Saturday, December 20, 2014

Joseph E. Stiglitz: The Chinese Century — Thế Kỷ của Trung Quốc

HoangsaParacels:  Chúng ta cũng có quyền nghi ngờ về những con số do TC đưa ra và khả năng suy diễn cuả ông tiến sĩ này.







Quyền lực mềm: Cách đáp ứng hay nhất của Mỹ đối với Trung Quốc là đưa các vấn đề trong nước đi vào nề nếp.

Trung Quốc vừa qua mặt Mỹ trong vai trò như là một nền kinh tế lớn nhất thế giới mà không phô trương ồn ào – dù trên thực tế, chúng ta cần có một số nghi ngờ về vị thế mới này của Trung Quốc -.
Đây là một lời kêu gọi cảnh tỉnh, và nên có một tiếng kêu như vậy – nhưng không phải là loại kêu gọi mà hầu hết người Mỹ có thể hình dung.
Khi lịch sử năm 2014 được viết ra, nó sẽ ghi nhận một sự kiện quan trọng mà ít người quan tâm:2014 là năm cuối cùng mà Mỹ có thể tuyên bố mình là cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Bước vào năm 2015 Trung Quốc chiếm vị trí thượng đỉnh, và có thể sẽ vẫn còn giữ vị thế này trong một thời gian dài, dù không chắc là vĩnh cữu. Khi đạt được như vậy, Trung Quốc trở về một tư thế mà họ đã giữ được trong suốt hầu hết lịch sử của loài người.
So sánh Tổng Sản Lượng Nội Địa của các nền kinh tế khác nhau là một việc rất khó. Các Ủy ban Chuyên trách đi đến những ước tính, mà họ dựa trên những thẩm định khả dĩ tốt nhất, đó là những gì mà họ gọi là “sức mua tương đương”, chỉ số này cho phép so sánh về thu nhập ở các nước khác nhau. Nhưng so sánh này không lấy ra được các số liệu coi như là chính xác, nhưng chúng sẽ cung cấp một cơ sở tốt để đánh giá kích thước tương đối của các nền kinh tế khác nhau. Đầu năm 2014, một cơ quan tiến hành những đánh giá quốc tế này đã đưa ra với những số liệu mới, cơ quan này có tên là Chương trình So sánh Quốc tế của Ngân hàng Thế giới. (Nhiệm vụ này phức tạp đến như vậy nên trong vòng 20 năm chỉ có ba bản báo cáo). Các đánh giá mới nhất được phổ biến vào mùa xuân vừa qua đã gây tranh cãi nhiều hơn, và theo một số cách khác nhau, là quan trọng hơn, khi so với những báo cáo của các năm trước. Rõ ràng là các đánh giá này gây tranh cãi nhiều hơn vì nó quan trọng hơn: những số liệu mới cho thấy Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, nó đến sớm hơn so với bất cứ ai đã mong đợi – đó là cách đúng đắn mà người ta làm như vậy trước khi năm 2014 kết thúc.
Nguồn gốc của sự tranh cãi sẽ gây ngạc nhiên cho một vài người Mỹ, và nó nói nhiều về sự dị biệt giữa Trung Quốc và Mỹ – và về sự nguy hiểm khi dự phóng để theo dõi người Hoa trong một số thái độ của người Mỹ. Người Mỹ rất muốn mình thành số 1, người Mỹ chúng ta có niềm vui khi được ở vị thế này. Ngược lại, Trung Quốc không quá háo hức. Theo một số báo cáo, các đại biểu Trung Quốc thậm chí còn đe dọa không tham gia trong các cuộc thảo luận về chuyên môn. Có một điều mà Trung Quốc không muốn phải trả một giá để đổi lấy vị thế số một khi đem cái đầu của mình treo trên bờ công sự phòng thủ. Vấn đề có nghĩa là Trung Quốc chi trả nhiều hơn để hỗ trợ các cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc. Nó có thể mang lại áp lực để họ nhận ra là họ có một vai trò lãnh đạo cho các vấn đề như biến đổi khí hậu. Điều nay dễ làm cho một người Hoa bình thường tự hỏi ngay là liệu có nên đem tiền của đất nước để chi nhiều hơn cho các vấn đề này không. (Trong thực tế, các tin tức về sự thay đổi vị thế của Trung Quốc không được biết đến ở trong nước.) Có một mối quan tâm hơn và lại là một quan tâm lớn lao: Trung Quốc hiểu rõ mối bận tâm của Mỹ với việc Mỹ là số 1 – và Trung Quốc cực kỳ lo ngại về việc Mỹ phản ứng ra sao khi Mỹ không còn là số 1 nữa.
Tất nhiên là có nhiều cách, – ta hãy lấy ví dụ như cách tính theo điều kiện của xuất khẩu và tiết kiệm theo hộ gia đình –Trung Quốc đã vượt qua Mỹ từ lâu. Với tiết kiệm và đầu tư chiếm dụng gần 50% của TSLQN, Trung Quốc lo lắng về việc mình tiết kiệm quá mức, đó là vấn đề mà Mỹ ít quan tâm. Trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như công nghệ chế biến, Trung Quốc đã vượt Mỹ chỉ trong vòng nhiều năm qua. Trung Quốc vẫn theo sau Mỹ về số lượng bằng sáng chế được giải thưởng, nhưng họ đang thu hẹp khoảng cách.
Các lĩnh vực mà Mỹ vẫn còn có thể cạnh tranh được với Trung Quốc không phải lúc nào cũng là những lĩnh vực mà chúng ta muốn tạo sự quan tâm nhất. Mức độ bất bình đẳng giữa hai quốc gia là có thể so sánh được. (Tình trạng bất công của Mỹ là cao nhất trong thế giới phát triển.) Trung Quốc vượt hơn Mỹ về số lượng người bị xử tử hình mỗi năm, nhưng Mỹ vượt hơn khi so về tỷ lệ dân số trong tù (nhiều hơn 700 người trong mỗi 100.000 người). Trung Quốc đã vượt Mỹ vào năm 2007 như là nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới, nếu tính theo khối lượng chung, mặc dù trên cơ sở bình quân đầu người thì Mỹ tiếp tục đứng đầu. Mỹ vẫn là cường quốc quân sự lớn nhất, chi tiêu nhiều hơn cho các lực lượng vũ trang khi so với số chi của 10 quốc gia đứng đầu đem cộng lại (không có nghĩa là chúng ta đã luôn luôn sử dụng sức mạnh quân sự một cách khôn ngoan). Nhưng sức mạnh nền tảng của Mỹ thường ít dựa vào sức mạnh của quân sự hơn là dựa trên “quyền lực mềm”, đáng kể đặc biệt nhất là ảnh hưởng kinh tế của mình. Đó là một điểm chính cần lưu tâm.
Rõ ràng là có những sự thay đổi về cách kiến tạo trong sức mạnh kinh tế toàn cầu đã xãy ra trước đây, và kết quả mà chúng ta biết là có điều gì đó xãy ra khi có sự thay đổi. Hai trăm năm trước đây, sau cuộc chiến Napoleon, nước Anh nổi lên như là một cường quốc thống trị thế giới. Đế chế Anh mở rộng một phần tư địa cầu. Tiền tệ Anh là đồng Bảng đã trở thành tiền tệ dự trữ trong toàn cầu, – có giá trị vững chắc như vàng. Nước Anh, đôi khi hợp tác nhịp nhàng với các đồng minh của mình để áp đặt các quy luật riêng về thương mại. Luật có thể cho phép phân biệt đối xử để chống lại việc nhập khẩu hàng dệt của Ấn Độ và buộc Ấn Độ để mua quần áo của Anh. Anh và các đồng minh cũng có thể kiên quyết buộc Trung Quốc mở cửa thị trường cho việc mua bán nha phiến, và khi Trung Quốc biết hậu quả tàn phá của nó, cố gắng đóng cửa biên giới, đồng minh hai lần gây chiến để duy trì mức lưu lượng tự do của sản phẩm này.
Sự thống trị của Anh kéo dài một trăm năm và tiếp tục ngay cả sau khi Mỹ đã vượt qua Anh về kinh tế, trong những năm 1870. Luôn luôn có một mức độ chậm trễ (việc này sẽ có với Mỹ và Trung Quốc). Biến cố chuyển tiếp là thế chiến lần thứ nhất, khi Anh thắng Đức với chi viện của Mỹ. Sau chiến tranh, Mỹ đã miễn cưỡng chấp nhận dùng tiềm năng của mình cho các trách nhiệm mới, trong khi Anh đã tự nguyện từ bỏ vai trò của mình. Woodrow Wilson đã làm những gì có thể làm được để xây dựng một thế giới hậu chiến mà một cuộc xung đột toàn cầu khác ít điều kiện xãy ra hơn, nhưng theo đuổi chủ thuyết cô lập trong nước có nghĩa là Mỹ không bao giờ tham gia vào Hội Quốc Liên. Trong lĩnh vực kinh tế, Mỹ kiên quyết đi theo phương sách của mình – thông qua quan thuế biểu của Smoot-Hawley và kết thúc một kỷ nguyên mà chúng ta đã chứng kiến về một sự bùng nổ trên toàn thế giới trong lĩnh vực thương mại. Anh duy trì đế chế của mình, nhưng dần dần đồng Bảng Anh nhường chỗ cho đồng Đô la: cuối cùng, các thực tế kinh tế khống chế. Nhiều công ty Mỹ đã trở thành doanh nghiệp toàn cầu, và văn hóa Mỹ đã lên cao thấy rõ.
Thế chiến thứ hai là một biến cố kế tiếp mang tính cách định hình. Bị tàn phá bởi cuộc xung đột, Anh mất đi hầu như tất cả các thuộc địa. Đó là thời điểm mà Mỹ đảm nhận trọng trách lãnh đạo. Mỹ là trung tâm trong việc tạo ra cơ quan Liên Hiệp Quốc và quy định khuôn mẩu cho các thỏa ước Bretton Woods, hệ thống này sẽ làm cơ sở cho trật tự mới về chính trị và kinh tế. Dù vậy, thành tích là không đều đặn. Thay vì tạo ra một loại tiền tệ dự trữ cho toàn cầu mà nó sẽ đóng góp nhiều hơn cho sự ổn định kinh tế thế giới, – như John Maynard Keynes đã lập luận một cách đúng đắn – Mỹ đặt lợi ích ngắn hạn của mình lên hàng đầu, suy nghĩ một cách ngu xuẩn là Mỹ sẽ thắng thế với đồng Đô la khi nó trở thành khối tiền dự trữ của thế giới. Vị thế của đồng Đô la là một con dao hai lưỡi: nó cho phép Mỹ vay tiền với lãi suất thấp, trong khi những nước khác có nhu cầu để đưa đồng Đô la vào khối lượng dự trữ của mình, nhưng đồng thời làm cho giá trị của đồng đô la tăng lên, (cao hơn mức mà người ta có thể đạt được bằng cách nào khác) tạo ra hoặc làm trầm trọng tình trạng thâm hụt mậu dịch và suy yếu nền kinh tế.
45 năm sau thế chiến thứ hai, chính trị toàn cầu bị hai siêu cường Mỹ và Liên Xô chế ngự, cả hai tiêu biểu cho hai quan điểm khác nhau về cách thức tổ chức và chi phối nền kinh tế và xã hội và về tầm quan trọng tương đối của các quyền chính trị và kinh tế. Cuối cùng, hệ thống Xô Viết đã thất bại với nhiều lý do, vì tham nhũng nội bộ, các tiến trình dân chủ không được ai kiểm soát, và nhiều thứ khác. Sức mạnh quân sự của Liên Xô đáng ghê sợ; về quyền lực mềm của họ thì ngày càng là một trò cười. Hiện tại trên thế giới đã bị chế ngự bởi một siêu cường duy nhất, một siêu cường tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực quân sự của mình. Điều đó nói rằng Mỹ là một siêu cường không chỉ về quân sự mà còn về kinh tế.
Sau đó Mỹ đã phạm phải hai sai lầm nghiêm trọng. Thứ nhất, từ chiến thắng của mình mà Mỹ suy ra rằng đó là một thắng lợi cho tất cả mọi thứ mà Mỹ đang làm tiêu biểu. Nhưng ở nhiều nước thế giới thứ ba, mối quan tâm về nghèo đói – và các quyền kinh tế mà chính giới cánh tả đã ủng hộ từ lâu – vẫn là tối quan trọng. Sai lầm thứ hai là sử dụng sự khống chế đơn phương trong một thời gian ngắn, đó là thời kỳ giữa sự sụp đổ của Bức tường Berlin và sự sụp đổ của Lehman Brothers, để theo đuổi lợi ích kinh tế hạn hẹp của mình, – hay nói chính xác hơn, các lợi ích kinh tế của các công ty đa quốc, bao gồm các ngân hàng lớn, chứ không phải là để tạo ra một trật tự thế giới mới ổn định. Chế độ mậu dịch mà Mỹ đã thúc đẩy trong năm 1994 tạo ra Tổ chức Thương mại Thế giới, đã bất quân bình đến độ mà mà năm năm sau đó, khi một hiệp định thương mại khác sắp xảy ra, triển vọng này dẫn đến bạo loạn ở Seattle. Trong khi đàm phán về mậu dịch tự do và công bình, Mỹ lại kiên quyết (lấy một ví dụ) trợ cấp cho nông dân giàu có của mình, việc này tạo cho Mỹ là có tinh thần đạo đức giả và riêng mình hưởng lợi.
Và Washington không bao giờ hoàn toàn nắm bắt những hậu quả cuả một vài trong số các hành động thiển cận của mình – khi Washington có dự định mở rộng và cũng cố sự thống trị, nhưng trong thực tế, về lâu dài làm cho vị thế suy giảm. Trong cuộc khủng hoảng tại Đông Á vào những năm 1990, Bộ Tài chính Mỹ đã làm việc tận lực để làm suy yếu cái gọi là sáng kiến Miyazawa, một đề nghị hào phóng của Nhật Bản với 100 tỷ Đô la để giúp các nền kinh tế nhảy vọt đã chìm vào suy trầm và suy thoái. Các chính sách của Mỹ đã thúc đẩy các nước này phải chịu thắt lưng buộc bụng và trả lãi suất cao, không có bảo chứng sơ cứu cho các ngân hàng khi gặp nguy khốn, tất cả làm tương phản với những gì mà các quan chức của Bộ Tài Chính ủng hộ cho Mỹ sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Thậm chí ngày nay, 15 năm sau cuộc khủng hoảng tại Đông Á, chỉ cần đề cập đến vai trò của Mỹ là có thể tạo ra ngay những cáo giác giận giữ và phê phán về đạo đức giả của Mỹ ở các thủ đô châu Á .
Hiện nay Trung Quốc là cường quốc kinh tế số 1 của thế giới. Tại sao chúng ta phải quan tâm? Ở một mức độ, thực sự ra chúng ta không nên quan tâm. Các nền kinh tế thế giới không phải là một trò chơi một là thắng và hai là thua, nơi mà sự tăng trưởng của Trung Quốc nhất thiết phải dẫn đến các thua lỗ của chúng ta. Trong thực tế, tăng trưởng của Trung Quốc bổ sung cho tăng trưởng của chúng ta. Nếu Trung Quốc phát triển nhanh hơn, Trung Quốc sẽ mua nhiều hàng hóa của Mỹ, và chúng ta sẽ thịnh vượng. Để đoan chắc, người ta luôn có một chút ít cường điệu trong các lời tuyên bố như vậy, – chỉ cần hỏi công nhân bị mất việc sản xuất chế biến khi chuyển sang Trung Quốc. Nhưng thực tế đã có nhiều liên quan đến các chính sách kinh tế quốc nội của chúng ta cũng như khi nó liên quan đến việc trổi dậy một số nước khác
Trên một mức độ khác, sự nổi lên của Trung Quốc vào vị trí hàng đầu là vấn đề rất lớn, và chúng ta cần phải nhận thức các hệ lụy.
Thứ nhất, như đã nói, sức mạnh thực sự của nước Mỹ nằm ở quyền lực mềm – một khuôn mẫu để cung cấp cho người khác và gây ảnh hưởng về các ý tưởng của mình, bao gồm cả những ý tưởng về sinh hoạt kinh tế và chính trị. Sự trổi dậy của Trung Quốc trong vị trí thứ 1 mang đến sự nổi bật mới cho một mô hình chính trị và kinh tế của đất nước – và cho các hình thức riêng mình về quyền lực mềm. Sự nổi lên của Trung Quốc cũng là một đèn rọi chói mắt tỏa sáng vào mô hình của Mỹ. Đó là mô hình đã không cung ứng được cho phần lớn dân số của mình. Các gia đình Mỹ điển hình sống tệ hơn so với một phần tư thế kỷ trước, sau khi được điều chỉnh theo giá lạm phát; tỷ lệ người nghèo đã tăng lên. Trung Quốc cũng vậy, tình trạng bất bình đẳng được đánh dấu là ở mức độ cao, nhưng đối với đa số người dân thì nền kinh tế chung có làm tốt hơn. Trung Quốc đã đem khoảng 500 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo trong cùng khoảng thời gian đó người ta thấy tầng lớp trung lưu của Mỹ bước vào giai đoạn trì trệ. Một mô hình kinh tế không phục vụ đa số cho người dân của mình thì sẽ không đem lại một vai trò như khuôn mẫu để cho người khác noi theo. Mỹ nên thấy sự nổi lên của Trung Quốc như một lời kêu gọi cảnh tỉnh cho mình để làm sao đưa các vấn đề trong nước đi vào nề nếp.
Thứ hai, nếu chúng ta suy nghĩ về sự nổi lên của Trung Quốc và sau đó có những hành động dựa trên ý tưởng rằng các nền kinh tế trên thế giới thực sự là một trò chơi được ăn cả và ngã về không – và do đó, chúng ta cần phải tăng phần lợi của chúng ta và làm giảm phần của Trung Quốc – thậm chí chúng ta sẽ làm hỏng dần phần quyền lực mềm của chúng ta. Đúng ra, điều này sẽ là loại kêu gọi thức tỉnh sai lạc. Nếu chúng ta nhìn thấy sự thắng thế của Trung Quốc là phần thua lỗ của chúng ta, thì chúng ta sẽ phấn đấu để “ngăn chặn”, thực hiện các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Cuối cùng, những hành động này xem ra là vô ích, nhưng dù sao cũng sẽ làm suy yếu lòng tin và vị thế lãnh đạo của Mỹ. Chính sách đối ngoại của Mỹ đã nhiều lần rơi vào cái bẫy này. Chúng ta hãy xem cái gọi là mối quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương – một thỏa ước tự do mậu dịch giữa Mỹ, Nhật Bản và một số nước châu Á khác -, trong đó loại trừ Trung Quốc. Nhiều người xem đó như là một cách để thắt chặt mối liên hệ giữa Mỹ và các quốc gia châu Á, với cái giá là không liên kết với Trung Quốc. Có một chuỗi cung ứng châu Á rộng lớn và năng động, với hàng hóa di chuyển xung quanh khu vực trong giai đoạn khác nhau trong sản xuất; Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trông giống như một nỗ lực để cắt Trung Quốc ra khỏi dây chuyền cung ứng này.
Một ví dụ khác: với một cách ngờ vực Mỹ nhìn những nỗ lực còn nhen nhúm của Trung Quốc khi đảm nhận trách nhiệm toàn cầu trong một số lĩnh vực. Trung Quốc muốn đảm nhận một vai trò lớn hơn trong các tổ chức quốc tế hiện nay, nhưng thực ra, Quốc hội nói là các câu lạc bộ cũ không muốn có các thành viên mới hoạt động: họ có thể tiếp tục chiếm một vị thế thứ yếu, nhưng họ không thể có quyền biểu quyết tương xứng với vai trò trong nền kinh tế toàn cầu của họ. Khi quốc gia khác trong khối G – 20 đồng ý rằng đó là bây giờ chính là thời điểm mà các lãnh đạo của các tổ chức kinh tế quốc tế đ ược xác định dựa trên cơ sở là thành tích, không dựa trên tiêu chuẩn quốc tịch, Mỹ khẳng định rằng trật tự cũ là đủ tốt, – lấy một thí dụ là Ngân hàng Thế giới phải được tiếp tục lãnh đạo do người Mỹ.
Lại thêm một ví dụ khác: được hỗ trợ bởi một Ủy ban Quốc tế các Chuyên gia do Chủ tịch Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm, mà tôi là người đứng chủ trì, – Trung Quốc cùng với Pháp và các nước khác đề nghị chúng tôi đúc kết công trình mà Keynes đã khởi đầu tại Bretton Woods, bằng cách tạo ra một tiền tệ dự trữ quốc tế, Mỹ ngăn chặn các nỗ lực này.
Và ví dụ cuối cùng: Mỹ đã tìm cách ngăn cản những nỗ lực của Trung Quốc trong các kênh hỗ trợ nhiều hơn cho các nước đang phát triển thông qua các tổ chức đa phương mới được tạo ra, trong đó Trung Quốc sẽ có một vai trò có lẽ chiếm ưu thế hơn. Nhu cầu hàng nghìn tỷ đô la cho đầu tư về cơ sở hạ tầng đã được công nhận – và trong điều kiện là các đầu tư vượt quá xa khả năng mà Ngân hàng Thế giới và các tổ chức đa phương hiện nay. Điều cần thiết không chỉ là một chế độ quản trị toàn diện hơn tại Ngân hàng Thế giới, nhưng cũng còn cần có nhiều vốn tư bản hơn. Về hai vấn đề này, Quốc hội Mỹ đã phủ quyết. Trong khi đó, Trung Quốc đang cố gắng để tạo ra một Qũy Xây dựng Cơ sở Hạ tầng cho châu Á, làm việc với một số lớn của các nước khác trong khu vực. Mỹ đang xoắn tay tìm cách để cho những nước này sẽ không tham gia.
Mỹ đang phải đối phó với những thách thức đích thực về chính sách đối ngoại mà xem ra là khó giải quyết: nhóm Hồi giáo có vũ trang; xung đột của Palestine, mà bây giờ đã keó dài bảy thập niên; một nước Nga hung hãn, kiên quyết theo sức mạnh, ít nhất là đối với các lân quốc của Nga; mối đe dọa liên tục của việc phổ biến vũ khí hạt nhân. Chúng ta sẽ cần sự hợp tác của Trung Quốc để giải quyết nhiều vấn đề, nếu không phải tất cả.
Trong khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, chúng ta nên dùng thời điểm này để „chuyển trục” chính sách ngoại giao của chúng ta thoát ra khỏi sách lược ngăn chặn. Các lợi ích kinh tế của Trung Quốc và Mỹ đang thắt chặt nhau một cách phức tạp. Cả hai đều có quan tâm chung khi nhìn về một trật tự chính trị và kinh tế toàn cầu ổn định và hoạt động tốt. Với ký ức lịch sử và nhận thức riêng về phẩm giá, Trung Quốc sẽ không thể chấp nhận hệ thống toàn cầu chỉ đơn giản là những quy tắc đã được phương Tây lập ra, đem lợi cho người phương Tây và lợi ích cho doanh nghiệp phương Tây và phản ánh triễn vọng của phương Tây. Chúng ta sẽ phải hợp tác, dù muốn hay không, – và chúng ta nên muốn như vậy. Trong khi đó, điều quan trọng nhất là nước Mỹ có thể làm để duy trì giá trị của quyền lực mềm là nhằm giải quyết các lỗi hệ thống của mình – các phương cách thực hành về kinh tế và chính trị đang bị băng hoại, đặt vấn đề một cách sai trái và thiên lệch nhắm về những người giàu có và thế lực.
Một trật tự chính trị và kinh tế toàn cầu mới đang thành hình, đó là kết quả của những thực tế kinh tế mới. Chúng ta không thể thay đổi những thực tế kinh tế này. Nhưng nếu chúng ta đối ứng nó một cách sai lầm, chúng ta có nguy cơ bị phản ứng mãnh liệt, mà sẽ dẫn đến hậu quả hoặc là một hệ thống toàn cầu sẽ bị rối loạn chức năng hoặc là một trật tự toàn cầu mà không phải quá đặc biệt như những gì chúng ta đã mong đợi.
Joseph E. Stiglitz: The Chinese Century- Thế kỷ của Trung Quốc
Đỗ Kim Thêm dịch
Nguyên tác: The Chinese Century
http://www.vanityfair.com/business/2015/01/china-worlds-largest-economy#

The Chinese Century

Without fanfare—indeed, with some misgivings about its new status—China has just overtaken the United States as the world’s largest economy. This is, and should be, a wake-up call—but not the kind most Americans might imagine.

SOFT POWER For America, the best response to China is to put our own house in order.  
When the history of 2014 is written, it will take note of a large fact that has received little attention: 2014 was the last year in which the United States could claim to be the world’s largest economic power. China enters 2015 in the top position, where it will likely remain for a very long time, if not forever. In doing so, it returns to the position it held through most of human history.
Comparing the gross domestic product of different economies is very difficult. Technical committees come up with estimates, based on the best judgments possible, of what are called “purchasing-power parities,” which enable the comparison of incomes in various countries. These shouldn’t be taken as precise numbers, but they do provide a good basis for assessing the relative size of different economies. Early in 2014, the body that conducts these international assessments—the World Bank’s International Comparison Program—came out with new numbers. (The complexity of the task is such that there have been only three reports in 20 years.) The latest assessment, released last spring, was more contentious and, in some ways, more momentous than those in previous years. It was more contentious precisely because it was more momentous: the new numbers showed that China would become the world’s largest economy far sooner than anyone had expected—it was on track to do so before the end of 2014.
The source of contention would surprise many Americans, and it says a lot about the differences between China and the U.S.—and about the dangers of projecting onto the Chinese some of our own attitudes. Americans want very much to be No. 1—we enjoy having that status. In contrast, China is not so eager. According to some reports, the Chinese participants even threatened to walk out of the technical discussions. For one thing, China did not want to stick its head above the parapet—being No. 1 comes with a cost. It means paying more to support international bodies such as the United Nations. It could bring pressure to take an enlightened leadership role on issues such as climate change. It might very well prompt ordinary Chinese to wonder if more of the country’s wealth should be spent on them. (The news about China’s change in status was in fact blacked out at home.) There was one more concern, and it was a big one: China understands full well America’s psychological preoccupation with being No. 1—and was deeply worried about what our reaction would be when we no longer were.
Of course, in many ways—for instance, in terms of exports and household savings—China long ago surpassed the United States. With savings and investment making up close to 50 percent of G.D.P., the Chinese worry about having too much savings, just as Americans worry about having too little. In other areas, such as manufacturing, the Chinese overtook the U.S. only within the past several years. They still trail America when it comes to the number of patents awarded, but they are closing the gap.
The areas where the United States remains competitive with China are not always ones we’d most want to call attention to. The two countries have comparable levels of inequality. (Ours is the highest in the developed world.) China outpaces America in the number of people executed every year, but the U.S. is far ahead when it comes to the proportion of the population in prison (more than 700 per 100,000 people). China overtook the U.S. in 2007 as the world’s largest polluter, by total volume, though on a per capita basis we continue to hold the lead. The United States remains the largest military power, spending more on our armed forces than the next top 10 nations combined (not that we have always used our military power wisely). But the bedrock strength of the U.S. has always rested less on hard military power than on “soft power,” most notably its economic influence. That is an essential point to remember.
Tectonic shifts in global economic power have obviously occurred before, and as a result we know something about what happens when they do. Two hundred years ago, in the aftermath of the Napoleonic Wars, Great Britain emerged as the world’s dominant power. Its empire spanned a quarter of the globe. Its currency, the pound sterling, became the global reserve currency—as sound as gold itself. Britain, sometimes working in concert with its allies, imposed its own trade rules. It could discriminate against importation of Indian textiles and force India to buy British cloth. Britain and its allies could also insist that China keep its markets open to opium, and when China, knowing the drug’s devastating effect, tried to close its borders, the allies twice went to war to maintain the free flow of this product.
Britain’s dominance was to last a hundred years and continued even after the U.S. surpassed Britain economically, in the 1870s. There’s always a lag (as there will be with the U.S. and China). The transitional event was World War I, when Britain achieved victory over Germany only with the assistance of the United States. After the war, America was as reluctant to accept its potential new responsibilities as Britain was to voluntarily give up its role. Woodrow Wilson did what he could to construct a postwar world that would make another global conflict less likely, but isolationism at home meant that the U.S. never joined the League of Nations. In the economic sphere, America insisted on going its own way—passing the Smoot-Hawley tariffs and bringing to an end an era that had seen a worldwide boom in trade. Britain maintained its empire, but gradually the pound sterling gave way to the dollar: in the end, economic realities dominate. Many American firms became global enterprises, and American culture was clearly ascendant.
World War II was the next defining event. Devastated by the conflict, Britain would soon lose virtually all of its colonies. This time the U.S. did assume the mantle of leadership. It was central in creating the United Nations and in fashioning the Bretton Woods agreements, which would underlie the new political and economic order. Even so, the record was uneven. Rather than creating a global reserve currency, which would have contributed so much to worldwide economic stability—as John Maynard Keynes had rightly argued—the U.S. put its own short-term self-interest first, foolishly thinking it would gain by having the dollar become the world’s reserve currency. The dollar’s status is a mixed blessing: it enables the U.S. to borrow at a low interest rate, as others demand dollars to put into their reserves, but at the same time the value of the dollar rises (above what it otherwise would have been), creating or exacerbating a trade deficit and weakening the economy.
For 45 years after World War II, global politics was dominated by two superpowers, the U.S. and the U.S.S.R., representing two very different visions both of how to organ­ize and govern an economy and a society and of the relative importance of political and economic rights. Ultimately, the Soviet system was to fail, as much because of internal corruption, unchecked by democratic processes, as anything else. Its military power had been formidable; its soft power was increasingly a joke. The world was now dominated by a single superpower, one that continued to invest heavily in its military. That said, the U.S. was a superpower not just militarily but also economically.
The United States then made two critical mistakes. First, it inferred that its triumph meant a triumph for everything it stood for. But in much of the Third World, concerns about poverty—and the economic rights that had long been advocated by the left—remained paramount. The second mistake was to use the short period of its unilateral dominance, between the fall of the Berlin Wall and the fall of Lehman Brothers, to pursue its own narrow economic interests—or, more accurately, the economic interests of its multi-nationals, including its big banks—rather than to create a new, stable world order. The trade regime the U.S. pushed through in 1994, creating the World Trade Organization, was so unbalanced that, five years later, when another trade agreement was in the offing, the prospect led to riots in Seattle. Talking about free and fair trade, while insisting (for instance) on subsidies for its rich farmers, has cast the U.S. as hypocritical and self-serving.
Continued (page 2 of 2)
And Washington never fully grasped the consequences of so many of its shortsighted actions—intended to extend and strengthen its dominance but in fact diminishing its long-term position. During the East Asia crisis, in the 1990s, the U.S. Treasury worked hard to undermine the so-called Miyazawa Initiative, Japan’s generous offer of $100 billion to help jump-start economies that were sinking into recession and depression. The policies the U.S. pushed on these countries—austerity and high interest rates, with no bailouts for banks in trouble—were just the opposite of those that these same Treasury officials advocated for the U.S. after the meltdown of 2008. Even today, a decade and a half after the East Asia crisis, the mere mention of the U.S. role can prompt angry accusations and charges of hypocrisy in Asian capitals.
Now China is the world’s No. 1 economic power. Why should we care? On one level, we actually shouldn’t. The world economy is not a zero-sum game, where China’s growth must necessarily come at the expense of ours. In fact, its growth is complementary to ours. If it grows faster, it will buy more of our goods, and we will prosper. There has always, to be sure, been a little hype in such claims—just ask workers who have lost their manufacturing jobs to China. But that reality has as much to do with our own economic policies at home as it does with the rise of some other country.
On another level, the emergence of China into the top spot matters a great deal, and we need to be aware of the implications.
