Chúng mình yêu biển và yêu quê hương VN, thế nhưng đành làm
người đi tản buồn. Tôi trở lại đường biển xưa như một người
khách lạ, lòng bùi ngùi, ước mơ là sẽ lại có một ngày về,
nước mắt nhạt nhoà với niềm vui, như tôi đã tâm tình với một
người bạn trẻ, khi viết về tấm lòng yêu thương quê hương.
Ngụy Xưa
May 22, 2012
May 22, 2012
Bạn thân,
Diamond Princess rời Nha Trang đi Hồng Kông đêm 21 tháng Tư, và theo lộ trình ấn định tàu sẽ chạy rất gần Hoàng Sa vào trưa ngày hôm sau. Buổi sáng hôm 22 tháng Tư tôi ở lỳ trong phòng, theo dõi vị trí của du thuyền trên TV cho đến khi tàu đã qua vĩ độ của Đà Nẵng tôi mới lên boong đứng nhìn.
Trong lòng tôi thấp thỏm, chỉ sợ là tàu chạy không đủ gần cho mình thấy đảo thân yêu, nhưng gần trưa thì những cột antenna hiện rõ khiến cho tôi thêm bồi hồi, và tôi không cầm được nước mắt khi thuyền trường Dino Sagani nói trên hệ thống âm thanh là tàu đang đi ngang Paracels (Hoàng Sa), và “quần đảo này trước đây thuộc về Việt Nam”.
Dưới đáy biển sâu thẳm đó là con tàu Nhật Tảo và thân xác Ngụy Văn Thà cùng với những người thủy thủ đã bỏ mình để cố giữ lấy một mảnh đất của quê hương. Thà vào trường HQ sau tôi một năm, và chúng tôi đã nhiều lần gặp nhau trên đường suôi ngược bến bờ VN, còn Nhật Tảo và tôi đã có những tháng ngày không quên. Năm 1964 Hoa Kỳ chuyển giao cho VN hai Hộ Tống Hạm tại Philadelphia. Tôi được tuyển chọn vào thủy thủ đoàn của HQ-11 (Chí Linh) còn bạn đồng khoá Nguyễn Hoài Bích có mặt trên HQ-10 (Nhật Tảo). Hai con tàu dắt díu nhau từ bờ biển miền Đông nước Mỹ, xuôi Đại Tây Dương, qua kinh đào Panama, vượt Thái Bình Dương về VN sau khi tạm dừng ở những nơi xa lạ như San Diego, San Francisco, Hawaii, Guam, Philippines … Chuyền hải hành một đời vẫn nhớ thế nhưng bây giờ Nhật Tảo nằm đây trong đáy nước, và Nguyễn Hoài Bích cũng đã tử nạn trên đường đi tìm tự do. Tôi nhớ tàu, nhớ bạn, và nước mắt tôi nhạt nhoà …
Biển mênh mông nhưng vắng lặng, không có bóng dáng một con tàu nào ngoài chiếc Diamond Princess. Những ngày còn đi biển năm xưa tôi biết vùng nước này lúc nào cũng thấp thoáng vài ghe đánh cá mang cờ VNCH. Bây giờ biển vắng, người dân không dám ra khơi vì sợ “tàu lạ” bắt người đòi tiền chuộc. Không biết người dân đảo Lý Sơn lúc này sinh sống bằng cách nào khi mà vùng biển nuôi sống họ bao nhiêu đời bỗng dưng trở thành vùng biển cấm! Tôi không chỉ cảm thấy xót xa mà còn có cả chút căm hờn!
Khi Hoàng Sa mờ dần vào chân mây tôi vẫy tay chào. Một bông hồng cho thủy thủ đoàn Nhật Tảo! Toàn dân VN sẽ mãi mãi ghi ơn các anh, và thế nào cũng có một ngày Hoàng Sa sẽ lại là của VN để cho chúng tôi dựng lại tấm bia chủ quyền, khắc tên các anh cho đời đời tưởng nhớ.
Bạn thân,
Khi Diamond Princess qua khỏi vĩ tuyến 17 tôi đã đi trọn đường biển xưa. Ngày đó chúng mình đứng trên đài cao, nhọc nhằn với sóng gió, nhưng thiết tha với đời thủy thủ cho đến tận bây giờ, như là tôi đã từng viết cho bạn ta Vũ Hữu San, hạm trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư tham dự trận Hoàng Sa, trong một ngày họp mặt:
Mắt xưa vương bóng sông hồ
Tóc xưa gió lộng bến bờ yêu thương.
….
Chúng mình yêu biển và yêu quê hương VN, thế nhưng đành làm người đi tản buồn. Tôi trở lại đường biển xưa như một người khách lạ, lòng bùi ngùi, ước mơ là sẽ lại có một ngày về, nước mắt nhạt nhoà với niềm vui, như tôi đã tâm tình với một người bạn trẻ, khi viết về tấm lòng yêu thương quê hương.
Khi Diamond Princess qua khỏi vĩ tuyến 17 tôi đã đi trọn đường biển xưa. Ngày đó chúng mình đứng trên đài cao, nhọc nhằn với sóng gió, nhưng thiết tha với đời thủy thủ cho đến tận bây giờ, như là tôi đã từng viết cho bạn ta Vũ Hữu San, hạm trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư tham dự trận Hoàng Sa, trong một ngày họp mặt:
Mắt xưa vương bóng sông hồ
Tóc xưa gió lộng bến bờ yêu thương.
….
Chúng mình yêu biển và yêu quê hương VN, thế nhưng đành làm người đi tản buồn. Tôi trở lại đường biển xưa như một người khách lạ, lòng bùi ngùi, ước mơ là sẽ lại có một ngày về, nước mắt nhạt nhoà với niềm vui, như tôi đã tâm tình với một người bạn trẻ, khi viết về tấm lòng yêu thương quê hương.
Tình thân,
Ngụy Xưa
May 22, 2012
May 22, 2012
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment