Monday, July 6, 2020

Năm ngày trong khu tự trị Seattle - Andy Ngo

HoangsaParacels: Andy Ngô đã từng bị các thành viên Antifa hành hung và anh đã nộp đơn kiện bọn Antifa tại Oregon ra tòa.
]]
Phóng viên Andy Ngo


Ngày 20/6/20020 New York Post đăng bài viết “My terrifying five-day stay inside Seattle’s cop-free CHAZ” của phóng viên người Việt, Andy Ngo (*). Anh là người đã sống 5 ngày kinh hoàng tại khu vực được mệnh danh là “tự trị không cảnh sát” ở thành phố Seattle, tiểu bang Wahsington, Hoa Kỳ.
Theo lời kể của Andy Ngo, ngày Thứ Sáu, 8/6/2020, cảnh sát thuộc khu vực phía đông thành phố rút khỏi nhiệm sở trong hoảng loạn, bỏ lại cơ quan công lực hoang vắng trước sức ép của người biểu tình. Chỉ ngay trong đêm đó, những người thuộc cánh tả phong trào Black Lives Matter và Antifa tuyên bố họ đã kiểm soát sáu khu vực trong Capitol Hill.
Những khu này được mệnh danh là “Capitol Hill Autonomous Zone (CHAZ)” (khu vực tự trị Capitol Hill), được gọi tắt là CHAZ, còn có tên CHOP (Capitol Hill Occupied Protest). Hoàn toàn không có một quy định luật pháp nào được công bố, ngoại trừ một điều: “Cảnh sát không được phép vào”! Andy Ngo kể lại:
“Trong suốt 5 ngày đêm tại đây, tôi đã chứng kiến tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ và bạo lực, cướp bóc. Tôi phải dấu kín việc mình là phóng viên vì đã có nhiều đồng nghiệp đã bị trục xuất khỏi khu vực. Tôi ở trong một nhà trọ tồi tàn, thiếu tiện nghi tối thiểu, phải ăn mặc như những người biểu tình khác, trùm kín mình và luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài”.
Bảng chào mừng đến Khu Tự Trị CHOP
Mỗi ngày Andy Ngo thường ra đường vào buổi chiều và tối, đó là những thời điểm hoạt động mạnh nhất của đám người biểu tình. Vào sáng Thứ Bảy có một vụ nổ súng ở khu vực kiểm soát giữa nằm giữa khu tự trị và phía bên ngoài. Một người chết và một người bị thương tại vùng “biên giới”, cảnh sát đã dùng xe cứu thương để chở các nạn nhân rời hiện trường. 
Cảnh sát cũng bắt Robert James khi anh ta rời khu CHAZ. Anh ta bị bắt giữ vì đã tấn công tình dục một phụ nữ bị khiếm thính trong một căn lều. Cũng trong ngày Thứ Năm, Isaiah Willoughby, cựu ứng cử viên hội đồng thành phố bị bắt vì nghi ngờ đã thành lập một kho vũ khí để tấn công đồn cảnh sát phía đông. 
Cảnh sát trưởng Carmen Best cho biết các cuộc điện thoại đến số 911 tăng gấp ba bình thường: “Người ta thường gọi đến 911 khi bị cướp bóc hoặc bị hãm hiếp. Nhưng trong những ngày này lực lượng cảnh sát không thể đến nơi để giải quyết”.
Một địa điểm cung cấp thức ăn nóng
Số “dân quân” bảo vệ khu tự trị có thể lên đến hàng ngàn người tùy theo tình hình trong ngày. Đây là khu vực có nhiều cửa hiệu buôn bán và đồng thời cũng là nơi lý tưởng để những người đồng tính luyến ái thường tụ tập.
Trước khi khu vực phía đông bị “thất thủ” đã xảy ra nhiều cuộc đụng độ giữa cảnh sát và những người bạo động, kết quả là nhiều cảnh sát đã bị thương vì gạch, đá và bất cứ vật gì có thể tấn công. Người biểu tình cho rằng cảnh sát đã quá hung bạo và kết quả là Thị trưởng Jenny Durkana ra lệnh cấm nhân viên công lực xử dụng hơi cay, đạn cao su trong vòng 30 ngày.
Tại Seattle sau khi cảnh sát “sơ tán”, những người biểu tình mang mặt nạ dùng những phương tiện sẵn có của thành phố để tạo rào cản bảo vệ khu tự trị. Những rào cản đó trở thành “biên giới” của CHAZ nhỏ bé nằm trong quốc gia một nước lớn là Hoa Kỳ.
Một biểu ngữ: “Vùng không có heo…” (ám chỉ cảnh sát)
Một thủ lãnh của CHAZ là phụ nữ, có biệt danh là “Creature”. Cô liên lạc với những người trong toán bằng máy walkie-talkie có gắn ống nghe trên tai. Một số họ có mang súng trường, súng ngắn, gậy gộc hoặc dao nhọn.
“Tổng hành dinh” của nhóm là một quán ăn ngoài trời mang tên “Rancho Bravo Tacos Mexican Restaurant”... Xung quanh quán đặt những bảng “Cấm chụp hình”, “Cấm quay phim”.
Dù không công bố bất kỳ luật lệ nào nhưng người ta thấy người biểu tình thực thi nhiều cách hành xử khác nhau tùy theo khu vực và cũng tùy vào giờ giấc trong ngày. Chẳng han như khu vườn hoa, nơi có nhiều cư dân da trắng, sẽ được bảo đảm là những cư dân này không thể “tái chiếm” lãnh thổ của khu tự trị.
Khách hàng trong quán cà phê có mang vũ khí trong Khu Tự Trị
Báo chí cánh tả, còn gọi là “lề phải”, thường nói đến “tinh thần của khu tự trị” qua việc nhắc lại những quan điểm của thị trưởng Seattle. Bà này cùng với Thống đốc Jay Inslee, đều là người của đảng Dân chủ, vẫn thường mô tả người trong CHAZ sống trong bầu không khí yên bình, bất bạo động.
Một số phóng viên đã được mời đến để chứng kiến tận mắt cảnh người trong khu tụ họp trong những buổi tiệc thịt nướng BBQ trên đường phố, họ mang theo cả con nhỏ để vui chơi. Thậm chí có người còn dẫn con cái đến bảo tàng để chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật.
Trang trí nghệ thuật
Trở ngại lớn nhất tại khu tự trị là không có người lãnh đạo chính thức, chỉ có những “thủ lãnh” nổi lên trong từng khu vực. Chẳng hạn như ca sĩ nhạc rap Raz Simone vẫn hàng đêm dẫn toán tuần tra quanh khu vực. Simone gốc người tiểu bang Georgia đã từng có hồ sơ liên quan đến việc bạo hành trẻ em.
Cuối tuần trước Simone đã xuất hiện trên một video được livestream có cảnh anh xử lý một người lái xe khi phát hiện một khẩu súng trường trong xe. Không phải là tất cả mọi người đều đồng tình với cách xử lý đó nhưng chẳng có ai đứng ra bênh vực.
Nhà báo độc lập Kalen D’Ameida từ Los Angeles đã chứng kiến cảnh người của Simone bắt giữ tài xế và yêu cầu giao nạp điện thoại. Một người biểu tình đã giữ phóng viên và đưa về lều an ninh. Nhưng D’Ameida đã trốn thoát trong một khu vực đang xây dựng.
Ca sĩ nhạc Rap, Raz Simone, một trong những thủ lãnh nổi bật trong Khu Tự Trị
Cư dân sống trong CHAZ có khoảng 30.000 người hầu như cũng không có tiếng nói trước những người chủ mới của khu tự trị. Ban đêm người ta vẫn thường nghe tiếng súng và những tiếng la hét vì sợ hãi. Một cư dân sống trong chung cư đã hai lần xin người biểu tình rút khỏi khu vực sinh sống của họ nhưng chỉ nhận được những hành động xua đuổi.
Các cửa hàng và ngay cả nhà riêng trong CHAZ đã bị tràn ngập với những khẩu hiệu viết trên tường. Hầu hết các khẩu hiệu xoay quanh chủ đề “Black Lives Matter”, “George Floyd”, cũng có khẩu hiệu kêu gọi “Tiêu diệt cảnh sát”. Bảng hiệu của cửa hàng đôi khi bị sơn đè lên với dòng chữ “ACAB”, chữ viết tắt của “All cops are bastards”, tất cả lũ cảnh sát đều là những tên khốn kiếp! 
Việc kinh doanh tại CHAZ cũng bị ảnh hưởng. Công ty Trader Joe’s ở Capitol Hill thông báo đóng cửa ngay lập tức và vô thời hạn vì lý do an ninh. Khoảng 100 người biểu tình đã tấn công một tiệm sửa xe để giải cứu một “đồng chí” bị giữ tại đây.
Theo báo cáo của cảnh sát, một người chủ tiệm tên John McDermott đã ngăn cản Richard Hanks khi anh ta cướp phá tài sản trong tiệm và có ý định đốt cửa hàng. Người chủ tiệm và con trai gọi cho cảnh sát rất nhiều lần nhưng không hiệu quả vì họ không thể đột nhập vào CHAZ.
Các cửa hàng bên trong CHAZ
Một số người tình nguyện tìm cách “hạ nhiệt” bầu không khí bạo động, họ lập một “hàng rào bằng người” để thay cho hàng rào kim loại. Đây cũng là một cơ hội hiếm có để cư dân hành động thay cho cảnh sát.
Trong hỗn loạn, hoạt động buôn bán ma túy bùng phát tại CHAZ nhưng cũng phải kể đến những nghĩa cử cao đẹp của cư dân. Những đợt cứu trợ đến dồn dập giúp giải tỏa mối lo thiếu thốn lương thực.
Có một hợp tác xã hoạt động dưới tên “No Cop Co-Op” đã cung cấp rau quả, bên cạnh đó là một “nông trại” bắt đầu hình thành qua hình thức trồng trọt với những kỹ thuật phải nói là rất “lạc hậu”. Lại có một nông trại dành riêng cho người da mầu, còn phục vụ cà phê miễn phí.
Người biểu tình kéo lê một người “gây rối” tại CHAZ
Những nhóm chính trị cánh tả nhân cơ hội này tiếp nhận thành viên mới qua tên gọi “Nước Dân chủ Cộng hòa Hoa Kỳ” hay “Những người Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Seattle”. Đó là ý thức hệ chính trị mang màu sắc của Antifa vốn chủ trương “phong tỏa, chiếm đóng và phản công”.
Người qua lại giữa "biên giới"
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đòi hỏi không được đáp ứng? Andy Ngo kể lại lời tuyên bố của một phụ nữ trẻ có nguồn gốc từ Châu Phi:
“Hãy đáp ứng nhu cầu của dân hoặc chuẩn bị để đáp ứng bằng mọi cách cần thiết… Đó không chỉ là lời cảnh báo… Tôi sẽ cho người dân biết điều gì sẽ xảy ra sau đó”.
***
Chú thích:
(*) Andy Ngô, tên Việt là Andy Cường Ngô, đã viết tweet rằng anh ta "bị tấn công bởi antifa," được ghi lại trong một đoạn video do phóng viên Jim Ryan của nhật báo The Oregonian quay hình, đã được xem gần 10 triệu lần trên Twitter chỉ trong một ngày. Một trang GoFundMe cho blogger bảo thủ Andy Ngô đã huy động được hơn $100.000 Mỹ kim trong vòng chưa đầy 24 giờ bởi hơn 3.000 người đóng góp, vượt qua mục tiêu $50.000 được đặt ra lúc ban đầu.
Xem Video "Nhà báo bảo thủ Mỹ gốc Việt Andy Ngô bị Antifa đánh ở Portland" https://www.youtube.com/watch?v=wnBNs8loct8&feature=youtu.be&fbclid=IwAR2mxC6FQGuQ4n48nv8eVQKK7wgfqKUBnSMvpuR0TbiZYqZ92MEr7E_pv-s
***
Nguyên văn bài viết của Andy Ngo trên New York Post: My terrifying five-day stay inside Seattle’s cop-free CHAZ






















Attachments area




No comments:

Bút ký PHIM HÀNH TRÌNH 50 NĂM do Thanh Tâm Film thực hiện

Khoảng 1977/1978, đọc tin tức trên nhiều báo Việt Nam, tôi nhận ra thân phận rất mong manh của thuyền nhân trong câu được “truyền tụng” lúc ...