Trường thành chống Trung”.

Paris có cháy không? - Từ Thức (VNTB)


Với phong trào GILETS JAUNES (Áo Vàng), nước Pháp đang trải qua một khủng hoảng chính trị, xã hội nghiêm trọng. Nhưng mặc dù những hình ảnh bạo động ngoạn mục làm chấn động dư luận, nước Pháp chưa có nội chiến như một số médias ngoại quốc bình luận. Nước Pháp cũng không phải là nước đói khổ, tuyệt vọng cùng cực như báo chí nhà nước VN đã không để lỡ cơ hội nhảy vào, với thông điệp gởi dân Việt: ở đâu cũng có nghèo đói, bất công; ở VN tốt hơn vì có kỷ luật, có ổn định.

GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2018

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trân trọng công bố kết quả Giải Nhân Quyền Việt Nam 2018 được trao cho 3 nhà hoạt động nhân quyền: Anh Hoàng Đức Bình, bà Trần Thị Nga, và nhà báo Phạm Đoan Trang.

Friday, December 7, 2018

Ca phẫu thuật ở Mỹ khiến tôi hiểu được sự khác biệt giữa y tế Trung-Mỹ

'Ca phẫu thuật ở Mỹ khiến tôi hiểu được sự khác biệt giữa y tế Trung-Mỹ'
Gần đây, một bệnh nhân mắc bệnh tim ở Trung Quốc đăng tải bài viết có tiêu đề ‘Ca phẫu thuật ở Mỹ khiến tôi hiểu được sự khác biệt giữa y tế Trung-Mỹ’ trên trang ‘Hội Hoa Kiều ở Mỹ’ đã thu hút sự chú ý của rất nhiều cư dân mạng.

Thursday, December 6, 2018

Nhân Dân Mỹ Không có Nô Bộc.

Thẩm Quần, tác giả cuốn “Nước Mỹ cũng hoang đường” có nói mấy câu thế này: “Trong xã hội này, bất kể có xảy ra chuyện gì, bạn cũng rất khó cảm nhận được hoàn cảnh bế tắc không lối thoát. Bạn không bị buộc phải đi kiện cáo khiếu nại khắp nơi, (người Mỹ không hiểu “khiếu nại” là gì), không bị buộc phải phạm tội, mà luôn luôn có con đường đang chờ đợi bạn”.

George HW Bush: bốn điều khác biệt về tang lễ của ông - Anthony Zurcher


Hình ảnh Getty Images -Cả George HW Bush lẫn John McCain đều là những sĩ quan ưu tú của Hải quân Hoa Kỳ

Bush là con trai của một thượng nghị sĩ; McCain, con trai của một đô đốc. Nhưng sự khác biệt trong tang lễ của họ nói lên rất nhiều điều.

Wednesday, December 5, 2018

Trương Vĩnh Ký – Nhà giáo dục yêu nước của VN - Nguyễn Quang Duy

Hình ảnhHISTORIC VIETNAM - Trương Vĩnh Ký (1837-1898)


Trương Vĩnh Ký, người tạo nền móng cho giáo dục và cải cách ngôn ngữ Việt Nam vào thế kỷ 19, là nhà bác học nhiều năm qua vẫn chưa được hậu sinh hiểu một cách tận tường.

Bài viết này muốn nhắc lại nỗ lực giáo dục và cải cách ngôn ngữ tiếng Việt của ông nhân kỷ niệm 181 năm ngày sinh của ông vào ngày 6/12/1837 tại ấp Cái Mơn, tỉnh Vĩnh Long.

Sau 30/4/1975, khi ngôi trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký ở Sài Gòn bị đổi tên và bức tượng bán thân giữa sân trường bị dời đi, học sinh chúng tôi thường tranh luận về "công và tội" của Petrus Ký khi mượn tay người Pháp giúp nền văn học nước nhà.

Chúng tôi thường kết thúc bằng ngạn ngữ được Pétrus Ký dùng nhiều lần khi viết thư "Sic vos non vobis".

Hồi ấy chúng tôi hiểu câu ngạn ngữ trên là "Ở với họ mà không theo họ", vừa tránh dẫn đến chuyện bị quy kết "phản động", vừa tỏ bày tâm sự "Ở với cộng sản mà không theo cộng sản".

Gần đây tôi mới biết câu ngạn ngữ tiếng La Tinh "Sic vos non vobis" có 2 nghĩa và dịch như trên là hoàn toàn sai ý Pétrus Ký.

Winston Phan Đào Nguyên phổ biến trên trang Nghiên Cứu Lịch Sử bài "Minh oan cho Pétrus Trương Vĩnh Ký về câu 'ở với họ mà không theo họ' ", theo tác giả thì Pétrus Ký dùng một nghĩa khác của ngạn ngữ là "Làm điều lợi cho người khác chứ không cho chính mình."

Tác giả đã trình bày rất rõ và rất thuyết phục triết lý sống của Pétrus Ký là mỗi người phải làm tròn vai trò hay số phần trong đời để làm cho xã hội của mình tốt đẹp hơn.

Cuộc đời của Pétrus Ký đã chứng minh triết lý sống này đặc biệt là sự cống hiến ông dành cho chữ Quốc ngữ và nền Quốc văn hiện tại.





Hoàn cảnh xã hội

Pétrus Ký sinh ra cuối triều vua Minh Mạng, vào lúc triều thần thất bại trong việc canh tân đất nước, vì chỉ có toàn những nhà Nho biết làm thơ phú, thiếu khả năng khoa học kỹ thuật.

Vua Minh Mạng thiếu công minh, khiến nhiều người giỏi đâm ra chán nản, trái lại phe gian nịnh nẩy nở mỗi ngày một nhiều, quan tham mỗi ngày một tăng.

Nhà Nguyễn bế môn tỏa cảng, cấm đạo Công giáo, khiến dân tình đói khổ, loạn lạc khắp nơi, để cuối cùng đất nước lọt vào tay Pháp cả trăm năm.

Petrus Ký là người công giáo, Pétrus là tên Thánh, theo học trường dòng ở Mã Lai về nước đúng lúc thực dân Pháp xâm chiếm nước ta.

Pháp tấn công Đà Nẵng ngày 1/9/1858 không thành nên chuyển sang tấn công ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Ngày 18/2/1859 Pháp chiếm được thành Gia định.Hình ảnhGETTY IMAGES - Sài Gòn thời thuộc địa Pháp

Việc cấm đạo Công giáo trở nên gay gắt hơn. Petrus Ký phải trốn lên Sài Gòn và được Giám mục Dominique Lefèbre giới thiệu làm thông ngôn cho Pháp, nên từ đó bị kết tội là tay sai cho giặc.
Pétrus Ký, nỗi oan thế kỷ

Sau 30/4/1975, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn giữ độc quyền đánh giá "công và tội" của Petrus Ký.

Năm 1993, ông Nguyễn Văn Trấn, đảng viên Cộng sản từ 1930, được Ban Khoa học xã hội Thành ủy TPHCM cho phép phát hành quyển "Trương Vĩnh Ký, Con Người Và Sự Thật" nhưng sách đã bị tịch thu sau khi in mà không biết lý do.

Đầu tháng 1/2017, cuốn "Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ" do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu soạn đã được Cục Xuất bản cho phép lưu hành, nhưng chỉ ít ngày trước khi phát hành thì một "lệnh miệng" được ban xuống yêu cầu hủy bỏ buổi ra mắt sách.

Ông Nguyễn Đình Đầu cho trang BBC Tiếng Việt biết ông đã phát hiện một tư liệu nói về sự hợp tác của ông Trương Vĩnh Ký với người Pháp từ đầu đã không có suôn sẻ như người ta vẫn tưởng:

"Trong những lời đối đáp khi chính quyền Pháp yêu cầu Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn, có những văn thơ chứng tỏ là Trương Vĩnh Ký rất bất mãn trong chuyện người Pháp cư xử với người Việt Nam, cho nên ông không muốn hợp tác.".
Chữ Quốc ngữ giữ văn hóa nước nhà

Sử gia Nguyễn Đình Đầu buồn vì cuốn "Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ" do ông chủ biên bị cấm.

