Sunday, July 26, 2020

37 năm, “Anh Hùng” giải phóng Trường Sa?

Thưa quí anh và bạn bè
Hồi năm 1961, TT Ngô Đình Diệm và PTT Nguyễn Ngọc Thơ đã quyết định xác lập chủ quyền của VNCH trên quần đảo Trường Sa bằng cách lập các bia chủ quyền và công sự phòng thủ tại đó. Thoạt tiên, lực lượng trấn nhậm là TQLC VNCH và sau đó, từ khi TQLC trở thành lực lượng tổng trừ bị, thì ĐPQ thay thế. Lập bia chủ quyền và công sự trên các đảo thuộc QĐ Trường Sa là một công lao đáng tuyên dương của HQ và TQLC VNCH bằng vào khả năng và phương tiện eo hẹp của mình vào lúc đó.

Friday, July 24, 2020

HOUSTON TIỄN ĐƯA LÃNH SỰ QUÁN TRUNG CỘNG

Houston 24/7/2020, xin gởi vài hình ảnh (chụp qua màn ảnh live) biểu tình trước tòa lãnh sự quán TC do nhóm người Mỹ gốc Việt tại Houston, TX tổ chức.

Thursday, July 23, 2020

Bò đỏ Mỹ quấn khăn búa liềm đi biểu tình chống Trump

BIDEN VÀ VẤN ĐỀ VIỆT NAM

Joe Biden một lần nữa xem nhẹ việc TC như là đối thủ tiềm tàng, bảo rằng "chúng ta nên giúp đỡ" TC, "cái ý tưởng cho rằng TC sẽ giật mất phần ăn của mình... thôi, bỏ qua đi Tám" trong kỳ vận động tại Ames, Iowa 1/21/20.

Wednesday, July 22, 2020

Mỹ nêu lý do đóng cửa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc

Lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Houston, bang Texas cháy sau khi Mỹ yêu cầu Bắc Kinh đóng cửa cơ quan này 

Hoa Kỳ Một Quốc Gia Cộng Hòa Chứ Không Phải Dân Chủ

 
Chúng ta sẽ chọn ai vào chính quyền để chúng ta yên tâm rằng liên bang Hoa Kỳ không đi chệch ra khỏi các nguyên tắc lập quốc đã được thiết lập hơn 200 năm qua. Chúng ta chọn ai để cùng nhau gìn giữ và để lại một đất nước Hoa Kỳ hùng mạnh.

Sơn Hà (July.2020)
Sống ở Hoa Kỳ mấy mươi năm, có bao giờ ta tự hỏi làm sao phân biệt sự khác nhau giữa hai chính đảng Cộng Hoà và Dân Chủ. Có người đã ví hai đảng ấy như nước với lửa, như ánh sáng và bóng tối. Đâu là ánh sáng, thế nào bóng tối. Ranh giới ở đâu và làm sao phân biệt? Chúng ta vẫn sống dửng dưng giữa ánh sáng và bóng tối như ngày và đêm. Mùa bầu cử 2020 năm nay đã cho ta thấy được dấu hiệu của ngày và đêm, của ánh sáng và bóng tối. Hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ quyết ăn thua đủ để chiếm lợi thế trong chính quyền.
Chiếm được lợi thế để đưa quốc gia Hoa Kỳ đi về đâu? Đó là điểm chính yếu của bài viết này.
Chúng ta có thể đã biết cấu trúc của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, thường được viết tắt là Hoa Kỳ, là một Liên Bang Cộng Hoà. Gồm có 50 tiểu bang được tổ chức tương tự như liên bang, có Thống Đốc đứng đầu ngành Hành Pháp, cùng với hai ngành Tư Pháp và Lập Pháp phân quyền rõ rệt. Mỗi tiểu bang cũng có Hiến Pháp riêng.
Chắc ít ai biết điều mà ông McManus đã viết, “Many Americans would be surprised to learn that the word “democracy” does not appear in the Declaration of Independence or the U.S. Constitution. Nor does it appear in any of the constitutions of the 50 states”.  Dịch ra tiếng Việt: “Nhiều người Mỹ có thể ngạc nhiên khi biết rằng chữ ‘democracy’ không có trong Tuyên Ngôn Độc Lập hoặc Hiến Pháp Hoa Kỳ kể cả Hiến Pháp của bất cứ tiểu bang nào trong 50 tiểu bang ở Hoa Kỳ”. Ông McManus còn nói, các Tổ Phụ khi thành lập Hoa Kỳ đã cố tránh, không cho Hoa Kỳ rơi vào nền dân chủ. John F. McManus (1931-2020), là một nhà sử học về Hoa Kỳ. Các dữ kiện sử dụng trong bài viết này dựa trên các tài liệu của John F. McManus.
Chính các Tổ Phụ Hoa Kỳ khi thành lập Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ đã nhất tâm thành lập một liên bang Cộng Hoà, đặt căn bản trên bản Hiến Pháp và nền Tự Do, An Ninh cá nhân.

Liên Bang Hoa Kỳ Được Thành Lập Như Thế Nào?
Năm 1783, cuộc chiến giành Độc Lập đã chiến thắng, đẩy lui các lực lượng của Anh Quốc về nước. Một quốc gia Hoa Kỳ được thành lập. Tuy nhiên, hệ thống chính quyền lúc ấy còn non yếu, không có khả năng giải quyết tranh chấp giữa các tiểu bang cũng như không có quyền đánh thuế cho các nhu cầu thiết yếu, chẳng hạn như quốc phòng. Cho nên, vào năm 1787, các đại biểu từ 12 trong 13 tiểu bang đã gặp nhau tại Philadelphia để sửa đổi hệ thống chính phủ và viết nên Hiến Pháp Hoa Kỳ. Theo John F. McManus, Hiến Pháp được viết ra để kiểm soát chính phủ chứ không phải để cai trị người dân. Mỗi tiểu bang đều có các chương trình cạnh tranh lành mạnh để thu hút người dân đến sinh sống, làm ăn và nuôi dưỡng gia đình trên tiểu bang của mình.
Dựa trên Hiến Pháp, James Madison, Alexander Hamilton và John Jay đã viết các bài quảng diễn và tập hợp thành một tập tài liệu gọi là The Federalist Papers. Từ đấy rút ra các yếu tố cần thiết cho việc thành lập chính phủ liên bang. Tất cả 13 tiểu bang đầu tiên đã phê chuẩn Hiến Pháp; rồi mười Tu Chính Án đầu tiên được ra đời, gọi là Đạo Luật Nhân Quyền (Bill of Rights). Chính đạo luật này giới hạn chính phủ liên bang (Bill of Limitations on Government). Dân số Hoa Kỳ tăng theo thời gian, rồi thành lập tiểu bang, sau khi phê chuẩn Hiến Pháp, rồi gia nhập vào liên bang, lên tới 50 tiểu bang như ngày nay. Mỗi tiểu bang có quyền tự trị và chấp nhận các ràng buộc với liên bang, được ghi trong Hiến Pháp liên bang và Hiến Pháp tiểu bang.
John F. McManus đã lặp đi lặp lại nhiều lần lời dặn dò của các Tổ Phụ rằng, Đạo Luật Nhân Quyền là để bảo vệ các quyền của người dân, được Thượng Đế ban cho. Bảo vệ người dân bằng cách hạn chế quyền lực của chính phủ. Và, các Tu Chính Án nhắm vào chính phủ liên bang chứ không phải cá nhân người dân. Chẳng hạn, Tu Chính Án số 1 và số 2 quy định: Quốc Hội không được làm luật hòng giới hạn quyền ngôn luận, tôn giáo, báo chí, hội họp, kiến nghị, trang bị vũ khí… của công dân. Các quyền ấy là của công dân và tất cả mọi người được quyền kiểm soát chính phủ, không cho chính phủ lạm quyền hay xâm phạm vào quyền của công dân. Đó là cái gia sản Tự Do của mỗi cá nhân công dân đang sinh sống tại Hoa Kỳ.
Cái Gì Giúp Cho Hoa Kỳ Vĩ Đại?
Người ta đặt các câu hỏi về Hoa Kỳ. Điều gì làm cho nước Mỹ vĩ đại so các vùng đất khác?
Có phải nhờ có tài nguyên thiên nhiên phong phú? -Không. Những vùng đất khác cũng được Trời ban cho đầy đủ như vậy.
Có phải do người dân ở Hoa Kỳ giỏi hơn? -Không. Những người xây dựng nước Mỹ đều đến từ những nơi khác.
Có phải bởi chính phủ khôn ngoan và có kế hoạch tài tình đã đưa Hoa Kỳ lên vị trí cao như vậy? - Cũng không phải.
Quốc gia Hoa Kỳ vĩ đại không phải vì chính phủ đã làm gì, mà là: chính phủ bị ngăn không cho lèo lái đưa Hoa Kỳ chệch qua hướng khác. Điều quan trọng hơn cả đã làm cho Hoa Kỳ vĩ đại là Tự Do Cá Nhân: tự do làm việc, tự do sản xuất, và đặc biệt là tự do giữ thành quả do mình tạo ra. Nước Mỹ vĩ đại là vì chính phủ bị ngăn chặn không cho nhúng tay quá nhiều vào các quyền tự do của người dân.
Cộng Hoà Hay Dân Chủ?
Trong xã hội Hoa Kỳ ngày nay, ở nhiều nơi đã nảy sinh ra các lời thuyết phục rằng, chính phủ Hoa Kỳ là một nền Dân Chủ chứ không phải Cộng Hoà. Hoặc, hãy yểm trợ đảng Dân Chủ để thay đổi nền Cộng Hoà của nước Mỹ, làm cho nước Mỹ  cởi mở hơn, tự do hơn. Có nhiều người nhầm lẫn các ý niệm của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà. Chúng ta cần hiểu rõ các ý niệm mà hai đảng chính trị này chủ trương, để đừng lầm lẫn và không để cho các luồng tư tưởng tìm cách lừa bịp, mỗi khi đến mùa bầu cử.
Ở Hoa Kỳ, có hai đảng chính trị có ảnh hưởng nhiều nhất trong quần chúng. Đó là đảng Cộng Hoà (Republican party) và đảng Dân Chủ (Democratic party). Bài viết này xin được chỉ trình bày cô đọng các ý niệm Dân Chủ và Cộng Hoà để từ đó sẽ hiểu thêm về đất nước Hoa Kỳ này. Hiểu về đất nước Hoa Kỳ này để biết thể chế nào sẽ giúp duy trì sự trường tồn của Hoa Kỳ, một quốc gia mẫu mực cho thế giới.
Rất nhiều nhà trí thức của Hoa Kỳ đã bị đảng Dân Chủ lôi cuốn vì các khẩu hiệu mang tính cách “cấp tiến” với cái dáng vẻ cởi mở và tiến bộ,… rời xa các ý niệm ban đầu mà họ cho là bảo thủ và đã lỗi thời. Kể cả các trí thức Việt Nam cũng vậy. Họ bị lôi cuốn bởi khẩu hiệu của đảng Dân Chủ: Thay Đổi, Cấp Tiến. Các cơ quan truyền thông trên thế giới cũng như tại Hoa Kỳ, vì hám lợi mà phụ hoạ bằng nhiều thủ đoạn, mong tiếp sức cho đảng Dân Chủ chiếm càng nhiều ghế trong các ngành Hành Pháp, Tư Pháp và Lập Pháp. Họ muốn lấn quyền càng nhiều càng tốt để đi đến mục đích chính quyền kiểm soát người dân.
Trong khi đảng Cộng Hoà thì cố gắng giữ các ý niệm căn bản được ghi trong Hiến Pháp và các văn bản liên hệ, là kiểm soát chính phủ, không cho chính phủ lấn quyền của người dân. Quyền của người dân là quyền Tự Do Cá Nhân: tự do làm việc, tự do sản xuất, và đặc biệt là tự do bảo vệ thành quả do mình tạo ra. Nói ngắn gọn là quyền tư hữu. Chính quyền càng nhỏ càng ít tốn tiền của dân để nuôi.
Mặc dù ở Hoa Kỳ có nhiều đảng chính trị, nhưng người ta nhìn nhận chỉ có hai khuynh hướng chính yếu: Cộng Hoà và Dân Chủ. Vài ý niệm chính yếu của hai chính đảng được tóm lược:
Cộng Hoà thì tin vào Thượng Đế, bảo vệ niềm tin tôn giáo, bảo vệ quyền tự do cá nhân bằng pháp luật. Để yên cho dân được tự do sản xuất. Chính phủ thu nhỏ và chủ trương cắt bớt thuế.
Dân Chủ đòi quyền lợi cho người nghèo, đòi bình đẳng và chia đều tài sản cho dân chúng, chủ trương làm cho chính phủ phình lớn để phục vụ dân chúng, thu thêm tiền thuế từ dân chúng để nuôi chính phủ.
Ai đã có kinh nghiệm ít nhiều với chế độ cộng sản, đều nhìn nhận chủ trương của đảng Dân Chủ rất gần gũi với đường lối của cộng sản hay xã hội chủ nghĩa. Toàn những tuyên truyền rỗng tuếch, luôn luôn nuốt lời hứa. Đảng Cộng Hoà thì ngược lại, đôi khi còn công khai chống lại chủ thuyết cộng sản. Nói vậy vẫn chưa rõ ràng: đảng Dân Chủ chủ trương như thế nào và đảng Cộng Hoà có đường lối ra sao?
Ông John F. McManus giải thích chữ Democrat đến từ chữ Hy Lạp: demos có nghĩa là người dân, là đám đông; và “kratein” nghĩa là cai trị. Democracy là “quy luật của người dân” hay “luật của đa số”. Nghe qua có vẻ hấp dẫn, nhưng một khi đám đông quyết định lấy nhà, lấy tài sản, bắt con cái của ta thì ta phải làm sao? Dĩ nhiên người dân sẽ đòi giới hạn nó. Tuy nhiên, trên thực tế, cái đa số ấy không bao giờ chấp nhận giới hạn. Nếu hơn một nửa đòi một điều gì thì họ sẽ tiến hành.
Còn Cộng Hoà thì sao? Cũng theo John F. McManus, nó đến từ ngôn ngữ La Tinh, “Res” là “vật”, “Publica” nghĩa là công cộng. Republic có nghĩa là các thứ công cộng, tức là Luật Pháp. Một nền Cộng Hoà thực sự có một chính phủ bị giới hạn bởi luật pháp và dân chúng được để yên. Xã hội này cần có cảnh sát và các bộ phận trong chính quyền làm công việc bảo vệ dân chúng.
Một Câu Chuyện, Hai Hoàn Cảnh
John F. McManus kể một câu chuyện. Có 30 tay súng truy lùng một tay súng đang một mình trốn chạy, nói rằng họ rượt bắt một tên cướp. Khi bắt được, 30 người lên án treo cổ tay súng đơn độc kia. Thế là với kết quả số phiếu 30/1, người ta quyết định treo cổ tay súng ấy về tội cướp bóc. Đó là luật đa số của những người chủ trương Democracy. Vậy, Cộng Hoà (Republican) thì thế nào? Cũng 30 người ấy truy lùng và bắt được tay súng đơn độc kia. Khi họ sửa soạn treo cổ nạn nhân thì viên Cảnh Sát Trưởng (Sheriff) xuất hiện bảo rằng, người bị bắt kia được quyền ra toà có luật pháp xét xử. Thế là người ta đem nghi can về thành phố để tạm giam. Sau khi phiên toà diễn ra với các thủ tục tố tụng, bồi thẩm, chứng cứ đầy đủ để kết tội thì người ấy phải đối diện với bản án. Nếu không thì nghi can sẽ được trả tự do.
Người ta có thể nhìn thấy, trong chế độ Cộng Hoà, tất cả mọi người được luật pháp bảo vệ. Ở thể chế Dân Chủ, luật lệ thuộc về đa số, thường xuyên bị thay đổi và bị khống chế bởi đám đông.
Samuel Adams, được xem là một trong các Tổ Phụ lập nên liên bang Hoa Kỳ, là người đã ký trong Tuyên Ngôn Độc Lập, tuyên bố rằng: “Dân chủ sẽ không tồn tại bao lâu, rồi sẽ đi đến kiệt quệ và tự huỷ diệt”.
Dân Chủ - Một Nền Tảng Không Ổn Định
Các Tổ Phụ đều xem thường nền dân chủ vì nhìn vào tấm gương của Hy Lạp và đế quốc La Mã của cái thời 600 năm trước Tây lịch. Thời đó, có luật gia Solon là người khôn ngoan đề nghị Hy Lạp thiết lập một cơ quan pháp luật cố định và độc lập để giới hạn chính quyền. Hy Lạp không nghe theo. Đến khi chính quyền La Mã áp dụng phương pháp ấy đã đưa đế quốc La Mã đi lên. Người dân được luật pháp bảo vệ và được quyền làm chủ thành quả lao động của mình. Họ được tự do và hăng hái sản xuất. La Mã trở nên giàu có nhanh chóng, khiến thế giới ghen tỵ. Nhưng rồi người La Mã mất cảnh giác để cho chính phủ có thêm quyền hành, khiến người dân mất tự do. Chính quyền tăng thuế, đi đến kiểm soát lãnh vực tư nhân. Chính phủ còn bày ra trợ cấp nông nghiệp, giúp đỡ gia cư. Dân chúng ngày càng lệ thuộc vào chính phủ. Chính phủ ở trong tay một nhóm đầu sỏ ra tay ban phát và kiểm soát người dân. Dân chúng làm việc ít đi và chờ đợi chính phủ giúp đỡ. Không bao lâu, các nhà sản xuất mất dần khả năng sản xuất, gây ra tình trạng thiếu hụt. Cuối cùng, toàn bộ hệ thống đã sụp đổ.
Đế quốc La Mã đi từ nền cộng hoà, với một chính phủ hạn chế, sang nền dân chủ, kiểm soát quyền tự do cá nhân. Kết thúc bằng một chế độ cai trị bởi một nhóm đầu sỏ Caesar. Cuối cùng rồi sụp đổ.
Một trong các tổ phụ của Hoa Kỳ, ông Benjamin Franklin là vị Tổng thống thứ 6,  vừa khi bản Hiến Pháp Hoa Kỳ được công bố, ông đã tuyên bố rằng, gia sản của Hoa Kỳ là một nền Cộng Hoà nếu chúng ta còn giữ cho nó tồn tại. Các tổ phụ đã tuyên bố như một sự thật hiển nhiên trong Tuyên Ngôn Độc Lập rằng, “con người do Thượng Đế tạo ra và được ban cho một số quyền không thể thay đổi”. Chính phủ được lập ra để bảo vệ các quyền này của công dân, đặc biệt không bị áp bức bởi chính phủ.
Đi từ bên trái sang bên phải, ngày nay, chế độ quân chủ (monarchy) hay độc tài (dictatorship) ở cực tả, gần như không còn nữa. Rồi đến, chế độ Đầu Sỏ (oligarchy) -cai trị bởi một nhóm băng đảng, chẳng hạn Hitler ở Đức, Mussolini ở Ý, Lenin- Stalin ở Nga, Mao của Trung cộng, Castro của Cuba, Hồ chí Minh của Việt cộng,… vẫn là các thế lực thiên tả, còn tồn tại. Ở những nơi đó, chính quyền kiểm soát dân chúng gần như hoàn toàn trên hầu hết các lãnh vực. Phía cực hữu không có chính quyền hay còn gọi là “vô chính phủ”, thì không ổn định và mau tàn, nên coi như không đáng quan tâm.
Còn lại ba thể chế còn tồn tại trong thế giới ngày nay:
  • Thể chế Đầu sỏ (oligarchy), cánh tả, quyền lực trong tay một nhóm cấu kết với nhau. Chẳng hạn như đảng Cộng sản hay Xã hội Chủ Nghĩa.
  • Thể chế Dân Chủ cai trị bằng luật của đa số, cũng nghiêng về bên trái.
  • Thể chế Cộng Hoà, chính phủ cai trị đất nước dựa trên luật pháp.
Tóm lại, các chính phủ cực tả thì nắm toàn bộ 100% quyền, dưới nhãn hiệu cộng sản, xã hội chủ nghĩa, Nazi, Phát-xít… ở đó có chính phủ toàn kiểm. Ở cực hữu thì chính phủ không có quyền gì cả, hay còn gọi là vô chính phủ. Nhiều người đã nhầm lẫn và cho rằng, Nazi và Phát-xít thuộc cánh hữu, nhưng không đúng. Điều không đúng này vẫn còn loan truyền. Càng đi về bên trái thì chính phủ có toàn quyền; đi về bên phải thì chính quyền càng ít quyền hoặc không có chính quyền (anarchy).
Khuynh hướng trung dung là loại chính phủ được giới hạn trong vai trò bảo vệ quyền lợi của dân chúng. Đó là vị trí của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Những người ủng hộ loại chính phủ này, là những người ôn hoà, tôn trọng hiến pháp. Đảng Cộng Hoà tại Hoa Kỳ là nhóm này.
Vô Chính Phủ Đến Từ Đâu?
Cực hữu thì vô chính phủ (anarchy). Có lúc xã hội bị rơi vào tình trạng “vô chính phủ”. Bởi vì đã có nhiều hiện tượng tồi tệ bị xem là do chính phủ gây ra. Trong thời gian gần đây, chúng ta đã nhìn thấy chính phủ ở một số tiểu bang đã để xảy ra tình trạng lạm quyền, tắt trách, gây nên làn sóng bất mãn trong dân chúng. Có người cho rằng “vô chính phủ” là một giải pháp. Họ đã xua đuổi cảnh sát rồi tuyên bố vùng tự trị vô chính phủ. Họ muốn vô chính phủ vì không thích chính phủ hiện tại và muốn tạo ra một “khoảng trống chính trị”.  Khi không có cảnh sát, không có chính phủ thì tình hình trở nên hỗn loạn và mọi người phải tự trang bị vũ khí để tự bảo vệ tài sản, gia đình và bản thân. Người ta bắt đầu thấy không có luật pháp sẽ dẫn đến mất tự do. Người ta nhìn thấy sự hiện hữu của chính quyền là cần thiết nhưng có một giới hạn vừa phải. Tình trạng vô chính phủ sẽ không kéo dài bao lâu, chỉ là phương tiện để cho thế lực chính trị và các hệ thống truyền thông khai thác.

Chúng Ta Sẽ Chọn Ai?
Còn lại, việc đáng cho chúng ta quan tâm là thể chế nào có thể chi phối xã hội và sẽ đem lại hạnh phúc cho người dân. Liệu nó có xây dựng một xã hội đáng sống hay sẽ tạo ra một xã hội với nhiều điều quan ngại:
1.  Thể chế Cộng Hoà (Republican) tin vào Thượng Đế, đặt căn bản trên luật pháp, chính phủ thu nhỏ và để cho dân chúng được tự do.
2.  Thể chế Dân Chủ (Democratic) cấp tiến, nghiêng ngả theo xã hội chủ nghĩa, mở cửa biên giới, chủ trương chính phủ phình lớn, luôn tìm cách kiểm soát người dân.

Các Tổ Phụ khi lập quốc Hoa Kỳ đã nhiều lần nhắc nhở: Khi luật pháp được áp dụng thì người dân được tự do hơn. Họ không phải lo đến tài sản của họ và yên tâm ra đồng. Họ sẽ yên tâm vào cơ xưởng để làm việc và chăm lo sản xuất. Trong thể chế Cộng Hoà, lực lượng cảnh sát và một số các bộ phận được đào tạo làm công việc bảo vệ an ninh, bảo vệ tài sản của người dân.

Từ những dữ kiện trên đây, người viết bài này xin đưa ra nhận xét: thể chế Cộng Hoà là thể chế đúng đắn nhất cho đất nước Hoa Kỳ đã được các Tổ Phụ dựng nên từ hơn 200 năm trước và đáng cho chúng ta gìn giữ, làm mẫu mực cho toàn thế giới.

Càng gần đến ngày bấu cử, 03 tháng Mười Một - 2020, ta càng thấy các đòn phép của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà nhất quyết phải hạ nhau trong thời gian từ nay đến ngày 03 tháng Mười Một, là ngày Tổng Tuyển Cử, chọn Tổng Thống và các thành viên của Quốc Hội, cho tiểu bang và cả liên bang.

Chúng ta sẽ chọn ai vào chính quyền để chúng ta yên tâm rằng liên bang Hoa Kỳ không đi chệch ra khỏi các nguyên tắc lập quốc đã được thiết lập hơn 200 năm qua. Chúng ta chọn ai để cùng nhau gìn giữ và để lại một đất nước Hoa Kỳ hùng mạnh cho các thế hệ mai sau.

Sơn Hà – July  2020

Monday, July 20, 2020

Những đứa trẻ từng được gửi bằng đường bưu điện



Khi bưu điện Mỹ ra mắt dịch vụ chuyển phát bưu kiện năm 1913, nhiều loại hàng hóa đặc biệt được gửi đi, bao gồm quan tài, trứng, chó, thậm chí cả trẻ em.

Saturday, July 18, 2020

Truyện ngắn: TÌNH GIÀ - ĐIỆP MỸ LINH


Từ cửa sổ trên lầu, nhìn chuyến xe lửa chạy chầm chậm trong màn mưa xám đục, không thể nào bà Loan không nhớ lại hình ảnh của Khiết – người yêu đầu đời của bà khi bà còn là một nữ sinh trung học – đang chồm người, một tay vịn vào thành cửa sổ của toa xe, một tay vẫy vẫy về phía Loan trong khi con tàu đang từ từ lăn bánh, rời ga xe lửa Dalat. Vừa nhìn theo Khiết, Loan vừa đưa ngón tay quẹt nước mắt, cố nén vào lòng nhiều nỗi nhớ thương. 

Hoàn Cầu Thời Báo: VN sẽ ‘trắng tay’ nếu đu dây Mỹ tăng cường sức mạnh ở Biển Đông



Bài báo "Mỹ và Việt Nam thân cỡ nào?" trên Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc.
Hôm 16/7, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cảnh báo mối quan hệ chiến lược Việt-Mỹ mà Hà Nội đang theo đuổi, nói rằng Việt Nam sẽ “trắng tay” nếu sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Biển Đông tạo thêm căng thẳng hay phá vỡ sự cân bằng của mối quan hệ Trung-Việt-Mỹ. Trong khi giới quan sát trong nước nói với VOA rằng, "xét trong hai mối quan hệ, quan hệ với Mỹ phải được ưu tiên."

Tiết lộ của nhà báo về Tổng thống Trump khiến nhiều người thốt lên: ‘Thật không thể tưởng tượng được’


Tổng thống Trump quả thật đã làm được những điều “không tưởng” (Ảnh: Washingtonpost)
Một nửa nước Mỹ không đồng ý với ông. Báo chí đặt điều về ông. Nhưng mỗi ngày, ông đều thức dậy với một nụ cười thật tươi bởi vì ông đang làm nước Mỹ vĩ đại trở lại. Ông chính là Donald Trump.

Friday, July 17, 2020

Rosneft VN hủy hợp đồng với Noble trên Biển Đông: 'Sức ép từ Trung Quốc, nhưng bản chất khác vụ Repsol' Mỹ Hằng

GETTY IMAGES Chụp lại hình ảnhMột giàn khoan của tập đoàn Repsol 

BBC có xác nhận rằng liên doanh Rosneft Việt Nam đã hủy một hợp đồng khoan với Noble Corporation, xuất phát từ sức ép của Trung Quốc.

Thư Của Một Công Dân Gửi Tổng Thống Donald Trump



July 15th, 2020

Kính gởi Tổng Thống Trump,
người Tổng Thống dân yêu mến,

Tôi là một người công dân Mỹ, gốc Việt đã được định cư tại Hoa Kỳ từ sau khi Việt Nam rơi vào tay cộng sản, là người công dân yêu nước Mỹ, tôi viết thư này gởi đến cho ông trong thời đại Pandemic để nói lên lòng kính mến và ngưỡng mộ vị Tổng thống vĩ đại của nước Mỹ, Donald J. Trump.

2 Tượng Đức Mẹ Ở Hoa Kỳ Bị Đốт Ρнá Trong Hai Ngày Liên Tiếp



Cảин ѕáт Boston đang đιềυ тrα một cuộc тấи côиg đốт ρнá tượng Đức Triиh Nữ Maria vào tối thứ Bảy 11/07. Đây là cuộc тấи côиg thứ hai ở Mỹ vào tượng Đức Mẹ trong hai ngày liên tiếp, và trong cùng một ngày cuối tuần, trong đó hai vụ cнáу инà тнờ Công giáo đang được đιềυ тrα νì вị ρнóиg нỏα.

Why Americans Still Don't Care? Black Lives Matter | BLM| TRAINED MARXISTS

Wednesday, July 15, 2020

WHO và Bắc Kinh liên tục gọi điện uy hiếp Fox News trước khi chuyên gia đào tị lên sóng nói sự thật? - Vũ Dương

Từ trái sang: Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom, chuyên gia virus học Diêm Lệ Mộng và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình 
Tuy bị lùi một ngày so với dự kiến, nhưng chương trình phỏng vấn chuyên gia virus học này vẫn kịp giáng đòn cảnh cáo mạnh lên chính quyền Trung Quốc trước ngày bầu cử Hồng Kông.

Mỹ có thể công nhận Hoàng Sa của Việt Nam

HoangsaParacels:  Tin từ báo trong nước, HSP loan tin với sự dè dặt 
Mỹ vốn không công nhận các yêu sách hàng hải quá mức của Trung Quốc, và đã tiến hành các đợt tuần tra tự do hàng hải (FONOPs) để nhấn mạnh điều này.

Vì sao thành phần bảo thủ ủng hộ Tổng thống Trump? Nguyễn Quang Duy


Theo kết quả khảo sát hãng Gallup công bố vào tháng 8/2018, có tới 51% số người trẻ ở Mỹ và 57% số người theo đảng Dân Chủ thích chủ nghĩa xã hội.

MỸ SẼ KHÔNG TIẾP TỤC TRUNG LẬP, SẴN SÀNG MẠNH TAY VỚI TC Ở BIỂN ĐÔNG - Duy Anh

See the source image
Diễn biến mới đây từ giới chức Mỹ cho thấy Washington không còn duy trì trạng thái trung lập mà sẽ gia tăng chống lại các hành vi phi pháp của Trung Cộng ở Biển Đông.

Xin mời đọc bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thượng Vũ.

Thưa các Anh Chị – Tôi có 1 ông bạn thân sống tại ngoại quốc. Lâu Lâu ông lại viết email cho tôi.
Ông nói : ”Cái anh TT Trump của ông may quá. Bị kẹt vào nhiều vụ mà thoát khỏi hết, không bị cách chức. kinh tế lại lên, Trung Đông bất động, bắc Cao Ly nằm yên. Cái anh này may thật”.

Bộ trưởng Esper: Thiện Chí không bảo đảm tự do, Sức Mạnh thì có - Trung Hiếu

My tap tran tren Bien Dong anh 1
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gửi thông điệp rằng cuộc tập trận của hai hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Ronald Reagan trên Biển Đông gần đây là nỗ lực phô diễn sức mạnh và bảo đảm tự do.

Tuesday, July 14, 2020

Phân Ưu cùng Gia Đình Chiến Hữu Nguyễn Tường Cẩm

Hội Hải Quân Hàng Hải San Diego 
chân thành phân ưu cùng gia đình chiến hữu 
Nguyễn Tường Cẩm.
T.M Ban Chấp Hành
Dương Hồng
Hội Trưởng

Biển Đông: Kế hoạch cho ‘Vạn lý Trường thành Cát’ của Trung Quốc là gì?


Mặc dù năm nay có rất nhiều vấn đề đòi hỏi sự chú ý của Trung Quốc - virus corona, chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, luật an ninh quốc gia Hong Kong, và nhiều mối lo kinh tế khác - Biển Đông lại trỗi dậy như một lĩnh vực gây căng thẳng nghiêm trọng trong vài tháng qua.

Monday, July 13, 2020

Tôi là người da đen và tôi là người dân chủ. Nhưng "Tôi không bỏ phiếu cho Joe Biden vào tháng 11 này" Tác giả : Vernon Jones

Dân Biểu Hạ Viện Vernon Jones của TB Georgia

"Kể từ tháng Năm khi tôi tuyên bố tôi sẽ ủng hộ Donald Trump làm tổng thống, thiện chí của tôi đã bị nghi ngờ, sự chính trực của tôi bị tấn công, thậm chí trí thông minh của tôi bị thách thức. Không sao đâu. Tôi là một đảng viên Dân chủ suốt đời, nhưng tôi cũng là một người da đen, con trai của một cựu chiến binh Thế chiến II và tự hào là một người Mỹ.

TT TRUMP CHỐNG CỘNG HAY KHÔNG?


Như đã viết nhiều lần trên diễn đàn này, bây giờ là mùa bầu cử, mà chẳng còn bao nhiêu thời gian, vỏn vẹn 4 tháng nữa thôi. Chẳng ai biết được chuyện gì sẽ xẩy ra. Chỉ biết cả hai bên đang cuống cuồng chạy đua, tung ra đủ mọi chiêu trò, đủ mọi đòn phép.

For first time ever, US officially rejects China’s ‘unlawful’ South China Sea claims

US and Singapore Navy ships transit South China Sea in formation (U.S. Navy/Released)
JULY 13, 2020 LAURA WIDENER

The U.S. released its very first official statement rejecting most China’s territorial claims in the South China Sea as “unlawful.”

Sunday, July 12, 2020

Chuyện Ông Trâm - Tác giả: Larry de King


Chuyện ông Trâm khá ly kỳ, nhưng cũng dễ gây nhiều tranh cãi. Có nhiều người ghét ông thậm tệ, nhưng người thích ông cũng không phải ít. Hôm nay, mình muốn đưa ra cái nhìn riêng cá nhân, chả theo phe nào, cũng không tin vào phần lớn truyền thông Mỹ nặng mùi thiên vị.

Ông Vương Nghị tuyên bố 'Trung Quốc văn minh 5.000 năm không có gen bành trướng', dân mạng mắng 'tập đoàn lừa đảo' Minh Thanh


Ông Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc, cho biết Trung Quốc, với 5.000 năm văn minh, không có gen xâm lược và bành trướng ra nước ngoài. (Ảnh: NOEL CELIS / POOL / AFP via Getty Images)

Friday, July 10, 2020

Báo Hoa ngữ: tướng “diều hâu” Trung Quốc nói cần thay đổi cách nhìn về Mỹ và quan hệ Trung - Mỹ

Đới Húc, giáo sư quân sự, một viên tướng hiếu chiến, tác giả bài viết


VietTimes – Đới Húc và Kiều Lương, hai tướng lĩnh Trung Quốc trước đây bị coi là “diều hâu”, gần đây đã viết bài về cuộc xung đột Trung-Mỹ, đều có cùng một quan điểm cốt lõi: thực lực Trung Quốc hiện nay không thể đối đầu với Mỹ.

Tuesday, July 7, 2020

Giám đốc FBI: Trung Quốc là 'mối đe dọa lớn nhất' đối với Mỹ

FBI Director Christopher Wray, pictured in February testifying before Congress, described a wide-ranging campaign by the Chinese government to disrupt US life

Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionGiám đốc FBI Christopher Wray, mô tả một chiến dịch đa hướng do chính phủ Trung Quốc thực hiện để phá hoại đời sống người Mỹ
Giám đốc FBI nói rằng các hoạt động tình báo và trộm cắp tài sản trí tuệ của chính phủ Trung Quốc là "mối đe dọa lâu dài lớn nhất" đối với tương lai của Hoa Kỳ.

Quân đội Mỹ sẽ điều chỉnh sự phân bổ lực lượng, với trọng tâm là châu Á - Thái Bình Dương.

Đối mặt với "thách thức địa lý chính trị đáng kể nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc", quân đội Mỹ sẽ điều chỉnh sự phân bổ lực lượng, với trọng tâm là châu Á - Thái Bình Dương.  Hàng nghìn binh sĩ Mỹ vốn đang đóng tại Đức sẽ được điều động tới các căn cứ quân sự Mỹ ở Guam, Hawaii, Alaska, Nhật Bản và Australia trong đợt điều chỉnh lại sự phân bổ lực lượng lớn nhất của quân đội Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh.

TIẾU ĐÀM THIÊN HẠ SỰ - Trần Tấn Danh


Thưa tất cả! Trong lần tiếu đàm trước, ít nhiều cu-li tôi cũng đã đề cập đến những động cơ thúc đẩy sự hình thành của chủ nghĩa Duy Vật tại Ấn Độ và chủ nghĩa cộng sản tại Châu Âu. Nói chung là cũng vì bị chủ nghĩa Duy Tâm và thế lực cai trị nương tựa lẫn nhau để đàn áp giới bị trị mà ra cả. Chủ nghĩa cộng sản xuất hiện tại Âu Châu cũng là bản cũ của chủ nghĩa Duy Vật tại Ấn Độ soạn lại thôi.

Bị Trung Cộng doạ đánh chìm mẫu hạm Mỹ đứng im hứng mưa hoả tiễn 4 tuần ...

Monday, July 6, 2020

Năm ngày trong khu tự trị Seattle - Andy Ngo

HoangsaParacels: Andy Ngô đã từng bị các thành viên Antifa hành hung và anh đã nộp đơn kiện bọn Antifa tại Oregon ra tòa.
]]
Phóng viên Andy Ngo


Ngày 20/6/20020 New York Post đăng bài viết “My terrifying five-day stay inside Seattle’s cop-free CHAZ” của phóng viên người Việt, Andy Ngo (*). Anh là người đã sống 5 ngày kinh hoàng tại khu vực được mệnh danh là “tự trị không cảnh sát” ở thành phố Seattle, tiểu bang Wahsington, Hoa Kỳ.

Virus corona: Điều gì khiến một sự kiện 'siêu lây lan'? Holly Honderich

People sit at a restaurant with outdoor seating in the Little Italy neighbourhood on June 24, 2020 in New York City

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột số mô hình cho thấy chỉ 20% số người - siêu lây lan - tạo ra 80% tất cả các ca nhiễm trùng

Giờ đây, nhiều tháng sau khi dịch virus corona tại Mỹ bùng phát, các biện pháp phòng ngừa an toàn đã trở thành thói quen: đứng cách nhau 2m, đeo khẩu trang và rửa tay.

Chừng Nào Tới Phiên Việt Nam?

-- Mãn Châu đã mất Ngôn ngữ và Chữ viết
-- Tây Tạng hiện đang mất dần tiếng nói, chữ viết
-- Tân Cương đang thành bãi thử nghiệm hạt nhân và cấy ghép nội tạng
-- Chừng nào tới phiên nước Việt khốn khổ của tôi?!

Về chuyện “sao người Mỹ đen không chịu khó vươn lên như người gốc Á?” By NDC Giang


Ảnh: asian-american.org/Twitter-Ruth Richardson. Đồ họa: Luật Khoa.

Trong các bài viết hoặc các lập luận nổi lên sau cái chết của George Floyd gần đây, thuật ngữ “model minority” (cộng đồng thiểu số tiêu biểu/kiểu mẫu) được sử dụng để đổ lỗi cho người Da Đen và văn hóa của họ.

Sunday, July 5, 2020

Nation of America - Denny Nguyen

Những giá trị Mỹ và cộng đồng gốc Việt - Nhã Duy

Một gia đình gốc Việt trong lễ tuyên thệ để trở thành công dân Mỹ

Bản quyền hình ảnhALLEN J. SCHABEN/GETTY IMAGES
Image captionMột gia đình gốc Việt trong lễ tuyên thệ để trở thành công dân Mỹ
Nếu một người Mỹ bình thường nào đó bất chợt được hỏi "Những giá trị Mỹ trong con người và văn hóa của bạn là gì?", ắt họ sẽ có phần lúng túng hay không diễn đạt trọn vẹn.