Monday, October 3, 2022

Từ Taiwan nhìn sang Nam Hàn Không quân Nam Hàn và Máy bay tự chế – Trần Lý


Các tin tức về Vũ khí trên các tạp chí chuyên môn như Jane’s, Modern Weapon.. loan những tin khá thú vị về cuộc thi đua tìm mua các loại vũ khí mới dựa trên những sự kiện thực tế đang diễn ra tại chiến trường Ukraine .Vũ khí của Nga : xe tăng, phi cơ.. không còn là các mặt hàng được các Quốc gia thứ 3 ưa chuộng..

  • Vũ khí Tàu , bán không chạy tuy khá rẻ như các phi cơ J-7, J-20 vì có nhiều vấn đề kỹ thuật chỉ sau vài năm sử dụng (trường hợp Pakistan..)
  • Vũ khí Mỹ : không đủ hàng (!)  : F-16, F-35..phải chờ vài năm mới có , dù qua được thủ tục ‘rắc rối’ của việc cần được Quốc Hội Mỹ chuẩn thuận..
  • Súng đạn Âu châu.. Sản xuất hạn chế, không thể có ngay, ngoại trừ các phi cơ đang bị ‘ế’ (trường hợp Thụy Điển, Tiệp khắc..)
  • Cách thức cuối cùng là tìm mua từ các Quốc gia ‘bán súng đạn’ nhỏ hơn như Thổ (bán drones), Iran (drones, cho cả Nga), Do Thái và đặc biệt nhất là Nam Hàn (vũ khí..ghi ‘made in Korea’ nhưng 70-75 % cơ phận quan trọng lại.. không từ Nam Hàn ! giống kiểu xe Ford , theo luật made in USA, phụ tùng từ xa (?) qua Mexico rồi mới qua Mỹ.. để thành làm tại Mỹ !)
  • Bài học về Công nghiệp Vũ khí South Korea :

  Trong chiến tranh VN, Lực lượng viễn chinh Nam Hàn sang tham chiến tại Việt Nam, dưới danh nghĩa cùng Đồng Minh chống Cộng, trợ giúp Quân đội VNCH..chiến phí do Hoa Kỳ tài trợ (khác hẳn Úc và Tân Tây Lan tự chi mọi khoản) và nhận được thêm các viện trợ kinh tế ngay tại Nam Hàn.. Năm 1970-73,  Quân đội Nam Hàn khi về nước đã mua những mặt hàng như mền Sakymen, các thuốc Âu-Dược..do VNCH sản xuất và 50 năm sau : Nam Hàn đã trở thành một Cường quốc trong ‘dây chuyển’ buôn bán vụ khí , đặc biệt là xe tăng và máy bay..

  • Vài tin tức truyền thông :
  • Breaking Defense (September 23, 2022) ;

“India and South Korea are competing on a light attack deal’

Nội dung ghi nhận Ai cập đang ‘muốn’ trở thành một ‘cường quốc.. hạng trung =middle power trong công nghiệp sản xuất vũ khí.. Ấn độ đã đề nghị phương án xây dựng cho Ai cập các cơ sở sản xuất loại phi cơ chiến đấu Ấn  hạng nhẹ Tejas MkA1 và trực thăng..Và tháng 8 vừa qua Nam Hàn đã đưa kế hoạch giúp Ai cập chế tạo tại chỗ loại phi cơ chiến đấu/huấn luyện hạng nhẹ đang ‘ăn khách FA-50 (của  Nam Hàn)..Nam Hàn đã đưa ra kế hoạch này sau khi đã ký được một hợp đồng trị giá 1.6 tỷ USD chế tạo tại chỗ các đại bác Howitzer và Toán Phi diễn Nam Hàn đã bay biểu diễn tại Ngày Hội Hàng Không Pyramid (Ai cập) ngày 8 tháng Ba , bằng các phi cơ huấn luyện T-50

Đội Phi diễn Hắc Ưng (Black Eagle) của KQ Nam Hàn

  • Air, Space & Cyber 2022 (September 20, 2022) :

“With Korean aircraft buy, Poland pushes beyond post-Soviet airframe legacy”

  Nội dung bài báo cho biết Chính phủ Ba Lan đã ký thỏa thuận đặt mua các phi cơ chiến đấu hạng nhẹ FA-50 của Nam Hàn (trong kế hoạch thay đổi các phi cơ Nga MiG-29 và Su-22 đang sữ dụng bằng các F-16, F-35 (Mỹ), bổ xung thêm bằng FA-50)

  Bản thỏa ước ghi rõ đợt giao hàng đầu tiên sẽ là 12 phi cơ chiến đấu FA-50 cùng ‘gói’ huấn luyện và tiếp liệu, yểm trợ kỹ thuật trị giá 750 triệu USD. Các phi cơ này sẽ đến Ba Lan vào năm 2023, gói tiếp liệu sẽ được hoàn tất vào cuối 2025.

   Thỏa ước thứ nhì gồm 36 FA-50PL, cũng bao gồm nhu ‘gói’ trên, trị giá 2.3 tỷ USD, khởi đầu năm 2025 và sẽ hoàn tất năm 2028..

   Tất cả các FA-50 dành cho KQ Ba Lan sẽ được trang bị các thiết bị điện tử theo tiêu chuẩn NATO như Link-16 datalink ; NATO IFF nhận diện bạn và thù; và có khả năng mang bình xăng phụ 300 gallon.; đồng thời có thể sử dụng trực tiếp, sẵn sàng các hệ thống vũ khí NATO gắn trên máy bay, kể cả các phi đạn AIM-120, bom tinh khôn

   (Trước đó Ba Lan cũng đã đặt mua 180 xe tăng Black Panther K2 của Nam Hàn, trị giá 3.4 tỷ USD và 212 Đại bác K9 Thunder howitzer giá 2.4 tỷ USD bao gồm huấn luyện và tiếp liệu đạn dược.. Dự trù hoàn tất vào cuối 2025 )

  • Các Quốc gia đang sử dụng phi cơ do Nam Hàn chế tạo :

– Tháng 5-2011 Indonesia mua 16 T-50i huấn luyện (400 triệu USD), 2021 Indonesia mua thêm 6 T-50s cùng các thiết bị và tiếp liệu..

– Iraq mua 24 chiếc T-50 IQ (2013).. cùng các gói yểm trợ..

– Philippines mua hai loại T-50 (2015 và 12 FA-50 ( 2017; sẽ tiếp tục mua thêm..)

– Thái Lan nhận 4 chiếc T-50TH (tháng 3-2028) vả đặt mua thêm 8 chiếc khác.. (tiếp tục giao từ 2018..)

– Nhiều Quốc gia khác cũng có ý định mua các T-50 để dùng vào việc huấn luyện như Malaysia, Croatia, Pakistan, Slovakia.. Việt Nam (?)

          – Tây ban Nha có kế hoạch lạ hơn khi đề nghị ‘đổi’ 4-5 chiếc Airbus A400M vận

             tải quân sự lấy 50 chiếc T-50 huấn luyện của Nam Hàn ? (2018)

  • Không Quân Nam Hàn và các phi cơ ‘tự chế tạo”

Theo bảng xếp hạng của Global Fire Powers (2022) : vị trí của KQ Korea trên thế giới :

  • Tổng số phi cơ :  1595  (hạng 5 / 142 quốc gia)
  • Phi cơ chiến đấu và nghênh cản : 402  (6/142)
  • Phi cơ chiến đấu/ yểm trợ chiến trường : 90 (8/142)
  • Phi cơ vận tải  : 41  (17/142)
  • Phi cơ huấn luyện  : 289  (8/142)

Theo chủ đề của bài này :

  • Phi cơ chiến đấu của Nam Hàn gồm :

20 chiếc KA-1 (tấn công hạng nhẹ); 60 chiếc FA-50 tấn công đa nhiệm; 120 chiếc KF-21 đa nhiệm (đang được chế tạo)

Các phi cơ cũ do Mỹ cung cấp còn lại 19 F-4E; 80 F-5E/F ; 50 F-15E; 167 KF-16

Dự trù sẽ có 40 F-35 A

  • Phi cơ huấn luyện : khoảng 70-100 gồm đa số là T-50 A/B (60 chiếc)..
  • Phi cơ ‘tự chế..”

  Ba quốc gia có khả năng tự chế tạo phi cơ chiến đấu tại  Á châu Thái bình Dương gồm Taiwan, Nhật và Nam Hàn. Nam Hàn đâ thành công nhất, Taiwan do các giới hạn chính trị , còn Nhật do chính sách Quốc Phòng, chỉ chế tạo các phi cơ chiến đấu khá tối tân, dùng trong nhu cầu nội địa..

   Không Quân Nam Hàn do luôn luôn phải đối đầu với các đe dọa hung hãn tử phía Bắc và tuy luôn luôn có ‘sự trợ giúp của KQ Hoa Kỳ theo các thỏa ước phòng thủ chung còn hiệu lực, vẫn phải có những kế hoạch phòng thủ độc lập (vì sợ sự thay đổi bất ngờ của Đồng Minh (từ các bài học Việt Nam và Taiwan..)

   Ngoài những loại Phi ơ như F-5, F-4, F-16, F-15 và ngay cả F-35A (được hứa cung cấp), Nam Hàn đã nghĩ đến việc tự chế tạo các phi cơ chiến đấu.. nội hóa..

 Phi cơ ‘nội hóa quan trọng và nổi tiếng nhất của Nam Hàn là Korea Aerospace IndustrieT-50 Golden Eagle; Chiếc thứ nhì tối tân hơn có thể so sánh với J-20 (được quảng cáo trên giấy tờ , ngang hàng F-35)  của Tàu là KAI KF-X

1- KAI T-50 Golden Eagle : Từ T-50 đến FA-50

  • Thiết kế để bay hành quân ;

 Năm 2008, KQ Nam Hàn đã nghiên cứu và thiết kế với mục đích thay thế các phi cơ huấn luyện đang sử dụng  T-38s và F-5s, và kèm theo kế hoạch sau đó là sẽ được cải biến dần thành một phi cơ chiến đấu hạng nhẹ. Các hệ thống vũ khí trang bị trong khi huấn luyện sẽ được gắn trên các phi cơ được  tạm gọi là ‘phi cơ huấn luyện có vũ trang = armed trained.

   Ngay từ 1992, Samsung Aerospace đã có kế hoạch cộng tác với Lockheed Martin thiết kế một phi cơ chiến đấu hạng nhẹ để thay thế các F-5s, kế hoạch được đặt là KTX-2 (Korean Trainer Experimental)

   Hai loại T-50 (huấn luyện) và FA-50 chiến đấu hạng nhẹ, được thiết kế cùng một lượt, chế tạo mỗi loại, 2 chiếc mẫu khởi đầu cùng 2 chiếc khác để thử nghiệm dưới đất về khả năng chịu lực của khung sườn phi cơ. (Thiết kế của T-50 dựa theo F-16 Fighting Falcon của Lockheed và có rất nhiều điểm tương đồng và có thể từ kế hoạch dự trù chế tạo KF-16 nhượng quyền cho Nam Hàn )

   Chiếc mẫu thử đầu tiên xuất xưởng tháng 10-2001 và bay thử lần đầu vào tháng 8-2002, đến tháng 2-2003 đã qua được giai đoạn bay siêu thanh (supersonic).

   KQ Nam Hàn đặt mua 25 chiếc T-50s, và dây chuyền sản xuất được khởi sự vào tháng 12-2003 tại Cơ xưởng của KAI tại Sacheon. Phi cơ được giao cho Phi đoàn Huấn luyện số 203 từ 12-2005 : 12 chiếc đầu tiên chính thức hoạt động vào 3-2007.

   Các phi cơ tiếp tục được giao và đến 2011, KQ Nam Hàn nhận được tổng cộng 50 chiếc, đều thuộc loại phi cơ huấn luyện phi hành căn bản, không vũ trang và không trang bị radar.

    Sau đó 8 chiếc đã được yêu cầu cải biến, năm 2008, thành loại T-50B tiêu chuẩn gắn thêm các hệ thống phun khói màu cùng các thiết bị đặc biệt dành cho Đội bay phi diễn Black Eagle  của KQ Nam Hàn, và được giao vào 2009.

  • Phi cơ chiến đấu :

  Các T-50, có tên T-50 LIFT (Lead In Fighter Trainer), giữ nguyên khung sườn căn bản thiết kế ban đầu được biến cải để có thể mang thêm các trang bị khi sử dụng trong các nhiệm vụ khác.Tháng 3-2011, KQ Nam Hàn đặt mua 22 chiếc T-50 biến cải để gọi là FA-50.

 Có thêm các trang thiết bị chiến đấu tối tân :

  • Radar kiểm soát hỏa lực đa dụng Elta EL/M-2032, tân tiến do  Israel thiết kế có kèm hệ thống quét cơ học, mechanical scanned array..
  • Hệ thống phi hành tấn công có các thiết bị vi tính kiểm soát hỏa lực.
  • Đại bác 20 ly, 3 nòng  ,loại gắn trên phi cơ của Mỹ  M-197 có 200 viên đạn
  • 7 điểm đeo (gắn) vũ khí bên ngoài phi cơ : 1 giữa bụng, 2 mỗi bên dưới cánh và một dàn phóng phi đạn nơi mỗi bên đầu cánh
  • Động cơ được chọn là GE Aviation F404-GE-102 turbofan. Động cơ được sản xuất nhượng quyền tại Nhà máy Hanhwa Techwin Nam Hàn

Vài chi tiết về FA-50 (thiết bị điện tử, vũ khí và động cơ)

Các FA-50 của KQ Nam Hàn trang bị hỏa tiễn không chiến AIM-9 Sidewinder

2- Phi cơ chiến đấu KAI KF-21 Boramae.

   Sau thành công vượt mức của các T-50 và FA-50, Công ty KAI đã đặt ra chương trình chế tạo một phi cơ chiến đấu mới, tối tân hơn, loại ‘tàng hình (stealth), thế hệ thứ 4. phối hợp với Indonesia , phi cơ không dự trù mang vũ khí bên trong bụng như các phi cơ chiến đấu thế hệ thứ 5. (tuy nhiên đã cải biến thêm để thành.. thế hệ 5 !)

     ( vốn đầu tư : Chính phủ Nam Hàn 60%, Indonesia 20% và ‘tư nhân’ 20%)

  Khoảng 2016, Chính phủ Nam Hàn đã chọn một toán nghiên cứu gồm KIA và Lockheed Martin để phát triển Chương trình Thử nghiệm Phi cơ Chiến đấu riêng, gọi là KF-X , với vốn đầu tư dự trù là 7.3 tỷ USD kéo dài trong 10 năm.

   Theo các tài liệu chính thức thì phi cơ KF-X, đặt tên ban đầu là F-33, được  dự trù để đáp ứng với nhu cầu chiến lược của KQ Nam Hàn, làm chủ bầu trời Bán đảo Triều Tiên , bảo vệ lãnh thổ chống trả các cuộc tấn công, có thể xảy ra, của Bộ binh và KQ Bắc Hàn. Các KF-X cần có khả năng phóng các phi đạn trong tầm bao trùm toàn bộ Bắc Hàn và đủ sức phá hủy mọi căn cứ chiến lược của Miền Bắc.

   Lockheed Martin đã cung cấp nhiều tài liệu căn bản trong công cuộc thiết kế và yểm trợ nhiều kỹ thuật quan trọng trong việc chế tạo..

  Các chi tiết căn bản của Phi cơ được hoàn tất vào tháng 6-2018, xét lại nhiều lần vào 3-6 tháng kế tiếp, để có thể bắt đầu chế tạo chiếc phi cơ mẫu.

   KIA  khởi động chế tạo chiếc mẫu đầu tiên vào ngày 14 tháng 2, 2019 và các công việc lắp ráp cuối cùng gồm các phần mũi, bụng và đuôi, cùng cánh.. Dự trù hoàn tất vào cuối tháng 6-2021..Nhưng, sớm hơn, vào tháng 4, phi cơ đã được xem như có thể xuất xưởng trong một buổi lễ tại Trụ sở  điều hành KAI ở Phi trường Sacheon và chính thức  được đặt tên là Boramae  (fighting hawk)

  Sự cộng tác giữa KAI và Lockheed đã tạo ra hình dạng của KF-X gần giống với chiếc F-22 Raptor của KQ Hoa Kỳ, cùng pha trộn thêm một số yếu tố từ F-35B Lightning II

    Chiếc mẫu này  dự  trù sẽ bay thử chuyến đầu tiên vào 2022 và dây chuyền sản xuất sẽ bắt đầu vào 2026.

   Các thiết bị trên KF-X vẫn chưa được ‘thông báo’ chính thức và còn nhiều bí mật cần giữ về ‘tàng hình=stealth’

   Hệ thống radar truy quét điều khiển bằng điện tử  (active electronically-scanned array) được giữ kín, chì có vài chi tiết như ; tháng 8-2020, Bộ QP Nam Hàn  thông báo, hệ thống radar này do Nam Hàn tự thiết kế và chế tạo do sự hợp tác với Do Thái.

   (Hệ thống Elta của Do thái được gắn trên một Boeing 737-300 thử nghiệm riêng, bay thử nhiều lần tại Do và Hàn..Thử nghiệm tại Do Thái, bay trực tiếp trên không phận Phi trường Ben Gurion từ tháng 12/2020)

    Trên thực tế sự cộng tác giữa Do Thái và Nam Hàn trong chiếc KF-X  không chỉ trong lãnh vực radar mà còn trong hệ thống điều chỉnh tự động cao độ khi bay tại các khu vực đồi núi (terrain following and terrain avoidance system), chi phí nghiên cứu lên đến 43 triệu USD.

   Các thiết bị cảm ứng (sensors) phức tạp về điều khiển hỏa lực cũng được thử nghiệm : Hệ thống tối tân chiến tranh điện tử LiGNex 1 high-power ALQ-200K (electronic warfare system) dùng các tần số vô tuyến gây nhiễu đối phương; Hệ thống vô tuyến, sóng dài và sóng trung, Leonardo’s Skyward, dò tìm và theo dõi mục tiêu được đặt nơi mũi phi cơ

   Động cơ được chọn là ; 2 động cơ GE Aviation F414-GE400K, turbofan, sức đẩy mỗi chiếc 22,000 lb (động cơ dùng cho F/A-18 Super Hornet.

  Vũ khí trang bị : 1 đại bác M61 Vulcan, 20mm. Phi đạn không chiến Diehl IRIS-T, tầm gần và MBDA Meteor, tầm xa..

   Sáu động cơ thử nghiệm cùng 15 mẫu biến đổi dự trù sẽ giao cho KIA vào tháng 5-2020.

KIA hiện đang  chế tạo 6 chiếc KF-X mẫu :  4 chiếc một chỗ ngồi và 2 chiếc 2 chỗ ngồi; cả sáu sẽ qua 2,100 cuộc thử nghiệm thực tế, để có thể hoạt động vào 2026..

   Bộ QP Nam Hàn chính thức đặt mua 40 chiếc KF-1 (Bloc 1) sản xuất trong thời gian 2026-2029, tiếp theo là 80 chiếc khác (cho đến 2032) trong kế hoạch thay thế toàn bộ các F-5s và F-4 Phantom (đều hết hạn sử dụng)

  Kế hoạch dự trù : Indonesia sẽ mua 50 chiếc Bloc 1; Ba Lan có chương trình mua một số phi cơ thuộc Bloc 2.

Phi cơ chiến đấu  KF-X một chỗ ngồi 

  on 

Trần Lý

(Xin mời đọc bài : Không quân Taiwan )

                                                      Trần Lý 9/2022

https://bienxua.wordpress.com/2022/10/01/tu-taiwan-nhin-sang-nam-han-khong-quan-nam-han-va-may-bay-tu-che-tran-ly/

       

No comments: