HoangsaParacels: Gương mặt kép hát bội của Vương Nghị không thích hợp với môi trường ngoại giao thế giới hiện nay.
HÌNH ẢNH,
CHINA NEWS SERVICE
Ông Tần Cương từng làm người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ và có nhiệm kỳ ngắn ở chức đại sứ tại Hoa Kỳ trước khi về nước làm Bộ trưởng Ngoại giao
Một thông cáo của chính phủ Trung Quốc hôm 25/07 cho hay Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương bị Quốc hội bãi nhiệm.
Sự vắng mặt trước công chúng trong thời gian dài của Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã làm gia tăng dữ dội những đồn đoán trên mạng, và nay, người ta cũng không rõ vì sao ông phải nghỉ.
Chính quyền TQ chỉ đưa tin ngắn là ông Vương Nghị, 69 tuổi, được bổ nhiệm (lại) làm Ngoại trưởng.
Theo trang Politico hôm thứ Ba, ông Tần Cương từng được Chủ tịch Tập Cận Bình tin cậy nhưng nay không rõ công danh của ông ra sao.
BBC News Tiếng Trung đăng lại tin của chính phủ Trung Quốc dùng từ 'miễn chức' (sa thải) trong thông cáo về ông Tần Cương nhưng không nêu thêm lý do.
Mặc dù được biết đến là một nhà ngoại giao có phong cách nói chuyện cứng rắn trong quá khứ, ông Tần được đánh giá đã tự tạo khoảng cách với nền ngoại giao "chiến lang" mà Trung Quốc đã theo đuổi trong những năm gần đây.
Con đường thăng tiến vào vị trí ngoại trưởng của ông được xem là rất nhanh.
Ông Tần là một trong những người được bổ nhiệm giữ chức ngoại trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Sau chưa đến hai năm giữ chức vụ Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ông đã được bổ nhiệm chức vụ Ngoại trưởng Trung Quốc hồi tháng 12/2022.
Ông Tần Cương 57 tuổi này đã không xuất hiện trước công chúng từ ngày 25/06.
Được bổ nhiệm chức vụ ngoại trưởng hồi tháng 12/2022, ông Tần là người thân tín của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo BBC News trong bài mấy tuần trước về chuyện ông Tần "mất tích".
Khi được hỏi về ông Tần đang ở đâu vào hôm thứ Hai 17/06, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói bà không có thông tin gì.
Xét về tính chất của hệ thống chính trị Trung Quốc, phần lớn mang tính bí ẩn, sự biến mất đột ngột của các quan chức cấp cao có thể là một dấu hiệu bất thường.
Câu trả lời trống rỗng của bà Mao Ninh đã dẫn đến những đồn đoán tăng vọt về sự vắng mặt của ông Tần và dẫn đến những sự ngờ vực sâu sắc hơn.
"Bà ta không biết cách trả lời à?" một người dùng trên mạng xã hội bình luận dưới video về phần trả lời của bà Mao Ninh trên Weibo, một nền tảng mạng xã hội như Twitter của Trung Quốc.
"Câu trả lời này khá gây quan ngại," nội dung từ một bình luận khác.
Khi không thấy ông Cương làm nhiệm vụ cách đây chừng một tháng, sau đó lại không có mặt tại một cuộc gặp thượng đỉnh ở Indonesia, giới chức đưa ra một lời giải thích ngắn gọn là ông có vấn đề về sức khỏe.
Nhưng việc chính bộ của ông không đưa ra chi tiết nào khiến các đồn đoán càng mạnh thêm, dẫn đến có cả suy đoán là ông đang bị trừng phạt vì lý do chính trị hoặc vì ngoại tình.
Vương Nghị trở lại
Cùng ngày 25/07, tin ông Vương Nghị trở lại nắm chức Bộ trưởng Ngoại giao cũng không được nhà chức trách Trung Quốc giải thích gì, theo Bloomberg.
"Cơ quan lập pháp cao nhất của Trung Quốc đã bỏ phiếu bầu ông Vương Nghị làm bộ trưởng ngoại giao," Tân Hoa Xã đưa tin.
"Ông Tần Cương bị sa thải từ cương vị bộ trưởng ngoại giao."
Không có lý do nào được đưa ra cho việc sa thải ông Cương, nhưng tin cho hay Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký phê duyệt động thái này.
Ông Vương là người tiền nhiệm của ông Tần ở chức Bộ trưởng Ngoại giao CHND Trung Hoa và giữ ghế lâu hơn.
Trong khi làm Ngoại trưởng từ 2013 đến 2022, ông thăng tiến, vào Bộ Chính trị và làm Ủy viên Quốc vụ năm 2018, chức vụ to hơn bộ trưởng.
Sau đó, ông nắm Ban Đối ngoại Trung ương của Đảng CS Trung Quốc.
Việc ông trở lại trực tiếp nắm ngành ngoại giao Trung Quốc không được nêu ra cùng các thông báo liệu có ai thay ông trong vị trí ở trung ương Đảng CS hay là chưa.
No comments:
Post a Comment