Lần đầu tiên ra nhận đơn vị, đứng trước hàng quân, tôi hơi ngỡ ngàng. Trước mặt tôi là Trung Đội 1, Đại Đội 1, Tiểu Đoàn Bạch Hổ 401, chủ lực Địa Phương Quân thuộc Tiểu khu Kiến hòa, tập hợp ở một góc sân cờ ở trại gia binh, hậu cứ Tiểu đoàn. Trừ những người nghỉ bệnh, bị thương, đi phép, trễ phép, nằm quân lao, còn lại tất cả 16 người lính tuổi từ mười tám tới ngoài năm mươi và hai Hạ sĩ quan. Ai nấy mắt hơi lạc thần vì mệt mỏi, thân thể hầu hết gầy gò, quần áo rách rưới, tóc tai bờm xờm, có người râu dài lưa thưa, có người mặt mày dớn dác như sợ hãi, có người lầm lì dữ tợn.
Tôi đứng trước họ, có cảm tưởng đứng trước những "anh hùng" Lương Sơn Bạc, vừa hơi e dè, vừa hơi ngại ngùng và vừa hơi thất vọng. Họ cũng hơi thất vọng và phân vân. Sự phân vân trước một cấp chỉ huy trực tiếp mới ra trường, không một chút kinh nghiệm lãnh đạo chỉ huy và tác chiến. May mà năm đó tôi đã 22 tuổi tây, "già" hơn vài tuổi so với phần lớn các chuẩn úy mới ra trường. Trừ đầu tóc hớt ngắn và bộ quân phục còn khá mới với dấu alpha ở bâu và dấu hiệu "Cư An Tư Nguy" của Trường Bộ Binh Thủ Đức bên vaị. Mặt mày tôi cũng có vẻ phong sương chút chút nhờ nắng gió quân trường.
Một cách vắn tắt, tôi giới thiệu vài điều về tôi: gốc thầy giáo, tình nguyện nhập ngũ, tuổi tác, vợ con. Tôi yêu cầu họ lần lượt xưng tên, và tôi bắt tay từng ngườị. Tay họ phần lớn chai sạn và khô như củị. Có người nắm chặt tay tôi như sắp sửa đấu vật, có người đưa tay cho tôi nắm. Mắt họ nhìn vào khoảng không hay nhìn xuống đất. Có người cười cười, nụ cười lợt lạt, có người mím chặt môi như bị tra tấn.
Tôi nói với họ vài điều sơ sài về tình hình đất nước, Hiệp Định Đình Chiến Paris đã ký, về ngưng bắn tại chỗ, ngưng bắn da beo, về việc Cộng sản Bắc Việt (CSBV) và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) vi phạm lệnh ngưng bắn hàng ngày, luôn luôn giành dân lấn đất để mong chiếm ưu thế nông thôn, lấy nông thôn bao vây thành thị...
Gió chiều hiu hắt thổi, tôi thấy những chiến hữu của tôi lim dim chống lại cơn buồn ngủ. Tôi biết họ không quan tâm những điều tôi nóị. Là quân nhân, họ chờ lệnh, tuân lệnh và thi hành lệnh. Đối tượng của họ là Việt Cộng (VC). Đời họ là sự tiếp nối của những cuộc hành quân càn quét, truy kích, đột kích, giải vây, tiếp tế đồn bót, giữ cầu, giữ đường. Họ không cần biết những chuyện cao xa hơn lệnh lạc trực tiếp: tập hợp, tan hàng, cấm trại hay xả trại, nếu xả trại thì được đi bao lâu, một ngày hai ngày, nếu cấm trại thì có thể chui rào trốn ra trong mấy giờ?
Tôi không phải là sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị, tôi là sĩ quan tác chiến, tôi không nên bắt họ nghe chuyện chính trị, mà nên cho họ tan hàng, nghỉ ngơi hay vui chơi trong khi chờ lệnh hành quân. Tôi hiểụ Tôi vắn tắt hơn, yêu cầu họ thực lòng hợp tác với tôi trong những ngày sắp tới, hãy coi tôi như anh em, giúp đỡ lẫn nhaụ. Tôi nhắc họ giữ đúng quân kỷ, thi hành lệnh một cách đầy đủ và nghiêm chỉnh. Tôi tiết lộ cho họ biết tôi từng là Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) Kỷ Luật Đại Đội ở quân trường, tôi từng... hét ra lửa và họ có thể kiểm chứng điều này với mấy ông chuẩn úy học cùng đại đội với tôi ở quân trường và nay cùng về đơn vị với tôị. Vài phút sau khi tan hàng, một ông lính tới bá vai tôi, cười cười:
Tôi thấy ông hiền quá, đúng là thầy giáo, chắc ông không chỉ huy được đâu!
Đó là những giây phút đầu của tôi ở một đơn vị Địa Phương Quân.
Sự thất vọng của tôi qua mau khi tôi sống với họ qua một vài ngày ngoài chiến trường. Sự già dặn của họ về kinh nghiệm chiến đấu, sự gan dạ của họ khi đối diện với địch quân và nhất là sự chịu đựng của họ trước nghịch cảnh khiến tôi cảm thấy nhỏ bé và non dại trước họ hơn bao giờ hết. Mặc cảm này cũng phôi pha nhanh trong tôi, một phần nhờ sự độ lượng và tinh thần đồng đội của họ.
Họ sung sướng chỉ cho tôi cách chạy qua một cái cầu khỉ cong queo, không tay vịn, gập ghềnh có khi dài mười mấy thước và ghê gớm hơn hết là nhớp nháp bùn sình, trơn như thoa mỡ. Họ nhắc cho tôi khi nào phải bắt đầu nấu nước sôi ngâm bọc gạo sấy để nó kịp nở trước khi ăn.
Thấy tôi lóng cóng nhóm lửa theo kiểu hướng đạo sinh, họ mỉm cười sẻ cho tôi một ít nước sôị Thấy tôi ăn cơm với muối vừng, họ mời tôi những thức tươi nóng mà họ tìm được đâu đó trong lúc di chuyển. Họ chỉ cho tôi những dấu vết tình nghi của mìn bẫy, trái nổ Việt Cộng (VC) cài khắp nơi trong vườn tược, chỗ lên mương xuống mương, bếp núc, cầu đường. Tôi đã học kỹ điều này trong quân trường, nhưng thực tế ngoài chiến trường còn phong phú và phức tạp gấp trăm lần.
Họ bày cho tôi cách căng võng sao cho khỏi sương mưa, tránh bớt đường đạn bắn sẻ, tránh tầm lựu đạn. Họ dạy cho tôi khi ngủ súng ống, dây mang đạn để đâu; khi ngủ lúc nào thì phải bỏ võng nhảy xuống hố cá nhân sũng nước, khi nào thì cứ tỉnh bơ dù nghe tiếng "đề pa" của súng cối Việt Cộng. Họ bày cho tôi cách giữ súng cho khỏi hóc, khỏi ướt khi qua sông, qua suốị. Họ truyền kinh nghiệm tháo súng chùi súng cấp thời ngoài chiến trường, để khi cần, có thể ráp lại được trong vòng 15 giây.
Họ hướng dẫn cho tôi cả cách... đi đại tiện sao cho an toàn, tránh gây hôi thối chỗ đóng quân mà không phải đi xa ra ngoài vọng gác, vừa nguy hiểm vừa làm lộ vị trí đóng quân. Họ biết đủ thứ, hơn tôi đủ thứ và sung sướng dạy bảo tôi về mọi thứ! Tôi chỉ hơn họ có mỗi cái bằng trung đội trưởng, cái bản đồ kèm phóng đồ hành quân và cái máy truyền tin để nhận lệnh từ thượng cấp.
Họ thường ngập ngừng hỏi tôi với sự nể nang:
- Còn bao xa nữa Chuẩn úy?
- Liệu tối nay mình ngủ đâu Chuẩn úy?
- Chừng bao lâu thì mình bắt tay được cánh quân bạn?
- Liệu đụng lớn không?
Tất nhiên đó là những câu hỏi thuộc bí mật quân sự, tôi chỉ có thể trả lời lơ mơ rằng: "gần tới rồi," "còn xa," "chưa biết," "có thể lắm!" v.v. Các chiến hữu của tôi chỉ chấp nhận tôi hoàn toàn sau hai tháng hành quân, khi thấy tôi định điểm đứng chính xác, điều chỉnh tác xạ cho pháo binh một cách hữu hiệu, không sợ sệt khi nghe Việt Cộng hô xung phong cả ba mặt, và còn cười đùa được khi dàn hàng ngang trên tuyến xung phong. Họ chấp nhận vị trí đóng quân do tôi định, đào hầm hố đúng chỗ tôi bảo và khi trung đội đi tiền đồn, cách xa đơn vị lớn có khi hàng cây số, họ tỏ ra yên tâm.
Tôi đã thực sự vào đời lính, hãnh diện trở thành một Địa Phương Quân khi các chiến hữu của tôi không còn gọi tôi là "chim uyên" (ngụy thoại của Chuẩn úy), mà đổi thành "thẩm quyền", một danh từ riêng có tính cách nể nang hơn...
Địa Phương Quân, Lực Lượng Chủ Lực Tỉnh.
Tôi không ở một đơn vị tham mưu nên không biết gì về cách tổ chức Địa Phương Quân trên toàn quốc. Theo cách sắp xếp tiểu khu Kiến Hòa, nơi tôi phục vụ, mà suy đoán, thì mỗi tiểu khu có một số tiểu đoàn Địa Phương Quân (một số lưu động, một số đóng đồn). Ngoài ra có một Đại đội Trinh sát, tất cả do phòng 3 (Hành quân) của Tiểu Khu điều động. Đơn vị của tôi là Tiểu Đoàn Bạch Hổ 401, lực lượng chủ lực trong số 11 tiểu đoàn Địa Phương Quân thuộc tỉnh Kiến hòa, dưới quyền chỉ huy của Đại tá Kim, Tiểu Khu Trưởng, gốc Sư Đoàn 7.
Tất cả những gì tôi viết trong bài này, căn cứ vào cơ cấu tổ chức của đơn vị nơi tùng sự từ ngày ra trường đến ngày Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng. Vì Địa Phương Quân trực thuộc các tiểu khu (tỉnh), nên tùy tình hình, phương tiện và nhân sự địa phương, cách tổ chức có thể được các tiểu khu linh động thay đổi nên khác nhau ít nhiềụ. Tiểu đoàn trưởng đầu tiên tôi làm việc với là Trung tá Sáng (sau khi tôi về đơn vị được vài tuần thì ông tử trận, được vinh thăng đại tá). Các tiểu đoàn trưởng kế tiếp cao nhất ở cấp thiếu tá, còn là đại úỵ. Chỉ trong tám tháng, đơn vị tôi thay tiểu đoàn trưởng tới bốn lần, một chết, một bị thương.
Mỗi tiểu đoàn có năm đại đội gồm bốn đại đội tác chiến và một đại đội chỉ huỵ. Mỗi đại đội có bốn trung đội, gồm một trung đội đại liên và ba trung đội vũ khí nhẹ. Quân số mỗi đại đội, trên cấp số là 108 người, nhưng trên thực tế có mặt ngoài chiến trường chỉ vào khoảng 50 ngườị. Số còn lại lớp nghỉ bệnh, lớp đi phép, lớp bị thương, lớp tử trận chưa kịp bổ sung (tôi không thấy có dấu hiệu lính ma, lính kiểng ở đơn vị tôi). Quân số hành quân của tiểu đoàn tôi trung bình khoảng 300, lúc thấp nhất dưới 200; nhưng so với một tiểu đoàn Việt Cộng thì đông gấp đôi.
Tôi không biết các tiểu đoàn Việt Cộng ở vùng I, vùng II đông cỡ nào, khi họ tới Vĩnh Bình, Kiến Hòa, thực lực của họ chỉ còn bấy nhiêu, vì rất khó bổ sung quân số hao hụt. Cho nên khi muốn bao vây tấn công tiểu đoàn tôi, như trận phục kích xe ở Trúc Giang, Trung Tá Sáng tử trận, Việt Cộng phải tập trung ít nhất hai trung đoàn.
Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, ngoài tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó còn có các sĩ quan Ban 1 (Quân Số), Ban 2 (An Ninh), Ban 3 (Hành Quân), Ban 4 (Tiếp Liệu), Ban 5 (Chiến Tranh Chính Trị), Pháo Binh và Quân Ỵ. Trừ Ban 1, Ban 4 và Ban 5, các Ban khác đều đi theo đơn vị khi hành quân. Đó là cách tổ chức của đơn vị tôi, các tiểu đoàn khác có thể không được hùng hậu như vậy.
Tôi không thấy đơn vị tôi có ban Truyền Tin riêng, nhưng máy PRC-25 được trang bị đầy đủ, do chính các binh sĩ trong tiểu đoàn đảm trách. Tiểu đoàn trưởng có hai hiệu thính viên đi theo, một máy liên lạc với Tiểu Khu, Chi Khu và đơn vị bạn. Một máy liên lạc 5 đại đội và tiểu đoàn phó (đi theo đại đội trực nhật). Mỗi đại đội trưởng cũng có hai hiệu thính viên, một liên lạc với tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó cùng các đại đội bạn, và một liên lạc với các trung độị. Mỗi trung đội trưởng chỉ có một hiệu thính viên để liên lạc với đại độị. Đại đội phó không có máy riêng, mà dùng máy của trung đội trực nhật.
Trong Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn có sĩ quan Trợ Y, thuộc cấp số đơn vị, có đơn vị gia cư trong hậu cứ. Mỗi đại đội có một hạ sĩ quan làm y tá đại đội. Sĩ quan Pháo Binh không thuộc cấp số đơn vị, chỉ khi nào tiểu đoàn đi hành quân, sĩ quan Pháo Binh mới có mặt. Hành quân xong, ông ta trở về căn cứ Pháo Binh. Sĩ quan Pháo Binh có hiệu thính viên riêng để liên lạc trực tiếp với Pháo Binh yểm trợ. Trong trường hợp cần Không yểm, tiểu đoàn phải liên lạc qua tiểu khu, và tiểu khu liên lạc với căn cứ Không Quân Cần Thơ.
Mỗi tiểu khu có một số tiểu đoàn lưu động, một số có hậu cứ, số còn lại sau những ngày hành quân, kéo ra đóng dài theo các trục lộ, vừa dưỡng quân vừa giữ an ninh khu vực. Các tiểu đoàn cố định khác chịu trách nhiệm hẳn một vùng, coi đồn, giữ cầu đường hay đóng chốt trên các trục chuyển quân của Việt Cộng. Tôi sẽ đề cập nhiệm vụ đóng chốt ở phần sau, phần này trình bày về các đơn vị lưu động.
Gọi là "lưu động" vì các tiểu đoàn này không chịu trách nhiệm một quận hạt nào, mà cần đâu đánh đó, bao tất cả các quận trong tỉnh, kể cả Trúc Giang, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Hàm Long, Thạnh Phú, Hương Mỹ... Mỗi cuộc hành quân của đơn vị ngắn là ba ngày, lâu nhất có khi hàng sáu tuần. Giữa hai cuộc hành quân, đơn vị được về hậu cứ nghỉ ngơi vài ngàỵ. Ở hậu cứ có trại gia binh, quân nhân có vợ con mỗi người được một đơn vị gia cư tường gạch, nền đất, lợp tôn. Quân nhân độc thân sống chung với nhau trong một khu. Trong hậu cứ có quán bi da, quán nhậu, tiệm tạp hóa.
Đơn vị nào có trại gia binh, binh lính được dưỡng quân ở hậu cứ, "vù" về thăm nhà nửa buổi, một ngày; hay chơi với vợ con trong trại, tụ họp nhậu nhẹt, tán dóc, chơi bi da giải trí, tu bổ, sửa chữa vũ khí trong khi chờ lệnh hành quân. Thương cho những tiểu đoàn lưu động không hậu cứ. Sau mỗi cuộc hành quân, họ đóng vất vưởng dọc theo các trục lộ giao thông, vừa dưỡng quân vừa giữ đường sá.
