Saturday, October 10, 2015

TRUNG QUỐC LO NGẠI MỸ ĐIỀU HÀNG KHÔNG MẪU HẠM VÀ TÀU CHIẾN ĐÁNH ÚP TRÊN BIỂN ĐÔNG

HoangsaParacels:  Đây chỉ là giả thuyết; Hoa kỳ chỉ nổ súng để tự vệ mà thôi.



VietPress USA (08-10-2015): Sau chuyến đi của Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình đến thăm Tòa Bạch Ốc lần đầu và cuộc đối đầu với TT Barack Obama trên diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về vấn đề Biển Đông vào cuối tháng 9-2015 vừa qua; lập trường của TQ càng tỏ ra quyết liệt và bất chấp trong việc độc quyền cưỡng chiếm Biển Đông và quân sự hóa toàn khu vực nầy đã khiến Hoa Kỳ có các biện pháp đối phó quyết liệt.

Tại cuộc tiếp đón ông Tập Cận Bình đến thăm Tòa Bạch Ốc lần đầu hôm 25-9-2015, TT Barack Obama đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng ông “hết sức quan ngại” về các đảo nhân tạo do TQ bồi đắp và quân sự hóa để kiểm soát độc quyền trên Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter 
Đáp lời, ông Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc có ý định quân sự hóa các đảo để bảo vệ an ninh khu vực và phục vụ an toàn hàng hải, giúp cứu nạn trên biển “Hoa Nam” của TQ tức Biển Đông của Việt Nam.

Hoa Kỳ thầy TQ thực sự đã xây các phi trường quân sự trên các đảo do TQ bồi đắp và lập cả căn cứ tàu ngầm trên Biển Đông. Với ý đồ nầy, trong tuần qua TQ đã công bố không cho bất kỳ quốc gia thứ ba nào vào thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông ngoại trừ TQ và Việt Nam. Điều nầy đã gây quan ngại cho Hoa Kỳ và các quốc gia đang có những hợp đồng khai thác dầu khí lâu nay với Việt Nam như trường hợp Ấn Độ.

Hành động lấn lướt của TQ đã khiến Ấn Độ đang vận động thành lập một Liên Minh với Nhật, Úc, Philippines và Việt Nam để đối phó với TQ tại Biển Đông và ngăn chận tàu chiến TQ bành trướng ra Ấn Độ Dương. Vận động nầy đang được Hoa Kỳ quan tâm và hoan nghênh; trong khi Nga đề nghị sẽ gắn các hệ thống tên lửa cho các tàu chiến Hải quân Việt Nam nhằm đối phó hữu hiệu với Hải quân TQ.

Ấn Độ khai thác dầu khí trên Biển Đông theo hợp đồng với VN; nay để bào vệ quyền lợi không bị TQ phá đám, Ấn Độ cho phát động chiến dịch “hướng Đông” hay còn gọi là “Hành độg hướng Đông” bằng cách cho nhiều tàu chiến áp sát vào Biển Đông và ngày 02-10-2015 tàu hải quân INS Sahyadri của Ấn Độ đã cập cảng Đà Nẵng trong chuyến thăm 4 ngày nhằm thắt chặt quan hệ song phương và tăng cường các khả năng vận hành giữa hải quân Việt-Ấn trước khi lên đường tới Vịnh Sagami của Nhật.

Hôm nay Thứ Năm 08-10-2015, một viên chức Quốc phòng Hoa Kỳ cho hay Hoa Kỳ đang xem xét việc đưa các tàu chiến vào gần khu vực các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm đưa ra dấu hiệu rằng Washington không công nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực này.

Tờ Financial Times trích dẫn lời một quan chức cấp cao nói rằng, các tàu của Mỹ sẽ di chuyển trong vùng 12 hải lý, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải xung quanh các đảo mà Bắc Kinh đã xây dựng ở quần đảo Trường Sa trong vòng hai tuần tới.

Đô đốc Scott Swift Tư lệnh Thái Bình Dương
Cùng lúc đó, trang tin Navy Timesdẫn lời các quan chức Hoa Kỳ nói rằng hành động này có thể diễn ra “trong vòng vài ngày”, nhưng vẫn đang chờ được chính quyền TT Obama phê chuẩn.

Trước đó ông Trợ lý Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ là David Shear đã từ chối xác nhận bất cứ quyết định nào đã được đưa ra, nhưng nhắc lại lời phát biểu của ông tại buổi điều trần trước Quốc hội hồi tháng trước rằng “tất cả các giải pháp đang được xem xét”.
Về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter nói rằng Hoa Kỳ sẽ “bay, di chuyển bằng thuyền và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như các lực lượng Mỹ đang làm trên toàn thế giới”.

Hồi tháng 5-2015 trong lúc Mỹ tiến hành các chuyến bay gần các đảo nhân tạo của TQ thì Hải quân TQ đã 8 lần cảnh báo đối với phi hành đoàn của máy bay trinh sát P8-A Poseidon của Mỹ.

Đô đốc Harry Harris, chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương cho biết, việc Trung Quốc đã phát triển các đảo, bao gồm cả việc xây dựng đường băng quân sự, là “mối quan ngại lớn” và đe dọa khu vực.

Phát ngôn viên TQ Hoa Xuân Oánh
Ngày 17/9/2015 vừa qua, ông Harris tại buổi điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ đã nói rằng Hoa Kỳ cần phải thách thức tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải ở Biển Đông bằng cách tuần tra gần những hòn đảo nhân tạo và đã cân nhắc việc đi lại trong phạm vi 12 dặm các hòn đảo này.

Thế nhưng TQ tuyên bố chủ quyền hầu hết các khu vực ở Biển Đông và không công nhận chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau tại khu vực này. Bộ Quốc phòng Philippines nói rằng, Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo và yêu cầu máy bay quân sự của Philippines phải bay ra khỏi khu vực đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, mạnh mẽ cảnh báo Trung Quốc và các nước khác trong khu vực phải tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.  Trang mạng News.com của Australia tường thuật rằng Đô Đốc Scott Swift đưa ra lời cảnh báo đó trước một cử toạ gồm các giới chức hải quân cấp cao đến từ hơn 10 quốc gia để tham dự Hội chợ Thái Bình Dương năm 2015 tại Sydney. Đô đốc Swift cảnh cáo rằng những “điểm bất đồng có khả năng gây xung đột” trên Biển Đông và rằng lập trường “lấy sức mạnh để giành lý về phần mình” có thể dẫn tới xung đột toàn diện tại Biển Đông, một trong những điểm nóng nguy hiểm nhất của thế giới hiện nay.

Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ nói: “Nếu chúng ta không sẵn sàng cam kết sẽ giải quyết những bất đồng một cách hoà bình, sử dụng các công cụ dựa trên hệ thống pháp trị đã phục vụ thế giới bấy lâu nay…thì kể như chúng ta phải sẵn lòng chấp nhận khả năng các giải pháp áp đặt để giải quyết bất đồng giữa các nước trên biển.”

Đô Đốc Scott Swift, người được trang mạng News.com.au miêu tả là “giới chức hải quân quyền lực nhất trên trái đất”, hiện có dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ông khoảng 250,000 thuỷ thủ và binh sĩ Thuỷ quân Lục chiến, 2.000 máy bay, 200 tàu và 43 tàu ngầm hạt nhân.
Trong những lời chỉ trích được coi là nhắm trực tiếp tới Trung Quốc và các hoạt động xây đảo nhân tạo cũng như ý đồ của Bắc Kinh muốn thiết lập những khu cấm bay ở Biển Đông, Đô Đốc Scott Swift tuyên bố “tự do hàng hải không thể bị cản trở hoặc xâm phạm”.

Ông nói: “Tự do hàng hải phải được duy trì bất chấp những tranh chấp chủ quyền biển đảo, bất chấp những vụ tranh chấp này kéo dài bao lâu và bất chấp các đảo này là do thiên nhiên tạo ra hay bàn tay con người tạo ra.”

Tư lệnh Swift kết án một số nước coi tự do trên biển là những gì có thể lấy về làm của riêng, và do đó có ý định hạn chế quyền tự do hàng hải trên vùng biển mà họ cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của họ. Thông tấn xã Reuters dẫn lới Đô Đốc Scott Swift nói: "Một số các quốc gia tiếp tục đưa ra những cảnh báo vô giá trị, những đòi hỏi chủ quyền phi pháp trên các vùng biển quốc tế, hoàn toàn không phù hợp với Công ước quốc tế về Luật Biển”.

Trong khi Tư lệnh Quân đội Úc là Tướng Angus Campbell mô tả tình hình Biển Đông là “vô cùng phức tạp” và kêu gọi tất cả các bên liên quan hãy tiếp tục đối thoại.

Phó Đô Đốc Tim Barrett, Tư Lệnh Hải quân Úc, thì nói rằng cần phải chống đối giải pháp dùng vũ lực quân sự để trấn áp nước khác dưới bất kỳ hình thức nào.

Hôm nay Thứ Năm 08-10-2015, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ khẳng định “hơn bao giờ hết, Hoa Kỳ kiên quyết duy trì cam kết sẽ bảo vệ quyền tự do hàng hải”.

Cùng lên tiếng hôm nay tại Hội nghị Seapower, Tân Bộ trưởng Quốc phòng Úc là bà Marise Payne nói rằng căng thẳng đang tăng cao trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Bà khẳng định: “Australia sẽ tiếp tục mạnh mẽ chống đối các hành động trấn áp, hiếu chiến để củng cố đòi hỏi chủ quyền của bất cứ nước nào muốn đơn phương thay đổi hiện trạng trong Biển Đông”. Bà Payne tuyên bố quan hệ liên minh với Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là nền móng của nền an ninh Australia, giữa lúc thế giới đang trở nên bất ổn hơn từ nay cho tới năm 2035.

Bắc Kinh hôm thứ Năm bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng" về tin cho hay Mỹ có kế hoạch thách thức những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách cho một tàu của Hải quân Mỹ đến gần một trong những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc mới xây cất.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong buổi họp báo thường kỳ hôm Thứ Năm rằng Trung Quốc đã chú ý đến những thông tin về hành động của hải quân Hoa Kỳ, và rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ đã duy trì “các trao đổi kỹ lưỡng” về vấn đề Biển Đông. Bà Hoa nói: “Tôi tin rằng phía Hoa Kỳ đã cực kỳ rõ ràng về nguyên tắc lập trường của Trung Quốc”. Bà tiếp rằng “Chúng tôi hy vọng phía Hoa Kỳ có thể xem xét một cách khách quan và công bằng về tình hình hiện nay ở Biển Đông, và cùng với Trung Quốc, thực sự đóng vai trò xây dựng trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.

Chưa rõ Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao nếu Mỹ thực thi kế hoạch này, dù Bắc Kinh từng chính thức gửi công hàm phản đối về một vụ việc hồi tháng 5 mà trong đó Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay do thám P8-A Poseidon của Hải quân Mỹ rời khỏi khu vực này khi nó bay bên trên bãi Đá Chữ Thập, nơi Trung Quốc có hoạt động cải tạo quy mô lớn.
Mỹ đã phái một Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử đến Nhật Bản và chuẩn bị tang cường thêm các Hàng Không Mẫu Hạn khác đến sát Philippines và Ấn Độ Dương. Mỹ đáp lại rằng Mỹ đã, đang và sẽ bay trong không phận quốc tế và sẵn sàng đáp trả mọi thách thức.

Tình hình Biển Đông chắc chắn sẽ có tiếng súng trong những ngày sắp tới! Chiến tranh chống TQ sẽ không do Mỹ mà là sẽ do Liên Minh Ấn Độ, Nhật, Úc, Philippines

HẠNH DƯƠNG dịch và tổng hợp.

No comments:

Danh sách các Chiến Sĩ Hải Quân QLVNCH đã Hy Sinh Trong Trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974:

Số TT Chức vụ Họ tên Đơn vị 1 Trung sĩ Cơ khí Trần Văn Ba HQ-10 2 Hạ sĩ Cơ khí Phạm Văn Ba HQ-10 3 Hải quân đại úy Vũ Văn Bang HQ-10 4 Hạ sĩ...