Monday, October 26, 2020

Hơn 700 nhà kinh tế học phản đối Trump tái đắc cử: Phản bác của một kinh tế gia gốc Việt - Phạm Đỗ Chí


Qua bài tường thuật của VN Express (21/10/20), hơn 700 kinh tế gia Mỹ, trong đó có nhiều người từng giành giải Nobel, bất mãn với chính sách kinh tế và cách xử lý đại dịch của Tổng thống Trump.

TS Phạm Đỗ Chí, một nhà kinh tế người Mỹ gốc Việt cựu chuyên viên IMF, lấy tư cách cá nhân để đơn phương trả lời các câu hỏi chính của nhóm đông đảo các nhà kinh tế Mỹ muốn dùng áp lực số đông cùng tên tuổi lớn của họ trong nhiều tổ chức lớn hay đại học danh tiếng để làm giảm uy tín của TT Trump khi chỉ còn chưa đến 2 tuần trước ngày bầu cử. Thiết nghĩ đây là một hành động thiếu công bằng, loại "cả vú lấp miệng em" cận kề ngày bầu cử và cũng không so sánh Donald Trump với ứng cử viên đối lập là Joe Biden, ông Chí đã lên tiếng trả lời từng vấn đề nêu lên qua bài tóm lược của VN Express.

Vấn đề: "Chỉ trong một nhiệm kỳ, Donald Trump đã biến Mỹ thành quốc gia không thể nhận ra, mà vẫn chưa chịu hậu quả nào vì làm như vậy", các nhà kinh tế học viết trong một bức thư mở. 

Trả lời PĐC: Các nhà kinh tế Mỹ đã kết án TT Trump một cách mơ hồ, không cho thấy rõ nước Mỹ trở thành một quốc gia "không thể nhận ra" là như thế nào, dưới các tiêu chuẩn nào? Vì đây là diễn đàn của các nhà kinh tế, chúng ta phải hoàn toàn dùng các tiêu chuẩn về nền kinh tế để bắt đầu câu chuyện, trước khi nhảy sang các địa hạt khác. Số đông nhà kinh tế Mỹ này đã không công bình nhìn nhận trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra từ tháng 3/2020, kinh tế Mỹ đã trải qua thời kỳ tăng trưởng thật tốt đẹp với độ tăng 3%-4%, nạn thất nghiệp xuống còn 3.5% vào tháng 2/2020 (thấp kỷ lục trong 50 năm), lạm phát thấp và đồng USD đạt mức cao kỷ lục từ nhiều năm, phản ảnh sự mạnh mẽ của kinh tế Mỹ. Đồng thời thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng lên các mức kỷ lục chưa từng có cho tới ngày 19/2/20, trước khi đại dịch xảy ra làm các chỉ số tạm thời xuống dốc và chạm "đáy" ngắn hạn ngày 23/3/20 nhưng từ đó đã phục hồi gần hết các mức kỷ lục cũ cho S&P 500 và chỉ số Nasdaq. 

Họ đã thiếu công bình cho một lời khen cho các chính sách thành công trong 3 năm đầu đó, mà lại còn tiếc rẻ là ông Trump chưa "phải chịu hậu quả nào", mặc dù TT Trump bị o ép chê bai đủ điều trong dư luận gây sóng bởi giới truyền thông thiên tả bị mua chuộc bời Trung quốc và các nhà tỷ phú quyền lực ngầm thuộc về "Deep State".

Vấn đề: Lá thư kêu gọi cử tri hãy ngăn Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử, vì ông đã "tấn công nền dân chủ".

Trả lời PĐC: Kết án này mới quả thật là nực cười, khi cho là TT Trump được bầu lên trong một cuộc bầu cử tự do và hợp pháp lại đi phá hoại nền dân chủ. Trong khi thủ phạm đích thực của sự phá hoại đó là Đảng Dân chủ dưới sự cầm đầu của 2 ông Obama nguyên Tổng thống và Biden nguyên Phó TT, từ ngày đầu khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức. Nổi bật là cựu TT Obama đ ngược nguyên tắc dân chủ, cầm đầu tổ chức "Organized For Action" tuyên bố với 30,000 thành viên và một ngân sách lớn để phá phách ngay đầu nhiệm kỳ của vị Tân Tổng thống, trái với Hiến pháp và truyền thống cộng tác giữa cựu và tân Tổng thống. Tiếp đó là sự phá hoại không ngừng nghỉ của các tổ chức khác thuộc Đảng Dân chủ, từ vụ điều tra vô tích sự trong hơn 2 năm về liên hệ "Trump-Nga sô" dưới công tố viên đặc biệt Mueller (dưới sự dàn dựng đặc biệt từ thời bà Hillary Clinton), đến cố gắng luận tội (impeachment) TT Trump của Hạ viện do Đảng DC kiểm soát và điều khiển bới bà Chủ tịch Pelosi, rút cục đi đến thất bại nhưng đã làm ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát nạn đại dịch lúc bắt đầu ở Hoa kỳ vào cuối tháng 1/2020. TT Trump đã không hề tấn công nền dân chủ Mỹ, mà là nạn nhân của sự phá hoại nền dân chủ Mỹ do Đảng Dân chủ cầm đầu với sự phối hợp các phe phài nội loạn trong nước (gồm cả bàn tay lông lá của vài tỷ phú nổi tiếng thuộc tả phái) và nhúng tay của Trung quốc từ bên ngoài.

Vấn đề: Các nhà kinh tế Mỹ cũng chỉ trích TT Trump phản ứng lóng ngóng trước đại dịch và lan truyền "thông tin sai sự thật nguy hiểm".

Trả lời PĐC: Chỉ trích này mới thật hoàn toàn vô căn cứ và không thuộc thẩm quyền chuyên môn của các nhà kinh tế, dù có vài người đạt giải Nobel cao quý đi nữa. Các vị đừng nhầm lẫn sự thông thái của mình về ngành kinh tế học sang lãnh vực y khoa và nhất là truyền nhiễm y tế. Khó có thể kết luận một chính phủ nào khác có thể làm gì khá hơn chính quyền Trump trong 9 tháng chống dịch vừa qua, từ ngày cấm dân Trung quốc vào Mỹ từ cuối tháng 1/2020, rồi đến các đề nghị dùng khẩu trang và giãn cách xã hội, rồi sản xuất các phương tiện phòng bệnh và chữa bệnh, và sau cùng hiện nay là sự điều chế các thuốc chữa bệnh (antibody plasma của Regeneron, Remdesivir của Gilead) và vắc xin để ngừa bệnh trong vài tháng tới.

Kết án TT Trump "lan truyền thông tin sai sự thật nghuy hiểm" vừa chứng tỏ sự thiếu hiểu biết về tác dụng thật sự của dược liệu trị bệnh, vừa phủ nhận sự cố gắng bộc trực của cá nhân ông Trump trong những buổi họp báo triền miên hàng đêm suốt mấy tháng ở Tòa Bạch ốc. Ông đã theo dõi đều đặn các diễn biến của bệnh Covid-19 và nhanh chóng tuyên bố vài kết quả dùng thuốc tạm thời có hiệu quả và được một số bác sĩ điều trị ở nhiều nơi xác nhận, điển hình là việc dùng thuốc Hydroxychroloquine có kết quả được xác nhận ở Pháp và nhiều bệnh viện ở Mỹ. Thuốc này cũng đã được xác nhận có kết quả tạm thời ở Mỹ bởi FDA, sau chính cơ quan này lại thay đổi lập trường. Nếu có lỗi, TT Trump đã quá nóng lòng tuyên bố về các thứ thuốc, thay vì để các nhân viên có thẩm quyền chuyên môn tuyên bố.

Vấn đề: Vì các lý do trên, các nhà kinh tế Mỹ mạnh mẽ khuyến nghị cử tri "lấy lại nền dân chủ" bằng cách bỏ phiếu loại Donald Trump khỏi Nhà Trắng. 

Trả lời PĐC: Nền dân chủ Mỹ không hề mất vì sự hiện diện của ông Trump trong vai trò Tổng thống, mà vì sự cố ý phá hoại của Đảng Dân chủ như đã nêu trên. Trái lại, muốn tái lập tinh thần dân chủ và thượng tôn Hiến pháp Mỹ, các cử tri Mỹ nên mạnh mẽ bầu cho ông Trump tái đắc cử VÀ bầu Đảng Cộng hòa kiểm soát cả Thượng và Hạ viện.

Các nhà kinh tế nêu trên chỉ trích thiếu thuyết phục chính sách kinh tế của TT Trump và cũng dùng điều này để "đề nghị cử tri loại ông ra khỏi Nhà Trắng". Nhưng họ đã cố tình làm ngơ, hay nói đến rất ít chính sách kinh tế của ông Biden sẽ là gì nếu so sánh với một nhiệm kỳ nữa của ông Trump.

Đây mới là chỉ trích lớn nhất của TS Phạm Đỗ Chí đối với Lá Thư Ngỏ của hơn 700 nhà kinh tế Mỹ lừng danh. Họ quên mất sự thất bại của ông Biden trong suốt 47 năm đảm nhiệm các chức vụ công quyền của ông này, và nhất là trong 8 năm làm phó tướng cho ông Obama khi nền kinh tế Mỹ tương đối ì ạch sau suy thoái năm 2008. 

Bây giờ trong cảnh suy thoái gây ra bởi đại dịch, chỉ có TT Trump mới có thể đem nước Mỹ phục hồi và tạo lại công ăn việc làm nhanh chóng, cũng như giúp ổn định thị trường chứng khoán ở mức cao hiện tại, phản ảnh dự báo thị trường ông Trump sẽ tái đắc cử.

Trái lại, ông Biden nếu được bầu với chính sách tăng thuế doanh nghiệp và cá nhân mạnh mẽ sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào nạn đại suy thoái và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, làm tiêu tan cơ nghiệp hồi hưu của nhiều người qua các quỹ 401k. Ngoài ra vài tuyên bố chính sách khác của ông Biden cũng nên làm 700 nhà kinh tế Mỹ phải suy nghĩ thêm: a) chính sách năng lượng sạch là chính sách không tưởng vì không có phương tiện chi trả và sẽ giết chết kỹ nghệ dầu hỏa của Mỹ, sẽ đẩy giá xăng lên $7-$8 đô la/gallon; b) chính sách tăng lương tối thiểu lên 15$ sẽ làm các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Mỹ phá sản, các doanh nghiệp lớn mất khả năng cạnh tranh quốc tế, và cùng với giá dầu xăng tăng sẽ gây lạm phát khủng khiếp trong 2 năm tới; và c) các chính sách phúc lợi xã hội, y tế và giáo dục như tuyên bố của ông sẽ đưa ngân sách liên bang và vài tiểu bang chính như California và New York đến chỗ phá sản.

Sau cùng, TS Chí cũng nhắc lại dự báo nổi tiếng của nhà kinh tế Mỹ từng đoạt giải Nobel, ông Paul Krugman, vào thời điểm 2016 lúc ông Trump ra tranh cử lần đầu, đã tuyên bố nếu ông đắc cử thì chính sách kinh tế của ông sẽ làm kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái ngay năm đầu và thị trường chứng khoán sụp đổ. Nhớ lại chuyện này và các tiên đoán sai khác của 790 nhà kinh tế vào thời đó cũng trong một thư ngỏ bất tín nhiệm ông Trump, TS Chí mong mỏi nhóm đông các nhà kinh tế Mỹ năm nay hãy công bằng hơn trong các dự báo kinh tế, nên duy thực nghiệm thay vì duy ý chí khi phán doán chính sách kinh tế tương lai lần nữa của ứng cử viên Donald Trump, nhất là khi ông này có thêm tràn đầy kinh nghiệm thực tế về kinh tế Mỹ và không cần đến các mô hình lý thuyết của nhóm Dân chủ.

No comments:

NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI CAO TUỔI NÊN TRÁNH.

Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổ...