Wednesday, July 28, 2021

ĐÔI VOI ĐÁ CHƠ VƠ Ở THÀNH HOÀNG ĐẾ...


Mình đã có duyên ghé thămThành Đồ Bàn, một di sản lừng danh của Vương quốc Champa xưa, Hiện nay, ngôi thành từng được cư dân Champa cổ gọi là Vijaya, tọa lạc tại xã Nhơn Hậu, thị Xã An Nhơn – Bình Định

Hồi đó thấy bản nhạc ghi cái tựa Hận Đồ Bàn’ mình chẳng biết nó có ý nghĩa là gì?. Chỉ nhớ rằng; cha luôn đàn bài hát này mà thôi/
Gần ½ thế kỷ trôi qua, mình mới có duyên chạm ngõ cùng ngôi thành, vốn thuộc quyền sở hữu của vương triều Chiêm Thành xa xưa.Sau nhiều binh biến giao tranh, Đồ Bàn thành đã thuộc về nhà Tây sơn và được đổi tên Thành Hoàng Đế,..
Khi Vua Gia Long chiếm được thì lại ban tên mới cho thành là Bình định.
Đặc biệt..cách cổng chào của di tích ước chừng hơn 100 m.
Mình thấy có một đôi voi đá, lạc lõng yên vị kế con đường làng, thản nhiên hứng nắng đội mưa hàng thế kỷ trôi qua và phôi pha cùng tuế nguyệt
Thả những bước chân dạo quanh và ngắm thăm đôi voi đá
.Mình đã bất ngờ và có nhiều cảm xúc..
Có lẽ, bởi chúng là dấu tích sót lại của Dân Tộc Chăm pa...Từng được các nghệ nhân đem hết tâm huyết để tạc ra đôi voi đá mang biểu tượng oai hùng của vương triều rực rỡ xưa.
Chúng được Quân vương Chế Mân ra lệnh đặt trước cổng thành Đồ bàn, nhằm thể hiện vương quyền oai hùng và thịnh trị..
Lần dò lịch sử của Champa ..mình thấy ghi như sau..
Thành Đồ bàn được xây vào năm 982 dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya
(âm Hán-Việt là Ngô Nhật Hoan ?)
Sau đó..Đồ bàn trở thành thủ phủ của vương quốc Cham pa hùng mạnh., dưới sự cai trị của Chế Mân, Chế bồng Nga..
Lịch sử còn ghi rằng..Sau khi gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân..

Dù được tiến cống hai châu Ô và châu Rí..( tức Quảng trị kéo dài tới Huế) nhưng Vua Trần Duệ Tông đã từng dẫn 120 ngàn binh lính tấn công Đồ Bàn thành..
Kết quả..Quân Việt thua tan tác và nhà vua tử trận vào năm 1376..
Gần 27 năm sau..
Vào năm 1403, Hồ Hán Thương sai tướng đem 20 vạn quân vây đánh thành Đồ Bàn suốt hai tháng trời.
Tuy nhiên , quân nhà Hồ vẫn không chiếm nổi Đồ Bàn bởi quân Chiêm Thành phản công quyết liệt.
Cuối cùng, không thắng nổi sự chống cự quyết liệt của quân Chiêm, Hồ Hán Thương đành phải rút quân về nước.
Cho tới năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem một đoàn thủy, lục quân hùng mạnh sang đánh Chăm Pa rất ác liệt..
Khi đó Vương triều Champa đã suy yếu bởi nhà vua kiêm vị đại tướng tài của Champa là Chế bồng Nga đã mất.
.Vậy là...
Sau một thời gian giao tranh, Quân Chiêm Thành thua trận, bại vong..
Chiếm được Đồ Bàn, Lê Thánh Tông ra lệnh phá hủy thành, vơ vét tài sản và giết sạch binh lính Chămpa không thương tiếc..
Và Đồ bàn tráng lệ của dân tộc Champa xưa, đã trở thành một khu mồ hoang tập thể của vương quốc ..
Dù bị đốt phá tan hoang, không hiểu sao, đôi voi đá vốn được nghệ nhân Champa chạm rất công phu vẫn còn sót lại !..Sau bao nhiêu năm thăng trầm của rất nhiều triều đại đôi voi đá này vẫn an vị trên một rẻo đất xưa kia là cổng hoàng thành, nay đã bị cư dân lấn chiếm xây nhà ở..
Nhờ ơn trời , Khi mình tới xem, lòng thở phào mừng thầm vì chưa có ai nổi cơn điên, phá hủy chúng luôn lấy đá để làm đường hay rải nền chống lụt thì... bỏ mẹ..
Được biết, đôi voi này mang biểu tượng Vua và hoàng hậu . Nếu voi Vua thể hiện sự uy nghi mạnh mẽ thì voi Hoàng hậu lại điệu đàng với vương miện vòng cổ và cả hoa tai đeo trên mình.Nhìn nàng Voi rất nữ tính và duyên dáng lắm..
À quên..nhìn kỹ hơn mình phát hiện đôi ngà của Vua và hoàng hậu voi bị nhổ mất rùi nghen. Chắc là thằng ăn trộm nào đó , thấy đôi ngà này, nó tưởng là hàng thật nên, ráng bứt ra. Cũng có thể .. nghệ nhân xưa đã lắp ngà thật vào tượng voi..nên bị bọn trộm dớt lun. Nếu như thế thì...tiếc ơi là tiếc..
Ngắm đôi voi đá thật lâu , Mình đã phải bàng hoàng vì nghệ thuật điệu khắc của nghệ nhân xưa quá tinh tế bởi hai bức tượng voi này..
Càng ngắm chúng, đôi lúc mình tưởng đó là hai con voi thật, nhưng đã hóa đá theo truyền thuyết bởi các pháp sư tế lễ và hô biến thành thần để làm vật tổ thờ lạy cho cư dân Champa..
Bới chúng quá sống động đến mức, lúc nhìn Voi Vua..mình cảm tưởng đôi mắt của voi bị mờ đục như đang khóc và nó cứ ám ảnh mình mãi..
Chợt nhớ trong những ngày lang thang Pleiku..Mình đã lần mò, chạy theo con đường từ vùng đất này đi Quy nhơn để tìm đến Tây Sơn thượng Đạo..Lúc bon bon trên con đường gồ ghề rách nát đầy bụi bặm để vượt đèo Mang Yang, chợt nhận ra con đường này cũ lắm..
Nó giống như hình ảnh 1 người già nua đầy thương tích, mang các vệt bùn đất loang đỏ bên đường giống hết những vết thương..
Chợt nhớ khi đọc lại các trang sử..
Nghe kể rằng: Tây Sơn tam kiệt đã mời gọi các vị tù trưởng của các buôn làng hùng mạnh Tây nguyên ủng hộ nghĩa binh.. Qua đó, các đàn voi đã từ khu vực rừng núi Tây nguyên tức Đaklak, Kon Tum và Pleiku ngày nay..Tất cả đã lũ lượt đi trên con đường này để tập kết tại Tây sơn thượng đạo..Đồng thời. với sự mưu trí đa mưu của Nguyễn Huệ ( lúc đó chưa lên ngôi Vua)Ông đã cử nữ tướng Bùi Thị Xuân theo học các bài huấn luyện voi từ các tù trưởng..Với thiên khiếu riêng không ai sánh bằng..
Bùi Thị Xuân trở thành vị nữ đô đốc có biệt tài huấn luyện thành công đội khổng tượng chiến đấu lừng danh trong lịch sử Việt..Nghe đồn, bà được một tù trưởng trao phép biết nói tiếng và cai trị động vật . Quyền phép này đã khiến các động vật nể sợ, Trong đó có cả việc khống chế, huấn luyện hổ và gấu nghe lệnh chỉ huy của Bà
Riêng đội kỵ binh tinh nhuệ do Đô đốc Trần Quang Diệu chỉ huy thì các chú ngựa bền bỉ được ra lò trên đất Phú yên các bạn nhé....
Tuy nhiên..Dường như trong đời Người. Nếu ta lạm dụng cái gì thì phải trả quả cho việc làm của ta đấy. Bùi Thị Xuân đã chết bởi chính con voi mà bà từng cưỡi và yêu thương nhất. Nó đã bị điên khi bị quân Nhà Nguyễn cho ăn lá rừng gây ảo giác và tra tấn bằng xích sắt với cây đoòng móc thịt..
Trong cơn đau và say máu, chính nó đã hất Bùi Thị Xuân lên không trung, quật mạnh và húc ngà vào ngực bà. Riêng đứa con gái duy nhất của đôi vợ chồng Đô đốc này cũng bị giết chết trước mặt Bùi Thị Xuân. Bởi Vua Gia Long ra lệnh quân lính hạ sát bằng cách quật đầu bé vào đá, và cháu bị nát óc..chết tươi.
Việc Vua Gia Long đã trả thù Tây Sơn tàn khốc đến từng ngọn cỏ cũng có một nguyên nhân rất bi thương.
Do trước đó..Quân Tây sơn đã truy sát nhà Nguyễn rất đau thương và bi ải..
Đã vậy, Hoàng Đế Gia Long còn xót thương cho hai vị tướng của mình là Võ Tánh - Ngô Tùng Châu cùng trấn giữ thành. Khi Thành bị thất thủ , cả 2 dũng tướng cùng quyên sinh để bảo vệ khí tiết..
Vì vậy, Gia Long càng căm hận hơn các tùy tướng nhà Tây Sơn hơn, nên Vua đã tận diệt các nhân tài không cùng chí hướng với mình một cách khủng khiếp..
Như vậy.Không chỉ có máu Chiêm Thành rơi đổ tại Đồ Bàn..Tại ngôi thành cổ này..Nó là chứng nhân nhìn thấy những vũng máu của các cư dân Việt từ các đời Trần , Mạc , Lê, Nguyễn , Tây sơn loang lổ tràn lan rồi nhuộm thấm đến từng hạt đất và cây cỏ..Do oán khí tràn ngập khăp không gian..
Cho đến nay..Đồ Bàn Thành vẫn hoang vu và lạnh lẽo lắm . Hỏi thăm vài cư dân ở quanh vùng, người ta kể rằng..
Từ hồi xa xưa, trong những đêmtrời u ám, khi đang nằm ngủ, người dân vẫn nghe tiếng đàn hát thấp thoáng . nhìn qua khe cửa ngó về Tháp cánh tiên, bỗng đỏ đèn sáng rực một góc..
Rồi có tiếng múa hát.có tiếng binh khí khua leng keng, có tiếng reo hò và có tiếng thét bi thương. Pha lẫn trong các tiếng động, cư dân nghe được cả tiếng voi gầm, tiếng ngưa phi và cả những tiếng tù và rúc trong màn đêm đầy sương mù tràn ngập. Vài người già làm gan , vạch khe cửa để nhìn cho rõ..
Họ thấy lao xao hình ảnh quân lính rầm rập chạy qua, thấp thoáng bóng quân binh cưỡi ngựa vung kiếm sáng lòa trong tiếng hét và cũng có bóng người gục xuống.
Nhưng những hình ảnh này, nó chỉ hiện về lúc âm u, tối trời..Còn đêm trăng thì chỉ nghe tiếng đàn văng vẳng...Do vậy, Khi Đồ bàn Thành bị tiêu diệt, mọi cư dân đã sợ sệt..lần lượt bõ đi..
Được biết, Thành Đồ Bàn từng bị bỏ hoang hơn 300 năm kia đấy Khi Nguyễn nhạc xây lại thành Hoàng Đế. chắc ông cũng không bao giờ có thể ngờ: cuộc đời của ông cũng tạ từ cõi thế tại ngôi thành này cả và khi Gia Long lên ngôi Vua. Bỏ qua những lời khuyên can, NhàVua đã xây dựng thành này trên nền đất của nhà Tây sơn xưa. Mà dưới đó cũng là phế tích của Đồ Bàn Để rồi cuối cùng:triều đại nhà Nguyễn cũng dần tan theo năm tháng..
Bây giờ..chỉ còn sót lại những dấu tích buồn thương. Nhưng đôi voi thì vẫn kiên cường. Chúng đứng hàng trăm năm..
kể cho con người câu chuyện buồn lịch sử..
Đó là chiến tranh , không chỉ có con người mãi tàn sát nhau mà động vật cũng bị giết man rợ.
Bài & Ảnh: Dương Thủy

No comments: