Sunday, February 22, 2015

So sánh khả năng tác chiến của hải quân Nhật Bản – Tàu


Trong năm 2014, một viện nghiên cứu Nhật Bản công bố báo cáo nói rằng trong trường hợp chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Hải quân Trung Quốc sẽ chịu những tổn thất thảm hại trong những giờ đầu tiên. 


So sánh khả năng tác chiến của hải quân Nhật Bản – Trung Quốc 


Trong năm 2014, một viện nghiên cứu Nhật Bản công bố báo cáo nói rằng trong trường hợp chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Hải quân Trung Quốc sẽ chịu những tổn thất thảm hại trong những giờ đầu tiên.                                                                                                                      Dự đoán này được đưa ra dựa trên nhận định rằng lực lượng hải quân của Nhật Bản mạnh thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên, tạp chí quân sự Defence Weekly của Anh mới đây nhận định rằng lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản lần đầu tiên vào năm 2015. 

Ngoài tàu sân bay Liêu Ninh còn có tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 được phóng từ tàu ngầm và tên lửa DF-41. Cả hai loại tên lửa này được cho là đang phát triển. Trung Quốc cũng bắt đầu xây dựng một tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 052D, con tàu mà họ tự hào là Aegis của Trung Quốc. Những sự phát triển đó cho thấy sức mạnh hải quân của Trung Quốc đã phát triển đến độ có thể đe dọa Nhật Bản và thậm chí ngay cả Mỹ.

Một tàu chở trực thăng lớp Izumo của Nhật.

Trong phản ứng lại, Nhật Bản sẽ bắt đầu xây dựng hai tàu kết hợp với hệ thống chiến đấu Aegis vào năm 2015 và có ý định đóng cả thảy 8 chiếc đến năm 2020. Trong so sánh các tàu có hệ thống Aegis, Trung Quốc hiện đã hơn hẳn Nhật. Trong năm 2014, Trung Quốc đã có 8 tàu chiến loại này gồm 5 tàu loại 052C, 1 tàu loại 052D và 2 tàu loại 051C trong khi Nhật Bản mới có 6 tàu. Năm 2015, Trung Quốc có kế hoạch bổ sung thêm các tàu loại 052C và 052D cùng với hai tàu khu trục khác. Tháng 12/2014, Trung Quốc lại đã bắt đầu xây dựng một hệ thống chiến đấu Aegis trên tàu thế hệ mới – tàu Type 055. Con tàu loại này sẽ có động cơ tuabin khí với công suất 100.000 mã lực và được trang bị hệ thống phòng không tầm xa cùng radar dẫn đường tên lửa S-band và tên lửa phòng không tầm cực thấp. Nó cũng có thể mang radar X-band. Người ta dự kiến triển khai tàu này vào năm 2017.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Trong so sánh về số lượng thuần túy, Hải quân Trung Quốc cũng vượt hơn Nhật Bản. Hải quân Trung Quốc có 225.000 người so với 45.800 người của lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật. Xét về số tàu chiến, Nhật Bản có 120, bằng hơn 10% so với con số 970 chiếc của Trung Quốc. Nói về số tàu đóng mới, chỉ riêng trong năm 2013, Trung Quốc đã đưa vào hoạt động 27 tàu. Con số này là gấp đôi so với số liệu tương ứng của Nhật Bản. Về tàu ngầm, Trung Quốc có tổng số 56 chiếc trong đó có 5 tàu năng lượng hạt nhân trong khi Nhật Bản chỉ có 18. Trung Quốc cũng đã đưa vào sử dụng tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 094 để thay thế hệ tàu ngầm hạt nhân 091 và 092. Xét về sức mạnh không quân hải quân, Trung Quốc có 468 máy bay trong khi Nhật Bản có 339. Tuy nhiên Trung Quốc chỉ có một tàu sân bay Liêu Ninh còn Nhật Bản có tới 4 chiếc tàu chở trực thăng. Về số lượng, Trung Quốc vượt trội Nhật Bản nhưng nhiều người không nghĩ rằng sức mạnh của Hải quân Trung Quốc là vượt qua Nhật Bản bởi vì các tàu và hệ thống vũ khí của Nhật Bản tốt hơn so với Trung Quốc. Theo một vài chuyên gia quân sự, khả năng tấn công và phòng thủ của hệ thống chiến đấu Aegis trên tàu của Nhật Bản đã được thử nghiệm và chứng minh trong các cuộc tập trận chung với Mỹ trong khi hệ thống Aegis của Trung Quốc vẫn chưa được chứng minh. Ngoài ra, mặc dù Nhật Bản ít tàu ngầm hơn Trung Quốc, khả năng chiến đấu của họ cũng được cho là vượt xa Trung Quốc. 

   Trần Vũ (Theo Wantchinatimes)

HP chuyển

No comments:

Hình Ảnh Hội Cửu Long Cử Hành Tưởng Niệm Ngày Hoàng Sa Jan 19 2025

  https://photos.app.goo.gl/xyeih9uC9VaU3eGx6