Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ rất ý nhị:
“Mành tương phơn phớt gió đàn,
Bài viết này, tôi chỉ bàn đến “Hương Gây Mùi Nhớ”. Câu này có hai từ thật hay, “hương” và “mùi” có lúc cả hai chỉ chung một khái niệm nhưng có lúc lại khác nhau xa lắm. Ta nói “hương của hoa” hay “mùi của hoa” đều đúng nhưng nói “mùi bùn” thì được, còn nói “hương bùn” nghe không ổn, bởi “bùn” thường được cho là “hôi tanh” (Gần Bùn Mà Chẳng Hôi Tanh Mùi Bùn). “Hương và Mùi” còn được hiểu theo nghĩa trừu tượng như “Mùi Đời”, “Đời Lên Hương”.
Câu thơ “Hương Gây Mùi Nhớ…” của Nguyễn Du là để tả Kim Trọng nhớ cái “mùi”, cái “hương” của nàng Kiều.
Tản mạn một chút và xem lại kho tàng văn học, quả thật, người phụ nữ có cái “mùi”.
Ca dao có câu:
“Chim Quyên ăn trái nhãn lồng
Lia Thia quen chậu vợ chồng quen hơi”
“Hơi” ở đây chắc chắn là cái “mùi” rồi. Không những là quen mà còn nhớ nữa. Khi ái phi Thị Bằng mất, vua Tự Đức có viết:
“Đập tan cổ kính tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại để dành hơi.”
Truyện Tàu kể, lúc tuyển cung tần mỹ nữ, các nàng đều buộc phải chạy một quãng đường cho đến khi đổ mồ hôi. Lúc ấy các hoạn quan yêu cầu cởi hết để ngửi…, thứ hạng sẽ được xếp theo cái “mùi” mà các nàng tỏa ra.
Vua Càn Long rất sủng ái một nàng phi chỉ vì chỗ kín trên cơ thể nàng cũng tỏa ra mùi thơm quyến rũ, sủng ái đến mức rất mực cưng chiều và đặt tên cho nàng là Hương Phi.
Thế còn "hương trinh", hương này thật mê hoặc, mùi lạ lắm và khó tả... không lẫn với mùi nào khác. Nếu bạn chưa có dịp thưởng thức, nên tạm dùng Trà Trinh Nữ, chắc cũng cảm nhận được phần nào. Để có Trà Trinh Nữ, người ta phải ướp những búp trà ngon với những cô trinh nữ khỏa thân. Có nơi, họ tuyển trinh nữ lên núi hái chè, búp chè non được để vào quần lót của các cô, sau một ngày làm việc, chè lẫn với hương bài tiết từ trinh nữ. Họ mới lấy ra và chế tác. Thơm lắm các bạn ạ.
Nhắc chuyện xưa, nhiều vị cho rằng tôi cường điệu, pha trộn lãng mạn, huyền bí và tiểu thuyết hóa. Nhưng nếu tôi kể câu chuyện dưới đây, chắc nói “cái mùi” quyến rũ đến mức nào sẽ không còn bị nghi ngờ nữa.
Văn học tốn khá nhiều giấy mực để nói về mối tình lãng mạn của Hoàng đế Napoleon với Hoàng hậu Josephine của Pháp. Lúc gặp Josephine, ông chỉ là một vị tướng trẻ còn Josephine là một góa phụ đã có hai con. Chỉ sau một đêm gần gũi, ông yêu bà say đắm. Có nhiều lý do để anh hùng lụy mỹ nhân nhưng một trong những lý do thầm kín nhất là ông mê “cái mùi” của bà. Đây không phải là giai thoại, trong một bức thư Napoleon gởi cho Josephine còn được lưu lại, ông viết:
“Anh sẽ về Paris trong vài ngày nữa. Đừng tắm, anh muốn cảm nhận tất cả những gì thuộc về em”.
Cái mùi thế nào, tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Cùng trái Sầu Riêng, có người bảo thơm quá, có người lại bảo nặng mùi. Với mắm, có người không chịu nổi nhưng có người trét đầy trái Cóc rồi mút lấy mút để.
Mùi tỏa ra cũng lại tuỳ người, tùy hoàn cảnh, tùy cách sinh hoạt, tùy chế độ ẩm thực. Lúc trước tôi quen mùi nước mắm, thế mà khi qua Mỹ lại không chịu nổi cái mùi cheese, từ ngày lấy vợ tôi lại nghiện cái mùi xì dầu…Ông bà cũng từng nói “của ai người ấy thơm” là vậy. Xem vậy câu dưới đây cũng chưa hẳn là đúng:
Ngủ đất với cô hàng hương
Còn hơn nằm giường cùng cô bán mắm…
Cuối năm tản mạn đôi câu, mong bạn giải khuây được “vài trống canh”
Nhất Hùng
Hoa Thịnh Đốn 17/12/2024
No comments:
Post a Comment