Mỗi lần lính kéo ra là một đạo binh thân nhân từ đâu phục sẵn, kéo tới đông nghịt, phần lớn là các bà vợ trẻ đèo theo con mọn. Họ đi bằng xe đò, xe lam, xe lôi và nhất là xe "ôm". Họ mang theo gạo sấy, cá khô và muối ớt, muối sả cho chồng. Đôi khi họ nhận lại và mang về một ít gạo trắng, thuốc men và cả thức ăn tươi, nếu đơn vị của chồng họ vừa hành quân qua vùng hậu cần của Việt Cộng.
Vào những ngày đầu tháng, đạo binh vợ lính càng xuất hiện đông đảo cùng lúc với xe tiếp tế và phát lương. Không biết các bà nhận "tin tình báo" từ đâu mà nhiều khi tiểu đoàn vừa kéo ra đường, đã thấy các bà chực sẵn hàng nửa ngày! Các bà phải tới để bảo vệ đồng lương lính còm cõi, mang về nuôi con. Nếu không, chỉ trong vài buổi, các ông có thể nướng sạch. Chỉ cần với một bộ bài cũ rách sờn nát, họp sòng vội vã và lén lút ở một góc sân kín đáo nào đó, tránh sự giám thị của sĩ quan, thế là tiêu tán hết. Dù bám sát như vậy, không một buổi phát lương nào vắng nước mắt của các bà. Hoặc họ tới trễ một chút, hết sạch. Hoặc họ đến sớm, đến trước cả xe phát lương, kết quả vẫn không có gì, khi các anh chồng mặt nghệt ra, gãi đầu gãi tai phân bua: phải trả những đầu nợ ấp lẫm do tiền rượu, nợ cờ bạc...
Thăm nuôi chồng tại các vị trí đóng quân cũng là cách bảo vệ mái ấm gia đình. Nhiều ông lính rất tài về chuyện kiếm bồ lẻ. Đóng yên chỗ chừng nửa ngày là họ đã bắt bồ xong. Và sau vài ba ngày nhổ trại lên đường, đã có người giọt vắn giọt dài quyến luyến tiễn đưạ. Các bà vợ trẻ vì thế càng phải tới chỗ dừng quân để vừa giữ chồng, vừa nhóm chút hương lửa trong đời sống vợ chồng.
Cấp chỉ huy bao giờ cũng để cho các ông lính có vợ con tới thăm sự thoải mái tối đa: một góc nhà, góc vườn kín đáo; được gác đầu hay gác cuối, có khi miễn gác; không bị rầy rà khi phạm những lỗi nhỏ, v.v. Nhìn các cậu có vợ tới thăm nuôi trông rất buồn cườị. Mặt họ ửng đỏ, miệng cười chúm chím, đi đứng ăn nói lóng cóng như chú rể mớị. Cấp chỉ huy mỗi khi chạm mặt họ, mỉm cười chia sẻ những nụ cười hiếm hoi trong đời lính và họ rất sung sướng.
Trong đạo binh vợ lính ở đơn vị tôi, có hai bà rất lạ kỳ. Một bà còn trẻ, hễ chui vào mùng với chồng chừng vài phút là rú lên cười ngằn ngặt không nín nổị. Trong không khí thanh vắng ở đồng quê, tiếng cười của bà ta vọng đi rất xa, khiến cả đại đội phải khúc khích cười theo không tài nào nhịn được.
Khi bà vợ trẻ biểu diễn tiếng cười lần thứ hai lúc nửa đêm, người lính gác phải lên tiếng tằng hắng nhiều lần, anh chồng mới thò tay bịt miệng vợ, tiếng cười trở thành tiếng âm ư, bứt rứt. Gần sáng, lại nghe cười! Sáng hôm sau anh chồng thế nào cũng bị trêu chọc cho tới khi anh ta đổ cộc mới thôi, và bà vợ mặt mày đỏ lơ đỏ lưỡng, ngồi chết một góc sân không dám nhìn aị. May mà cả đơn vị chỉ có một bà như vậy và cũng không hại gì, chỉ lưu lại kỷ niệm vui vui mỗi khi nhớ tới.
Một bà vợ lính khác lớn tuổi hơn, khi ngủ say thì ngáy khủng khiếp. Tiếng ngáy của bà vừa to, vừa dài hơi, vừa giống hệt như tiếng chó tru. Ở vùng đóng quân, tiếng ngáy của bà khiến chó trong xóm sợ hãi tru theo và dân làng một phen bở víạ. Ở trại gia binh, tiếng bà ngáy vọng ra xa hàng chục dãy nhà và hàng xóm phải lâu lắm mới làm quen nổi và chịu đựng. Đêm đầu tiên ngủ trong trại gia binh, nghe bà ta ngáy, tôi tưởng là tiếng chó dại tru, suốt đêm trằn trọc không cách nào ngủ được, khó chịu quá phải bò dậy xách súng đi lùng. Một người lính tuần phòng nội doanh trông thấy dáng điệu của tôi, anh ta hiểu ngay, gọi tôi lại chỉ trỏ giải thích. Tôi ôm súng trở lại chỗ ngủ, và lạ lùng thay, vài phút sau tôi đã ngủ ngon lành! Cho tới bây giờ, chúng tôi, những người từng sống trong hậu cứ Tiểu Đoàn Bạch Hổ 401, kể cả Nguyên Hương, chưa ai quên tiếng ngáy độc nhất vô nhị của người đàn bà đó.
Dưỡng quân ở hậu cứ bao giờ cũng yên ổn hơn, dù doanh trại lúc nào cũng ồn ào như họp chợ từ khi đơn vị hành quân về tới cho đến khi chiếc quân xa cuối cùng rời trại, mang họ vào một chuyến đi khác. Sống trong trại chỉ khổ nhất khi đơn vị có người chết trận, và thân nhân người chết sống trong trạị. May mà những tiếng than khóc, vật vả ấy không kéo dài lâụ. Thân nhân người quá cố được xe đón ra Chung sự vụ ở tiểu khu, nơi quàn xác và hoàn tất việc chôn cất các chiến sĩ trận vong.
Tuy nhiên, những phút giây ngắn ngủi ấy đã để lại trong tôi những cảm xúc khó quên, như cái chết của anh Lâm, Trung Sĩ Ị
Lâm gốc Biệt Kích Thám Báo, sau về Tổng Tham Mưu, cuối cùng không hiểu sao lại về Địa Phương Quân, làm trung đội phó cho tôị. Anh Lâm nhỏ người, nhỏ tiếng, ít cười, lúc nào cũng buồn buồn. Lâm có vợ, vợ chồng anh có một con nhỏ và đang chờ đứa thứ hai, đang bầu bảy tám tháng gì đó. Anh đánh giặc rất giỏi, nhiều kinh nghiệm hành quân và bố trí phòng thủ.
Mỗi chiều dừng quân, tôi bàn bạc với anh về cách sắp xếp hầm hố nếu ý anh khác tôi, anh giải thích cặn kẽ, thấy hợp lý, bao giờ tôi cũng nghe anh. Hố của anh bao giờ cũng ở vào chỗ nguy hiểm nhất và gần một vọng gác. Ban đêm anh tự đảm nhiệm phần đốc canh, bảo vì mắc tật khó ngủ. Lâm chỉ lay tôi dậy khi cảm thấy có chuyện gì bất tường, còn thì cứ để tôi ngủ thẳng giấc, anh làm việc với các tiểu đội trưởng, thay phiên nhau kiểm soát lính gác. Khi trung đội tới phiên trực, dẫn đầu một cánh quân tiến về phía địch, anh Lâm bao giờ cũng đi trước. Anh dẫn lính đi rất đúng hướng và nhanh vừa phải, phía sau không bị đứt quãng hay dồn ứ lại.
Mỗi khi chạm địch, tôi vừa lên tới nơi, anh đã bố trí xong đội hình tác chiến. Anh Lâm dũng cảm nhất ở những trận chống đột kích ban đêm. Cách bố trí của Lâm và lệnh "hầm chắc hố sâu" của tôi khiến trung đội đủ sức chịu đựng những cuộc quần thảo với Việt Cộng hầu như suốt đêm. Lâm giữ chặt liên lạc với các hố. Giữa hai đợt xung phong của địch, anh bò nhanh một vòng để kiểm soát tình hình, san sẻ đạn dược và ủy lạo thương binh trong khi tôi bận báo cáo lên thượng cấp và trực tiếp liên lạc với sĩ quan pháo binh qua máy truyền tin. Anh Lâm là một chiến sĩ xuất sắc. Nếu được thưởng huy chương, tôi sẽ rất sung sướng đề cử anh thay đơn vị mà nhận...
Một lần, trước khi đơn vị hành quân, Lâm nói cho tôi biết là anh bị ho ra máu và muốn ở lại để vào Quân Y viện khám bệnh. Theo nội lệ của đơn vị, phép tắc do đại đội trưởng quyết định, tôi không dám tự chuyên. Cấp trên của tôi lúc đó là một ông trung úy rất thô lỗ và không thân với tôị. Lâm cho biết đã hỏi ông ta nhưng không được, anh quyết định trốn lại trại nhưng phải báo cho tôi biết để lo liệu cho anh em.
Tôi tin là anh đang đau ốm, và tôi cũng có thể khỏa lấp, che chở cho anh để đại đội trưởng không biết anh ở lại trạị. Nhưng nhìn vào phóng đồ hành quân, biết đơn vị sẽ đi vào một vùng đất cực kỳ nguy hiểm, tôi phân vân ra mặt, do dự không biết xử trí ra saọ. Anh Lâm kiên nhẫn chờ đợi, cuối cùng tôi cho anh biết tình hình, khuyên anh "cố gắng" và hứa sẽ cho anh theo xe tiếp tế để trở lại trại sau khi đơn vị hoàn thành công tác và kéo ra tới đường cái.
Anh Lâm chào tay, quay lưng đi và vài phút sau khi ra tới địa điểm tập hợp, tôi đã thấy anh đang có mặt với đầy đủ trang bị và đang kiểm soát đạn dược của từng binh sĩ. Chuyến hành quân đó, tôi đi cùng chiếc GMC cuối cùng.
Trông coi cho binh sĩ lên xe đầy đủ, tôi bấm Lâm:
Anh về nghỉ đi, chờ xe tiếp tế rồi theo vô, mọi chuyện để tôi lo!
Lâm cười nhanh:
Chuẩn úy đừng lo, tôi thấy đỡ rồị. Tôi sẽ theo xe tiếp tế mà về!
Hai ngày sau Lâm tử trận. Giữa cuộc hành quân, lúc đơn vị dừng quân ngồi nghỉ, anh trúng một tràng đạn bắn sẻ, hai viên chui vào cổ và buồng phổị. Lâm nằm ngửa, mắt mở hé chỉ thấy lòng trắng, miệng ngáp từng chập như cá lóc bị đập đầụ. Tôi thương cảm vuốt mắt anh, mắt tôi ráo hoảnh nhưng lòng như ứa máụ. Nửa phút sau, anh qua đờị. Hai người lính khiêng xác Lâm, bảo nhau chưa có xác nào nhẹ đến thế! Hôm sau, anh đã "theo xe tiếp tế mà về," đúng như lời đã bảo.
Đợt hành quân đó không thành công, địch kịp thời chuyển quân sang vùng khác, tiểu đoàn được lệnh về trại để bổ sung khí giới rồi lên đường hành quân ở một hướng khác. Xác anh Lâm về chung sự vụ và chúng tôi về hậu cứ. Tôi bắt gặp chị Lâm bụng cao vượt mặt, tay cầm nắm rau thơm, cười hớn hở:
Em mới xin được nắm rau tần dày lá! Canh chua mà thiếu rau tần, anh Lâm không thích!
Lòng tôi thắt lại, chết điếng. Ông thượng sĩ thường vụ đại đội chưa kịp báo tin cho chị. Trông thấy vẻ mặt bất thường của tôi, chị Lâm tái mặt, lấp bấp:
Anh Lâm... bị thương?
Tôi nhẹ giọng:
Anh Lâm chết rồi! Chị dắt cháu lên Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn. Tôi lo xe cho chị ra chung sự vụ.
Chị Lâm ngồi phệt xuống đất, không khóc, không nấc được tiếng nàọ. Tôi không nhìn thấy chị nữa. Trời đất như phủ một màn sương. Một người vợ lính nào đó nâng chị dậy, dìu đị. Tôi lửng thửng vào nhà, nhìn Nguyên Hương chua xót. Một ngày nào đó, biết đâu ông Thượng sĩ Thường vụ lại chẳng phải nói với Hương một câu tương tự: "Anh Nghĩa..."
Nguyễn Hữu Nghĩa
Sunday, March 3, 2024
Viết Về Người Lính Địa Phương Quân - Nguyễn Hữu Nghĩa
Trước nay tôi rất ít khi viết về đời lính. Thứ nhất, vì không tránh được cái tôi (đáng ghét). Thứ hai, vì tôi chỉ là lính con so (10 tháng quân trường, 8 tháng chiến trường), là cấp chỉ huy thấp nhất (Chuẩn Úy) ở binh chủng “mạt” nhất (Địa Phương Quân), công trận chưa có gì để hãnh diện. Tôi vẫn nghĩ rằng, muốn viết về lính, tác giả nên là một Quân nhân có binh nghiệp lớn (cao cấp, thâm niên), xuất thân từ những Binh chủng oai hùng (Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân), vào sinh ra tử (Biệt Kích), bay bướm (Không Quân) hay pha chút lãng mạn (Hải Quân). Tác phẩm nên đề cập những mặt trận lớn (Hạ Lào, Bình long, Xuân lộc, Dakto), những địa điểm danh tiếng (Khe Sanh, Charlie).
Trong gần hai mươi năm ở hải ngoại, tôi đọc nhiều sách viết về người lính Việt Nam, biết thêm những chiến tích hào hùng, sự làm việc cần mẫn tận tụy và sự hy sinh anh dũng của nhiều chiến hữu lớp trước, với lòng ngưỡng phục và biết ơn tác giả. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tôi vẫn thấy thiếu thiếu một cái gì nhỏ bé nhưng gần gũi và thân thuộc. Gần đây, đọc bài của Nguyễn Văn Thông trên Làng Văn số 166, tôi nhận ra sự thiếu vắng ấy. Đó là chưa có, hay hiếm có, sách vở viết về đời sống nhọc nhằn và sự hy sinh âm thầm của người lính Nghĩa Quân, Địa Phương Quân (mà họ chua chát gọi tắt là Nghĩa Địa).
Riêng tôi, trong mấy tháng ngắn ngủi ngoài chiến địa, tôi có đầy ắp kỷ niệm với họ, đã chứng kiến họ sống và chiến đấu, đã nhìn thấy họ dũng cảm hy sinh như những anh hùng. Nhân ngày 19 tháng 6, tôi xin ghi nhận sơ khởi một vài nét về sắc lính Địa Phương Quân mà tôi đã trực tiếp dự phần, như một cách bù đắp cho họ trong muôn một. Mong rằng bài viết này sẽ là một gợi ý nhỏ bé để có thêm nhiều người khác cùng viết, giúp điểm xuyết cho bức tranh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà được đầy đủ hơn.hư trên đã nói, kiến thức quân sự của tôi chỉ là những gì thu thập được ở quân trường, và qua thực tế hạn hẹp của một đơn vị nhỏ ở một tỉnh. Tôi ước mong đón nhận những ý kiến xây dựng, những chỉ bảo cần thiết để bổ túc, sửa chữa đoạn bài viết về sắc lính này...
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Đạo Diễn Thanh Tâm phỏng vấn nhà văn Điệp Mỹ Linh
Đạo diễn Thanh Tâm với phim Bóng Quá Khứ LGT.- Biến cố 30/04/1975 xảy ra tại miền Nam Việt Nam cách nay gần nửa thế kỷ. Tài liệu viết về nhữ...
-
HQ đại tá Tuấn Nguyễn ( ảnh chụp khi còn mang cấp trung tá của apcss.org ).
-
"Thương thế hệ trẻ ngày nay. Ở Việt Nam họ cấm, nhưng nhiệm vụ người Việt hải ngoại phải đứng lên chống ngoại xâm." Chi...
-
Trung tá TQLC Elizabeth Pham. Theo nguồn tin từ các trang nhà của Quốc hội Hoa Kỳ ( Congress.gov ), phòng nhân viên (quân số) không quân ( A...
No comments:
Post a Comment