Sunday, November 3, 2013

Hạ viện Mỹ: ‘Chuyển trục’ là vô nghĩa nếu để Trung Quốc lấn tới trên biển_NgV




left align image
Tờ Philstar ngày 1/11 dẫn tuyên bố của Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Dana Rohrabacher cho biết: “Những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông là không rõ ràng. Những mưu đồ lớn của Bắc Kinh cần được ngăn chặn để đảm bảo hòa bình trong khu vực”.


Phát ngôn trên được ông Dana đưa ra trong phiên điều trần của Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 30/10 vừa qua. Ông nhận định: chiến lược lâu dài của Trung Quốc chính là bành trướng, khiêu khích, thách thức, và cuối cùng là thống trị khu vực. Đồng thời, ông lên tiếng cảnh báo nếu Washington không nhận ra rõ điều này, chiến lược chuyển trục sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ là “vô nghĩa”.

Chia sẻ quan điểm này, trước buổi điều trần, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế Richard Fisher đã bày tỏ những quan ngại về những hoạt động hàng hải đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Ông lưu ý rằng việc Bắc Kinh đang liên tục dùng sức ép quân sự để theo đuổi các yêu sách chủ quyền đang ngày càng đẩy các căng thẳng gần hơn với xung đột, đặc biệt với Nhật Bản và Philippines.

Ngoài ra, ông Fisher còn đánh giá việc Trung Quốc luôn uy hiếp các đồng minh của Mỹ sẽ tạo ra một thách thức không nhỏ đối với Washington trong việc bảo vệ các quốc gia này, từ đó rất có thể làm suy giảm lòng tin của họ đối với Mỹ.
Theo ông Fisher, hiện tại, Nhật Bản luôn trong tình trạng đối đầu phi bạo lực với các lực lượng quân sự và bán quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa bao giờ khả năng bùng nổ xung đột lại leo cao như thời điểm này. Trong khi đó, Philippines lại đang bị các lực lượng Trung Quốc dần đẩy ra khỏi khu vực trong và ngoài Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ).

Ngày 29.10, chủ tịch Ủy ban quân sự hạ viện Mỹ Mike Howe phát biểu tại cuộc họp báo rằng, Mỹ không nên đến “bước đường cùng” mới lộ diện, để một mình Nhật tự nâng cao sức mạnh quân sự của lực lượng tự vệ để đối phó với Trung Quốc là vô cùng nghiêm trọng.
Một quan chức khác của Mỹ là Steven Mosher - người đứng đầu Viện Nghiên cứu Dân số - khẳng định: Washington phải tiếp tục duy trì Hạm đội Thứ 7 ở Nhật Bản để kiềm chế Trung Quốc. Nếu không, Bắc Kinh chắc chắn sẽ dùng vũ lực để chiếm đóng các đảo tại Biển Đông và sau đó sẽ có thể yêu cầu các tàu thuyền phải xin phép họ trước khi qua lại vùng lãnh hải mà họ đơn phương gọi là “vùng biển nội địa”.
left align image
Phi đội chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ, F-22 Raptor được triển khai ở Nhật Bản

Ông Mike Howe đã phát biểu ý kiến trên trong cuộc họp báo do ông và một số thành viên chủ chốt của Ủy ban quân sự hạ viện Mỹ chủ trì. Ông cho biết, các quan chức của Chính phủ Nhật đã thông báo, máy bay chiến đấu của lực lượng tự vệ trên không Nhật đã phải tăng số lần cất cánh khẩn cấp để ngăn chặn máy bay Trung Quốc có khả năng xâm phạm không phận của Nhật.
Lực lượng tự vệ Nhật đang đối diện với vấn đề làm thế nào để nhanh chóng nâng cao khả năng của mình, đối phó với những hoạt động ngày càng quy mô trên tần suất dày đặc của không quân và hải quân Trung Quốc. Mối nguy hiểm hiện giờ đã lên rất cao khi các máy bay trinh sát, máy bay không người lái, máy bay chiến đấu, thậm chí là cả máy bay ném bom chiến lược H-6 đều đã bắt đầu lảng vảng tại vùng biển Nhật Bản.
Ông Mike Howe nói, theo ý kiến cá nhân của ông, Mỹ không nên đến “bước đường cùng” mới lộ diện. Nước Mỹ cần phải cân nhắc vấn đề này, nên làm thế nào để tăng cường khả năng quân sự của Nhật Bản, cống hiến hết khả năng của mình cho việc nâng cao sức mạnh quân sự của đồng minh chính là nghĩa vụ của nước Mỹ.

SongmoiOnline, NewsSkydoor net (Philstar/ Japan News)

Nam Yết chuyển

No comments:

Lễ 51 Năm Giỗ Trận Hoàng Sa 19/1/1974-19/1/2025. Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Đền Nợ Nước.

Chuyện Bên Lề Một Thủy thủ già sau khi dự lễ 51 Năm Hoàng Sa mời các bạn về nhà hái ổi. Vừa mở cửa xuống xe ông b ỗng nạt:” ”Bình! ...