Sunday, March 24, 2013

Nhật Bản chi "đẹp" để sản xuất máy bay tàng hình Mỹ F-35 _NgV



 

Trích dẫn nhiều nguồn tin từ MHI, tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi của Nhật sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy lắp ráp máy bay F-35 vào cuối năm nay.


Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi Heavy Industries (MHI) của Nhật Bản đang chuẩn bị hàng nghìn tỷ yen để xây dựng dây chuyền lắp ráp để hỗ trợ cho việc sản xuất theo giấy phép loại máy bay chiến đấu tàng hình F-35A Lighting II Joint Strike Fighter của công ty Lockheed Martin (Mỹ), theo một bản tin của Kyodo News hôm 19/3.

left align image MHI không xác nhận những cũng không phủ nhận kế hoạch phát triển này, một phát ngôn viên của MHI nói với tạp chí quốc phòng Jane Defense Weekly của Anh vào hôm 21/3.
Vị phát ngôn viên MHI tiết lộ thông tin trên dựa trên những thông báo riêng từ phía công ty nhưng từ chối tiết lộ thêm chi tiết.
Trích dẫn nhiều nguồn tin từ MHI, thông tấn xã của Nhật Bản, Kyodo News, nói rằng, tập đoàn Mitsubishi của họ sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy lắp ráp máy bay F-35 vào cuối năm nay ở nhà máy Nagoya Aerospace Systems Works Komaki Minami, thuộc quận Aichi. Nhà máy này cũng là trung tâm sản xuất các chiến đấu cơ đa năng F-2, được phát triển từ những năm 1990 dựa trên nguyên mẫu máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Mỹ.

Các báo cáo cũng nói rằng, nhà máy sản xuất máy bay F-35 sẽ hoàn thành vào năm 2016, tức khoảng 1 năm trước khi chiếc F-35 đầu tiên được lắp ráp hoàn chỉnh và cung cấp cho lực lượng phòng vệ bầu trời Nhật Bản. Ngoài ra, trong tương lai gần, nhà xưởng ở Nagoya cũng sẽ trở thành cơ sở sửa chữa và bảo dưỡng máy bay F-35 của Không quân Mỹ trong khu vực Đông Á.
Hối cuối năm 2012, Chính phủ Nhật Bản quyết định chọn mua chiến đấu cơ F-35 cuả Mỹ nhằm củng cố năng lực và hiện đại hóa không quân của nước này. Theo đó, Nhật Bản sẽ đặt mua tổng cộng 42 máy bay trong một hợp đồng kéo dài nhiều năm. Trước tiên, trong năm tài chính 2012 bắt đầu từ tháng 4, Nhật Bản dành ngân sách mua 4 máy bay F-35A.
F-35 là chiến đấu cơ thế hệ mới, trong chương trình vũ khí lớn của Bộ Quốc phòng Mỹ, với kinh phí ban đầu 238 tỷ USD. Chương trình này có sự tham gia tài trợ và hợp tác phát triển của các đồng minh Anh, Canada, Australia, Israel và một số nước châu Âu.

Dự án F-35 tiêu tốn đến 400 tỉ USD của Mỹ đang vấp phải nhiều lỗi kỹ thuật. Sự chậm trễ trong triển khai, nhiều lỗi lớn về kỹ thuật, sự vượt chi ngân sách cùng chính sách thắt lưng buộc bụng của Mỹ có thể buộc Washington cân nhắc lại những khoản chi tiêu của mình. Điều này đang khiến các đồng minh của Mỹ tại châu Á đau đầu khi muốn thay thế các loại chiến đấu cơ cũ kĩ, và có lẽ việc răn đe đối với Trung Quốc sẽ bị chậm lại.Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc lại tăng vọt, gây ảnh hưởng các lợi thế trong công nghệ của Mỹ, đặc biệt là sức mạnh về không quân, lĩnh vực mà Mỹ và đồng minh tại khu vực châu Á luôn đi trước Trung Quốc từ những năm 1950. Trung Quốc hiện đang thử nghiệm đồng thời cả hai loại chiến đấu cơ tàng hình J-20 và J-31, mặc dù tính năng thực sự của chúng vẫn còn nhiều nghi ngờ nhưng theo các chuyên gia thì phải đến cuối thập kỷ này may ra họ mới đưa chúng vào phục vụ quân đội được.Các nhà phân tích phương Tây hoài nghi liệu những chiến đấu cơ mới của Trung Quốc, mà tính năng thực sự của chúng đến nay vẫn chưa được kiểm chứng, có sánh được với chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-35 hay loại F-22 Raptor của Mỹ hay không.
Ngoài những khó khăn trong việc thiết kế, vận hành các máy bay tàng hình, Trung Quốc còn phải khắc phục những yếu kém trong khâu sản xuất, chế tạo, vì trước giờ nước này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào các loại động cơ máy bay của Nga.
Trong khi đó, Lockheed tiếp tục hứa hẹn F-35 sẽ xuất hiện trên đường băng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2017. Điều này khiến Nhật Bản và Hàn Quốc muốn dùng máy bay F-35 để thay thế cho các máy bay đã cũ.


Như đả nói trên , Tokyo cam kết mua 4 chiếc F-35, nhưng họ đang xây dựng một nhà máy lắp ráp để có thể tự lắp 38 chiếc còn lại tại Nhật.
Andrew Davies phân tích: “Căng thẳng với Trung Quốc là chắc chắn. Và Hàn Quốc sẽ tiếp bước Nhật Bản, bởi vì thật khó để chính phủ Hàn Quốc bị coi là làm gì đó ít hơn phía Nhật Bản trong vấn đề giải quyết tranh chấp”.
Ông Steve O’Bryan, phó chủ tịch Lockheed Martin cho biết, tất cả các lực lượng quân đội lớn mạnh trên thế giới đều dùng các máy bay thế hệ thứ năm phục vụ cho nhu cầu trong tương lai. Theo ông này: “Chỉ có máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới đem lại cho bạn sự linh hoạt, khả năng triển khai ở bất cứ nơi nào, để đối phó với những thách thức từ các mối đe dọa đang ngày càng căng thẳng trong khu vực”.
Ở Nhật Bản, 42 chiếc F-35 sẽ gia nhập đội quân 350 chiếc máy bay chiến đấu của lực lượng không quân Nhật Bản,
Hàn Quốc sẽ có 60 chiếc để thay thế cho 460 máy bay ném bom, máy bay chiến đấu đã cũ. Trong khi đó Singapore tập trung vào lực lượng 148 máy bay, mà nhiều loại trong số đó là thế hệ tiếp theo của F-15 và F-16. Nước này có thể sẽ tiếp tục mua F-35 trong những năm tới.
Tổng hợp từ Soha.news, Petrotimes, Infonet ( theo Kyodo News, Washington Post)
 
Nam Yết chuyển

No comments: