Với những chiếc AIP cỡ nhỏ, hải quân Nhật và đồng minh có thể tác chiến linh hoạt tại các vùng biển nông của Hoa Đông - một nhân tố quan trọng trong chiến lược chống tiếp cận mà Trung Quốc đang hung hăng, tăng cường sức ép bao vây trong khu vực này.
Hình ảnh trong buổi lễ tiếp nhận tàu ngầm mang số hiệu 505 lớp “Soryu” của Lực Lượng Bảo Vệ Bờ Biển Nhật Bản (JMSDF- Japan Maritime Self-Defense Force) tại Kobe hôm 06/3/2013 vừa qua
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản vừa tiếp nhận chiếc tàu ngầm hiện đại loại AIP lớp Soryu do nhà máy đóng tàu Kobe đóng trên cơ sở tàu ngầm lớp Oyashio. Dự kiến trong năm 2015, hải quân nước này sẽ có thêm 10 chiếc dù kế hoạch chính xác vẫn được giữ bí mật. Đáng chú ý, một số tàu ngầm mới này sẽ được bán cho Úc nhằm phát triển vững chắc liên minh trên biển giữa 2 nước, tạo một vành đai an toàn trước sự bành trướng của hải quân Trung Quốc.
Truyền thông Trung Quốc bắt đầu bị kích động khi Thời báo Hoàn Cầu ngày 8/3 đưa tin về kế hoạch đóng mới tàu ngầm đầy tham vọng của Nhật Bản. Hiện tại hải quân nước này đã có 5 chiếc tàu ngầm (mang số hiệu từ 501 đến 505, chiếc mới nhất vừa được bàn giao cho JMSDF hôm 06/3 vừa qua) có lượng giãn nước lên tới 2.900 tấn (4.000 tấn khi lặn). AIP, Air-Independent Propulsion,là loại tàu ngầm sử dụng công nghệ tuần hoàn khép kín. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu sẽ được tái tạo thành khí oxy. Chính điều này giúp cho tàu có thể hoạt động lâu dưới nước mà không cần nổi lên mặt nước lấy không khí.Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực AIP còn có tác dụng giảm tối đa bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ rung nên không cần vật liệu sứ cách âm. Trên thế giới, ngoài Nhật Bản hiện chỉ có Mỹ, Đức, Pháp, Nga và Thụy Điển làm chủ được công nghệ đóng tàu ngầm hiện đại này. Đây là một phần trong kế hoạch chi tiêu quân sự của Nhật, trong đó chỉ riêng 53,1 tỷ USD sẽ dành cho hạm đội tàu ngầm.
Trên thực tế, đối với tàu ngầm thông thường, từ khi đóng mới rồi chạy thử đến khi bàn giao tàu, nếu kế hoạch được tiến hành thuận lợi ít nhất cũng phải mất 3-5 năm, nên nhiều người cho là Nhật không thể hoàn thành định mức này đúng theo kế hoạch. Nhưng vào đầu năm 2013 Nhật đã bàn giao đến chiếc thứ 5 thì không ai có thể coi thường công nghệ tàu ngầm của Nhật nữa.
Tháng 5/2012, Australia cũng đã đề nghị được tham gia dự án đóng tàu ngầm “Soryu” của Nhật. Và nếu Hiến pháp của Nhật được nới rộng, nước này có thể tăng cường xuất khẩu vũ khí hơn. Như vậy, một mũi tên trúng 3 đích của Tokyo khi vừa giảm được chi phí đóng tàu, vừa tạo đối tác chiến lược đối chọi lại với Bắc Kinh.
Hideaki Kaneda một đô đốc nghỉ hưu trả lời tờ The Australian rằng, tình hình an ninh trong khu vực đã trở nên tồi tệ hơn với sự gia tăng “không mong muốn” từ phía Trung Quốc và điều này đồng nghĩa sẽ tạo thêm cơ hội cho các đối tác của Tokyo tăng cường khả năng quốc phòng của họ. Với những chiếc AIP cỡ nhỏ, hải quân Nhật và đồng minh có thể tác chiến linh hoạt tại các vùng biển nông của Hoa Đông - một nhân tố quan trọng trong chiến lược chống tiếp cận mà Trung Quốc đang hung hăng, tăng cường sức ép bao vây trong khu vực này.
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment