HSP: Một bài phân tích đáng chú ý nhưng rất chủ quan. Sự tồn tại của bất cứ chế độ nào cũng phải có lòng dân chứ không phải là bộ máy kềm kẹp dù nó khổng lồ và hung ác đến đâu. Đây là một bài bơm hơi cho những tên chóp bu đảng Cộng Sản và bọn tay sai.mừng khấp khởi!
NGUỒN HÌNH ẢNH,
GETTY IMAGES
Duyệt binh
Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững.
Cuốn “Revolution and Dictatorship: The Violent Origins of Durable Authoritarianism” của Steven Levitsky và Lucan Way có chương riêng nhìn vào ba nước Algeria, Ghana và Việt Nam từ cuộc chiến giải phóng dân tộc đến nay.
Phần về ‘Cách mạng và nền độc tài’ (Revolution and Dictatorship, bản trích trên Viet-Studies), đánh giá sự thành công của Đảng Cộng sản trong việc vượt qua giai đoạn chuyển đổi lớn trên thế giới ở giai đoạn cuối và sau Chiến tranh Lạnh (các thập niên 1980s và 1990s).
Khác hẳn các đảng bạn ở Đông Âu, nơi phong trào bất đồng chính kiến xuất hiện và thách thức, rồi hạ bệ các chế độ của đảng cộng sản, ở Việt Nam không hề có phong trào vận động dân chủ nào đáng kể.
Thậm chí so với Trung Quốc cùng thời, Đảng ở Việt Nam không đối mặt với thách thức nội bộ gì hay rạn nứt hàng ngũ. Chỉ có một vài nhóm bất đồng chính kiến, như Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ ở miền Nam, đã bị vô hiệu hóa dễ dàng.
Sang thế kỷ 21, Đảng vẫn cầm quyền vững và hai tác giả Levitsky và Way tìm cách lý giải hiện tượng lạ này, qua cách nhìn vào quan hệ Đảng và Nhà nước với Xã hội Việt Nam, hình thành từ thời chiến, và các thành quả của cải cách kinh tế.
Ba lý do ‘xóa tan làn sóng dân chủ thứ ba’
Dùng khái niệm ‘Làn sóng Dân chủ III – Third Wave of Democratisation’ của Samuel Huntington (1991) nói về sự chuyển biến ở 60 nước cuối thế kỷ 20, hai tác giả nói trên cho rằng làn sóng này “ập tới Việt Nam mà không có sức mạnh gì”.
Theo họ, có ba lý do giải thích điều này.
Đầu tiên là việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo (như ở Đông Âu, từ nhóm thấm sâu ý tưởng Chiến tranh Lạnh sang thế hệ trẻ, cải tổ), đã không xảy ra ở Việt Nam.
“Thế hệ lãnh đạo kế cận, thứ nhì” cũng như thế hệ một, đều vẫn là những người “có vai trò cách mạng trong cuộc chiến”, nhất là cuộc chiến chống Mỹ.
Yếu tố thứ nhì là bộ máy kiểm soát rộng khắp, có năng lực cao để áp dụng trấn áp cường độ thấp (low-intensity coercion).
“Nhân viên công an hoạt động ở mọi góc phố trên toàn quốc, theo dõi, quấy nhiễu, cho vào sổ đen, và đôi khi bắt các nhà bất đồng chính kiến, giúp chính quyền nhổ từ trong trứng mọi mầm mống của bất cứ phong trào phản đối nào.”
Trong khi đó, khả năng tự tập hợp lại của xã hội thì rất thấp. Khác Nam Hàn, Đài Loan ở VN không có Làn sóng thứ ba đòi dân chủ của sinh viên, nghiệp đoàn cuối thập niên 1980s.
Lý do nữa cho việc tồn tại bền chặt của chế độ là tăng trưởng kinh tế ở mức cao, đạt 7%/năm từ 1985 tới 1995 và vẫn tăng trưởng dương sau này.
“Kinh tế phát triển nhanh giúp làm giảm sức ép của công chúng bất bình, và tạo ra nguồn lợi có thể dùng để mua chuộc những người có tiềm năng phê phán chế độ.”
Lớn lên từ chiến tranh
Bước vào thế kỷ 21, hai tác giả này đánh giá Việt Nam về cơ bản vẫn duy trì cơ chế quyền lực có từ thời chiến.
Ví dụ, ngay sau khi cuộc chiến VN kết thúc, nước này có quân đội đông khổng lồ (nguyên văn: monstrous size), ăn hết 25% GDP. Thêm vào đó là 1,5 triệu dân quân tự vệ, các nhóm bán vũ trang. Bộ máy công an cũng đông đảo chưa từng có và kiểm soát từng hang cùng ngõ hẻm.
Dùng khác niệm ‘quan hệ quyền lực bất đối xứng giữa chính quyền và xã hội’ (state-society power asymmetries), họ cho rằng nhờ bộ máy kiểm soát to lớn khủng khiếp, cán cân vẫn nghiêng về phần ‘ổn định chế độ’. Tức là bộ máy kiểm soát to tới mức lấn át xã hội.
Cùng lúc, sang đầu thế kỷ 21, và đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, Việt Nam có xã hội dân sự còn yếu hơn ở Burundi, Gambia, Tajikistan và Yemen.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Công an và cảnh sát cơ động bảo vệ cho một sự kiện quốc tế ở Hà Nội năm 2019
Dùng nguyên tiếng Việt ‘cong an agents’ hai tác giả nói Việt Nam là nhà nước cảnh sát và ‘cong an agents’ có thể lên tới 1 triệu sau chiến tranh, và nhiều người có kinh nghiệm quân sự.
Ngoài ra, còn có mạng lưới chỉ điểm “ở công sở, trong trường lớp, ở phường phố” và “tổ dân phố” (neighborhood warden) gặp các gia đình, hộ dân cư thường xuyên. Việc theo dõi thư tín, điện thoại, và sau này là email xảy ra với bất cứ ai hoạt động bất đồng chính kiến.
Tác giả kết luận rằng trong trường hợp của Việt Nam, ba thập niên chiến tranh đã tạo ra bộ máy Đảng-Nhà nước hùng hậu và phá tan mọi trung tâm quyền lực văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị độc lập. Nhờ vậy, chế độ của ĐCSVN đã “vượt qua 70 năm cầm quyền một cách bền vững, bất chấp những đau khổ của công cuộc thống nhất quốc gia và cuộc khủng hoảng toàn cầu của chủ nghĩa cộng sản”.
Dù cuốn sách chưa nói đến giai đoạn mới nhất 2021-22, truyền thông Việt Nam cho hay đảng cộng sản cầm quyền đã và đang “tổng kết quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021-2030 và đề ra Tầm nhìn 2050”.
Đây là chỉ dấu cho rằng các nhà lãnh đạo ở Việt Nam tin rằng hệ thống chính trị của họ sẽ còn tồn tại rất lâu.
No comments:
Post a Comment