Thursday, December 25, 2014

Ian Ralby --TAI SAO MỸ SỬA SOẠN CUỘC CHIẾN VỚI TRUNG HOA TẠI BIỂN ĐÔNG

  Càng lúc Trung Hoa càng ra sức diễn tập quân sự hòng ngăn cản sự di chuyển các tàu chiến Hoa kỳ cùng phi cơ chiến đấu vượt qua các lằn ranh mà Trung Hoa hoạch định trước . Sự ngăn cản này càng lúc càng chẳng còn gì là bí mật về mối tranh cãi và đối đầu tại Biển Đông; và rõ ràng chúng ta hiểu vấn đề xung khắc này không phải chuyện thông qua trưc giác đơn thuần để hiều về quyền lợi của Hoa kỳ tại đây. 









Why the USA May go to War in the South China Sea

Ian Ralby, UK

Dr. Ian Ralby tốt nghiệp BA về Ngôn Ngữ Học cùng MA về Khoa Thông Tin Đa Văn Hóa tại đại học Maryland ,Tiến Sĩ Luật Khoa tại William & Mary Law School, TS về Bang Giao Quốc Tế và TS Khoa Chính Trị cùng bang Giao Quốc Tế tại đại học Cambridge Anh quốc

bản dịch của Đinh hoa Lư 

·         trong bài dịch này người dịch dùng từ Biển Đông thay cho South China Sea


======================================================
    Tiến sĩ  Ian Ralby từng thảo luận về sự căng thẳng tại Biển Nam Hải (hay Biển Đông) khiến các nhà làm chính sách giữa hai nước chú mục đến vấn đề chiến tranh.

  Càng lúc Trung Hoa càng ra sức diễn tập quân sự hòng ngăn cản sự di chuyển các tàu chiến Hoa kỳ cùng phi cơ chiến đấu vượt qua các lằn ranh mà Trung Hoa hoạch định trước . Sự ngăn cản này càng lúc càng chẳng còn gì là bí mật về mối tranh cãi và đối đầu tại Biển Đông; và rõ ràng chúng ta hiểu vấn đề xung khắc này không phải chuyện thông qua trưc giác đơn thuần để hiều về quyền lợi của Hoa kỳ tại đây.   Hiện nay thiên hạ đang đặt trọng tâm chú ý vào sự tranh chấp giữa các quốc gia liên quan gồm Trung Hoa, Việt Nam, Đài Loan, Brunei, Phi cùng Mã Lai về hiện trạng các quần đảo. Nổ lực càng lúc càng tăng giữa các quốc gia kể trên càng làm sự căng thẳng vụt lên cao, bạo động ranh giới và suýt va chạm giữa các chiến hạm thời gian gần đây không còn giấu diếm sự thù địch . Căn cứ theo tin của BBC ngày 15/10/2014 thì Hoa kỳ đã diễn tập cho tình huống chiến tranh xảy ra với Trung Hoa khi tình hình nóng lên cao độ. Tất cả nói chung không nằm ngoài 1 sự thật về đe dọa do đụng chạm từ các vấn đề rắc rối do tranh chấp từ quyền đánh cá, khai thác dầu mỏ và làm chủ các tuyến đường biển . Chúng ta hiểu rằng, các giá trị về kinh tế mà các quốc gia đang tuyên bố chủ quyền và tranh đấu  sẵn sàng đưa đến đối đầu quân sự, nhất là vài nước đang lồng vào tự hào, cảm tính dân tộc cùng chứng cớ lịch sử để có lợi cho họ. Chúng ta lại hỏi tại sao Hoa Kỳ đang bận rộn về các vấn đề Đông Âu cùng Trung Đông hiện nay lại càng lúc càng có dấu hiệu nghiêng về cuộc chiến ở vùng biển của một quốc gia có liên hệ nhiều về nguồn lợi kinh tế cùng quân sự ? Câu trả lời đích đáng nhất nó liên quan đến tầm hiểu biết cùng biện hộ giải thích quá khác nhau, cùng một điều tối quan trọng trong tất cả các sự khác biệt là các bên chẳng cần chú ý tới điều này. Trong lúc người ta cần hiểu biết về luật hàng hải quốc tế, các điều khoản này lại chẳng ai cần hiểu rõ trong tình huống đối đầu đang âm ỉ gia tăng. Chuyện đơn giản, khi Trung Hoa làm chủ được càng vùng tranh chấp , thì các đường tuyến hải hành của Mỹ sẽ bị khóa cùng lúc các tuyến bay của phi cơ Mỹ đa số sẽ bị giới hạn tại Biển Đông

   Ngoài ra còn một vài lý do quá rõ, tại sao Hoa Kỳ không muốn Trung Hoa thành công khi đối đầu về lảnh thổ vùng này. Quyền làm chủ Biển đông không thể chối cãi mà Trung Hoa từng tuyên bố , đã trở thành vấn đề nghị sự cho nội các Obama trong chiến lược "Xoay Trục lại Á Châu". Còn có thêm sự quan tâm khi Trung Hoa chủ trương bành trướng vùng biển , khai thác hải sản cùng các nguồn khoáng sản tại đây . Hoa kỳ thuờng chú tâm vào vấn đề giải quyết đối đầu hơn để xảy ra chiến tranh. Nhưng lại đưa đến một hậu quả tệ hại là Trung Hoa càng gia tăng thô bạo các hành vi quân sự cùng lấn át trong vùng để khẳng định quyền làm chủ bất khả luận bàn của họ.

   Có điều khá mỉa mai, khi Hoa kỳ không có chân trong Hiệp NGhị Quốc tế Về Luật Biển(UNCLOS), là lý do tối quan trọng từng được ký kết, song le lại khuyến khích Trung Hoa một nước có chân trong UNCLOS phải tuân thủ các điều khoản trong hiệp nghị này ! Hoa kỳ công nhận đa số điều khoản của UNCLOS chỉ là một luật quốc tế có tính tập quán nên tự nó không đủ thẩm quyền lên Tòa Án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) để kêu gọi sự giải quyết những đối đầu tại Biển Đông hiện nay. 

   Hbiết căn bản về luật hệ thống hàng hải quốc tế công nhận bởi điều luật UNCLOS[1] có ý nghĩa đối với quyền lợi của Hoa Kỳ tại Biển Đông. Tranh tụng về tự do lưu thông trên biển , thật ra đều có cả ngàn năm rồi . Một mặt , nhiều người bênh vực cho quyền tàu bè lưu thông tự do khắp nơi trên thế giới này, mặt khác các quốc gia hiện nay lại tìm kiếm chủ quyền lảnh hải, giám sát các vùng biển tiếp cận nước họ hòng kiểm soát các nguồn tài nguyên hải sản tại các vùng biển xa bờ. UNCLOS từng quy định ra chủ quyền hoàn toàn xa bờ 12 hải lý , và từ giới hạn 12 hải lý này ra đến 200 hải lý lại là vùng đặc quyền kinh tế( EEZ). Các quốc gia có đặc quyền EEZ đều có quyền khai thác kiểm soát hải sản khoáng sản trong vùng. Căng thẳng phát sinh từ Hoa Kỳ và trung Hoa khiến người ta lo ngại về cách giải thích đúng nhất về các luật lệ căn bản cho UNCLOS.  

   Theo cách "diễn dịch" của Trung Hoa về UNCLOS, thì họ không thể tin các nguyên tắc căn bản về tự do hải hành áp dụng cho các tàu chiến hay phi cơ quân sự bay ngang qua vùng đặc quyền kinh tế EEZ được. Đó là lý do họ ngăn cấm các tàu bè hải quân kể cả Ấn Độ có quyền ngang qua vùng EEZ , điều này đưa ra một vấn đề nếu họ thắng thế trong cuộc tranh chấp chủ quyền các quần đảo hiện nay tại Biển Đông thì sao? Cùng lúc họ tố cáo rằng các cuôc thao dượt quân sự của Mỹ bao gồm các phi cơ thám sát khảo cứu hải dương (có ích trong chiến thuật chống tàu ngầm) và các hoạt động nào khác trong vùng EEZ của Trung Hoa đều "vi phạm luật lệ của UNCLOS" ! Chúng ta chưa quên gần đây, vào tháng 9 năm 2014 có một tai nạn suýt va chạm nhau giữa phi cơ do thám của Hải Quân Mỹ cùng thái độ hung hăng của một phi cơ tiêm kích Trung Hoa. Chuyện này lộ rõ Trung Hoa muốn tuyên bố chủ quyền 200 hải lý EEZ ngay cả xung quanh các quần đảo đang tranh chấp tại Biển Đông.
                              phi cơ săn tàu ngầm p8 hải quân Hoa kỳ 

  Tuy nhiên, bộ luật biển UNCLOS chưa bao giờ nói rõ về các quyền này. Vì UNCLOS không đề câp chi chuyện hoạt động của tàu chiến trong vùng EEZ ngoại trừ vài phần giới hạn tàu chiến trong vùng biển chủ quyền lảnh thổ. Đây là lý do mà Hoa kỳ giải thích rằng không có điều gì ngăn tàu chiến và phi cơ quân sự của Mỹ trong vùng EEZ được. Trung Hoa lại hoàn toàn tuyên bố chủ quyền hoàn toàn trong vùng EEZ 200 hải lý. Nếu thế, điều xảy ra khi Trung Hoa thắng lợi trong việc tranh chấp biển đảo tại Biển Đông, Hoa kỳ phải chịu sự cho phép của Trung hoa hầu hết các vùng tại vùng biển này. Từ quan điểm quá chiến lược này, Hoa kỳ không thể nào chịu thua để mất đi sự tự do trên hải lộ huyết mạch nối Thái bình Dương và Ân Độ Dương như đã nêu trên.

  Hoa kỳ rất muốn ngăn chận Trung Hoa bành trướng lảnh thổ, phòng ngừa trung Hoa nạo vét thêm nhiều nguồn tài nguyên phong phú, cũng như chận  lại ảnh huởng bá quyền của họ. Một trong các lý do chính yếu trong sự căng thẳng giữa hai cường quốc này là sự đối đầu về cách diễn dịch bộ luật UNCLOS , cũng là mối đe dọa tiềm tàng sẽ nổ ra cuộc đối đầu quân sự giữa 2 cường quốc thế giới này. Tự do hải hành của các tàu chiến Mỹ cũng như tự do bay của các chiến đấu cơ Mỹ tại Biển Đông đủ là một yếu tố chiến lược bắt buộc Mỹ phải chuẩn bị một cuộc chiến để giành lại cho kỳ được.

    Dù chúng ta  nghĩ cách nào chăng nữa, quyền lợi của Hoa kỳ phải nằm trên chuyện Ukraine hay sự trổi dậy của Nhà Nước Hồi Giáo ISIS tại Trung Đông . Cuối cùng, đây là lý do tại sao Hoa Kỳ đang chuẩn bị chiến tranh cho sự tranh chấp về một bộ luật hàng hải mà thực chất họ chẳng ký tên vào.

By Ian Ralby, UK on October 22, 2014  

 [1] : Hoa kỳ nhìn nhận bộ luật biển UNCLOS  là bộ luật quốc tế theo thông tục [customary international law]  nhưng chưa phê chuẩn [ratify] nó 

SOURCE

http://opedspace.com/2014/10/22/why-the-usa-may-go-to-war-in-the-south-china-sea/
TVQ chuyển
http://whisperingoftime.blogspot.com.au/2014/11/ian-ralby-tai-sao-my-sua-soan-cuoc.html


TVQ chuyển

No comments:

Lễ 51 Năm Giỗ Trận Hoàng Sa 19/1/1974-19/1/2025. Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Đền Nợ Nước.

Chuyện Bên Lề Một Thủy thủ già sau khi dự lễ 51 Năm Hoàng Sa mời các bạn về nhà hái ổi. Vừa mở cửa xuống xe ông b ỗng nạt:” ”Bình! ...