Sunday, November 1, 2015

Hai đòn chí tử chỉ trong một tuần đánh vào Trung Cộng


Synthesis Image by QHNM staff 

Tờ Wall Streel Journal ngày 31-10 đã so sánh lời phán quyết của tòa án quốc tế và Mỹ đưa tàu chiến vào biển Đông là “hai thách thức lớn” mà Bắc Kinh phải đối mặt. Mỹ và Philippines đang gây sức ép với Bắc Kinh để đưa ra sự xác định rõ ràng hơn về tuyên bố chủ quyền trên biển Đông...

Ngày 29-10, Tòa án trọng tài quốc tế đưa ra thông cáo phán quyết, họ có thẩm quyền thẩm quyền xem xét Philippines kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc đơn phương đưa ra ở Biển Đông. Mỹ, Philippines bày tỏ sự hoan nghênh và rất vui mừng trước quyết định này. 
Ngay sau đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc phát biểu thông cáo nhấn mạnh, phán quyết của tòa án quốc tế về vấn đề quyền lực pháp lý và tính thẩm quyền là không có hiệu lực, không có tác dụng quy phạm đối với Trung Quốc. Trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, Trung Quốc không tiếp nhận bất kỳ phương án ép buộc nào!?

Dư luận quốc tế phổ biến cho rằng, lần phán quyết này của Tòa án trọng tài quốc tế là một cú giáng mạnh đối với Trung Quốc. Ngày 30-10, tờ Financial Times của Anh cho biết, phán quyết mới nhất của tòa án quốc tế khiến Trung Quốc thua ngay ván cờ đầu tiên trong cuộc chiến tranh giành trên biển Đông. Phán quyết này được đưa ra đúng vào thời điểm cùng tuần với Mỹ đưa tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép.

Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cho biết: “Đây là một thông tin thật sự tốt lành, Mỹ rất hoan nghênh trước quyết định này. Điều này thể hiện tính tương quan của luật quốc tế trong những xung đột lãnh thổ trên biển Đông, cho thấy những tuyên bố về chủ quyền trên biển Đông đã gây tranh cãi”. Luật sư Paul Reichler- người giúp Philippines phụ trách hoạt động trọng tài quốc tế lần này cho biết, cái gọi là “đường lưỡi bò” 9 đoạn của Trung Quốc trên biển Đông hoàn toàn không phù hợp với luật quốc tế. 

Hai đòn chí tử trong vòng một tuần

Ngày 30-10, trang Rappler của Philippines viết: “Philippines đã thắng vòng đầu tiên trong vụ tố tụng mang tính lịch sử đối với Trung Quốc”, “Cuộc chiến đầu tiên nhanh chóng giành thắng lợi” đồng nghĩa với việc tòa án quốc tế có thể thụ lý vụ án này và sẽ đưa ra phán quyết vào năm 2016. Trước đó, Bộ ngoại giao Philippines dự đoán, kết quả phán quyết cuối cùng có thể đưa ra vào quý I hoặc giữa năm 2016. Hãng Bloomberg của Mỹ đưa tin, lần phán quyết này là thách thức thứ hai liên quan đến vấn đề chủ quyền mà Trung Quốc hứng chịu chỉ trong vòng một tuần. 
Tờ Wall Streel Journal ngày 31-10 đã so sánh lời phán quyết của tòa án quốc tế và Mỹ đưa tàu chiến vào biển Đông là “hai thách thức lớn” mà Bắc Kinh phải đối mặt. Mỹ và Philippines đang thông qua việc hợp tác, gây sức ép cho Bắc Kinh dựa vào Luật quốc tế để đưa ra sự xác định rõ ràng hơn về tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Tuy nhiên, kể cả như vậy thì chưa chắc Bắc Kinh cũng sẽ dễ dàng khuất phục. 
Một bài viết khác trên Wall Street Journal ngày 30-10 cũng cho biết, từ cách xử lý của Trung Quốc trước sự kiện Mỹ đưa tàu chiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo nước này xây dựng trái phép có thể thấy, cách ứng phó của Bắc Kinh một mặt muốn thỏa mãn tinh thần chủ nghĩa dân tộc trong nước, mặt khác là thông qua biện pháp ngoại giao quyết đoán để không đẩy cục diện leo thang. 

Âm mưu sắp tới của Bắc Kinh

Chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Trung tâm nghiên cứu châu Á thuộc Viên nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) William Choong cho rằng, hiện tại không thể đảm bảo Trung Quốc sẽ tiếp nhận bất kỳ kết quả bất lợi nào liên quan tới biển Đông. Chiến lược hiện tại của Trung Quốc là nhấn mạnh những đảo mới xây trên biển Đông được sử dụng với mục đích dân dụng, xóa mờ mục đích quân sự.
Và cùng với đó , Bắc Kinh sẽ thông qua các dự án như Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á dịch chuyển những ấn tượng xấu của các nước lân cận trong khu vực đối với Trung Quốc. Ông William Choong cho rằng, trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra trên biển Đông, cả Mỹ và Trung Quốc đều sẽ kiên định lập trường đã định với điệu kiện cả hai cùng không bị mất mặt. 

Một bài viết khác trên Bloomberg thì cho biết, tuần này, chắc chắn Mỹ đã cảm thấy vô cùng hài lòng với hành động thách thức yêu sách lãnh thổ phi lý của Trung Quốc trên biển Đông, và Trung Quốc cũng có lý do chính đáng để đáp trả. Nhưng điều quan trọng là, không nên đánh giá quá cao hiệu quả trong hành động thách thức này của Mỹ, vì hành động lần này không đi ngược với yêu cầu chủ quyền đối với các đảo nhân tạo của Trung Quốc, Mỹ cũng không bày tỏ thái độ về vấn đề này. Xác suất Trung Quốc chấm dứt hành động lấp biển là rất thấp. 
Các nhà phân tích cho rằng, đầu tháng 11, ông Obama có chuyến thăm châu Á – Thái Bình Dương, đến thời điểm đó, vấn đề biển Đông sẽ trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Từ việc Trung Quốc đưa tàu chiến vào biển Đông đến lần phán quyết này của trọng tài quốc tế đều có thể thấy, chính quyền tổng thống Obama sẽ tiếp tục đặc biệt quan tâm đến vấn đề biển Đông trong chuyến công du châu Á – Thái Bình Dương sắp tới để củng cố cho chiến lược tái cân bằng châu Á của mình. 
Đặc biệt với tiền đề Hiệp định TPP được ký kết, tiếp tục thúc đẩy chính sách đa phương để giải quyết vấn đề biển Đông sẽ là lựa chọn mà phía Mỹ không dễ dàng từ bỏ. Điều quan trọng nhất là, nhìn lại chiến lược và các cuộc khủng hoảng ngoại giao của Mỹ thời gian vừa qua, chính quyền tổng thống Obama bị mất khá nhiều trong vấn đề Syria, trong vấn đề truy quét ISIS cũng tồn tại sự mạo hiểm về mặt chiến lược, hiện tại lĩnh vực duy nhất giúp Mỹ lấy lại được danh dự cho mình là tranh chấp trên biển Đông. 

Sau khi vụ kiện của Philippines được Tòa án trọng tài quốc tế tiếp nhận, có thể ông Obama sẽ tranh thủ cơ hội gây sức ép cho Trung Quốc phải làm rõ nhiều sự vụ hơn xung quanh vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, với lập trường như hiện nay của Trung Quốc, chắc chắn Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ trong vấn đề biển Đông, và cũng sẽ không chấm dứt hành vi lấp biển xây đảo trái phép. 
Cũng tin trên các vấn đề biển Đông 

Lần đầu tiên hải quân Mỹ-Nhật tập trận chung ở Biển Đông


Theo báo chí Nhật, hải quân Nhật Bản và hải quân Mỹ hiện đang tập trận chung ở vùng Biển Đông. Đây là cuộc tập trận chung song phương đầu tiên giữa hai nước ở vùng biển này, diễn ra chỉ vài ngày sau khi Hoa Kỳ đưa chiến hạm vào khu vực 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở quần đảo Trường Sa.

Nhật báo Yomiuri Shimbun số ra hôm nay 31/10/2015, cho biết khu trục hạm Fuyuzuki của Nhật hiện đang tham gia tập trận chung trên Biển Đông với hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt của Mỹ. Theo tờ báo này, cuộc thao dượt giữa hải quân hai nước đã bắt đầu từ ngày thứ Tư 28/10/2015 và sẽ kéo dài thêm nhiều ngày nữa. 
Một nhật báo khác của Nhật, tờ Mainichi, thì cho biết là khu trục hạm Fuyuzuki và hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt sẽ đi đến khu vực phía bắc đảo Borneo ở Biển Đông. Cũng theo tờ báo này, chiến hạm của Nhật sẽ trở về nước ngày 10/11, như vậy có nghĩa là cuộc tập trận với hải quân Mỹ sẽ kéo dài ít nhất là gần hai tuần. 
Cả hai chiến hạm nói trên của Nhật và Mỹ gần đây cũng đã tham gia cuộc tập trận Malabar 2015, một cuộc tập trận tay ba với Ấn Độ, vừa kết thúc ngày 19/10/2015. 
Hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt đã neo đậu ở Singapore từ ngày 24/10, tức là chỉ ba ngày sau khi Hoa Kỳ thi hành chiến dịch bảo đảm tự do lưu thông trên Biển Đông, đưa một chiến hạm vào khu vực 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở Trường Sa. 
Cho tới nay, sự tham gia của hải quân Nhật vào các hoạt động ở Biển Đông còn giới hạn. Gần đây nhất, vào tháng 8 vừa qua, hải quân Nhật Bản đã tham gia cuộc tập huấn về cứu trợ nhân đạo với Hoa Kỳ và Philippines ở ngoài khơi Vịnh Subic, nơi trước đây là một căn cứ hải quân của Mỹ. 
Trước đó, vào tháng 6, một chiến máy bay do thám P3-C Orion của Nhật, chở theo ba nhân viên phi hành đoàn Philippines, cũng đã bay qua khu vực Bãi Cỏ Rong ( Reed Bank) ở Biển Đông. Đây là đảo mà Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp chủ quyền.
Viettimes/ RFA
Last edited by NgV; 20 Hours Ago at 02:45. http://www.quehuongngaymai.com

TVQ chuyển 


 


No comments:

Putin fires intercontinental ballistic missile at Ukraine for FIRST time...

HSP : Trò Rung Cây Nhát Khỉ của  vượn người  Pootin.   Trêu vào Mỹ là đễ ăn hột nhơn lắm.  Hai hột tại Hiroshima và Nagasaki ...