First, as noted, America’s real strength lies in its soft power—the example it provides to others and the influence of its ideas, including ideas about economic and political life. The rise of China to No. 1 brings new prominence to that country’s political and economic model—and to its own forms of soft power. The rise of China also shines a harsh spotlight on the American model. That model has not been delivering for large portions of its own population. The typical American family is worse off than it was a quarter-century ago, adjusted for inflation; the proportion of people in poverty has increased. China, too, is marked by high levels of inequality, but its economy has been doing some good for most of its citizens. China moved some 500 million people out of poverty during the same period that saw America’s middle class enter a period of stagnation. An economic model that doesn’t serve a majority of its citizens is not going to provide a role model for others to emulate. America should see the rise of China as a wake-up call to put our own house in order.
Second, if we ponder the rise of China and then take actions based on the idea that the world economy is indeed a zero-sum game—and that we therefore need to boost our share and reduce China’s—we will erode our soft power even further. This would be exactly the wrong kind of wake-up call. If we see China’s gains as coming at our expense, we will strive for “containment,” taking steps designed to limit China’s influence. These actions will ultimately prove futile, but will nonetheless undermine confidence in the U.S. and its position of leadership. U.S. foreign policy has repeatedly fallen into this trap. Consider the so-called Trans-Pacific Partnership, a proposed free-trade agreement among the U.S., Japan, and several other Asian countries—which excludes China altogether. It is seen by many as a way to tighten the links between the U.S. and certain Asian countries, at the expense of links with China. There is a vast and dynamic Asia supply chain, with goods moving around the region during different stages of production; the Trans-Pacific Partnership looks like an attempt to cut China out of this supply chain.
Another example: the U.S. looks askance at China’s incipient efforts to assume global responsibility in some areas. China wants to take on a larger role in existing international institutions, but Congress says, in effect, that the old club doesn’t like active new members: they can continue taking a backseat, but they can’t have voting rights commensurate with their role in the global economy. When the other G-20 nations agree that it is time that the leadership of international economic organizations be determined on the basis of merit, not nationality, the U.S. insists that the old order is good enough—that the World Bank, for instance, should continue to be headed by an American.
Yet another example: when China, together with France and other countries—supported by an International Commission of Experts appointed by the president of the U.N., which I chaired—suggested that we finish the work that Keynes had started at Bretton Woods, by creating an international reserve currency, the U.S. blocked the effort.
And a final example: the U.S. has sought to deter China’s efforts to channel more assistance to developing countries through newly created multilateral institutions in which China would have a large, perhaps dominant role. The need for trillions of dollars of investment in infrastructure has been widely recognized—and providing that investment is well beyond the capacity of the World Bank and existing multilateral institutions. What is needed is not only a more inclusive governance regime at the World Bank but also more capital. On both scores, the U.S. Congress has said no. Meanwhile, China is trying to create an Asian Infrastructure Fund, working with a large number of other countries in the region. The U.S. is twisting arms so that those countries won’t join.
The United States is confronted with real foreign-policy challenges that will prove hard to resolve: militant Islam; the Palestine conflict, which is now in its seventh decade; an aggressive Russia, insisting on asserting its power, at least in its own neighborhood; continuing threats of nuclear proliferation. We will need the cooperation of China to address many, if not all, of these problems.
We should take this moment, as China becomes the world’s largest economy, to “pivot” our foreign policy away from containment. The economic interests of China and the U.S. are intricately intertwined. We both have an interest in seeing a stable and well-functioning global political and economic order. Given historical memories and its own sense of dignity, China won’t be able to accept the global system simply as it is, with rules that have been set by the West, to benefit the West and its corporate interests, and that reflect the West’s perspectives. We will have to cooperate, like it or not—and we should want to. In the meantime, the most important thing America can do to maintain the value of its soft power is to address its own systemic deficiencies—economic and political practices that are corrupt, to put the matter baldly, and skewed toward the rich and powerful.
A new global political and economic order is emerging, the result of new economic realities. We cannot change these economic realities. But if we respond to them in the wrong way, we risk a backlash that will result in either a dysfunctional global system or a global order that is distinctly not what we would have wanted.


http://www.vietthuc.org/joseph-e-stiglitz-the-chinese-century-the-ky-cua-trung-quoc/

TVQ chuyển

No comments:

Lễ 51 Năm Giỗ Trận Hoàng Sa 19/1/1974-19/1/2025. Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Đền Nợ Nước.

Chuyện Bên Lề Một Thủy thủ già sau khi dự lễ 51 Năm Hoàng Sa mời các bạn về nhà hái ổi. Vừa mở cửa xuống xe ông b ỗng nạt:” ”Bình! ...