Sunday, December 27, 2015

Cuối 2015: TC Tư Bề Thọ Địch Vi Anh



Kỳ phùng địch thủ ai thắng ai?

Cuối năm 2015, có thể nói Trung Cộng đang rơi vào thế tư bề thọ địch. Đông, Tây, Nam, Bắc đều bị vây khổn bởi kẻ thù hiện tiền hay tiềm ẩn. Hầu hết các siêu cường trên thế giới không có nước nào thân thiết, phát triển hay liên minh, binh vực TC.

Một, hướng Đông Bắc Á, Nhựt tiền cừu hậu hận của Trung Hoa và TC, đang trổi dậy về quân sự và Nga thì lơ là với TC. xa hơn là tiểu bang Hawaii căn chứ Hải Quân của Mỹ mạnh gấp 4 lần so với TC. Nhựt là nước từng có chiến tranh, đánh chiếm TQ trong Thế Chiên 2 và hiện là đệ tam siêu cường kinh tế, theo chế độ tự do khắc tinh với chế độ CS của TC. Lâu nay TC và Nhựt có nhiều bất bình vì TC giành giựt đảo Senkaku của Nhựt. Nhựt là nước chống TC nhiều nhứt ở Á châu. Mỹ đang giúp cho Nhựt liên minh, viện trợ quân sự cho các nước bị TC xâm lấn biển đảo. Mỹ còn gần một trăm ngàn quân ở Nhựt, Nam Hàn coi như tiền đồn ngăn chận TC.
Ngoài dàn hải quân của Nhựt, ngoài những liên minh quân sự của Nhựt với Mỹ, Úc, Ấn và một số nước Á châu nạn nhân bành trướng của TC, dàn hỏa tiễn của Nhựt trên các đảo phía Nam của Nhựt chẳng những là vòng vây của Nhựt mà còn là mối đe doạ lợi hại của Nhựt đối với Hải quân Trung Quốc. Dàn hỏa tiễn của Nhựt có Patriot PAC3, trên khoảng 200 đảo trải dài trên phạm vi 1.400 km từ thềm lục địa Nhật Bản tới giáp vùng lãnh thổ của Đài Loan. Khi có xung đột quân sự của Mỹ và Nhựt với TC, chắc chắn chiến thuyền, thương thuyền của TC khó mà qua đây. Theo hãng tin Reuters, đây là lần đầu tiên mà giới chức có trách nhiệm trong chính quyền Nhật Bản nêu rõ là hệ thống bố phòng này có tác dụng kềm chế Trung Quốc tại miền Tây Thái Bình Dương.
Từ đây cho đến 5 năm tới, Nhựt sẽ tăng thêm khoảng 10.000 Thuỷ quân lục chiến và thêm tàu lặn tàng hình, chiến đấu cơ tối tân F-35, các phương tiện đổ bộ tấn công, tàu sân bay.
Còn Đệ thất Hạm đội của Mỹ bộ tư lịnh toạ lạc tại Yokosuka, phía Nam Tokyo sẽ đóng vai trò lực lượng trừ bị cho vòng đai.
Còn Nga thì có lập trường lơ là về Biển Đông. Nga không phải là một bên có quyền lợi gắn liền với Biển Đông. Moscow không muốn làm mích lòng hai đối tác chánh yếu của mình là Trung Quốc và Việt Nam đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông
Ngay khi TC mua cả trăm tỷ khí đốt của Nga, cứu nguy Nga bị Mỹ và Liên Âu trừng phạt kinh tế, lúc Hà nội đưa cảnh sát biển ra phá đội hình thăm dò của dàn khoang Hải Dương, TC kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp, Nga là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, nhưng Nga vẫn làm thinh.

Hai, hướng Đông Trung Á là Phi và Đài Loan. Phi là đồng minh hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ. Phi cho Mỹ sử dụng hai căn cứ Hải Quân và Không quân nổi danh thời Chiến Tranh VN. Phi là thành viên của tổ chức ASEAN cũng như VN. VN ủng hộ việc Phi kiện TQ ra toà án trọng tài về luật biển. Phi đã ký đối tác chiến lược với VN. Ba nước Việt Nam Malaysia và Philippines đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và vài nước Âu Châu như Anh, Đức và Pháp đều ủng hộ liên minh của Việt, Mã, Phi này.
Còn Đài Loan thì Mỹ bán vũ khí chiến tranh lại cho Đài Loan, một dấu chỉ thân thiết lại giữa Washington và Đài Bắc do tình hình TC muốn khống chế và quân sự hoá vùng biển đảo ở Á châu Thái binh dương.

Ba, hướng Đông Nam Á, Singapore mở rộng cửa cho quân đội Mỹ và Indonesia nhập cuộc. Singapore, nước không có bất kỳ tranh chấp nào trên Biển Đông nhưng mạnh dạn ủng hộ Mỹ từ khi chuyển trục về Á châu Thái bình dương. Mới đây Singapore đã đồng ý chiến lược, chiến thuật mới do tình hình mới, chấp nhận giúp Mỹ tạo thành chốt chặn TQ, cho Mỹ đặt phi cơ do thám P8 Poseidon trên lãnh thổ của Singapore sau khi mở cảng tiếp nhận 4 chiến hạm hiện đại của Mỹ.
Còn Indonesia nước đông dân Hồi Giáo nhứt thế giới nhập cuộc, đẩy mạnh quan hệ quân sự và quốc phòng với Nhật Bản. Ngày 17/12/2015, Indonesia và Nhật Bản đã khởi động cơ chế đối thoại «2+2» cấp bộ trưởng, với lãnh đạo hai bộ Ngoại giao và Quốc phòng hai nước họp tại Tokyo để thống nhất một chương trình hợp tác quốc phòng quan trọng. Đây là một sự kiện rất đáng chú ý vì đây là lần đầu tiên, Nhật Bản mở đối thoại 2+2 với một quốc gia Đông Nam Á.
Theo giới quan sát, thỏa thuận vừa đạt được đã mở đường cho Nhật Bản xuất cảng vũ khí và kỹ thuật quốc phòng qua Indonesia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Tokyo can dự sâu hơn vào Biển Đông. Quân đội Nhật Bản sẽ tham gia một cuộc tập trận Hải quân đa phương do Indonesia tổ chức.
Còn Úc thì liên minh với Nhựt kiên quyết phản đối hành vi thay đổi nguyên trạng Biển Đông. Úc tái khẳng định quyết tâm đẩy mạnh hợp tác quốc phòng đồng thời chống lại các hoạt động bồi đắp, xây dựng tại Biển Đông, đặc biệt là của Trung Quốc. Mới đây Úc cho máy bay chiến lược bay vào bên trong 12 hải lý các bải đá bị TC quân sự hoá. TC xô đuổi, Úc trả lời như Mỹ, Úc hoàn toàn tự do bay trên vùng trời, vùng biển quốc tế.
Còn Ấn độ, hồi tuần rồi 14/12, TT Nhựt Abe công du Ấn. hai thủ tướng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các tuyến hàng hải, và xác nhận rằng Thủ tướng hai nước đã «quyết định tổ chức những cuộc tham khảo ý kiến lẫn nhau một cách chặt chẽ và thường xuyên về các vấn đề liên quan đến an toàn và an ninh của các tuyến giao thông hàng hải».
TC tức tối, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, thì «các nước ngoài khu vực nên tôn trọng các nỗ lực của các nước trong vùng nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, thay vì làm ngược lại». Nhưng không thấy ai trả lời cái kiểu vừa ngang ngược xâm lấn biển đảo của các nước, mạo nhận là của Tổ Tiên Trung Hoa ngàn xưa để lại, nhưng chẳng thấy trưng ra một bằng cớ lịch sử, pháp lý nào.

Bốn, còn hướng Tây bên trong TQ. Dân chúng TQ 1 tỷ 300 triệu dân, 55 bộ tộc và 5 sắc tộc Hán, Hồi, Mông, Tạng, Mãn. Hiện nay hai sác tộc Hồi là Duy ngô nhĩ chống TC bằng chiến đấu cảm tử bất cân xứng. Và người Tây Tạng vốn theo Phật Giáo như quốc giáo thì chống TC bằng hình thức cảm tử tự thiêu đã chết hơn 120 mấy tăng ni Phật Tử rồi.
Chiến lược tăng gia kinh tế với bất cứ giá nào của Đảng CS đã làm băng hoại xã hội, ô nhiễm môi sinh khó mà sửa chữa.
Trung Cộng 30 năm làm kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để lại ở nông thôn 60 triệu trẻ em Trung Quốc bị bỏ rơi và ở thành thị 260 triệu người lao công không hộ khẩu coi như sanh vô gia cư tử vô địa táng.
Còn môi trường, đất, nước, không khí thì hết nói nổi rồi. Bầu trời thủ đô Bắc Kinh bụi hoá chất, than, dầu vài ngày thì báo động đỏ một ngày. Nước thải các nhà máy làm sông ngòi bờ biển dơ dáy, gây bịnh hoạn liên miên, tuổi thọ giảm thấp./.(Vi Anh)

No comments:

Bạn Đường- Nguyên Giao

  Trong một quán cà phê ở ‘ Thủ Đô Người Việt Hải Ngoại’ một ngày cuối tháng tư năm 1999, Hùng hỏi Giao: - Bạn đến Mỹ năm nào? - Năm 1975,...