Wednesday, February 24, 2021

Hải Quân Trung Tá Trần Trung Tín, Tân Hạm Trưởng Khu Trục Hạm USS McCain DDG 56,

Tân Hạm Trưởng khu trục hạm USS McCaine DDG 56, Hải Quân Trung Tá Trần Trung Tín, quân nhân Mỹ gốc Việt. Chiến hạm này đã từng đi qua quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để xác định quyền tự do hàng hải tại Biển Đông.

Tuesday, February 23, 2021

KHÔNG BAO GIỜ QUÊN - Bảo Châu Kelley




Ngày 2 tháng 7 năm 1972 là ngày anh Ba của tôi đang được sinh ra đời nhưng ba của tôi không có mặt bên cạnh mẹ trong lúc vượt cạn tại bệnh viện Lê Hữu Sanh ở xã Rừng Cấm, quận Thủ Đức. Ba tôi đang bận lơ lửng trên không trung và chứng kiến chiếc máy bay số 21 phía trước chở đại đội chỉ huy của Thủy Quân Lục Chiến (không có tiểu đoàn trưởng Nguyễn Đăng Hòa tự là Hòa Râu trên đó) bị trúng đạn của Việt Cộng cháy và rơi xuống…máy bay đang chở 2/3 đại đội 4, tiểu đoàn 1 Quái Điểu của ba tôi là Đại úy TQLC Trịnh Văn Thềm cũng bị bắn quá dữ cho nên phi công Mỹ phải đáp gấp xuống bờ sông thả mọi người xuống cách làng Bích La 2 km lúc 12 giờ trưa ở quận Triệu Phong.

Monday, February 22, 2021

Chữ nghĩa bây giờ - TRẦN C. TRÍ



Từ lâu nay ở hải ngoại đã có không biết bao nhiêu là bài viết nói về cách dùng chữ (chứ không phải “từ”!) ở Việt Nam. Bài này có nhan đề là “Chữ nghĩa bây giờ” bởi vì những từ ngữ “lạ” hay cách nói năng bừa bãi hiện nay không những chỉ ở trong nước mà còn lan tràn qua hải ngoại, len lỏi đến tận những ngõ ngách trong cộng đồng người Việt của chúng ta đến mức báo động.

Thursday, February 18, 2021

Vũ Linh BÀI 161: CÂU CHUYỆN CỜ VÀNG


Dân Nhật biểu tình ủng hộ MAGA tại Tokyo.

Cộng đồng tị nạn Việt bất thình lình nổi sóng về câu chuyện cờ vàng. Thiên hạ ùn ùn đổ xô bàn chuyện cờ vàng, xỉa tay chửi nhau túi bụi. Dơ cao cờ vàng là nhục mạ cờ vàng, Không dơ cao cờ vàng cũng là nhục mạ cờ vàng luôn. Cả hai bên đều đấm ngực tự nhận yêu nước, thương dân và tôn trọng cờ vàng, và tất cả những người khác ý với ta, thì đều là thân cộng thích cờ đỏ, bôi bác cờ vàng.
Cả hai bên đang chí chóe dành dựt cờ vàng là của mình.

US Navy destroyer challenged China in the South China Sea.

Another US Navy destroyer challenged China in the South China Sea by sailing past contested islands without asking permission


The Spratlys are also claimed by Vietnam, Taiwan, Malaysia, Brunei, and the Philippines, some of which put restrictions on the operations of foreign military vessels, as China does.

“Cuộc chiến” ngót trăm năm đòi lại Tết Âm lịch của người Đại Hàn


Cải cách Duy Tân Minh Trị thành công, Nhật Bản ép Đại Hàn bỏ Tết Âm lịch (ảnh: History)

Ít người biết rằng, để đổi từ việc đón Tết Dương lịch sang Âm lịch, ngườĐại Hàn đã phải đấu tranh mòn mỏi suốt gần 100 năm.

Saturday, February 13, 2021

Sóng Bạc Đầu - Đào Văn Bình


Hôm nay là sáng Thứ Hai cho nên Bãi Dứa của Vũng Tàu thật hoang vắng. Từng cụm mây đen lơ lửng treo trên đầu làm cho bầu trời thấp xuống và ánh sáng trở nên kỳ dị. Từng ngọn gió lành lạnh từ ngòai khơi thổi vào trên mặt biển đen ngòm, hung dữ. Tít tắp từ xa những con sóng bạc đầu nổi bật trên nền trời xám trông tựa như những con cá mập nhe răng khi nó nhô lên khỏi mặt nước. Từng đợt sóng nhấp nhô chạy vào bờ rồi đập mạnh vào những tảng đá nghe ầm ầm.

Thursday, February 11, 2021

Thư Chúc Tết

  Hội Hải Quân Hàng Hải San Diego

5312 El Cajon Blvd, San Diego, CA 92115

(619) 265-0635, hongradiator@yahoo.com




Thư Chúc Tết

Tuesday, February 9, 2021

TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG TỪ 1/9/2020 ĐẾN 1/2/2021- Nguyễn Mạnh Trí




TỔNG QUÁT

Trong bài viết “Tình hình Biển Đông – 8 tháng đầu 2020” đưa lên mạng ngày 1/9/2020, người phụ trách nghĩ rằng tình hình xấu đi và có thể vượt qua tầm kiểm soát của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hoa Kỳ thì vì nhu cầu bầu cử, Tổng thống Trump có những quyết định bất chợt. Chủ tịch Tập Cận Bình có thể vì muốn giữ thể diện của Trung Quốc cũng như kiểm soát những bất ổn nội bộ, có thể những hành động vượt qua tầm kiểm soát tại eo biển Đài Loan cũng như Biển Đông. May mắn thay, những điều này không xẩy ra, ông Biden đã thắng cử, Trung Quốc cũng không có những quyết định nguy hiểm tại Đài Loan.

 

Phát biểu ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc qua mạng trực tuyến hôm 22/9/2020, Chủ tịch Tập Cận Bình dùng khái niệm “vận mệnh chung” để đề xuất vai trò lãnh đạo thế giới cho Trung Quốc. Ngay lập tức, các báo Phương Tây đã cho rằng đây là “viễn kiến” nhà lãnh đạo Cộng Sản Trung Hoa tung ra nhằm đối chọi là chủ thuyết "cô lập, đối đầu" của Tổng thống Mỹ, Donald Trump. Với người Việt Nam, khái niệm 'common shared destiny' (vận mệnh cùng chia sẻ) mà ông Tập nêu ra nghe rất quen. Không chỉ đề cao hòa bình, phát triển, ông còn nhấn mạnh đến dân chủ, tự do, công lý. Thật sự thì ban đầu, việc nêu ra “vận mệnh chung” được Trung Quốc "đề xuất với các láng giềng nhằm hàn gắn quan hệ bị căng thẳng bởi các tranh chấp lãnh thổ". Năm 2018, ông Tập nói y nguyên như thế về quan hệ với Nhật Bản và các nước Đông Bắc Á, và sang thăm Moscow năm 2020, ông cũng nhắc lại thuyết “vận mệnh chung” với Nga và rộng ra là cả nhân loại. Bây giờ, ông Tập lại nêu ra chiêu bài củ với các nước Đông Nam Á và Ấn Độ.

 

Ngay vào tuần lể thứ hai, chính quyền Biden đã đưa ra 4 cột trụ cho chính sách mới Hoa Kỳ:

 

  • Sửa chữa những thiếu sót cơ bản của nền dân chủ Hoa Kỳ.

  • Hợp tác hành động với các đồng minh Âu - Á.

  • Chiến thắng trong cuộc chạy đua “công nghệ tương lai”.  

  • Bắt Trung Quốc phải gánh hậu quả từ những hành động ở Tân Cương, Hồng Kông và Đài Loan.

 

TÌNH HÌNH QUÂN SỰ TẠI BIỂN ĐÔNG

 

Sau bài viết “Tình hình Biển Đông 8 tháng đầu 2020”, tình hình tiếp tục căng thẳng. Tác giả vẫn giử quyết định tổng hợp các tin tức quân sự thành một phần chung thay vì để riêng từng quốc gia Trung Quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam.

 

Từ tháng 7 tới tháng 9 năm 2020, cả Mỹ và Trung Quốc đều tổ chức các cuộc tập trận ở Biển Đông. Nhưng dưới lăng kính quân sự, các chuyên gia đưa ra một bản phác thảo về bản chất của các đợt tập trận này, trong đó làm bật lên hai vấn đề: ý định của Trung Quốc và phản ứng tương ứng của Mỹ. Về phần Trung Quốc, Nikkei Asian Review (Nhật Bản) ngày 18-9 nhận định rằng Bắc Kinh đang thực hiện chiến thuật "phân tán sự chú ý". Cụ thể, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang có động thái đồng thời trên bốn mặt trận, gồm Biển Đông, biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải và cả khu vực tranh chấp biên giới với Ấn Độ. TTO - Giới chức Mỹ và Nhật Bản lo lắng về việc Trung Quốc dùng chiến thuật “giương đông kích tây” để ngầm hiện thực hóa tham vọng chiến lược. Lầu Năm Góc đang tập trung vô hiệu hóa năng lực tàu ngầm của Trung Quốc tại Biển Đông.


Hoa Kỳ, vào ngày 17/12, đưa ra lời cảnh báo rằng tàu chiến của quân đội nước này sẽ “quyết liệt” hơn khi phải đáp trả những vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc trong tham vọng bành trướng tại Biển Đông. AFP, trong ngày 18/12, dẫn nội dung trong một tài liệu cho thấy Ngũ Giác đài khẳng định rằng Nga và Trung Quốc “đang cạnh tranh cân bằng quyền lực ở các khu vực quan trọng cũng như đang làm thay đổi trật tự hiện có của thế giới.

  • Sau khi tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) từ ngày 17 đến 31/8 và một cuộc diễn tập hàng hải chung gần Guam từ ngày 9 đến 10/9, nhiều chiến hạm của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc đã lập thành đội hình khi tham gia cuộc tập trận chung ở vùng biển gần đảo Guam từ ngày 11 đến 13/9 với tên gọi Pacific Vanguard (tạm dịch: Tiên phong Thái Bình Dương). Cuộc tập trận phụ trội có mục đích cung cấp huấn luyện giúp tăng cường thêm khả năng của mỗi quốc gia trong việc lên kế hoạch, liên lạc và thực hiện chiến dịch trên biển.

  • Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan cùng nhiều chiến hạm, phi cơ và hàng ngàn quân nhân đang có các chuẩn bị sau cùng trước ngày khai mạc cuộc tập trận lớn ở Thái Bình Dương, có tên “Tấm Khiên Dũng Cảm” (Valiant Shield). Theo bản tin của hãng thông tấn UPI hôm 11/9, cuộc tập trận kéo dài 12 ngày, khởi sự từ 16/9 tại Guam và khu vực tập trận Mariana Islands Range Complex. Có khoảng 100 phi cơ và chừng 11,000 quân nhân thuộc Hải, Lục, Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, cùng tham dự cuộc tập trận ngoài biển rộng này. Phó Đô Đốc Michael Boyle, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, nói rằng các cuộc tập trận như Valiant Shield cho các đơn vị Mỹ chứng minh cho đồng minh và đối tác trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương về quyết tâm duy trì hải lộ mở và tự do hải hành là điều rất quan trọng”.

  • Giới theo dõi máy bay quân sự thế giới bất ngờ phát hiện máy bay săn ngầm P-8A Poseidon của Mỹ áp sát căn cứ tàu ngầm Du Lâm trên đảo Hải Nam của Trung Quốc ngày 15/5 nhưng đến tháng 9 mới được thông báo. Đó dường như là một thông điệp tới Bắc Kinh.

 

 

Đường bay của máy bay săn ngầm P8-A gần đây

 

  • Hàng nghìn tàu Trung Quốc “ép buộc và đe dọa các ngư dân đánh cá hợp pháp để ủng hộ các mục tiêu chiến lược hàng hải dài hạn của đảng Cộng Sản Trung Quốc”, theo South China Morning Post. Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang rạn nứt, báo cáo cho thấy quyết tâm của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ trong việc tăng cường hoạt động chống đội tàu đánh cá xa bờ của Trung Quốc, ước tính gần đây gồm khoảng 17,000 tàu, hơn 12,000 trong số này hoạt động ở các vùng biển không thuộc Trung Quốc. Vào tháng Hai, Đô đốc Karl Schultz, Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ, nói Trung Quốc là "một trong những kẻ phạm tội săn lùng ngư phủ tồi tệ nhất" và là mối đe dọa đối với an ninh lương thực của các quốc gia khác.

  • Mỹ và Nhật Bản đã tập trận trước bối cảnh chuyên gia cảnh báo Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan trong cuộc bầu cử Mỹ tháng 11, theo Taiwan News. Quân đội Mỹ thông báo sẽ tổ chức cuộc tập trận "Keen Sword" với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) tại Nhật Bản từ 26/10 đến 5/11 vì lo ngại Trung Quốc có thể khai thác những phiền nhiễu do cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11 gây ra.

  • Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan cùng nhóm tàu tác chiến hôm 15/10/2020, đã quay trở lại Biển Đông lần thứ ba trong năm 2020. DVIDS News cho biết, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan bao gồm tàu sân bay USS Ronald Reagan cùng các chiến đấu cơ, tàu tuần dương hạm tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga - USS Antietam, khu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke - USS Halsey và khu trục hạm USS John S. McCain.

  • Viện dẫn tình trạng quấy rối của tàu Trung Quốc, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien cho hay Lực lượng tuần duyên Mỹ (USCG) sẽ bố trí các tàu tuần tra lớp FPC ở tây Thái Bình Dương để thực hiện sứ mệnh an ninh hàng hải. Tàu phản ứng nhanh (FPC) nói trên chính là tàu tuần tra lớp Sentinel (còn gọi là tàu FRC) của USCG. Tàu tuần tra lớp Sentinel dài 46.8 m, lượng giãn nước hơn 350 tấn và vận tốc trên 51 km/giờ. USCG có kế hoạch đóng 64 chiếc tàu FPC, trong đó có 38 chiếc đã được đưa vào hoạt động.

Tàu tuần tra FPC của Tuần duyên Hoa Kỳ

Eo Biển Đài Loan:

 

  • Ngày 17/9, Trung Quốc cho biết đang tập trận gần eo biển Đài Loan để "bảo vệ chủ quyền" giữa lúc một quan chức cấp cao Mỹ thăm Đài Loan.

  • Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG 52) của hải quân Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan hôm 14/10. Đây là chuyến đi thứ 10 của chiến hạm Mỹ qua khu vực này trong năm nay.

  • Chiến đấu cơ và tàu chiến Trung Quốc "theo dõi và giám sát" khu trục hạm USS Mustin của Hải quân Hoa Kỳ hôm 19/12/2020, lúc đi ngang eo biển Đài Loan. Washington gọi đây là một chuyến hải hành bình thường nhưng Bắc Kinh lên án Mỹ khiêu khích. 

  • Ngày 31/12, hai khu trục hạm USS John McCain và USS Curtis Wilbur tiến hành hoạt động thường lệ qua Eo Biển Đài Loan theo đúng luật pháp quốc tế. Đây là lần thứ 13 trong năm nay, chiến hạm Mỹ sử dụng eo biển Đài Loan để ra vào Biển Đông.


Khu vực Hoàng Sa:

 

  • Hôm 9/10/2020 phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc yêu cầu tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường của Mỹ USS John McCain “rời ngay lập tức” ra khỏi vùng biển chung quanh các đảo có tranh chấp chủ quyền thuộc Hoàng Sa. 

 

Khu vực Trường Sa:

 

  • Tháng 1/2020, tàu chiến USS Montgomery (LCS-8) đã "thực hiện hoạt động tự do hàng hải" đầu tiên của năm 2020 khi đi qua vùng biển gần quần đảo Trường Sa. 

  • Tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ vừa tiến hành cuộc tập trận ở khu vực Biển Đông hôm 12/10. Bản tin của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ loan tin này hôm 13/10. Trước đó, hôm 10/10, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ba tàu của Nhật bao gồm một tàu chở trực thăng và một tàu ngầm đã được triển khai ra Biển Đông để thực hiện các cuộc diễn tập chống ngầm. Các tàu này trước khi tiến hành tập trận, đã ghé cảng Cam Ranh của Việt Nam để tiếp liệu. Theo thông báo của Hạm đội 7, tham gia cuộc diễn tập có tàu USS John S. McCain có tên lửa dẫn đường, tàu chở dầu USS Tippecanoe, và hai tàu của Nhật là JS Kaga và JS Ikazuchi. Tàu USS John S. McCain đang thực hiện Chiến dịch Tự do Hàng hải của Mỹ ở khu vực Biển Đông và đã đi sát quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc kiểm soát hồi cuối tuần trước.

  • Tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ USS John S. McCain (DDG-56) hoạt động gần quần đảo Trường Sa đã “thực hiện hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông” vào hôm 22/12, Hải quân Mỹ tuyên bố.

 

Vịnh Bengal: 

 

  • Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain của Mỹ cùng các tàu JS Kirisame của Nhật và HMAS Arunta (Úc) đã tiến hành tập trận phòng thủ trên vịnh Bengal ngày 19/10. Thông cáo ngày 20/10 của Hải quân Mỹ cho biết đây là lần thứ 5 trong năm 2020 tàu chiến Mỹ, Úc và Nhật Bản tập trận chung trong khu vực phụ trách của Hạm đội 7 Mỹ.

 

TRUNG QUỐC


Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến về tranh chấp hàng hải do Viện Đông Á (EAI) phối hợp với Viện ISEAS - Yusof Ishak tổ chức hôm 18/9, tiến sĩ Li Nan, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại EAI nhấn mạnh: “Đã đến lúc Trung Quốc phải từ bỏ đường 9 đoạn. Nó không có lợi cho đất nước”.



MẶT TRẬN NGOẠI GIAO

Vào lúc Bắc Kinh rầm rộ phô trương thanh thế nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, một cuộc khảo sát quan điểm về Trung Quốc của người dân thuộc 32 quốc gia, công bố hôm 30/9/2019 cho thấy tỷ lệ người thiếu thiện cảm với Trung Quốc gia tăng đáng kể, đặc biệt là tại các láng giềng ở châu Á, từ Nhật Bản cho đến Indonesia. Theo kết quả cuộc khảo sát dư luận thế giới mới nhất Global Attitudes Survey, do trung tâm nghiên cứu Mỹ có uy tín Pew Research Center thực hiện từ ngày 13/5 cho đến ngày 29/8 vừa qua, nhìn chung vẫn có bình quân 41% cư dân thuộc 32 nước trên thế giới có quan điểm tích cực về Trung Quốc, so với 37% có cái nhìn tiêu cực. 

Tuy nhiên, nếu đi vào chi tiết, có thể thấy là tâm lý ghét Trung Quốc đang càng lúc càng gia tăng tại các nước, khi so sánh với những kết quả thăm dò trong những năm trước đây. Theo cuộc thăm dò vừa công bố, hiện có đến 60% người được hỏi tại Mỹ, và 67% tại Canada coi Trung Quốc là đất nước “không được ưa thích”, một kết quả xấu nhất đối với Trung Quốc từ năm 2007 đến nay. Tâm lý chung của người dân Tây Âu cũng rất tiêu cực đối với Trung Quốc, với tỷ lệ không có thiện cảm lên đến 70% tại Thụy Điển, hay 53% tại Tây Ban Nha. So với năm ngoái 2018, thiện cảm đối với Trung Quốc đã giảm mạnh ở Thụy Điển với tỷ lệ -17%, cũng như tại Anh Quốc, hay Hà Lan, -11%. Chỉ có tại Hy Lạp và Ý thì số người thích Trung Quốc có đông hơn một chút. Điều đáng ghi nhận nhất có lẽ là việc Trung Quốc không hề được các láng giềng ưu ái chút nào. Bản khảo sát của Pew Research Center đã tập trung tại năm nước vùng châu Á Thái Bình Dương là Nhật Bản, Hàn Quốc, ở Đông Bắc Á, Philippines, Indonesia ở Đông Nam Á, và Úc ở châu Đại Dương. Tại hầu như toàn bộ 5 quốc gia này, đa số người được hỏi đều xác nhận là họ không thích Trung Quốc, cao nhất là Nhật Bản với 85%, kế đến là Hàn Quốc, 63%, Úc 57%, Philippines 54%. 


Việt Nam không nằm trong danh sách các nước châu Á được Pew Research Center khảo sát trong bản Global Attitudes Survey 2019. Nhưng vào năm 2014, trong một bản thăm dò ý kiến tại ở 44 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, thì Việt Nam đứng đầu danh sách về thái độ thiếu thiện cảm đối với Trung Quốc. Có đến 78% người được hỏi cho biết là không thích Trung Quốc, một tỷ lệ chỉ thua có Nhật Bản với 91% người ghét Trung Quốc, nhưng hơn xa Philippines, chỉ có 58% không có thiện cảm với Trung Quốc. Về câu hỏi nước nào là mối đe dọa lớn nhất, 74% người Việt Nam đã trả lời rằng đó là Trung Quốc, một tỷ lệ cao hơn người Nhật (68%) hay người Philippines (58%) cũng xem Trung Quốc là kẻ nguy hiểm. Tâm lý ghét Trung Quốc của người Việt Nam ngày nay có lẽ vẫn không thay đổi, đặc biệt trong bối cảnh từ năm 2014 đến nay, các hành vi bức hiếp Việt Nam của Trung Quốc chỉ có tăng chứ không hề giảm.


  • Trung Quốc, vào ngày 22/10/2020, ký kết thỏa thuận với Ủy hội sông Mekong (MRC) về chia sẻ sữ liệu quanh năm dòng chảy một phần tuyến đường thủy quan trọng của sông Mekong, trong bối cảnh có những quan ngại các đập thủy điện của Trung Quốc có thể gây ra tình trạng hạn hán ở vùng hạ lưu Đông Nam Á.


HOA KỲ

 

Hoa Kỳ chưa bao giờ công khai ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng trong một đăng tải trên trang Facebook chính thức của Sứ quán Mỹ ở Hà Nội hôm 9/9 nhằm kỷ niệm 25 năm quan hệ đối tác giữa hai nước, một bản đồ Việt Nam với hai quần đảo này được đăng kèm theo các thông tin về sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong 1/4 thế kỷ qua. Tấm bản đồ này dường như nhất quán với các tấm bản đồ chính thống mà chính phủ Việt Nam công bố, trong đó luôn có hình ảnh của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 15/9, hình ảnh này đã bị thay đổi. Theo đó, hình ảnh mới được sử dụng chỉ bao gồm phần lãnh thổ trên đất liền của Việt Nam và các đảo ven bờ. Nội dung của bài đăng vẫn giữ nguyên, với lời khẳng định: "Là đối tác tin cậy, chúng ta sẽ cùng thịnh vượng bền lâu!" Hiện bài đăng này của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã nhận được hơn 6,300 phản ứng trên Facebook, bao gồm 4,900 tài khoản thả cảm xúc "giận dữ". Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam hiện vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi hay giải thích chính thức nào về sự thay đổi này.


Bản tin của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội với Hoàng Sa – Trường Sa

Hải quân, Thủy quân Lục chiến và Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ hôm 17/12/2020 công bố chiến lược hàng hải 3 bên mới Advantage at Sea (tạm dịch: Ưu thế trên biển), nhằm đáp trả mạnh mẽ các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc với tham vọng bành trướng ở biển Đông. Ngoài ra, sông Mekong đang trở thành mặt trận mới trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung Quốc khi hai bên tranh cãi về vấn đề liệu 11 con đập của Bắc Kinh trên sông này có gây hại cho các nước ở hạ nguồn hay không. Hoa Kỳ và các đối tác Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, vừa đồng ý nâng tầm mục tiêu của Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong (LMI) để tăng cường sức mạnh chung của nhóm. 


MẶT TRẬN KINH TẾ & NGOẠI GIAO

 

  • Hôm 27/8, ông David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho biết việc Trung Quốc “thao túng” dòng chảy của sông Mekong là một thách thức cấp thiết đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Vấn đề này có thể được đưa vào chương trình nghị sự tại một diễn đàn khu vực trong tuần tới.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 1/9 cho biết ông hy vọng rằng các trung tâm văn hóa của Viện Khổng Tử Trung Quốc trong khuôn viên các trường đại học ở Hoa Kỳ sẽ đóng cửa vào cuối năm nay, theo Reuters.

  • Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Mike Pompeo tham gia Hội nghị EAS, một diễn đàn hàng đầu của các nhà lãnh đạo trong khu vực bàn về các vấn đề chính trị và an ninh. Thông cáo viết: “Ngoại trưởng Pompeo sẽ giải quyết các ưu tiên của Hoa Kỳ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và chia sẻ chi tiết về những nỗ lực của chúng tôi nhằm hỗ trợ một khu vực tự do và cởi mở dựa trên các nguyên tắc chủ quyền và đa nguyên.” Ngoài ra, ông Pompeo cũng sẽ tham gia Hội nghị Bộ trưởng Mỹ-ASEAN vào ngày 9/9, trong đó ông sẽ “nêu bật những tiến bộ trong quan hệ Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ-ASEAN và hỗ trợ cho ASEAN và Triển vọng ASEAN về Ấn Độ-Thái Bình Dương.” Vào ngày 11/9, Ngoại trưởng Pompeo sẽ đồng chủ trì Hội nghị Đối tác Mekong-Hoa Kỳ và mở rộng vai trò của Mỹ trong sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong bằng cách tăng cường quyền tự chủ, độc lập kinh tế và phát triển bền vững của các nước đối tác Mekong. Ngoài ra, Ngoại trưởng Pompeo cũng sẽ tham gia Hội nghị Ngoại trưởng Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 27 vào ngày 11/9.

  • Trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) trực tuyến tối 9/9, ông Pompeo nhấn mạnh đã đến lúc chính phủ các quốc gia Đông Nam Á nên xem xét lại mối quan hệ với những doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, theo AFP. "Đừng chỉ lên tiếng mà hãy hành động. Hãy tái cân nhắc việc giao dịch với những công ty quốc doanh bắt nạt các quốc gia ASEAN ở Biển Đông", ông Pompeo nói.

  • Có 44 dự luật được các nghị sĩ Mỹ đệ trình trong nỗ lực ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc. Một trong số này là dự luật H.R 7982 do hạ nghị sĩ Cộng hòa Scott Perry đệ trình ngày 7/8. Nội dung chi tiết của dự luật này chỉ mới được công bố hôm 1/9. Trong đó, ông Perry đề xuất Mỹ bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với mọi quần đảo tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Dự luật nêu cụ thể các quần đảo này bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam), quần đảo Senkaku (do Nhật kiểm soát), bãi cạn Scarborough. Dự luật lưu ý việc bác bỏ này không nhằm giải quyết yêu sách của các nước khác, ngoại trừ Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Mỹ hỗ trợ năng lực hàng hải cho các nước đồng minh của Mỹ ở Biển Đông, biển Hoa Đông.

  • Việt Nam mới lên tiếng “hoan nghênh” một dự án được Hoa Kỳ tài trợ, theo đó sử dụng vệ tinh để theo dõi và công bố mực nước tại các đập của Trung Quốc trên sông Mekong. Theo Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, Hoa Kỳ hôm 15/12 khai trương dự án "Giám sát các đập thủy điện trên sông Mekong", “cung cấp các báo cáo gần như thời gian thực về các mực nước và các điều kiện sông ngòi ước tính ở khu vực hạ nguồn sông Mekong”.

  • Việt Nam có tên trong tài liệu mật về chiến lược an ninh của Nhà Trắng

Trang 9 của Khung Chiếc lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ có đề cập đến Việt Nam

VIỆT NAM

Ngày 24/9, lần đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi thông điệp đến Đại Hội đồng LHQ tại Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 75 Đại hội đồng LHQ. 

 

 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trên màn hình tại UN hôm 24/9/2020 - Hình minh họa.

 

Tháng 9/2020, Việt Nam đã chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM-53) từ ngày 9/9, Hội nghị Bộ trưởng Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10, Hội nghị giữa Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các đối tác bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, EU, Ấn Độ …Dự kiến qua chuỗi sự kiện này, diễn ra từ ngày 9/9 đến ngày 12/9, khối ASEAN sẽ thông qua Thông cáo chung của Hội nghị AMM-53, Kế hoạch hành động Hà Nội II của Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), theo Báo Quốc tế. 

Đã hết năm 2020 và Việt Nam cũng đã kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của tổ chức 10 nước Đông Nam Á. Người ta từng kỳ vọng trong nhiệm kỳ này, các cuộc đàm phán cho một Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (Code of Conduct gọi tắt là COC) được kết thúc để sau đó áp dụng nhằm giảm thiểu các nguy cơ xung đột võ trang vì tranh chấp chủ quyền biển đảo. Không có cuộc đàm phán nào về Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc trong năm 2020 như lời kêu gọi trước đó.

Các bộ trưởng đánh giá cao quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ, coi đây là nhân tố quan trọng trong bảo đảm hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực, hoan nghênh thành lập quan hệ Đối tác Mekong-Hoa Kỳ. Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh nhấn mạnh lập trường nguyên tắc của ASEAN, đề nghị các bên tăng cường tin cậy chung và lòng tin, đề cao thượng tôn pháp luật, kiềm chế, không có các hành động gây phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa, giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử COC ở Biển Đông hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, đóng góp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông và trong khu vực.


NGOẠI GIAO


Dư luận báo chí trong nước cũng như hải ngoại trong năm 2020 thường đề cập đến khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế, cho Hoa Kỳ thuê quân cảng Cam Ranh, chính sách 3 không của Việt Nam. Thật sự, có những điều Việt Nam và cả Hoa Kỳ sẽ không bao giờ nói trắng ra. Trong những năm đến, khi Việt Nam có được vị trí quan trọng hơn trong vùng Đông Á thì mọi chuyện sẽ được định hình rõ ràng.


  • Trang Facebook chính thức của Đại Sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết Đại sứ Kritenbrink hôm 28/9 “đã đi thăm di tích lịch sử Bạch Đằng, nơi ông đã tìm hiểu về cách Việt Nam giữ gìn bờ cõi thành công khỏi ba lần xâm lược bằng đường thuỷ từ phương Bắc.” Chuyến thăm này diễn ra gần một tháng sau khi ông Kritenbrink viếng thăm nghĩa trang Trường Sơn và trở thành vị đại sứ đầu tiên của Mỹ đến thắp hương cho hơn 10,000 liệt sỹ của quân đội Bắc Việt từng tham gia chiến tranh Việt Nam.

  • Trong buổi họp báo chiều 1/10 của Bộ Ngoại giao được phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng xác nhận đó chính là việc ông Marshall Billingslea – Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về kiểm soát vũ khí tới Việt Nam hôm 30/9. “Chuyến thăm của đặc phái viên của tổng thống mỹ về kiểm soát vũ khí Marshall Billingslea nhằm trao đổi về các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế cùng quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh 2 nước năm nay kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao”. Được biết, ông Billingslea hiện đang dẫn đầu phái đoàn Mỹ công du ba nước châu Á gồm Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc để bàn về mối đe dọa từ phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực. Điều đáng để ý là phía Mỹ cũng thảo luận về khả năng triển khai các hệ thống tên lửa tầm trung khi thăm Nhật Bản và Hàn Quốc. Đi cùng đặc phái viên của Tổng thống Trump về kiểm soát vũ khí, trong phái đoàn còn có sự góp mặt của tướng Thomas A. Bussiere, phó chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược quân đội Mỹ.

  • Ngày 28/10, Việt Nam bất ngờ loan báo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Hà Nội trong 2 ngày 29, 30/10. Chuyến viếng thăm bất ngờ này của ông Pompeo cho thấy sự “quan tâm, ưu ái” của chính phủ Hoa Kỳ dành cho Việt Nam cùng với sự “dịch chuyển” trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Có nhận định rằng ngay trước thềm cuộc tổng tuyển cử Mỹ, chuyến thăm Việt Nam của ông Pompeo 'bề ngoài' là để đánh dấu 25 năm quan hệ Mỹ-Việt nhưng thực ra là để củng cố thông điệp chống Trung Quốc của chính quyền Trump.

CÁC CƯỜNG QUỐC THẾ GIỚI

 

Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã có một năm tồi tệ ở Châu Âu, nhưng trong tháng 8/2020 họ còn làm mọi thứ tồi tệ hơn nữa. Cứ đà này thì chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đạt được “thành tích” làm phật lòng Châu Âu còn nhanh hơn và nhiều hơn so với tổng thống Mỹ Donald Trump. Mục đích tổng quát của ông Tập trong khu vực là ngăn Liên minh Châu Âu và Mỹ bắt tay chống Trung Quốc. Ông mong muốn đạt được đột phá tại một cuộc gặp thượng đỉnh với giới lãnh đạo EU được lên lịch vào ngày 14 tháng 9. Ban đầu thì hội nghị được lên kế hoạch diễn ra ở Leipzig, nhưng do đại dịch giờ nó sẽ là một hội nghị trực tuyến. Có nhiều lợi ích dễ gặp rủi ro ở đây. Vì thế tuần vừa đầu tháng 9, ông Tập đã cử bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị đến năm quốc gia châu Âu nhằm chuẩn bị cho một cuộc họp suôn sẻ. Tuy vậy, dù có những hội đàm, nhưng kết quả thì không hề suôn sẻ. Ông Vương đến châu Âu với mong muốn được nghe những lời nhẹ nhàng mà ông quen được nghe từ những người châu Âu vốn nhiệt tình hơn người Mỹ trong việc duy trì quan hệ thương mại và kinh doanh với Trung Quốc. Thực tế thì ông đã bị bất ngờ về mức độ phản kháng mà ông nhận được đằng sau các nghi thức xã giao lịch thiệp.

ANH-PHÁP & LIÊN ÂU & CANADA


  • Chiến hạm HMS Albion của Anh, tàu đổ bộ 22 ngàn tấn với lực lượng thủy quân lục chiến trên khoang, hôm 31/8 khi đang trên đường từ Nhật Bản tới Việt Nam, đã tiến sát quần đảo Hoàng Sa.

  • Trong tuyên bố lập trường về các vấn đề pháp lý tại Biển Đông công bố đầu tháng 9/2020, Bộ Ngoại giao Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS) trong việc giải quyết các tranh chấp. Theo Bộ Ngoại giao Anh, sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) hồi năm 2016, nhiều bài viết của chính phủ và viện nghiên cứu Trung Quốc được đăng tải nhấn mạnh rằng các yêu sách biển tại Biển Đông của Trung Quốc dựa trên “quyền lịch sử” và khái niệm “quần đảo xa bờ”. “Anh phản đối những yêu sách như vậy tại Biển Đông vì nó không dựa trên luật pháp, không phù hợp với UNCLOS”, tuyên bố nêu. Về yêu sách đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc tại Biển Đông, Bộ Ngoại giao Anh cho rằng Trung Quốc chưa bao giờ làm rõ cơ sở của yêu sách này. Bộ Ngoại giao Anh nhắc lại phán quyết của PCA rằng yêu sách của Trung Quốc đối với "quyền lịch sử" là không phù hợp với các điều khoản của UNCLOS. Yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc trái với việc phân bổ vùng biển theo UNCLOS và không có hiệu lực pháp lý. Anh tuyên bố hoàn toàn đồng tình với lập luận của PCA.

  • Bộ Ngoại giao các nước Anh, Pháp, Đức (còn gọi là nhóm E-3) hôm 16/9 đã chính thức gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc (UN), phản đối yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời khẳng định tự do hàng hải và hàng không qua khu vực này. Đây là công hàm mới nhất gửi lên UN phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông sau một loạt các công hàm tương tự được gửi đi từ các nước Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Hoa Kỳ, Australia, được bắt đầu từ công hàm của Malaysia gửi UN hồi tháng 12/2019 để đăng ký phần thềm lục địa mở rộng ở khu vực phía Bắc Biển Đông.

  • Hà Lan, ngày 13/11/2020 vừa qua, đã công bố chính sách mới về khu vực châu Á, trở thành quốc gia Liên Hiệp Châu Âu thứ tư có chiến lược can dự rõ ràng vào vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, sau Đức, Anh và Pháp.

  • Tờ Nikkei Asia ngày 5/12/2020 dẫn nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản tiết lộ hải quân Anh sẽ cử một nhóm tác chiến tàu sân bay tới châu Á sớm nhất vào đầu năm 2021. Đức và Pháp cũng dự trù gởi 2 khu trục hạm tham dự. Chưa có chi tiết về vấn đề tiếp vận cho các chiến hạm này

 

NHẬT BẢN: 

Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang đứng trước những điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển, trong đó hai nền kinh tế có tính tương tác và bổ sung lẫn nhau rất cao, giúp tăng cường sự gắn kết và đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong thời gian tới. Ông Yoshihide Suga, phụ tá đắc lực của ông Abe được quốc hội bầu chọn vào hôm thứ 18/9 và là nhà lãnh đạo mới đầu tiên của Nhật Bản trong gần tám năm, nói với các phóng viên sau cuộc điện đàm là ông nói với ông Trump rằng liên minh Mỹ - Nhật là "nền tảng của hòa bình và ổn định trong khu vực." Hôm 30/9, tờ Sankei và Đài NHK đưa tin tân Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga sắp có chuyến công du đến Việt Nam và Indonesia vào giữa tháng 10 sắp tới. Không chọn Mỹ như nhiều người tiền nhiệm, tân Thủ tướng Nhật Suga chọn Việt Nam và Indonesia cho chuyến công du đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền. Theo đó, khi chuyến đi chính thức diễn ra thì đây là chuyến công du quốc tế đầu tiên của ông Suga sau khi thay thế ông Shinzo Abe trong vai trò thủ tướng Nhật Bản. Tờ Sankei dẫn một số nguồn tin từ chính phủ Nhật cho hay việc cho Việt Nam là địa điểm công du vì “Việt Nam đã kiểm soát tốt bệnh dịch Covid-19 và cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific)”. Cũng cần nói thêm là vào ngày 9/10, Nhật Bản đã tiến hành các cuộc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông, điều ba tàu bao gồm một tàu sân bay trực thăng và một tàu ngầm, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Mục đích của cuộc tập trận là "để tăng cường khả năng chiến thuật của các tàu," bộ nói trong một thông cáo mà không cho biết thêm chi tiết về vị trí địa lý của cuộc tập trận. Ba tàu sẽ dừng tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam vào cuối tuần để tiếp nhiên liệu, thông cáo cho biết. Năm 2014, các máy bay chở dầu IL-78 của Nga sử dụng sân bay Cam Ranh của Việt Nam trên Biển Đông để tiếp nhiên liệu trên không cho chiến đấu cơ Tu-95 trong không gian quốc tế và Mỹ không hài lòng với điều đó nên Nga phải hủy bỏ các bay tiếp theo. 

Tàu ngầm Nhật lần đầu tiên ghé cảng Cam Ranh

  • Công ty Cơ khí & Đóng tàu Mitsui (MES) của Nhật Bản và bộ phận hàng hải của T7 Global Berhad, một tập đoàn đầu tư có trụ sở tại Malaysia, đã ký thỏa thuận hợp tác đóng tàu cho Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam. Theo báo mạng Malaysian Defence, biên bản ghi nhớ (MOU) được T7 Marine, công ty con của T7 Global ký với Mitsui vào ngày 27/8 và được công bố vào đầu tháng 9. Phát ngôn nhân của Công ty Cơ khí & Đóng tàu Mitsui trả cho biết các địa điểm cụ thể cho các dự án vẫn chưa được thống nhất. Người phát ngôn này cũng khẳng định Mitsui không có cơ sở đóng tàu nào tại Việt Nam.

  • Ngày 17/9, theo thông cáo của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tàu ngầm Kuroshio cùng ba tàu chiến là tàu Kaga chở trực thăng và hai tàu khu trục Inazuma và Suzutsuki đã vào vùng biển nằm ở ngay phía tây nam Bãi cạn Scarborough, nơi mà Trung Quốc gọi là bãi Hoàng Nham, hiện đang do Bắc Kinh kiểm soát. Truyền thông Nhật cho biết ba tàu chiến sẽ hoạt động tại Biển Đông cho đến cuối tháng 10. Ngày 27/9, một quan chức Ấn Độ xác nhận các lực lượng hải quân nước này và Nhật Bản đang tham gia một cuộc diễn tập hải quân song phương kéo dài 3 ngày ở ngoài khơi bờ biển miền Tây của Ấn Độ, phía Bắc Biển Arab. Cuộc tập trận hải quân JIMEX lần thứ 4 bắt đầu từ ngày 26/9 và sẽ kết thúc vào ngày 28/9.

  • Tân Thủ tướng Nhật đã thăm Việt Nam từ 18 - 21/10/2020. Sáng ngày 19/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Nhật Bản Suga Yoshihide đã chứng kiến lễ ký kết 12 văn kiện hợp tác với tổng trị giá 4 tỷ USD trên nhiều lĩnh vực, gồm kỹ thuật số, môi trường, năng lượng, cơ sở hạ tầng. Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm 19/10 thông báo rằng hai bên đã “cơ bản đạt được một thoả thuận” trong đó cho phép Nhật xuất khẩu các “thiết bị và kỹ thuật quốc phòng” sang Việt Nam. Đây được coi là một bước phát triển lớn trong sự hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước, theo báo điện tử Chính phủ Việt Nam. Cách đây vài ngày, hãng tin Kyodo tiết lộ là Nhật sẽ cung cấp cho Việt Nam máy bay tuần tra và radar. 

  • Nhật Bản, Pháp và Mỹ sẽ có cuộc tập trận chung trên đất liền và trên biển lần đầu tiên vào tháng 5/2021, theo tin từ báo Sankei của Nhật Bản hôm 6/12. Trong khi đó, hãng tin AP hôm 5/12 dẫn nguồn tin từ chính phủ Nhật cho biết Hải quân Vương quốc Anh sẽ điều một nhóm tấn công tàu sân bay đến vùng biển gần Nhật Bản bắt đầu từ năm tới.

  • Vào giửa tháng 12/2020, cơ quan đại diện ngoại giao Nhật Bản tổ chức lễ kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Lực lượng phòng vệ của nước này ở Hà Nội và Tokyo bày tỏ mong muốn “xây dựng được mối quan hệ đặc biệt” với Việt Nam. Đại sứ quán Nhật Bản cho biết, do diễn biến của COVID-19, lễ kỷ niệm ngày thành lập Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại nước ngoài chỉ được tổ chức duy nhất tại Việt Nam.

 

HÀN QUỐC

 

  • Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nước này dự định bắt tay chế tạo tàu sân bay đầu tiên vào năm 2021. CNN trích dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay: "Tàu sân bay cỡ 30,000 tấn có thể chuyên chở binh lính, khí tài và vật tư. Tàu cũng có thể vận hành các tiêm kích có khả năng cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng. Hàn Quốc dự kiến sẽ mua các siêu tiêm kích F-35B do Mỹ chế tạo, phù hợp trang bị cho tàu sân bay cỡ nhỏ. F-35B hiện là mẫu chiến đấu cơ duy nhất trên thế giới có khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng như trực thăng. Seoul không tiết lộ chi phí ước tính cho tàu sân bay hạng nhẹ sắp đóng. Báo cáo của Chính phủ Mỹ cho thấy, giá một phiên bản mới của hàng không mẫu hạm USS America LPH-6 lớn hơn 25-30% so với kích cỡ tàu sân bay sắp đóng của Hàn Quốc đã lên tới gần 4 tỷ USD. 


ẤN ĐỘ & ÚC ĐẠI LỢI


  • Ấn Độ đã rút khỏi cuộc tập trận mang tên Kavkaz 2020 tổ chức ở vùng Astrakhan miền nam nước Nga từ ngày 15 tới 27/9. Dự kiến binh lính của Trung Quốc và Pakistan cũng có mặt. Tuy vậy, phía Ấn Độ đã quyết định không tham dự, giữa bối cảnh tình hình biên giới ở khu vực Ladakh với Trung Quốc đang căng thẳng suốt nhiều tháng qua.

  • Đài NDTV (Ấn Độ) ngày 30/8 dẫn lời một quan chức chính phủ Ấn Độ đề nghị không nêu tên tiết lộ ngay sau khi binh sĩ nước này và binh sĩ Trung Quốc đụng độ hồi tháng 6 ở khu vực thung lũng Galwan, phía đông vùng Ladakh đang tranh chấp, New Delhi đã lập tức bí mật điều một tàu chiến ra Biển Đông để đáp trả. hông tin về tàu chiến này không được tiết lộ. Ngoài ra, Ấn Độ cũng triển khai thêm một nhóm tàu chiến khác ra gần eo biển Malacca chiến lược để tăng cường theo dõi tàu chiến Trung Quốc ra vào Ấn Độ Dương. 

  • Tháng 5/2020, Công ty đóng tàu Austal của Úc đã tiếp tục mở rộng hoạt động tại Việt Nam thông qua việc hạ thủy thành công phà chở khách A.P.T. James tại nhà máy đặt tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Ông David Singleton, Giám đốc điều hành Austal đánh giá, chiếc phà đầu tiên này là một thành tựu tuyệt vời. Austal Việt Nam đã bắt đầu xây dựng dự án tiếp theo, đó là một chiếc phà catamaran cao tốc dài 41 m. Công ty Austal là công ty đóng tàu thương mãi cũng như tàu chiến cỡ trung của Úc. Được biết, nhà máy đóng tàu tại Việt Nam là sự bổ sung mới nhất cho năng lực của Austal. Hiện nay, doanh nghiệp này đang có các nhà máy đóng tàu nhôm và thép ở Mỹ, Philippines, Trung Quốc …

NGA SÔ

Nga duy trì quan hệ hữu nghị với cả Trung Quốc lẫn các nước ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam. Do đó, Moscow quan tâm đến việc giải quyết các tranh chấp ở khu vực Biển Đông trên cơ sở nguyên tắc không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thỏa hiệp giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, và sự tôn trọng lẫn nhau của tất cả các bên liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Khác với quan điểm của Washington, Moscow không muốn căng thẳng leo thang giữa các đồng minh của họ ở khu vực. Do đó, Moscow có thể đóng vai trò trung gian nhằm tìm kiếm sự đồng thuận trong việc giải quyết xung đột. Gần đây, nhà Việt Nam học người Nga Vladimir Kolotov cho rằng hành động của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ phản tác dụng, làm leo thang tình hình căng thẳng và đe dọa sự ổn định ở khu vực Đông Á.

CÁC NƯỚC ASEAN

Tháng 9/2020, Việt Nam đã chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM-53) từ ngày 9/9, Hội nghị Bộ trưởng Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10, Hội nghị giữa Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các đối tác bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, EU, Ấn Độ …Dự kiến qua chuỗi sự kiện này, diễn ra từ ngày 9/9 đến ngày 12/9, khối ASEAN sẽ thông qua Thông cáo chung của Hội nghị AMM-53, Kế hoạch hành động Hà Nội II của Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), theo Báo Quốc tế.

 

Hôm 7/9, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam cho biết khi vai trò và vị thế của ASEAN ngày càng tăng cao, Hiệp hội nhận được nhiều lời đề nghị thiết lập quan hệ đối tác của nhiều nước. Gần nhất, ASEAN nhận được đề nghị của Anh về đối tác đối thoại đầy đủ, của Pháp, Italy về đối tác phát triển, của Morocco, UAE về đối tác đối thoại theo lĩnh vực, của Cuba, Colombia về đề nghị gia nhập TAC. Hiện ASEAN có các đối tác chính là Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Canada, EU.

 

Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh cho hay Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37, hội nghị kết thúc năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng 11, với hy vọng các nước kiểm soát tốt Covid-19.

 

Ngày 1/12/2020, Asean và EU đã chính thức nâng cấp quan hệ đối tác lên cấp chiến lược, sự kiện được truyền thông quốc tế, khu vực và Việt Nam công bố, vào thời điểm Việt Nam vẫn trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của khối các quốc gia ở Đông Nam Á.

 

ĐÀI LOAN: Ngày 31/8/2020, Hoa Kỳ công bố hai điện tín thể hiện 6 cam kết của Mỹ với Đài Loan năm 1982 đã được giải mật và công bố giữa lúc quan hệ Mỹ - Trung - Đài đang căng thẳng. Giới phân tích nhận định Washington đang gởi thông điệp nhiều tầng nghĩa tới Bắc Kinh.


  • Vừa qua, chủ tịch Thượng viện Séc Miloš Vystrčil đã mở ra một tiền lệ khi dẫn đầu phái đoàn lớn đến thăm Đài Loan. Trước sự kiện này, các quan chức đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tiếp lên tiếng phản đối. Vào ngày 31/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đe dọa Cộng hòa Séc sẽ phải "trả giá đắt". Phát ngôn này đã làm dấy lên làn sóng phản ứng dữ dội ở Cộng hòa Séc.

  • Bản tin của hãng thông tấn AFP nói rằng ông Keith Krach, thứ trưởng ngoại giao đặc trách phát triển kinh tế, năng lượng và môi trường, sẽ đến tham dự lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Đài Loan Lý Đằng Huy (Lee Teng-hui) vào ngày 17/9, theo thông báo của Bộ Ngoại Giao Mỹ. Đây là lần đầu tiên từ 40 năm qua có cuộc viếng thăm ở tầm vóc như vậy, và cũng là chỉ dấu cho thấy Washington bất chấp chiến dịch cô lập của Bắc Kinh đối với Đài Loan.

  • Cơ quan phòng vệ đảo Đài Loan cho biết chỉ trong hai ngày 18-19/9, gần 40 lượt máy bay chiến đấu của Trung Quốc vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan, CNN cho biết. Tổng cộng 37 máy bay Trung Quốc, gồm tiêm kích J-11, J-16 và J-10 kết hợp với máy bay ném bom H-6 và máy bay chống ngầm Y-8 luân phiên nhau vượt đường trung tuyến. Máy bay ném bom H-6 thậm chí còn mang theo cả tên lửa hành trình tấn công mặt đất để thị uy.

  • Reuters hôm 13/10 trích dẫn tám nguồn tin cho biết Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Hạ viện đã được thông báo không chính thức việc Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận bán hai hệ thống vũ khí tiên tiến cho Đài Loan, ngoài thông báo về thỏa thuận bán ba hệ thống vũ khí trước đó. Ba hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan với tổng trị giá hơn 1.8 tỉ USD. Trong số này có 135 tên lửa AGM-84H có thể tấn công các mục tiêu từ khoảng cách xa, 11 xe phóng pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) do Lockheed Martin sản xuất và 6 hệ thống cảm biến MS-110 Recce do Collins Aerospace chế tạo. Hai hệ thống mới gồm máy bay không người lái General Atomics MQ-9 tiên tiến và hệ thống tên lửa trên bờ Harpoon gồm khoảng 100 tên lửa chống hạm do Boeing sản xuất, trị giá khoảng 2 tỷ USD để bảo vệ bờ biển Đài Loan. Kết hợp với hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), tên lửa tấn công mặt đất dự phòng (SLAM-ER) và các bộ cảm biến bên ngoài mà chính quyền Trump đã công bố vào ngày 12/10, tổng chi phí của gói vũ khí đạt 5 tỷ USD Mỹ. Ngoài ra, nguồn tin của Reuters cho biết bộ Ngoại giao Mỹ ngày 19/9 cho biết nước này đã phê duyệt gói nâng cấp tên lửa đất đối không Patriot trị giá 620 triệu USD cho Đài Loan, một động thái nhằm đối phó với mối đe dọa đang gia tăng từ Trung Quốc, theo Reuters.

  • Cơ quan phòng vệ Đài Loan ngày 9/11 xác nhận Thủy quân lục chiến Mỹ đã đến Đài Loan “huấn luyện” cho các binh sĩ trên đảo nhưng không nói rõ số lượng. Đây là lần đầu tiên Đài Loan công khai có lính Mỹ trên đảo.

  • Một quan chức quốc phòng hàng đầu của Nhật Bản vừa kêu gọi Tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden là hãy “mạnh mẽ” trong việc hỗ trợ Đài Loan đối mặt với một Trung Quốc hiếu chiến. Trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Anh Reuters ngày 25/12/2020, thứ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Yasuhide Nakayama xác định rằng sự an toàn của hòn đảo là một “lằn ranh đỏ” mà Bắc Kinh không được vượt qua. 

  • Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày thứ Bảy cho biết ông sẽ dỡ bỏ các hạn chế đối với những tiếp xúc giữa các quan chức Mỹ và người đồng cấp Đài Loan, trong những ngày cuối cùng của nhiệm quyền Tổng thống Donald Trump.Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày thứ Bảy cho biết ông sẽ dỡ bỏ các hạn chế đối với những tiếp xúc giữa các quan chức Mỹ và người đồng cấp Đài Loan, trong những ngày cuối cùng của nhiệm quyền Tổng thống Donald Trump.

  • Kelly Craft, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, sẽ đến Đài Bắc hôm thứ Tư cho chuyến thăm kéo dài ba ngày. Chuyến đi vào phút cuối của bà - vài ngày trước khi nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump kết thúc - khiến Trung Quốc vô cùng phẫn nộ.

 

PHILIPPINES: Trong năm 2020, đã có nhiều dấu hiệu khích lệ khi nước này quyết định bỏ tiền mua các tàu hộ vệ và tuần duyên mới tinh từ Hàn Quốc và Pháp thay vì nhận các tàu củ từ Đệ 2 Thế chiến từ Hoa Kỳ.

  •  BRP Jose Rizal, khinh hạm cỡ 2,600 tấn do Hyundai Heavy Insdustries của Hàn Quốc đóng, sẽ trở thành tàu chiến mạnh nhất trong hải quân Philippines và là tàu chiến đầu tiên của nước này được trang bị tên lửa. Philippines, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có hiệp ước đồng minh với Mỹ, cuối cùng đã bước vào thời kỳ sở hữu tàu tên lửa và bắt kịp hải quân các nước khác trong khu vực. Được biết HDF-2600 là phiên bản rẻ hơn từ chiến hạm đa năng lớp HDF-3000 (Incheon/FFX-I) đang phục vụ trong biên chế Hải quân Hàn Quốc với chi phí 232 triệu USD. Chi phí của hợp đồng quân sự trên ước tính khoảng 15.74 tỷ Peso (337 triệu USD cho 2 chiếc), ngoài ra 2 tỷ Peso khác của Philippines sẽ được phân bổ cho việc mua các hệ thống vũ khí và đạn dược khác nhau. BRP Jose Rizal được trang bị tên lửa, ngư lôi và các hệ thống vũ khí khác cho phép nó chống lại các mối đe dọa từ trên không, trên mặt biển và trong lòng biển. Khinh hạm này đã được biên chế ngày 23/5/2020. Ngoài tàu chiến cho hải quân, Philippines cũng mạnh tay chi tiền cho lực lượng tuần duyên. Vào tháng 4/2020, lực lượng này đã nhận tàu tuần tra xa bờ BRP Gabriela Silang thuộc lớp cùng tên do Pháp đóng dựa theo thiết kế của loại OPV-270 Mk.  Đây là con tàu lớn và hiện đại nhất của tuần duyên Philippines.



FF-150 của Hải quân Philippines



Tàu tuần duyên OPV-270 MK


  • Đảo quốc Palau ở Thái Bình Dương kêu gọi Mỹ xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ, giữa lúc Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng trong khu vực. Tổng thống Palau Tommy Remengesau cuối tháng 8/2020 gửi thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, đề nghị quân đội Mỹ đến xây dựng cơ sở quân sự ở đảo quốc trên Thái Bình Dương này, nằm cách Philippines khoảng 1,500 km về phía đông. Tổng thống Palau khẳng định đảo quốc diện tích 466 km², 22,000 dân này sẵn sàng cung cấp các căn cứ đất liền, cảng và sân bay cho quân đội Mỹ, đồng thời đề xuất lực lượng tuần duyên Mỹ hiện diện ở Palau để giúp quốc đảo tuần tra, bảo vệ khu bảo tồn biển rộng lớn của nước này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper tuần trước tới thăm Palau, nơi ông có bài phát biểu cáo buộc Trung Quốc tiến hành "các hoạt động gây bất ổn" ở Thái Bình Dương.



Vị trí đảo quốc Palau

  • Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bày tỏ kiên quyết phản đối những nỗ lực nhằm phá hoại phán quyết Biển Đông năm 2016. "Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã làm nên lịch sử ngày 23-9 (theo giờ Philippines) khi sử dụng một phiên họp của Liên Hiệp Quốc để nêu lên chiến thắng pháp lý trước Trung Quốc về vấn đề Biển Đông" - trang tin Rappler của Philippines viết vào rạng sáng nay 23/9. 

  • Tổng thống Philippines mới đây lại khiến dư luận bất ngờ khi ngày 15/10/2020 đã phê chuẩn việc dỡ bỏ lệnh tạm hoãn thăm dò và khai thác dầu khí tại một số khu vực trên Biển Đông. Lệnh tạm hoãn thăm dò và khai thác này được Tổng thống Aquino III áp dụng từ ngày 15/12/2014, sau khi Philippines đã khởi kiện Trung Quốc trước một Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS. Trước đó, đã xảy ra sự kiện Trung Quốc giành quyền kiểm soát Scarborough từ phía Philippines năm 2012. Trong một thông báo chính thức của Bộ Năng Lượng Philippines ngày 15/10, dẫn lời của Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi cho biết quyết định dỡ bỏ lệnh cấm khai thác nói trên “với thiện chí và sự quan tâm đối với các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Philippines và Trung Quốc, Công ty Forum Ltd và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC).” Quyết định này của ông Duterte đã gây ồn ào cho dư luận, bởi lẽ nó làm dấy lên khả năng Philippines hợp tác khai thác chung với Trung Quốc trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Philippines nhưng Trung Quốc cho rằng nó thuộc Trung Quốc vì nằm trong “đường lưỡi bò” đầy tai tiếng.

THÁI LAN:

 

  • Ngày 31/8, truyền thông sở tại đưa tin, Chính phủ Thái Lan đã tạm dừng dự án mua hai tàu ngầm mang nhiều tranh cãi trị giá 22.5 tỷ THB (725 triệu USD) từ Trung Quốc sau khi Chính phủ Trung Quốc chấp thuận việc trì hoãn hợp đồng mua bán trên trong vòng một năm. 

 

CAMPUCHIA & LÀO:  

 

  • Chính phủ Mỹ hôm 15/9, loan báo có biện pháp trừng phạt một công ty xây cất quốc doanh Trung Quốc, cáo buộc là công ty này chiếm đất của dân chúng Cambodia để xây một dự án, vốn theo truyền thông thì có thể được dùng cho mục tiêu quân sự. Bộ Tài Chánh Mỹ trong bản thông cáo nói rằng họ đưa công ty Union Development Group Co. Ltd. vào “sổ đen” vì các hoạt động liên quan tới việc xây cất khu nghỉ mát Dara Sakor, một dự án bao gồm việc thiết lập phi đạo có khả năng đón nhận các phi cơ lớn nhất thế giới. Bộ Thương mại Mỹ hồi tháng 8 trừng phạt hơn 20 công ty Trung Quốc, bao gồm một số công ty con thuộc Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc (CCCC), vì vai trò trong hoạt động xây dựng trái phép và quân sự hóa của Bắc Kinh tại Biển Đông. CCCC hiện cũng hoạt động ở Campuchia. Courtney Hulse, nhà phân tích tại RWR Advisory Group, công ty chuyên theo dõi các hoạt động đầu tư của Trung Quốc trên toàn thế giới, ước tính Trung Quốc đã đầu tư khoảng 34.1 tỷ USD vào Campuchia kể từ năm 2013 đến nay. Còn Mỹ từ năm 2009 mới chi 3.9 tỷ USD viện trợ cho toàn bộ khu vực sông Mekong.

  • Ngày 4/10, Phó Thủ tướng Tea Banh xác nhận rằng Campuchia đã san bằng một cơ sở quốc phòng do Mỹ tài trợ ở bờ biển phía Nam, động thái mới nhất trong quá trình mở rộng một căn cứ hải quân quan trọng chiến lược đang được phát triển với tiền viện trợ gây tranh cãi của Trung Quốc.

  • Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong ngày 4/10 ca ngợi tuyên bố của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông đồng thời kêu gọi các quốc gia ngoài khu vực tránh can thiệp, khiêu khích, làm phức tạp tranh chấp Biển Đông. Cùng với việc kêu gọi nước ngoài, những bên không liên quan ngừng can thiệp vào Biển Đông, Phó Thủ tướng Namhong cũng khẳng định, Campuchia hoan nghênh tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc vào tháng 7/2016. Theo đó, năm 2016 tuyên bố được Bắc Kinh đưa ra cho biết, “Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biển đảo một cách hòa bình (ở Biển Đông) thông qua đàm phán và tham vấn với những quốc gia liên quan trực tiếp, trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và phù hợp với luật pháp quốc tế”.

  • Campuchia và Singapore đang có một cuộc khẩu chiến qua lại về lời đề nghị của một nhà ngoại giao Singapore đã nghỉ hưu rằng Phnom Penh nên bị loại khỏi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên nếu một thế lực bên ngoài đang kiểm soát các chính sách của họ. Bilahari Kausikan, cựu thư ký thường trực của Bộ Ngoại giao Singapore, cho biết trong một hội thảo trên web ngày 23 tháng 10, “Trung lập thực sự có nghĩa là biết rõ lợi ích của bản thân, đảm nhận vị trí dựa trên lợi ích của bản thân và không cho phép người khác xác định lợi ích của mình cho bạn của Viện ISEAS Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore.

KẾT LUẬN

 

Cho đến ngày 20/1/2021 là ngày Tổng thống Biden nhậm chức, sự biểu dương lục lượng của 2 bên vẫn tiếp tục tăng cường nhung hình như có một giới hạn mà cả Hoa Kỳ và Trung Quốc không muốn vượt qua. Trong những năm sắp tới, vấn đề rút các công ty Hoa Kỳ và ngoại quốc ra khỏi Trung Quốc vẫn tiếp tục với một nhịp độ cho đến khi các quốc gia đồng minh hoàn tất được chiến lược toàn cầu của mình. Lẽ tất nhiên, Trung Quốc sẽ không thụ động nhìn các nước trong vùng bao vây mình.

 

Liên minh chiến lược NATO Ấn Độ-Thái Bình Dương” sẽ thành hình trên một mức độ nào đó. Các nước như Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Liên Âu vẫn giữ những ưu tiên quyền lợi của mình nhưng cũng phải liên minh với Hoa Kỳ để duy trì trật tự thế giới. Các quốc gia Liên Âu cũng có những quyền lợi tại Á Châu - Thái Bình Dương. Sự hợp tác giữa Đức Quốc, Hòa Lan và Việt Nam, dù rằng ít phô trương, là một thí dụ. Tình hình biển Đông sẽ không có gì thay đổi, không xảy ra chiến tranh xung đột, cũng không êm dịu đi. Tất cả sẽ tiếp tục trở thành nơi cạnh tranh chiến lược của các siêu cường trên thế giới. Với sự lãnh đạo của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden, thì việc ông cố gắng cùng các đồng minh và các lực lượng trên thế giới đưa Trung Quốc đi trở lại khuôn khổ của luật pháp quốc tế thì đã đó là điều sẽ xảy ra. 

 

Việt Nam đang đứng trước những vận hội quan trọng. Một mặt, cần giữ gìn và phát triển quan hệ với Mỹ. Mặt khác, giữ cho quan hệ với Trung Quốc không xấu đi, để bảo đảm cho môi trường an ninh được yên ổn. Điều này thực sự không dễ dàng.


THAM KHẢO


  1. Bài viết “Tương lai Biển Đông: Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tụcđăng trên mạng RFA ngày 10/9/2020.

  2. Bài viết “Doanh nghiệp Australia chọn Việt Nam để mở rộng chuỗi cung ứng” đăng trên mạng Công Thương ngày 13/9/2020.

  3. Bài viết “Đại sứ quán Mỹ đăng bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa và Trường Sa” đăng trên đài VOA ngày 14/9/2020.

  4. Bài viết “Tập Cận Bình dùng 'viễn kiến quan hệ Trung – Việt' cho cả thế giới? đăng trên đài BBC ngày 14/9/2020.

  5. Bài viết “Biden tuyên bố sẽ 'cứng rắn' với Trung Quốc nếu đắc cử” đăng trên đài VNE ngày 24/9/2020.

  6. Bài viết “Liệu Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc? đăng trên mạng RFA ngày 26/9/2020.

  7. Bài viết “Tầm nhìn khu vực tân Thủ tướng Nhật chia sẻ từ Việt Nam” đăng trên mạng VNE ngày 19/10/2020.

  8. Bài viết “Ván bài nguy hiểm của Duterte ở Biển Đông” đăng trên mạng RFA ngày 19/10/2020.

  9. Bài viết “Chính quyền Biden sẽ 'dùng liên minh để đối phó' với Trung Quốc?” đăng trên đài BBC ngày 25/11/2020.

  10. Bài viết “Nhìn lại căng thẳng biển Đông 2020” đăng trên đài RFA ngày 22/12/2020.


Nguyễn Mạnh Trí

 


-----