Về việc giữ gìn tiếng Việt trong sách giáo khoa sử An Nam bằng tiếng Pháp xuất bản tại Sài Gòn năm 1875 (Cours d'histoire annamite à l'usage des écoles de la Basse-Cochinchine, Impr. du Gouvernement, Saigon, 1875) trang 13 Pétrus Trương Vĩnh Ký đã nhận xét (được dịch) như sau:

"Sĩ Nhiếp đã du nhập toàn bộ văn học Trung Hoa, cùng đạo lý Khổng Tử, ép buộc dân An Nam phải tiếp nhận làm văn hóa của mình, và cấm dân An Nam dùng thứ chữ viết phiên âm đặc biệt riêng của người An-nam.

Vì biện pháp nghiệt ngã ấy mà người An-nam đã hoàn toàn mất đi thứ chữ viết riêng của mình".

Sĩ Nhiếp (137-226), Thái thú Giao Chỉ được sử sách chính thống các triều đại Việt Nam đánh giá rất cao vì đã dạy cho dân ta chữ Hán, văn hóa, phong tục và văn minh Trung Hoa.

Vừa là sử gia vừa là nhà ngôn ngữ học Trương Vĩnh Ký đã đánh giá Sỹ Nhiếp là người đã hủy diệt chữ viết cổ của người Việt Nam, áp đặt cách cai trị và văn hóa của người Hán, giết chết văn hóa cổ của người Việt.

Điều này cho thấy ông hiểu rất rõ khi phải mượn tay người Pháp phổ biến chữ Quốc ngữ để cạnh tranh và loại bỏ ảnh hưởng tiếng Hán và cả tiếng Pháp, để giữ gìn văn hóa, phong tục và ngôn ngữ Việt Nam.
Pétrus Ký tổ báo chí Việt ngữ

Năm 1864, Pétrus Ký được cử là Hiệu trưởng trường Thông ngôn (Collège des Interprètes) và theo lời đề nghị của ông người Pháp cho lập tờ Gia Định báo bằng tiếng Việt.






Hình ảnhGETTY IMAGES -Trường thi Bắc Kỳ thời cuối mùa Nho giáo


Để phân biệt với tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Nôm, Pétrus Ký gọi cách viết tiếng Việt theo kiểu La Tinh là chữ Quốc ngữ còn văn học thì được gọi là Quốc văn.

Gia Định báo phát hành số đầu tiên ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn dưới hình thức một tờ Công Báo do ông Ernest Potteaux làm chánh tổng tài (chủ nhiệm hay tổng biên tập) và ông Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút.

Ngày 16/9/1869, thống đốc Nam Kỳ G. Ohier ký quyết định số 189 giao tờ Gia Định Báo cho ông Trương Vĩnh Ký làm chánh tổng tài và ông Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút.

Gia Định Báo gồm các văn kiện và quyết định của nhà cầm quyền bằng tiếng Pháp do Nha nội vụ cung cấp và được ông Trương Vĩnh Ký dịch ra chữ Quốc ngữ. Và những bài viết tiếng Việt về thời sự, về lịch sử, về luân lý dân gian giúp truyền bá chữ Quốc ngữ.

Trên Gia Định Báo và nhiều tài liệu khác ông lấy bút hiệu là Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký.

Trong số 11 ra ngày 8/4/1870 ông kêu gọi cộng tác viên như sau:

"Lời cùng các thầy thông ngôn, ký lục, giáo tập... đặng hay: Nay việc làm Gia Định Báo tại Sài Gòn ở một chỗ nên không có lẽ mà biết các việc mới lạ các nơi trong sáu tỉnh mà làm cho thiên hạ coi; nên xin các thầy cứ mỗi tuần hay là nửa tháng hãy viết những chuyện mình biết tại chỗ, tại xứ mình ở như: ăn trộm, ăn cướp, bệnh hoạn, tai nạn, rủi ro, hùm tha, sấu bắt, cháy chợ, cháy nhà, mùa màng thể nào, tại sở nghề nào thạnh hơn...".

Đa số các bài trên Gia Định Báo đều bằng văn xuôi, ngắn gọn, đơn giản, theo cách nói của người miền Nam, và đàng hoàng theo lễ giáo Việt Nam.

Ông giữ vai trò chánh tổng tài đến năm 1872 thì giao lại cho ông Ernest Potteaux không rõ vì lý do gì.

Như vậy, Trương Vĩnh Ký chính là chủ nhiệm báo Việt ngữ đầu tiên và theo cách ông hướng dẫn làm báo thì ai cũng có thể làm báo, không khác gì cách làm báo mạng ngày nay.

Năm 1888, Trương Vĩnh Ký cho xuất bản tạp chí Thông Loại Khóa Trình, tạp chí văn học sưu tập nhiều văn thơ, câu đối, câu hò, câu hát dân gian, nhằm cổ vũ phong tục cổ truyền, phổ biến văn hóa dân tộc, có cả thơ văn chống Pháp và lịch sử Việt Nam.

Thông Loại Khóa Trình cho thấy tinh thần yêu nước của Petrus ký với nhiều bài viết về các nhân vật lịch sử có tài chống ngoại xâm của Việt Nam, như Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Mạc Đĩnh Chi, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản...

Thông Loại Khóa Trình còn phổ biến thơ chống Pháp của Bùi Hữu Nghĩa, bài vè như vè Khâm sai và cả hịch chống Pháp của Nguyễn Tri Phương.

Cộng tác với Thông Loại Khóa Trình có các ông Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Trần Chánh Chiếu, Lương Khắc Ninh, và nhiều người yêu nước khác.Hình ảnhBRANGER/GETTY IMAGES -Toàn quyền Albert Sarraut và vua Khải Định

Những người đọc báo biết chữ quốc ngữ khi ấy đều là công chức Pháp hay học sinh trường Pháp nên nhà cầm quyền Pháp tìm cách tẩy chay, báo không bán được.

Thiếu vốn, Thông Loại Khóa Trình chỉ ra được 18 số đến tháng 10/1889 thì đóng cửa.

Trong số này Trương Vĩnh Ký cho biết:

"Nay vì bởi không có vốn cho đủ in luôn Thông Loại Khóa Trình nữa nên ta cực chẳng đã, phải đình in."

Petrus Trương Vĩnh Ký, ông tổ nghề báo Việt Nam qua đời 1/9/1889 trong nghèo khó và nợ nần.
Tạo nền tảng Quốc văn và giáo dục

Ngay từ năm 1866 Trương Vĩnh Ký đã cho in ấn phẩm văn xuôi đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ là cuốn Chuyện Đời Xưa.

Từ đó ông không ngừng viết và để lại một di sản văn học với ít nhất 119 tác phẩm cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp.

Đây là các công trình soạn thảo một cách cẩn thận và khoa học nhưng dễ hiểu, dễ quảng bá, bao trùm mọi thể loại từ ngôn ngữ, tự điển, sách giáo khoa lịch sử, địa lý, pháp luật, dân tộc học, kinh tế, chính trị, sinh học và văn học.

Kho tàng văn học này là căn bản định hình cho một nền Quốc văn với chủ trương gìn giữ đạo lý văn hóa dân tộc nhưng học hỏi văn minh Tây Phương để cải cách đất nước, mở mang dân trí giúp nước nhà độc lập và giàu mạnh.

Để truyền bá chữ Quốc ngữ và tư tưởng canh tân, Trương Vĩnh Ký còn chọn việc dạy tiếng Việt và đào tạo hằng ngàn thanh niên theo tân học tạo nền tảng cho Phong trào Duy Tân và Đông Du sau này.

Ảnh hưởng triết lý và tư tưởng của Trương Vĩnh Ký đến nền văn hóa và giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là lấy nhân bản, dân tộc và khai phóng làm căn bản.
Nỗ lực 'thoát Hán' của các vua nhà Nguyễn

Trong chuyến đi sứ sang Pháp cùng Phan Thanh Giản năm 1863, Petrus Ký gặp và làm quen với nhà bác học Paul Bert.

Ông Paul Bert là giáo sư khoa học ĐH Bordeaux và Paris, từng tham gia cách Mạng Pháp năm 1870 và trở thành Tổng trưởng Giáo dục và Nghị sĩ Quốc hội Pháp.

Tháng 2/1886, ông được bổ nhiệm Thống sứ cạnh triều đình Huế. Ông chủ trương tiến bộ và muốn thực hiện cải cách nên đã đích thân thăm và mời Trương vĩnh Ký ra Huế giúp vua Đồng Khánh.

Nhà vua phong Petrus Ký chức Hàn lâm viện thị giảng học sĩ và dạy cho vua Đồng Khánh tiếng Pháp.

Năm 1887, Petrus Ký có dâng vua Đồng Khánh 24 điều để đối phó với Pháp. Trong đó ông có đề cập việc cải cách giáo dục, bỏ dạy chữ Hán, dạy chữ Quốc ngữ và học hỏi văn minh Tây phương.

Đến cuối thời vua Thành Thái các đề nghị của Petrus Ký mới được nhà vua ban sắc lệnh cho thi hành.

Chính sắc lệnh này đã dẫn tới phong trào Duy Tân, dùng chữ quốc ngữ để thoát Hán được trình bày khá rõ trong bài viết trước "Quốc ngữ và nỗ lực 'thoát Hán' của các vua nhà Nguyễn".

Nhà bác học Trương Vĩnh Ký với triết lý sống chẳng vì mình nên không cần chúng ta phải "minh oan".

Ngược lại chúng ta cần tìm ra sự thật, cần hiểu biết sự thật và cần phổ biến sự thật để qua đó chúng ta có thể ghi nhận ân đức cũng như học hỏi từ Trương Vĩnh Ký và những bậc tiền bối những người đã có công đóng góp cho nền văn học nước nhà.

Đồng thời chúng ta cần tiếp tục giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, văn hóa và phong tục để truyền lại cho con cháu chúng ta.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Australia.




Người “đấm” Tổng Thống Mỹ - Nguyễn Kim Nên





Đầu Tháng Mười Hai, 2018, nước Mỹ có một tin buồn. Đó là tin vị tổng thống thứ 41 của Mỹ là ông George H.W. Bush vừa mới qua đời, hưởng thọ 94 tuổi. Riêng đối với gia đình chúng tôi, ông cũng là người có nhiều kỷ niệm rất sâu sắc.
Số là thuở ban đầu, lúc mới đến Mỹ gia đình chúng tôi định cư tại thành phố Houston, Texas và làm việc cho công ty điện thoại AT&T. Làm được mười mấy năm thì cả hai vợ chồng đều bị mất việc vì hãng bị thua kiện mất bản quyền về ngành điện thoại, nên công ty lúc đó phải sa thải tất cả nhân viên làm việc dưới 15 năm.

Monday, December 3, 2018

Khải Hoàn Môn tan hoang sau biểu tình lớn nhất thập niên ở Paris


Khải Hoàn Môn, "chứng nhân" lịch sử của nước Pháp, không chỉ chứng kiến cuộc biểu tình lớn nhất thập kỷ ở Paris mà, tệ hơn, còn trở thành "nạn nhân" trong vụ việc.

Sunday, December 2, 2018

Đến Cartagena, Nhớ Kinh Thành Huế và Cổ Thành Quảng Trị và cả Một Thời Hồ Hải đã qua

 Cổ thành Cartagena.

Năm 1741 Đô Đốc Edward Vernon đưa quân Anh và quân thuộc đia, trong đó có Đại Úy Bộ Binh Lawrence Washington, người anh cùng cha khác mẹ của George Washington, sau này là Tổng Thống đầu tiên của Mỹ, tấn công Cartagena.