Thursday, October 26, 2017

Nhạc Phạm Duy trở lại San Jose trên con Thuyền Viễn Xứ. Giao Chi San Jose.


HoangsaParacel:
Nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy đã một thời lôi cuốn các chàng trai say mộng hải hồ.


https://www.youtube.com/watch?v=5-PhcZtTBss
https://www.youtube.com/watch?v=u4_PqPeLLxE&t=86s

Chiều ngày chủ nhật 19 tháng 11-2017 chúng tôi sẽ đem nhạc Phạm Duy trở lại San Jose vào lúc 1:30 pm tại hý viện quen thuộc số 5001 Great America Pkwy Santa Clara CA 95054. Xem trên thiếp mời bà con sẽ thấy các dòng chữ quảng cáo như sau:Phạm Duy, nhà soạn nhạc thiên tài của Việt Nam đã sống cùng mệnh nước nổi trôi qua các thời đại.

Ông ra đi nhưng để lại một gia tài lịch sử vĩ đại qua âm nhạc.

Tuy nhiên ban tổ chức chỉ có thể lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu qua nhiều thể loại và thời đại để trình diễn một chương trình vô cùng khác biệt. Sẽ cống hiến khán giả thân hữu một sân khấu văn nghệ chủ đề 70 năm lịch sử Việt Nam qua âm nhạc Phạm Duy.


Chiều văn nghệ đặt tên biểu tượng là Thuyền Viễn Xứ


mang ý nghĩa của những chuyến đi từ 1954 qua 1975


cho đến ngày nay. Những lời ca bất hủ.


Trong hàng ngàn bài nhạc Phạm Duy chúng ta ghi nhận được biết bao lời ca bất hủ. Hỏi bất cứ một người yêu nhạc, ai cũng nhắc đến bài Tình ca. Đây không phải là chuyện tình mà là lời ca của người yêu nước.


Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời.


Ở một nơi khác ông viết


Tôi yêu đất nước tôi nằm phơi phới bên bờ biển xanh... Trong bài vinh danh cho người anh hùng Phạm Phú Quốc


lời ca tuyệt vời của bà mẹ đã cất lên.


Đặt tên anh, anh là Quốc, đặt tên cho anh, anh là nước. Đặt tên cho người, đặt tình yêu nước vào nôi. Nói đến nhạc Phạm Duy không thể quên bài Việt Nam, Việt Nam. Lời ca như một tuyên ngôn của dân tộc. Trong khi Tiến Quân Ca của cộng sản miền Bắc


Thề phanh thây uống máu quân thù thì ở miền Nam,


Việt Nam không đòi xương máu,


Việt nam kêu gọi thương yêu.


Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời.


Bài ca 54/75 là tuyên ngôn của tác giả đồng thời cũng là tuyên ngôn của cả triệu người Việt đi tìm tự do:


Một ngày 54 cha bỏ quê xa,


Một ngày 75 con bỏ hết giang sơn.


Khi đón dân di cư miền Bắc 54 xuống tầu, thủy thủ chăng ngang biểu ngữ: Sang phía tự do.


Phạm Duy của chúng ta. một lần sống với tự do,


xuốt đời là người của thế giới Tự Do.


Và sau cùng, riêng ông đã tâm sự.


Tôi trở về chỉ để chết trên quê hương.


Bát vơi, bát đầy.


Tiếp tục ghi lại các mẩu chuyện về ca từ của nhạc Phạm Duy chúng ta chợt thấy thật lạ lùng không hề có nhà soạn nhạc nào đưa bát cơm vào những lời ca của dân tộc.


Khóc cho bà mẹ Gio Linh,


Phạm Duy đã từng viết vào năm 1946.


Bà mẹ cuốc đất trồng khoai,


nuôi con đánh giặc đêm ngày.


Cho dù áo rách sờn vai,


cơm ăn bát vơi bát đầy...


Hàng thế kỷ đã trải qua. Rồi mai này hàng triệu người dân Việt trên năm châu bốn bể, dù ngày hai bữa ăn cơm, còn ai nhớ được bát vơi bát đầy của Phạm Duy. Không riêng ông đã đem lại cho chúng ta những lời ca tuyệt vời, Phạm Duy còn tìm được những ca từ trong lời thơ bất hủ của các thi nhân để phổ nhạc. Trong số đó có một câu hỏi. Đây là câu hỏi của cả thế kỷ chiến tranh huynh đệ tương tàn.


Em hỏi anh bao giờ trở lại.


Bài thơ của Linh Phương năm 1971 có câu hỏi hàng trăm ngàn chiến sĩ ra đi đã được Phạm Duy phổ nhạc đưa câu hỏi lên tận trời xanh.


Em hỏi anh bao giờ trở lại.


Sau cuộc chiến hàng ngàn người vợ hỏi chồng đi tù tập trung Em hỏi anh bao giờ trở lại.


Hàng ngàn người đưa nhau đi trên những con Thuyền Viễn Xứ trong chuyến Viễn Du vào chốn vô cùng.


Bài Giọt mưa trên lá, bài ca là những giọt nước mắt khóc cho quê hương nổi danh thế giới.. Bài chiến sĩ vô danh viết từ năm 1946 đã trải qua 70 năm các chiến sĩ vô danh vẫn tiếp tục nằm xuống.


Và sau cùng bằng hữu hỏi rằng trong số trăm ngàn bài ca của Phạm Duy ban tổ chức với các ca sĩ cộng đồng hoàn toàn Cây nhà lá vườn sẽ giới thiệu những bài nào để có thể gọi là tiêu biểu cho lịch sử Việt Nam.


Sau đây là bản dự thảo có nghĩa là chưa chắc chắn nhưng tạm thời có thể chia xẻ với các bạn...


Dự thảo Chương trình Phạm Duy.


1-Việt Nam Việt Nam. 2-Viễn Du (Thơ Huyền Chi) 3-Tình Cầm.(Thơ Hoàng Cầm) 4- Màu Tím Hoa Sim (Thơ Hưu Loan) 5- Kỷ vật cho em (Thơ Linh Phuơng ) 6-Còn chút gì để nhớ ( Thơ Vũ Hữu Định) 7-Phạm Phú Quốc 8- 1954/1975 9-Chiến sĩ vô danh 10-Thuyền Viễn Xứ 11-Dòng sông Xanh 12-Liên Khúc Con Đường Tình + Trả lại em Yêu .13 Liên Khúc -Em bé quê+ Bà mẹ Quê 14-Chiều về trên sông 15-Giọt Mưa trên lá.. 16-Liên Khúc Em hiền như + Thà như giọt mưa..(Thơ Ng.Tất Nhiên) 17- Tình ca


Xem qua dự thảo kể trên, các bạn có thể nhận ra là một phần quan trọng dành cho Thơ phổ nhạc. Trong cuộc đời viết nhạc thăng hoa, Phạm Duy đã đồng thời đưa tên tuổi của các nhà thơ để thể hiện nhiều khía cạnh của cuộc sống.


Gần 100 năm trước, cũng vào tháng 10 nhạc sĩ Phạm Duy ra đời, nhân dịp này chúng tôi đã gửi thư mời tất các anh chị con của ông bà Phạm Duy và Thái Hằng trở về gặp gỡ khán giả một lần. Các anh Duy và các chị Thái. Duy Quang (Đã mất) Duy Minh, Duy Hùng, Duy Cường, Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Đức, Thái Hạnh. Để chúng ta có một lần bảy tỏ cảm tình với người nhạc sĩ tài ba đă một đời soạn nhạc cho hàng ngàn người ca cho trăm ngàn người nghe trải qua 2 thế kỷ trầm luân.


Về phần các anh chị em nghệ sĩ Cây nhà lá vườn tại địa phương, từ nhiều tháng qua, vừa đi làm vừa tập hát. Những bài quen thuộc và những bài chưa từng hát. Đơn ca, song ca, tam ca, tứ ca, hợp xướng và đồng ca. Tất cả đều là nghệ sĩ lần đầu và có thể là lần cuối. Không phải tất cả theo nghề ca hát. Những con chim sơn ca vô danh một lần họp đoàn theo bầy chim bỏ xứ hát bài ca của người tình già về trên đầu non để lại cho hậu thế mối sầu vong quốc. Sáu trăm chỗ của rạp hát đã giải quyết xong gần 500 vé. Vừa bán , vừa biếu, vừa mời. Ai cũng là bằng hữu, ai cũng là người yêu nhạc Phạm Duy. Phen này lời ca sẽ tràn trên sân khấu xuống cả hội trường. Vé còn lại đồng hạng $50. Ai cũng là VIP. Chỗ nào cũng là chỗ tốt. Chi phiếu ghi cho IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121. Nếu bằng hữu từ bốn phương ngàn dặm bay về xin liên lạc gấp. Thuyền Viễn Xứ không có chuyến thứ hai. Tối hôm qua chúng tôi tham dự buổi tập hát của Diệu Linh hướng dẫn tam ca "Có còn hơn không" rất công phu vất vả. Nếu là môt người thà như mưa bay còn dễ. Ba người cùng mưa gió rất mệt. Xin gửi lời cảm tạ anh chị em tình nguyện tham dự chương trình. Chuyến này nhất định ra khơi cho biết mặt trùng dương. Thấy trời Âu Á cho ta hãi hùng. Để em hỏi anh bao giờ trở lại. Để cùng nhau bát vơi bát đầy, có còn hơn không...











Giao Chi San Jose. giaochi12@gmail.com (408) 316 8393














Giao Chỉ, SanJose City, VietMuseum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.

No comments:

LỜI NÓI THẬT CỦA BÁC SĨ -Tác giả: Dr Hồ Hãi /Dr Trinh Kim

Khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghi...