Tuesday, August 13, 2024

Metformin: Thần dược “trường sinh bất lão” thử nghiệm trên cơ thể người - Phạm Hiếu Liêm, MD



Chẳng phải đây chính là ước muốn cháy bỏng của không ít người trong chúng ta?

Các nhà khoa học của Trường Y khoa Albert Einstein tại New York vừa tuyên bố họ đã điều chế thành công một loại thuốc giúp tăng tuổi thọ con người bằng cách hạn chế các căn bệnh liên quan tới tuổi già ở cơ thể người. Họ còn khẳng định thuốc Metformin, một loại biệt dược cho bệnh tiểu đường tuýp 2 được sử dụng rất phổ biến ở Mỹ từ năm 1994, có thể là giải pháp kỳ diệu cho bài toán “cải lão hoàn đồng”.

Bởi các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng loại thuốc này có thể kéo dài tuổi thọ của các loài gặm nhấm và giun tròn, tiến sĩ Nir Barzilai – trưởng nhóm nghiên cứu dự án và giám đốc Viện Nghiên cứu Lão hóa – đã cho rằng khoa học hiện nay có đủ bằng chứng công nhận loại thuốc đó cũng có tác động tương tự trên cơ thể con người.

Cuộc họp giữa nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Barzilai và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vào ngày 24/7 vừa qua nhằm mục đích đưa ra chỉ thị cho một nghiên cứu trong tương lai có tên gọi “TAME” (Targeting Aging with Metformin: Tập trung nghiên cứu kéo dài tuổi thọ sử dụng thuốc Metformin). Đây là một thử nghiệm lâm sàng xem xét các tác động của Metformin trên cơ thể con người. Trong cuộc họp, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết: Cách hiệu quả duy nhất nhằm kéo dài tuổi thọ là làm giảm thiểu các căn bệnh liên quan đến tuổi già và kéo dài vòng đời khỏe mạnh ở con người.

"Thần dược cải lão hoàn đồng" mới được phát hiện: Metformin.

Tiến sĩ Barzilai nhấn mạnh, lợi thế của Metformin chính là thực tế đã được sử dụng trong vòng 60 năm qua để điều trị bệnh tiểu đường. Ông khẳng định nhóm nghiên cứu của mình hiểu rõ mọi thứ về loại thuốc này, và hơn ai hết, họ luôn ý thức được đây là một loại thuốc tuyệt đối an toàn. Được biết, vai trò chính của Metformin trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 là làm giảm mức đường glucose trong máu bằng cách tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, giúp các tế bào có khả năng hấp thụ lượng đường glucose hợp lý.

Tuy nhiên, ông Barzilai cùng các đồng nghiệp gợi ý rằng Metformin còn có thể có tác động tích cực đối với một số bệnh khác, bao gồm cả bệnh tim mạch, ung thư và suy giảm chức năng nhận thức. Giải thích cho kết luận này, ông Barzilai cho biết chính vì Metformin có trách nhiệm hạn chế calo nên đây còn là “sự can thiệp mạnh mẽ nhất nhằm kéo dài tuổi thọ tối đa ở động vật có vú.”


Nghiên cứu TAME có mục đích nhằm kiểm chứng tính hữu hiệu của thuốc Metformin trong việc giảm thiểu các căn bệnh tuổi già.

Nếu nghiên cứu TAME được tiến hành thuận lợi, đây sẽ là một thành quả chung của hơn 30 chuyên gia cố vấn trong lĩnh vực. Theo ông Barzilai, nghiên cứu này sẽ mở rộng tới 15 trung tâm khác nhau trên khắp nước Mỹ, và có thể phủ sóng quốc tế nếu kết quả đủ tích cực. Để tiến hành nghiên cứu, 15,000 người được lựa chọn ngẫu nhiên để tham gia vào một thử nghiệm đối chứng giả dược dựa trên giả thuyết: “Điều trị bằng Metformin sẽ trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của một số bệnh liên quan đến tuổi ở nhóm người lớn tuổi có nguy cơ cao”.

Cụ thể, giả dược là loại thuốc giả được bào chế để dùng trong các cuộc thử nghiệm thuốc, không có tác dụng sinh lí đồng thời không làm hại đến sức khỏe bệnh nhân. Giả dược có hình dạng và mùi vị giống hệt thuốc thật, nhằm không để người dùng phân biệt được thuốc thật hay giả. Người tham gia thử nghiệm sẽ lựa chọn ngẫu nhiên giữa thuốc thật và giả. Để bảo đảm tính khách quan, cả đội ngũ y bác sĩ lẫn bệnh nhân đều không biết họ đang dùng thuốc thật hay giả, tức cả hai phía đều không biết về chủ thể thuốc (phương pháp thử nghiệm “double-blind”). Trong nhóm nghiên cứu, chỉ có một nhà nghiên cứu độc lập biết bệnh nhân nhận thuốc nào, chính người này sẽ phân tích dữ kiện và căn cứ vào đó để đánh giá sự hữu hiệu của thuốc. Khi đánh giá, phải so sánh tác dụng của thuốc thật và thuốc giả. Dĩ nhiên, thuốc giả hầu như không có tác dụng sinh hóa nào đáng kể. Do vậy, nếu tác dụng của thuốc thật cao hơn thuốc giả, đây sẽ là bằng chứng để có thể kết luận rằng loại thuốc đang được thử nghiệm có hiệu quả và ngược lại.

Ở thí nghiệm này, người tham gia sẽ ở độ tuổi từ 70-80, bị ảnh hưởng bởi 1 hoặc 2 trong số các bệnh thiếu máu tim, suy tim xung huyết, bệnh động mạch ngoại biên, đột quỵ, ung thư hoặc suy giảm nhận thức nhẹ. Nghiên cứu dự kiến kéo dài trong vòng 5 năm, với chi phí ước tính lên đến 50 triệu USD.


Hình thức tiêm botox nhằm "níu kéo tuổi thanh xuân" có thực sự hiệu quả như quảng cáo?

Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, các nhà nghiên cứu hy vọng rằng khoảng 30% số người được điều trị bằng Metformin sẽ có những tác động tích cực và giảm thiểu các trường hợp mắc bệnh tim mạch, ung thư và suy giảm nhận thức.

Ngoài ra, tiến sĩ Barzilai cũng cho rằng nghiên cứu này còn tác động về kinh tế: “Mục tiêu của chúng tôi là tăng vòng đời sức khỏe ở người cao tuổi, đồng nghĩa với việc tăng chất lượng cuộc sống của con người và giúp giảm nhẹ gánh nặng kinh tế về mặt y tế”. Theo một văn bản vào năm 2013 của Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học, giá trị kinh tế của các hình thức nghiên cứu kéo dài tuổi thọ có giá trị ước tính lên tới 7,1 nghìn tỷ USD trong vòng hơn 50 năm qua.
Hơn nữa, ông Barzilai cũng hy vọng rằng dự án này có thể giúp đẩy lùi sự bành trướng thị trường của ngành công nghiệp chống lão hóa đắt đỏ hiện giờ. Ông cho rằng hiện nay có quá nhiều phương pháp được quảng cáo là có tác dụng chống lão hóa nhưng thực chất chưa hề được thông qua và chứng nhận bởi bất kỳ nghiên cứu, đánh giá khoa học nào. Ví dụ tiêu biểu nhất là hình thức tiêm hormone chống nhăn hoặc các loại kem chống lão hóa... Ông nói: “Thị trường hiện nay đang tràn ngập các loại sản phẩm được cho là chống lão hóa nhưng lại chưa được kiểm chứng về mặt khoa học. Nhưng một khi người tiêu dùng dần nâng cao ý thức về sức khỏe bản thân, những phương pháp ấy sẽ dần trở nên lạc hậu”.

Tuy vậy, các nhà nghiên cứu vẫn khá cẩn trọng trong việc phát ngôn nhằm tránh những định hướng lệch lạc về mục đích của dự án. Cho dù tự tin có thể dùng thuốc để kéo dài tuổi thọ một cách hiệu quả, các nhà nghiên cứu vẫn khuyến cáo rằng tuổi già không phải “bệnh” có thể dùng thuốc chữa trị. Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, “Đối với những người làm khoa học như chúng tôi, lão hóa là một quá trình dĩ nhiên của cả nhân loại và đáng được tôn trọng”.

Ông cũng khẳng định: “Chúng tôi không cố gắng trì hoãn sự lão hóa. Mục tiêu của chúng tôi thông qua nghiên cứu này là nhằm tăng vòng đời sức khỏe cho con người, chứ không phải vòng đời tuổi thọ, mặc dù hai khái niệm này gắn bó rất chặt chẽ với nhau. Chúng ta không nên coi đây là một hình thức “suối nguồn tươi trẻ” hay bất kỳ bí quyết duy trì tuổi thanh xuân nào khác”.

Trong khi đó, FDA từ chối bình luận về dự án ở giai đoạn này. Tuy nhiên, ông Barzilai rất tự tin rằng mọi thứ sẽ được triển khai thuận lợi: “Tôi nghĩ rằng tại thời điểm này, FDA đã hiểu được tầm quan trọng của dự án và ý thức rất rõ về sức ảnh hưởng của nó tới cộng đồng”.

Tham khảo MotherBoard






Metformin, Thần Dược Trời Ban Cho Lão Khoa



Tôi chọn ngành Lão Khoa sau khi đọc cuốn sách “Sống sót làm chi? Tuổi già ở Mỹ” (Why Survived? Being Old in America) của Bác Sĩ Robert Butler. Sách thắng giải Pulitzer năm 1976 tả chân các sự tồi tệ trong cách phục vụ người già trong các nhà dưỡng lão ở Mỹ. Năm 1975 tôi không thể về Việt Nam để phục vụ Không Quân VNCH vì miền Nam đã bị VC thôn tính. Tôi đi vào ngành Lão Khoa với hy vọng góp phần cải tiến các hiểu biết Y học về bệnh tật trên người già và cải thiện việc săn sóc người già trong các nhà dưỡng lão thay thế tình trạng đen tối trong sách của BS Butler.



Trong hai mươi năm đầu, tôi chuyên chú khảo nghiệm các bệnh lãng trí trên người già, nhất là bệnh Alzheimer’s cùng thử nghiệm các loại thuốc có ảnh hưởng đến tâm thần và não bộ của người lớn tuổi. Sau đó, ngành Lão Khoa phát hiện viêm và kháng insulin trong tất cả các mô, tế bào là một nguyên do quan trọng của sự lão suy kể cả các bệnh thông thường ở tuổi già như loãng xốp xương, teo bắp thịt và dĩ nhiên cả lãng trí Alzheimer’s.



Không như đồng nhiệp trong chuyên khoa bệnh Nội Tiết (Endocrininology), ngành Lão Khoa biết rằng viêm và kháng insulin là gốc của bệnh Tiểu Đường loại 2, người bệnh đã có quá nhiều insulin trong máu nhưng không dùng được. Kết quả của cuộc nghiên cứu ACCORD quy mô bởi Viện Y Học Quốc Gia (NIH) năm 2010 cho thấy insulin gây biến chứng và tử vong cho bệnh nhân Tiểu Đường loại 2.



Các duyệt xét khác cho thấy Metformin là thuốc DUY NHẤT giúp họ sống lâu vì làm giảm các biến chứng tim mạch. Tôi có viết một bài để hy vọng giúp các cụ gốc Việt lúc ấy:






DS Nguyễn Hiền dịch bài ấy ra tiếng Việt và được phổ biến rộng rãi.

Viêm và kháng insulin tại tế bào và mô xãy ra khi đường cháy tiến hóa theo hiện tượng Maillard làm cháy đường tương tự như làm đường cháy caramel trên lò lửa. Ăn nhiều đường caramel hay đường trong máu cháy theo Maillard đều không tốt cho cơ thể vì các dạng đường glycated ấy gọi tắt là AGE (Advanced Glycated End-products) khi nhập vào receptor của AGE (R-AGE) gây phãn ứng tạo nhiều chất oxy hóa ROS (Reactive Oxygen Species) đưa đến viêm và kháng insulin. Amino Guanidine chận được AGE+RAGE làm giảm viêm và giảm kháng insulin nhưng không may lại gây nhiều lactic acidosis nguy hiểm cho người dùng.



Tôi có viết bài khuyên người Việt nên ăn bớt đường cháy và dùng thêm chất ướp chua để khử độc trong cách nắu ăn:






May mắn thay, Metformin là một bi-guanide có hai phân tử guanidine mà không gây nhiều nguy hiểm lactic acidosis nên được FDA chấp thuận cho việc chửa trị Tiểu Đường loại 2. Nhờ chận phãn ứng AGE+RAGE nên Metformin giúp chống xốp xương, teo bắp thịt, lãng trí, da nhăn nheo và cả ung thư nữa của tuổi già và do đó tăng tuổi thọ như trong các bài báo gần đây:






Và:






Gần đây nhất, các khảo cứu lại cho thấy Metformin có công hiệu khi dùng để chửa bệnh nhiễm trùng Covid-19. Giúp giảm tử vong, giảm nhập viện, giảm tái phát và ngăn chận chứng Covid-19 kéo dài mãn tính:






Như vậy gọi Metformin là Thần Dược Trời Ban cũng không phải là quá đáng.



Như đã nói ở trên, Metformin có thể gây chứng lactic acidosis dù hiếm, bệnh nhân suy thận với tỷ số thãi creatinin dưới 35% không nên dùng Metformin. Dùng Metformin lâu dài thì nên uống thêm sinh tố B12 để ngừa bị thiếu do hấp thụ kém. Nếu BS Robert Butler còn sống thì ông sẽ rất hài lòng về các tiến bộ của ngành Lão Khoa ở Mỹ trong hơn 40 năm qua do sự kích hoạt từ cuốn sách của ông.



03/03/2023



Phạm Hiếu Liêm, MD

RetiredJackson T. Stephens Chair, Professor and Vice Chairman of Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, UAMS







THAM KHẢO THÊM:

MỘT NGHIÊN CỨU RẤT GIÁ TRỊ VỀ TÁC DỤNG CỦA METFORMIN (THUỐC CĂN BẢN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG) ĐỐI VỚI LÃO KHOA (KÉO DÀI TUỔI THỌ) MÀ CÁC BẠN CAO NIÊN NÊN ĐỌC!

Đánh giá quan trọng về bằng chứng cho thấy Metformin là một loại thuốc chống lão hóa giả định giúp tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ (Google dịch)




BẢN GỐC ANH NGỮ

A Critical Review of the Evidence That Metformin Is a Putative Anti-Aging Drug That Enhances Healthspan and Extends Lifespan






Posted by GLN
From: VanMoch

No comments:

Hình Ảnh Hội Cửu Long Cử Hành Tưởng Niệm Ngày Hoàng Sa Jan 19 2025

  https://photos.app.goo.gl/xyeih9uC9VaU3eGx6