Wednesday, April 20, 2022

Thấy gì sau vụ chìm tàu Moskva, “thần khí hộ quốc” của Nga?

 


Đài truyền hình TCH của Ukraine ngày 14/4 đưa tin, tàu tuần dương Nga Moskva đã bị đánh chìm bởi tên lửa Neptune của Lực lượng vũ trang Ukraine. Sau đó, một quan chức Nga chứng thực, niềm tự hào của Hải quân Nga là tàu tuần dương tên lửa Moskva đã bị chìm khi nó được kéo vào cảng. Tuần dương hạm Moskva, được mệnh danh là “thần khí hộ quốc“, là soái hạm của Hạm đội Biển Đen trong 39 năm, đã rời khỏi sân một cách ảm đạm.

Tàu Moskva của Nga (Nguồn ảnh: Mil.ru/CC BY 4.0)

Hôm thứ Năm (ngày 14/4), các cơ quan báo chí của Nga đưa tin, một tàu tuần dương tên lửa khổng lồ từ thời Liên Xô đã bị chìm khi nó được kéo về cảng trong thời tiết bão tố sau vụ nổ và hỏa hoạn. Mặc dù Điện Kremlin cố gắng làm nhẹ thiệt hại, chỉ nói rằng ngọn lửa đã được dập tắt trước đó trên con tàu và hàng trăm thành viên thủy thủ đoàn đã được sơ tán đến các tàu khác ở Biển Đen, nhưng họ cũng tuyên bố rằng con tàu vẫn còn nổi và sẽ được kéo vào cảng. Tuy nhiên, hãng thông tấn nhà nước Nga TASS dẫn lời Bộ Quốc phòng cho biết: “Trong khi được kéo đến cảng đích, con tàu bị mất thăng bằng do hư hỏng thân tàu vì hỏa hoạn sau vụ nổ kho đạn dược, và khi biển động, con tàu đã bị chìm.”

Theo tờ The Sun đưa tin, lực lượng phòng thủ phía nam thành phố Odessa của Ukraine đầu tiên sử dụng máy bay không người lái để gây nhiễu hệ thống phòng không của Moskva, sau đó phóng 2 tên lửa hành trình chống hạm Neptune để tấn công từ 2 phía. Một trong số chúng trúng phải bệ phóng tên lửa trên boong, và toàn bộ con tàu chìm trong biển lửa. Vì vậy, thủy thủ đoàn phải bỏ tàu chạy thoát, cuối cùng con tàu biến mất vào biển cả vô biên.

Bằng cách này, niềm tự hào của Hạm đội Hải quân Biển Đen của Nga, con tàu uy tín nhất tham gia cuộc chiến chống Ukraine, và con tàu từng được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cổ súy là có thể “chiến đấu thêm 30 năm nữa” đã biến mất vào biển cả. Theo phân tích của Forbes, cho đến nay, con tàu Moskva bị đánh chìm là tổn thất đắt giá nhất đối với quân đội Nga trong chiến tranh, với chi phí khoảng 750 triệu USD. Chưa kể, con tàu “Pháo đài đỏ cuối cùng” được coi là “thần khí trấn quốc” của Nga, bị đánh chìm sau 50 ngày kể từ khi ông Putin tiến hành cuộc xâm lược Ukraine, điều này là một một đòn tượng trưng đối với Điện Kremlin.

Tên khai sinh của của con tàu Moskva này là Slava, có nghĩa là “vinh quang“, về sau được đặt theo tên của thành phố Moscow của Nga. Trong đợt tấn công này, tàu Moskva chở 510 thủy thủ đoàn và 1 máy bay trực thăng, nó là một con tàu nổi mạnh nhất trong khu vực. Con tàu này nặng 12.490 tấn, mớn nước 1,2 tấn, dài khoảng 186,4 mét (611,5 feet), có bốn hệ thống động lực tuabin khí COGOG và có thể đạt tốc độ 59 km/ giờ (37 dặm/ giờ). Các cảm biến và hệ thống xử lý được sử dụng bao gồm radar tìm kiếm 3D Voshold MR-800, radar tìm kiếm 3D Fregart MR-710, radar dẫn đường Palm Leaf, radar điều khiển hỏa lực Pop Group SA-N-4, radar điều khiển hỏa lực trên mái vòm SA-N-6, radar điều khiển hỏa lực Hệ thống AK-360 CIWS, sonar tìm kiếm chủ động làm việc dải sóng trung tần (MF) + thấp tần (LF) Bull Horn và Steer Hide.

Theo The Telegraph đưa tin, điều đáng chú ý nữa đó là hệ thống chống hạm Neptune. Ukraine tuyên bố đã bắn trúng con tàu, và tên lửa hành trình chống hạm R-360 do Neptune phóng (tên lửa R-360 Neptune dựa trên tên lửa hành trình cũ của Liên Xô có tên Kh-35), có khả năng đánh trúng mục tiêu trong phạm vi được báo cáo là 180 dặm và có khả năng bay cao lướt trên biển để tránh sự phát hiện của radar. Tên lửa này rõ ràng có khả năng kết hợp dẫn đường bằng GPS với dẫn đường quán tính để cải thiện độ chính xác, đồng thời sử dụng thiết bị tìm kiếm radar chủ động trên tàu để phát hiện mục tiêu trong giai đoạn cuối trước khi đánh trúng.

Điểm yếu của tàu Moskva

Theo BBC, một số nhà bình luận của tờ báo này cho rằng hệ thống ngăn chặn hỏa lực trên tàu chiến 40 năm tuổi đã lỗi thời và kém hiệu quả. Tuy nhiên một số cây bút đồng ý rằng sự phát triển này (sự kiện tàu của Nga bị đánh chìm) sẽ không thay đổi tiến trình của cuộc chiến. Nhưng dù sao thì đó cũng là một đòn giáng vào lòng tự tôn dân tộc. Từng là biểu tượng cho sức mạnh và tham vọng của Nga, Moskva hiện nằm dưới đáy biển. Đạo diễn phim và là cựu nghị sĩ, ông Vladimir Bortko nói rằng số phận của Moscow là một lý do cho chiến tranh. Ông Mykola Bielieskov thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraine cho biết: “Đây là về thiệt hại tâm lý hơn là thiệt hại về vật chất.” Mặc dù bản thân tàu Moskva không bắn tên lửa vào mục tiêu trên đất liền của Ukraine, nhưng chuyên gia quân sự nói với BBC rằng nó cung cấp sự hỗ trợ vô cùng quan trọng cho các con tàu khác. Do đó, phần còn lại của Hạm đội Biển Đen của Nga giờ đây sẽ dễ bị tấn công hơn trước các cuộc không kích, mặc dù vẫn chưa rõ liệu các lực lượng đang suy kiệt của Ukraine có đủ nguồn lực để tận dụng điều này hay không.

Tờ Daily Mail cũng đưa tin về vụ việc. Nhà phân tích hải quân nổi tiếng H I Sutton chỉ ra rằng con tàu thường neo đậu ở vùng biển gần Đảo Rắn trong 2 tháng qua và cho biết khả năng phòng thủ của con tàu đã “lỗi thời”. Ban đầu nó được Liên Xô chế tạo vào năm 1983 và đã trải qua một đợt sửa chữa lớn và hoạt động trở lại vào năm 2000. Tuy nhiên kể từ đó, các bản cập nhật đã diễn ra lẻ tẻ, một kế hoạch sửa đổi lớn vào năm 2015 đã bị loại bỏ, điều này khiến nó có khả năng dễ bị tấn công bởi các vũ khí hiện đại. Vào tối thứ Năm (14/4), các quan chức phương Tây cho biết cuộc tấn công đã chứng tỏ khả năng của Ukraine trong việc tấn công người Nga ở những khu vực mà họ cho là bất khả xâm phạm. Trong đó có một người mô tả: “Người Ukraine đã sử dụng trí tưởng tượng của họ, đồng thời chứng minh sự túc trí đa mưu của họ. Họ có thể hành động ngay lập tức và có tác động đến quân đội Nga.”

The Telegraph cho biết, chắc chắn tàu Moskva có một số điểm yếu mà các tàu phương Tây có thể không có. Nó thiếu một số biện pháp đối phó điện tử như mồi nhử Nulka (Nulka decoy) mà các tàu như Mason sử dụng để đánh bại các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình, hệ thống chỉ huy và điều khiển của nó có thể không đáp ứng các tiêu chuẩn của phương Tây và thủy thủ đoàn của nó có thể được chứng minh thiếu tính cảnh giác và thiếu tính kỷ luật. Tuy nhiên, giống như khi tàu HMS Sheffield bị chìm đã nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả một thủy thủ đoàn được đào tạo bài bản cũng sẽ gặp khó khăn khi chống lại một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình bất ngờ, điều này khiến thời gian cảnh báo của họ ngắn lại.

Tình hình thương vong của tàu Moscow

Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết phi hành đoàn đã được sơ tán, nhưng không đề cập đến thương vong. Ông Anton Gerashchenko, một cố vấn của Bộ Quốc phòng Ukraine, cho rằng “hàng trăm” thủy thủ có thể đã thiệt mạng trong vụ nổ. Chính trị gia người Nga chống Putin, ông Ilya Ponomarev cho biết cho đến nay chỉ có 50 người trong số 510 thành viên phi hành đoàn xác nhận đã được giải cứu.

Bộ trưởng Quốc phòng Litva, ông Arvydas Anušauskas viết trên mạng xã hội rằng vào lúc 1h05 sáng, tàu tuần dương Nga Moskva đã gửi tín hiệu SOS. “Lúc 1h14, tàu bị nghiêng, nửa tiếng sau mất điện; từ 2h sáng, tàu Thổ Nhĩ Kỳ đã sơ tán 54 thủy thủ khỏi tàu; khoảng 3h sáng, Thổ Nhĩ Kỳ và Romania báo cáo rằng tàu đã chìm hẳn. Tổn thất về người của phía Nga vẫn chưa rõ, mặc dù có 485 người trên tàu (trong đó có 66 người là sĩ quan).”

Sau vụ việc, phía Ukraine đã thông báo về việc thuyền trưởng Hải quân Nga, Đại úy Anton Valeryevich Kuprin, thiệt mạng.

Liệu có người thúc đẩy nào khác đằng sau trận chiến này?

Nhà bình luận thời sự Đài Loan Ngô Tử Gia cho rằng “tàu chiến vinh quang” trị giá hàng trăm triệu USD đã bị tên lửa trị giá mấy trăm ngàn đô đánh trúng “tử huyệt” giữa giai đoạn này đã bộc lộ một vấn đề rất lớn: thực ra hạm đội Biển Đen cũng không phải là mạnh. Ngoài ra, ông Ngô Tử Gia cũng phân tích rằng việc Ukraine có thể bắn trúng tàu Moskva dựa vào trình độ công nghệ của Ukraine là điều có chút khó tin, và rất có thể quân đội Mỹ đang kiểm soát toàn bộ cục diện trận chiến.

Ngoài ra, nhà bình luận thời sự Lý Chính Hạo cũng cho rằng trong cuộc chiến do máy bay không người lái triển khai này, đối mặt với những loại vũ khí không có âm thanh này, làm sao binh lính Ukraine biết để tìm kiếm máy bay không người lái, và làm thế nào họ biết được vị trí cụ thể của máy bay không người lái? Rõ ràng, hệ thống radar điều khiển Sentinel của quân đội Mỹ đã hỗ trợ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng công bố “danh sách mong muốn” của riêng mình về vũ khí, trong đó đề cập đến Paladin, lựu pháo 155mm và tên lửa HIMARS, … Do đó, Mỹ nhiều khả năng đã chuẩn bị đầy đủ vũ khí cho Ukraine, sau đó ngồi quan sát cục diện chiến tranh. Ông Lương Đông Bính, phóng viên chiến trường kỳ cựu tại Đài Loan đã đăng bài bình luận nói rằng Mỹ đã giúp quân đội Ukraine lên kế hoạch cho cuộc chiến từ đầu đến cuối.

Tổn thất của tàu Moskva đánh dấu cột mốc thương vong lớn nhất đối với quân đội Nga trong chiến tranh do quân đội Ukraine gây ra, và đây là một trong những con tàu lớn nhất bị tổn thất trong chiến đấu kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Nó cũng đánh dấu một tổn thất nhục nhã khác đối với các lực lượng vũ trang của ông Putin, nghe nói lãnh đạo Nga sau khi nghe được thông tin này đã cảm thấy “phẫn nộ”.

Theo báo cáo của truyền thông Nga, ông Putin đã được thông báo trong đêm về việc tổn thất tàu, đồng thời được thông báo sai rằng cuộc tấn công được thực hiện bằng vũ khí của Anh. Cơ quan Tình báo nước ngoài của Nga báo cáo, ông Putin đã “nổi giận” theo cách “chưa từng thấy”.

 on 

Pham

Nguồn: https://vietluan.com.au/73741/thay-gi-sau-vu-chim-tau-moskva-than-khi-ho-quoc-cua-nga/

No comments:

Danh sách các Chiến Sĩ Hải Quân QLVNCH đã Hy Sinh Trong Trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974:

Số TT Chức vụ Họ tên Đơn vị 1 Trung sĩ Cơ khí Trần Văn Ba HQ-10 2 Hạ sĩ Cơ khí Phạm Văn Ba HQ-10 3 Hải quân đại úy Vũ Văn Bang HQ-10 4 Hạ sĩ...