Thursday, October 15, 2020

CHIẾN HẠM HOA KỲ BỎ XÁC Ở ĐẢO TRI TÔN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – Thềm Sơn Hà


 
Từ bao thế kỷ trước, Biển Đông là khu vực được các nhà hàng hải xem là có các rạn đá ngầm nguy hiểm nhất thế giới với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.Cho đến nay vô số xác tàu vẫn còn được nhìn thấy, giữ vai trò chứng nhân cho thảm kịch gây nên bởi yếu tố thiên tạo như sương mù, bão tố và sai lầm nhân tạo trong lúc hải hành.Chính vì thế Hoàng Sa đã được mang danh là nghĩa địa hàng hải.Và trong nghĩa địa này, ngay sau khi ký kết hiệp định Paris và chỉ trước trận hải chiến Hoàng Sa khoảng hơn 3 tháng một chiến hạm Hoa Kỳ đã chôn xác nơi đây.Chiến hạm này mang tên USNS Sgt. Jack J. Pendleton (T-AK-276) thuộc Hạm đội Chuyển vận HQ/HK.

Sau khi chứa đầy khoang các máy phát điện và đạn dược thặng dư trong chiến tranh Việt Nam, tàu chuyển vận USNS Sgt. Jack J. Pendleton (T-AK-276) rời Việt Nam trở về Hoa Kỳ.

REPORT THIS AD

Theo hải trình, khi qua khỏi Tri Tôn (Triton Island) tàu sẽ đổi sang hướng Đông, không ngờ gió và sóng đã làm lêch hướng con tàu về hướng Bắc đến 10 độ và tàu đã bị mắc cạn trên một rạng san hô tại đảo Tri Tôn trong buổi sáng sớm ngày 25 tháng 9 năm 1973.

Tàu lên  cạn một cách rất êm thắm đến nổi vị Hạm Trưởng cũng không hay biết.

Trong thời gian này, thời tiết xấu, đang có bão.

Ngay lập tức một lực lượng hùng hậu gồm đủ loại các chiến hạm đã được điều động đến tiếp cứu dưới sự chỉ huy của Đề Đốc (Rear Admiral) John D. Johnson, Jr. Chỉ huy trưởng Service Group Three.

1.- Chiến hạm USS Duluth (LPD-6).

Sau lần thực tập hành quân hỗn hợp Hoa Kỳ-Phi Luật

REPORT THIS AD

Tân, LPD-6 đã trực chỉ đến đảo Tri Tôn hỗ trợ cho công tác trục vớt chiếc Pendleton.

Duluth được sử dụng như là chiến hạm chỉ huy, điểm chuyển giao dụng cụ và là nơi các tàu cập vào để nhận hàng. Nhân viên điện tử trên chiếc Duluth tháo gỡ các ăng ten của hệ thống radar và các dụng cụ truyền tin thiết bị trên tàu Pendleton và sau đó trực thăng CH-46 câu sang đặt trên boong tàu Duluth.

2.- Chiến hạm USS Mount Vernon (LSD-39) và  USS Mount Hood (AE-

29)

Chánh phủ HK quan tâm đến hai máy phát điện lớn loại sử dụng cho xe hỏa. Một máy phát điện đã được đưa xuống phía mũi Pendleton, làm cho việc trục vớt con tàu rất khó khăn.

Hàng hóa chính trên Pendleton là võ đạn của các viên đạn đại bác cỡ lớn có dính chất độc từ Việt Nam, ngoài ra có rất nhiều thùng súng trường cũ và thùng đạn được đặt dưới khoang trước mũi và sau lái. Thủy thủ của cả ba chiếc USS Mount Vernon (LSD-39) và USS Mount Hood (AE-29). được gửi sang Pendleton để tháo gỡ bất cứ hàng hóa nào có thể được sử dụng trong thời hạn công tác còn lại của họ.

Với quyết định phải mang vũ khí, đạn dược và vô số võ đạn nhiễm chất độc ra khỏi Pendleton vì ngại gây ảnh hưởng không tốt về mặt ngoại giao, khởi đầu toán phá hủy dưới nước (UDT-Underwater Demolition Team) của hải quân

HK dùng chất nỗ phá san hô tạo lối để LCM-8 vào sát dùng cần trục bốc hàng, nhưng không may gây ảnh hưởng đến võ tàu, một số lượng dầu tràn ra ngoài, do vậy công tác này bị ngưng lại, Dương vận hạm Tioga County (LST-1158) đã được phái đến ủi bãi gần đó để bơm dầu từ tàu Pendleton qua tàu mình.

Hải quân HK chỉ còn cách dùng trực thăng CH 46 và CH 53 để bốc khối lượng hàng hoá nói trên. Toán phá hủy dưới nước từ chiếc Mount Hood được đưa sang Pendleton để phá hủy các cây cột cao ở khoảng giữa tàu hầu tạo khoảng trống cho các trực thăng bay sang bốc hàng. Hàng trăm pallet võ đạn, đạn dược và súng cũ đã được trực thăng từ chiếc Mount Hood kéo lên bằng cách sử dụng các sợi dây dài hơn 100 ft và đưa sang đặt trên sàn tàu chiếc Mount Vernon. Từ đó được cần trục chuyển xuống các khoang chứa hàng, công tác này rất nguy hiểm vì phải thực hiện trong tình trạng thời tiết xấu, biển động mạnh.

3.- Chiến hạm trục vớt USS Beaufort (ATS-2)

Đây là công tác trục vớt đầu tiên kể từ khi hạ thủy vào tháng 1/1972.

Rời bến ngày 25 tháng 9. Khi đến nơi biển động lớn, gió thổi mạnh tạo nên những đợt sóng cao. Khi cơn bão giảm xuống, chiếc Beaufort nối các sợi cáp thép vào phần lái chiếc Pendleton và đã cố gắng để kéo nó ra khỏi các rạn san hô màu tuyết trắng nhưng vẫn không làm con tàu di chuyển.

Thủy thủ đoàn của Beaufort đưa các thợ lặn hải quân và các thợ lặn khác xuống nước để thám sát đáy tàu. Họ đã tìm thấy một đường nứt ở thân tàu rộng từ 4” đến 12” và các khoang tàu bị ngập nước làm tăng sức nặng con tàu. Mũi tàu nhô khỏi mặt nước khoảng 20° hướng lên trời. Để tiếp sức với Beaufort kéo con tàu ra khỏi rặng san hô, USS Reclaimer được phái đến tăng cường.

4.- Chiến hạm trục vớt USS Reclaimer (ARS-42)

Đây là tàu trục vớt chuyên nghiệp đã từng hoạt động ở Việt Nam với thành tích trục vớt thành công tàu chuyển vận USNS Card bị mìn tại cảng Sài Gòn trong tháng 5/1964 và sau đó đã cùng với tàu dòng USS Tawakoni (ATF-114) kéo chiếc Card về Subic Bay.

Công tác bốc hàng đã được tiến hành một cách chậm chạp vì bị cản trở bởi khối lượng hàng hóa rất nặng nề trên hầm tầng thứ 2.

Với trọng lượng con tàu giảm bớt, cơ hội trục vớt thành công tăng cao. Tuy nhiên, điều không may xảy ra, công tác phải bị ngưng lại vì được tin bão sắp đến.

Ngay sau đó 4 cơn bão liên tiếp đi ngang qua khu vực trong vòng 15 ngày.

Không ảnh do phi cơ trên hàng không mẫu hạm Hancock chụp được cho thấy Pendleton đã bị bão đẩy 70 yards xa hơn vào trong rạn san hô, tàu Beaufort thực hiện cố gắng cuối cùng nhưng cũng thất bại. công tác trục vớt không thể nào thực hiện đành phải hủy bỏ.

5.- Khu Trục hạm USS Cook (DE-1083)

https://dongsongxua.files.wordpress.com/2020/10/1083-copy.png

Được phái đến để bảo vệ các tàu đang trợ giúp Pendleton.

Ngoài ra. dự trù trong trường hợp trục vớt thành công, tàu dòng đại dương USS Hitchiti (ATF-103) cũng được điều động đến khu vực.

Trong thời gian này, Trung Cộng tuyên bố đảo Tri Tôn thuộc về họ, yêu cầu Hoa Kỳ ngưng các hoạt động và rời khỏi đảo.

Cộng Sản Bắc Việt cũng cho là rặng san hô là của họ, yêu cầu rời Hoa Kỳ mau ra khỏi khu vực hoặc họ sẽ gửi một tàu chiến ra ngăn cản, cả hai mối đe dọa đã được Hoa Kỳ lưu ý, tuy nhiên sau cùng cũng chỉ là lời đe doạ suông.

Ngày 6 tháng 10 năm 1973 sau khi tất cả các quân cụ nguy hiểm và có khả năng gây ô nhiểm môi trường được lấy ra khỏi tàu và tiếp theo đó nhân viên chiếc Sgt.Jack J. Pendleton được đưa sang chiếc Beaufort, các thợ lặn được đưa xuống tiểu đĩnh mang theo chất nổ đặt vô thân tàu.

Khi toán thợ lặn rời xa tàu khoảng 1000 yards, con tàu Pendleton đã bị phá hủy nằm trọn vẹn dưới mặt nước, radar hải hành không thể phát hiện.

https://dongsongxua.files.wordpress.com/2020/10/thumbnail_1-capture.png

USNS Sgt. Jack J. Pendleton (T-AK-276)

Như 2 người bạn thân đã từng sát cánh bên nhau, khoảng hơn 3 tháng sau Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ 10 cũng đã bỏ mình gần Đá Hải Sâm quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến oai hùng với hải quân Trung Cộng.

https://dongsongxua.files.wordpress.com/2020/10/thumbnail_1a-capture.png

USNS Sgt. Jack J. Pendleton (T-AK-276)

ĐẶC TÍNH:

Trọng tải: 4.512 tấn tiêu chuẩn / 16.199 tấn tối đa

Chiều dài: 139 m (455 ft) / Chiều ngang: 19m (62 ft)

Tầm nước: 8,71m (28 ft 7in) / Vận tốc: 16 knots

Máy chánh: 1 máy hơi nước / 1 trục chân vịt. Thủy thủ đoàn: 55 người

Tham khảo:

– https://en.wikipedia.org/wiki/USS_Beaufort_(ATS-2)

– https://en.wikipedia.org/wiki/USNS_Sgt._Jack_J._Pendleton_(T-AKV-5)

– Mud, Muscle, and Miracles. Marine Salvage in the United States Navy. by Captain Charles A. Bartholomew and Commander William I.

Nguồn: Cảm ơn Mr. TSH chuyển bài.

https://bienxua.wordpress.com/2020/10/15/chien-ham-hoa-ky-bo-xac-o-dao-tri-ton-quan-dao-hoang-sa-them-son-ha/

 on 

No comments: