Saturday, February 18, 2012

Lỗ Hổng Trong Kho Vũ Khí Hiện Nay Của Việt Nam

Hoangsaparacel: Vẫn giọng điệu huyênh hoang, khoác lác cuả Vẹm.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố: “Mỗi năm VN sẽ bỏ ra 2 tỷ USD để mua sắm vũ khí. VN không có quan tâm đến vũ khí của Mỹ, nếu Mỹ bán thì tốt, không bán thì VN sẽ có những mối liên hệ khác. Sẽ có ngày, các nhà kỹ nghệ Mỹ sang VN mời mua vũ khí, và khi đó, VN chỉ mua những thứ cần, tiện và giá rẻ”.

 
Su-130MK2
Trúc Giang MN - 1* Mở bài
Hoa Kỳ chưa bán vũ khí sát thương cho Việt Cộng, vì chế độ nầy vi phạm nhân quyền. Tôi nghĩ, nhân quyền không phải là mục đích chính, nhưng nó được dùng để bắt chẹt, vì chế độ độc tài không bao giờ cho người dân được có những quyền tự do căn bản của con người. Hoa Kỳ bắt chẹt để đạt được một hiệp ước hoặc một thoả thuận về hợp tác chiến lược quân sự giữa hai nước, nằm trong việc bao vây Trung Cộng thuộc kế hoạch trở lại châu Á của Hoa Kỳ.
Khi đã đạt được một thoả thuận, thì nhân quyền VN có thể xí xoá phần nào, qua việc nhà nước CSVN thả một số tù chính trị để tỏ thiện chí. Và sau đó, VC bắt giam lại mấy hồi. Các chính quyền HK thường khẳng định, nhân quyền của mỗi quốc gia đều do dân tộc đó đấu tranh để có được, HK chỉ ủng hộ và yểm trợ chớ không trực tiếp giành lại cho bất cứ một dân tộc nào cả.
Quyền lợi và địa vị của người Mỹ, của nước Mỹ, luôn luôn được đặt lên trên hết trong chính sách bang giao quốc tế của HK. Đó là lẻ đương nhiên, ai ai cũng hiểu.
Tóm lại, nhân quyền của 83 triệu người VN, của 26 triệu người Bắc Hàn hay là của 1 tỷ người Trung Hoa không phải là điều kiện hàng đầu trong chính sách ngoại giao của HK. Vì thế, nhân quyền không phải là mục đích chính yếu của việc bán vũ khí sát thương cho VN.
Tuy nhiên, người VN cũng nên vinh danh những người Mỹ như bà Dân biểu Loretta Sanchez, dân biểu Christopher Smith và những người đã tích cực đấu tranh cho nhân quyền của người VN trong nước. Cũng như hoan nghênh chính sách ngoại giao có văn hoá và văn minh của chính quyền Mỹ, khi so sánh với Trung Cộng hoặc Liên Bang Nga.

2* Việt Nam muốn mua vũ khí sát thương của Hoa Kỳ
Vũ khí sát thương (Lethal weapon) là vũ khí giết người. Vũ khí không giết người như: xe thiết giáp cho cảnh sát, quân xa, radar, trang bị dò mìn, vớt mìn, phi cơ tuần tiểu không trang bị vũ khí, phi cơ vận tải quân sự…
Ngày 17-12-2009, Bộ trưởng Quốc  phòng Phùng Quang Thanh sang Hoa Kỳ xin bỏ lịnh cấm bán vũ khí sát thương, để VN được mua vũ khí của HK. Ông Thanh trả lời báo chí: “Tôi đã đề nghị với các TNS James H. Webb và John McCain, vận động Quốc Hội HK, gỡ bỏ việc cấm bán vũ khí sát thương cho VN. Tôi cũng đề nghị 2 TNS nầy, hãy ngăn cản, không để cho Đạo Luật Nhân Quyền được đưa ra Thượng Viện HK”.
Đạo Luật Kiểm Soát việc Mua Bán Vũ Khí Quốc Tế (Arms Export Control Act) năm 1976, cho phép chính phủ được cấp giấy phép, cho bán các loại vũ khí, trang bị quốc phòng ra ngoại quốc. Đạo luật quy định, Bộ Ngoại giao phải gởi giấy thông báo cho Quốc Hội, về những những giấy phép xuất cảng đã được cấp phát. Đó là lịnh cấm chung, nhưng lịnh cấm áp dụng cho VN đã có từ năm 1984, dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan.
Cuối năm 2006, Tổng Thống George W. Bush đã ký Quyết Định, chấm dứt việc cấm bán vũ khí cho VN, sau chuyến viếng thăm của Phan Văn Khải. Tuy nhiên, vẫn còn cấm bán vũ khí sát thương.
Qua những phiên họp và gặp gở giữa hai bên, mục đích thúc đẩy quan hệ lên tầm cao hơn, đưa đến việc hợp tác chiến lược quân sự giữa hai nước, và đến khi đó, HK có thể bán vũ khí sát thương cho VN.
3* Cộng Sản Việt Nam vi phạm nhân quyền, nên Hoa Kỳ chưa bán vũ khí sát thương
Ngày 9-9-2011, trong cuộc họp báo lần đầu tiên, kể từ khi đến nhậm chức Đại sứ HK ở Hà Nội, ông David Shear cho biết: “Việc bán vũ khí cho VN vẫn còn xa vời, vì vấn đề nhân quyền”. Chỉ có hảng AFP loan tin trung thực về lời tuyên bố nầy, trái lại báo chí quốc doanh lại đưa tin như sau: “Đại sứ Shear xác định, ông sẽ làm tất cả những gì có thể, để xây dựng lòng tin của đối tác VN. Ông Shear cho biết, vẫn chưa có chính sách cung cấp vũ khí sát thương cho VN”. (Báo VNExpress)
Ngày 21-1-2012, trong cuộc họp báo tại BangKok, Thái Lan, TNS John McCain cho biết: “Việt Nam đã có một danh sách dài về các loại vũ khí xin được mua từ HK, thế nhưng, Mỹ sẽ không bán vũ khí, nếu như VN không thay đổi “bước lùi” về nhân quyền trong những ngày gần đây”. TNS McCain cho biết thêm: “Hà Nội chưa có tiến bộ về nhân quyền, mà trên thực tế đã bước lùi về vấn đề nầy”.
TNS Joe Lieberman nói thêm rằng: “Việc bán vũ khí sát thương cho VN phải được sự chấp thuận của Hạ Viện và Thượng Viện HK. Những thứ vũ khí mà VN muốn mua, chúng tôi cũng muốn bán cho họ, nhưng điều nầy không xảy ra, cho đến khi nào họ cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình”.
Phái đoàn TNS Hoa Kỳ không họp báo ở VN, mà lại nói về vấn đề của VN tại Thái Lan, cho thấy, báo đảng trong nước không còn một chút nào đáng tin cậy cả. Vậy, 15 ngàn nhà báo và 700 cơ quan truyền thông trong nước, hãy tự vấn lương tâm về thiên chức nhà báo của mình. Chả lẻ chỉ vì chén cơm manh áo mà bóp méo lương tâm và lương tri của mình sao? Vì số lượng quá đông và quá nhiều, nên mới nói như thế. Nói thì nói, nhưng cũng nên thông cảm cho sự sống.
4* Cộng Sản Việt Nam thấu cấy, nhưng vẫn chưa mua được vũ khí
Năm 2009, trong khi Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh đi Mỹ xin mua vũ khí, thì đồng thời, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cũng cầm đầu một phái đoàn sang Nam Hàn khảo sát mua vũ khí. Phái đoàn thăm trường Sĩ Quan Lục Quân, các công ty đóng tàu Daewoo và sản xuất vũ khí LIG Next1. Cũng trong lúc đó, Nguyễn Tấn Dũng sang Nga, tạo ra một cảnh rộn rịp đi chợ mua vũ khí.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố: “Mỗi năm VN sẽ bỏ ra 2 tỷ USD để mua sắm vũ khí. VN không có quan tâm đến vũ khí của Mỹ, nếu Mỹ bán thì tốt, không bán thì VN sẽ có những mối liên hệ khác. Sẽ có ngày, các nhà kỹ nghệ Mỹ sang VN mời mua vũ khí, và khi đó, VN chỉ mua những thứ cần, tiện và giá rẻ”.
Vậy ai cần hơn ai?
Trong việc mua bán, bên nào ở thế thượng phong thì mới có quyền đưa ra điều kiện. Và Mỹ đã công khai tuyên bố, không bán, vì VN vi phạm nhân quyền.
Các nhà quan sát nhận xét, VN đánh đòn tâm lý, muốn cho Mỹ thấy là còn có nhiều nơi để họ mua vũ khí, chớ không phải chỉ có HK. Nhưng đòn thấu cấy đó thất bại, vì không lung lay được Mỹ.
Về khoa học kỹ thuật, thì hiện nay, vũ khí Hoa Kỳ đứng hàng đầu trên thế giới cho nên được ưa chuộng. Liên Xô đã từng thất bại trong cuộc chạy đua về khoa học, kỹ thuật không gian với HK.
Trong khi các nước đang đặt mua phi cơ chiến đấu thế hệ 5 của HK, như F-22 Raptor và F-35, thì HK đang có kế hoạch sản xuất phi cơ thế hệ 6 để thay thế F-22 và F-35 vào năm 2030.
5* Lổ hổng trong kho vũ khí của Việt Nam hiện nay
5.1. Hệ thống phòng thủ yếu
Giáo sư Robert Karniol, một chuyên viên về các vấn đề phòng thủ của tờ báo Straits Times, trả lời phỏng vấn BBC như sau: “Lổ hổng của kho vũ khí VN hiện nay là thiếu thiết bị phòng không. VN cần có phi cơ thám thính cảnh báo sớm, cần có hệ thống hoả tiễn mặt đất, và mạng lưới Radar. Ví dụ. Phi cơ trang bị Radar báo động sớm sẽ phối hợp với các phi cơ chiến đấu và với hệ thống hỏa tiễn, để kịp thời tiêu diệt hoả tiễn và phi cơ từ xa, trên đường bay đến tấn công VN. Ba đơn vị nầy phải được nối kết với nhau chặt chẽ và đồng bộ bằng những hệ thống thông tin liên lạc điện toán và điện tử, thế nhưng VN chưa có”.
Trước kia, trong chiến tranh VN, hệ thống phòng không chủ yếu là đại bác phòng không và hoả tiễn SAM, mà mục tiêu để tiêu diệt là các loại phi cơ trên bầu trời. Ngày nay, mục tiêu phải tiêu diệt từ xa, là các loại hỏa tiễn có điều khiển với tốc độ siêu âm và rất chính xác.
Việc phòng thủ ngày nay quan trọng hơn tấn công, vì có được an toàn ngay trong những giờ phút đầu, thì mới còn cơ hội để phản công, đánh trả.
Trong chiến tranh Vùng Vịnh Ba Tư, hệ thống phòng thủ của Iraq quá yếu, không thể ngăn chặn được hỏa tiễn Tomahawk của HK, cho nên các phi cơ hiện đại của Iraq không thể cất cánh lên được, vì phi trường bị phá hủy, các trung tâm chỉ huy bị đánh sập… cuối cùng, một số phi cơ cất cánh được, không phải để chiến đấu mà là để chạy trốn sang Iran.
Trong kế hoạch giả tưởng “Đánh chiếm VN trong 31 ngày”, ở ngày 1, Trung Cộng ghi như sau:

- Dùng 900 hỏa tiễn hành trình (Cruise Missile) và hỏa tiễn tầm ngắn để phá 300 mục tiêu, làm tê liệt hoàn toàn bộ máy chiến tranh của VN.
- Lực lượng chiến tranh điện tử gây nhiễu điện từ, phá song, làm tê liệt hệ thống thông tin liên lạc, chỉ huy…
Đó là kế hoạch lớn, đánh chiếm VN, trái lại, kế hoạch nhỏ, như dạy cho VN một bài học thứ hai, thì số lượng vũ khí và mục tiêu phải phá hủy sẽ thu hẹp lại. Với hệ thống phòng thủ hiện nay, thì VN đành bó tay, lãnh đủ. Đó là cái lổ hổng trong kho vũ khí của VN.
Tiến Sĩ Richard Weitz, Giám đốc Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng Hudson tại WA D.C., trả lời báo chí như sau: “Năng lực phòng thủ của VN rất yếu, một mình Trung Cộng cũng đủ đè bẹp VN, nhất là những năm gần đây, họ đã mua và sản xuất vũ khí nhiều gấp mấy lần của VN”.
Nhận xét về Hải Quân và Không Quân của VN, TS Weitz cho biết: “Đó là hai bộ phận yếu nhất trong lực lượng vũ trang của VN”.
5.2. Hệ thống phòng thủ bờ biển của Việt Nam
 
Hệ thống phòng thủ K-300-P Bastion P.
Việt Nam mua của Nga hai hệ thống phòng thủ bờ biển K-300-P Bastion P, xử dụng hỏa tiễn
P-800 Yakhont. Mỗi hệ thống gồm 6 chiếc xe tải hạng nặng 8 bánh cao su, gồm 1 xe chỉ huy, 2 xe mang bệ phóng, mỗi xe có 2 ống phóng, và những xe chở hỏa tiễn.
Hai hệ thống gồm 40 hoả tiễn  trị giá 300 triệu USD.

Chi tiết về hoả tiễn P-800 Yakhont
Dài: 8.9m
Đường kính: 0.71m
Nặng: 3,000Kg
Đầu nổ: 200Kg

Thuộc loại hỏa tiển hành trình (Cruise Missile) siêu âm, bay không cao quá 15m để tránh bị Radar phát hiện. Hoả tiển nầy thuộc loại “bắn rồi quên” (Fire and Forget), nghĩa là sau khi bấm nút, hoả tiễn tự tìm mục tiêu để đánh, chủ yếu là đất đối biển, mà mục tiêu là tàu chiến.
Chiến thuật thường dùng là “chiến thuật bầy sói”, tức là 3 hỏa tiễn bắn ra, thì một quả sẽ bay cao hơn, bật Radar, hướng dẫn 2 quả còn lại đánh vào mục tiêu.
Khuyết điểm.
Một hệ thống K-300-P Bastion P gồm 6 chiếc xe tải hạng nặng 8 bánh, tập trung tại một điểm ngoài trời, vì hỏa tiển phải phóng thẳng đứng, giống như dàn phóng phi thuyền con thoi ở Bang Florida. Như thế mất khả năng ngụy trang và không tránh khỏi bị vệ tinh do thám xác định vị trí, đưa đến bị tấn công đánh sập trước khi khai hỏa.
Hơn nữa, những vũ khí được dẫn đường bằng Radar thì sẽ bị làm vô hiệu hóa bởi phi cơ chiến tranh điện tử, phá sóng, gây nhiễu điện từ, mất đường bay, và bị đánh chặn để phá hủy.
5.3. Chiến thuật giữ biển của Việt Nam
Các nhà quan sát cho rằng, với số lượng vũ khí phòng thủ ít ỏi, VN sẽ áp dụng chiến thuật giữ biển mà họ gọi là “Sát thủ giản”, tức là xử dụng tầm hoạt động xa của hoả tiễn để thiết lập một vùng chống tiếp cận, nghĩa là không cho đến gần, mà giới quân sự gọi là Anti-Access/Area Denial (A2/AD). Cũng như Trung Cộng dùng hoả tiển “Sát thủ tàu sân bay” Đông Phong
DF-21(Dong-Feng-21) thuộc tầm trung, tầm sát hại 300km, tốc độ Mach 10, để ngăn cản, không cho hàng không mẫu hạm HK đến gần.
Đối với VN, hoả tiễn Kh-59MK của tàu ngầm Kilo có phạm vi bắn 115km, hỏa tiễn Kh-35E của tàu Gepard 3.9, có tầm bắn 130km, và hỏa tiễn P-800 Yakhont của hệ thống phòng thủ
K-300P Bastion P, có tầm sát hại 300km, do đó, khu cấm tiếp cận của VN là 300km. Như thế, đối thủ ở ngoài vùng tiếp cận, có thể dùng hỏa tiễn Jl-2, có tầm xa 8,000km để tấn công bất cứ một nơi nào trên lãnh thổ VN.
Vùng cấm tiếp cận chỉ có thể áp dụng đối với tàu hải giám và các tàu cá của TC mà thôi. Tuy nhiên, VC luôn luôn lạnh cẳng trước khi bóp cò, nhấn nút, chỉ vì cái tinh thần 16 chữ vàng và 4 tốt và tấm lòng nhớ ơn đối với quan thầy Trung Cộng.
5.4. Hệ thống AEGIS đánh chặn hỏa tiễn của Hoa Kỳ
Hệ thống AEGIS phát hiện và đánh chặn hỏa tiễn nầy, được trang bị cho tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ, và một số tàu chiến đồng minh, như Nhật, Nam Hàn, Tây Ban Nha, Na Uy và Úc. Hiện đã có 108 chiến hạm HK và của các nước được trang bị hệ thống đó.
 

Màn ảnh lớn của hệ thống AEGIS dưới chiến hạm
Hệ Thống Phòng Thủ Hoả Tiễn Đạn Đạo (Ballistic Missile Defense System-BMDS) nầy do công ty Lockheed Martin sản xuất, có khả năng phát hiện, theo dõi, và tiêu diệt ở tầm xa, những hỏa tiển đạo đạo của địch.
“AEGIS là một tiến bộ kỹ thuật vĩ đại hàng đầu thế giới của chương trình hiện đại hóa HQ/HK”, một quan chức của công ty Lockheed Martin cho biết như thế. AEGIS hạ gục hỏa tiễn đạn đạo trong giai đoạn nó bay trở lại bầu khí quyển của quả đất.
Hệ thống AEGIS gồm có:
- Hệ thống Radar đa nhiệm vụ AN/SPY-1
- Hệ thống máy tính chỉ huy được bố trí trên tàu
- Hệ thống hỏa tiễn phòng thủ và tấn công bằng những ống phóng thẳng đứng trên tàu.
- Tàu chiến trang bị AEGIS bảo đảm khả năng tàng hình trước Radar của đối phương. Vỏ tàu chiến được tăng cường bằng 2 lớp thép dầy.
- Ngoài khả năng tiêu diệt hỏa tiễn đạn đạo ờ tầm xa, nó còn  tiêu diệt hỏa tiễn hành trình bay là đà trên mặt biển, AEGIS đã chứng minh được rằng không có thứ vũ khí nào sánh kịp nó. Lockheed Martin là công ty sản xuất vũ khí hiện đại hàng đầu trên thế giới hiện nay.

Nói thêm về hoả tiễn đạn đạo và hành trình
1). Hỏa tiễn đạn đạo (Ballistic Misssile)
Hỏa tiễn đạn đạo là hỏa tiễn tầm xa, được phóng thẳng đứng, mục đích cho nó bay thẳng lên trời, vượt qua bầu khí quyển của quả đất, cũng giống như phóng phi thuyền con thoi ở bang Florida. Đường đi của hỏa tiễn đạn đại trải qua 3 giai đoạn như sau:

• Giai đoạn 1. Từ 3 đến 5 phút
Bay thẳng đứng từ dàn phóng lên bầu khí quyển của quả đất, tốc độ khoảng 7km/giây
• Giai đoạn 2. Bay khoảng 25 phút
Bay theo một quỹ đạo ở ngoài tầng khí quyển của trái đất, nơi đó không còn sức hút của trái đất, nên không có vật nặng nhẹ khác nhau, mà tất cả đều lơ lửng như nhau. Sở dĩ hỏa tiển đi được là nhờ sức tống phản lực, do sự phát nổ ở tầng chót của hỏa tiễn, trước khi ra khỏi bầu khí quyển.
• Giai đoạn 3. Trở lại bầu khí quyển
Hỏa tiễn rơi trở lại bầu khí quyển và được điều khiển đánh vào mục tiêu, thời gian 2 phút với tốc độ 4km/giây.
2). Hỏa tiễn hành trình (Cruise Missile)
Đặc điểm của hỏa tiễn hành trình là bay càng thấp, càng tránh được sự phát hiện của Radar, giữ được yếu tố bí mật. Hoả tiễn nầy bay là đà trên mặt biển hay mặt đất. Nhờ những bộ cảm ứng (Sensor) mà nó có thể lên cao, xuống thấp, quanh cho theo địa thế của đường bay. Đó là hỏa tiễn tinh khôn. Tomahawk và Harpoon là hai trong những loại hỏa tiễn hành trình.
Hai loại hỏa tiễn đạn đạo và hành trình không thoát khỏi tay truy sát của AEGIS, Hoa Kỳ.
6* Hải quân Việt Nam
Hải Quân và Không Quân là hai quân chủng yếu nhất trong lực lượng vũ trang của Việt Nam.
6.1. Việt Nam tăng cường lực lượng Hải quân
Ngoài 18 chiếc hộ tống hạm cở nhỏ (Corvette) cũ kỹ, HQ/VN hiện có 7 tàu hộ tống cở lớn (Frigate), trong đó, hai chiếc hiện đại nhất vừa mua của Nga thuộc lớp Gepard 3.9.
Tàu hộ tống là tàu chiến đấu, còn được gọi là khu trục hạm (Destroyer) có nhiệm vụ bảo vệ những loại tàu khác, như tàu vận tải, tàu đổ bộ, các toán thương thuyền và cả hàng không mẫu hạm nữa. Đối tượng phải tiêu diệt là tàu chiến của địch, phi cơ và tàu ngầm tấn công của đối phương, do đó, phải được trang bị vũ khí thích hợp để làm nhiệm vụ.

6.2. Tàu hộ tống Gepard 3.9
 

Tàu hộ tống Gepard 3.9
Ngày 22-8-2011, VN nhận chiếc Gepard 3.9 thứ hai từ Nga. Chiếc thứ nhất mang số HQ-011 tên Đinh Tiên Hoàng, chiếc thứ hai số HQ-012 tên Lý Thái Tổ. VN đang ký hợp đồng mua thêm 2 chiếc loại nầy nữa.
Hai chiếc hộ tống hạm mới mua được đưa vào biên chế của Vùng 4 HQ, bao gồm các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận, chủ yếu là bảo vệ quần đảo Trường Sa mà sự đe dọa là Trung Cộng.
Các chi tiết của tàu Gepard 3.9
Trọng tải: 1,500 tấn* Dài: 93.5m* Ngang: 13.8m* Tốc độ: 28 knot* Tầm hoạt động: 15 ngày* Thủy thủ đoàn: 98.
Vũ khí:
- 8 hỏa tiễn chống tàu.
- 20 hỏa tiễn chống phi cơ
- 1 bệ phóng hỏa tiễn chống tàu ngầm
- 4 ống phóng ngư lôi với 20 quả đạn
- 1 súng đại liên 76.2mm, 2 súng 6 nòng 30mm với 4,000 viên đạn

Tàu Gepard 3.9 được Nga thiết kế vào cuối thập niên 1980 dưới Dự án số 1166.1 cho nên ngày nay xem như đã lỗi thời so với những loại tàu mới hơn, có khả năng vược trội hơn về mọi mặt, vì thế nó chưa phải là chúa tể trên mặt biển.
6.3. Tàu ngầm lớp Kilo
Lớp Kilo là tên gọi của NATO để chỉ tàu ngầm Dự án 636 của Nga. Tàu chạy bằng Diesel-điện, được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2005. Thế hệ sau lớp Kilo là lớp Lada, hiện do Nga sản xuất. Hồi năm 2009, Việt Nam đặt mua 6 chiếc lớp Kilo, và được chuyển giao cho đến năm 2014.
Khả năng tàu ngầm Kilo: chống tàu nổi và tàu ngầm, chống phi cơ địch, dò mìn và thả mìn.
Đặc tính
- Hoạt động trong vùng nước cạn
- Tàu chạy rất êm. Hải quân HK gọi nó là “lổ đen” (Black hole) vì thường biến mất, do khả năng tàng hình và chạy rất êm của nó.
- Nga sản xuất 29 chiếc lớp Kilo để xuất cảng theo đơn đặt hàng: Trung Cộng: 12 chiếc, Ấn Độ: 10, VN: 6 và Iran: 1 chiếc.
Chi tiết kỹ thuật
Dài: 74m* Ngang: 9.9m* Tốc độ: nổi: 22km/giờ, chìm: 46km/giờ.
* Độ lặn sâu: 300m* Thời gian hoạt động: 45 ngày.* Thủy thủ: 52.
Vũ khí
8 hỏa tiễn* 6 ống phóng ngư lôi* Giá tiền: 250 triệu USD/chiếc.
6.4. Nói sơ về tàu ngầm
Tàu ngầm, tàu lặn hay tiềm thủy đỉnh, hoạt động dưới mặt nước, theo hai nguyên lý như sau:
1) Định lý Archimède
Một vật chìm trong nước, chịu một sức đẩy từ dưới lên trên, bằng với khối lượng nước mà nó chiếm chỗ.
2) Định luật Pascal
Áp suất mà một bề mặt phải chịu, tỷ lệ thuận với cái lực tác động trên bề mặt đó, tỷ lệ nghịch với diện tích của bề mặt đó.
Tàu ngầm có hai lớp vỏ. Giữa 2 lớp vỏ là một khoảng trống.
3) Khi muốn lặn xuống. Thì mở van (valve) cho nước tràn vào khoảng trống, tàu sẽ nặng hơn và chìm xuống.
4)    Khi muốn nổi lên. Thì bơm nước ra khỏi khoảng trống, tàu nhẹ hơn, và nổi lên mặt nước.

7* Tàu ngầm của Trung Cộng
Số lượng: 60 chiếc, trong đó 12 chiếc lớp Kilo mua của Nga, số còn lại do nước nầy sản xuất, bao gồm nhiều tàu chạy bằng nguyên tử năng.
Tàu ngầm nguyên tử của TC có 2 loại chính:
1)    Tàu chiến lược: mang 12 hoả tiễn đạn đạo (Ballistic Missile) là hỏa tiễn tầm xa tên Ngưu Lang JL-2, bắn xa 8,000km.
2)    Tàu ngầm chiến thuật: chống chiến hạm nổi, và chống tàu ngầm đối phương.
Căn cứ tàu ngầm nguyên tử của Hạm Đội Nam Hải đóng tại Tam Sa, thuộc đảo Hải Nam, có thể chứa 20 chiếc. Tam Sa cách Đà Nẳng (VN) 150 hải lý (277.8km). Như vậy, với hỏa tiễn tầm xa 8,000km, từ Tam Sa, TC có thể phóng hỏa tiễn tới bất cứ nơi nào trên lãnh thổ VN.
Vũ khí trên 12 chiếc tàu ngầm Kilo đã được TC nâng cấp và trang bị hoả tiễn hiện đại hơn tàu Kilo của VN. Như thế, vũ khí tàu ngầm hiện đại nhất của VN, so với TC cũng chẳng nhằm nhò gì.

8* Tàu ngầm của Hoa Kỳ
8.1. Tàu ngầm và căn cứ của Hoa Kỳ
Số lượng: 80 chiếc.
Về nhiệm vụ chia làm 2 loại:
1)    Tàu ngầm trang bị hỏa tiễn đạn đạo (Ballistic Missile) để tấn công tầm xa.
2)    Tàu ngầm chiến thuật:
- Đánh chìm các tàu nổi và tàu ngầm khác
- Phóng hỏa tiễn hành trình (Cruise Missile) như hoả tiễn Tomahawk để tấn công mặt đất, hỏa tiễn Harpoon để chống tàu trên biển.
- Thu thập tin tình báo, yểm trợ các chiến dịch.
Căn cứ tàu ngầm có mặt trên nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Căn cứ Guam, Andersen (HK), căn cứ Puerto Rico trên biển Caribê, Yokoshika (Nhật), Sigonella và Naples (Ý), Rota (Tây Ban Nha), Guantanamo (Cuba), Bahrain…

9* Không Quân Việt Nam
9.1. Việt Nam hiện đại hóa Không Quân
Không Quân cũng là một quân chủng yếu nhất trong lực lượng vũ trang của VN. Ngoài những phi cơ cũ kỹ có từ thời chiến tranh, VN hiện có:
- 200 MiG-21 (MiG=Mikoyan Gurevich) thế hệ 3 (1960-1970)
- 150 Su-22 và Su-27 (Su= Sukhoi) thế hệ 3.
- 12 Su-30MK2 thế hệ 4.5 (1990-2000). Tương đương với Dassault Rafale (Pháp), Boeing F-15E, Lockheed Martin F-16 C/D và F-18 của Hoa Kỳ.
Việc hiện đại hoá KQ rất cấp bách, nhất là sau vụ nổ của chiếc Su-22 tại Cẩm Thủy, Thanh Hoá, cho thấy thế hệ phi cơ đó đã mục rệu rồi.
Việt Nam đang có hợp đồng mua thêm 12 chiếc Su-30MK2 nữa.

9.2. Phi cơ Su-30MK2
Su-30MK2 là phi cơ đa năng, tức là vừa tấn công mặt đất (cường kích), vừa không chiến (tiêm kích). Được tiếp xăng trên không, nhưng VN chưa có phi cơ vận tải chở xăng tiếp tế trên không.
Tốc độ: Mach 2 (1,350km/giờ) * Tầm hoạt động: 3,000km (bay 5 giờ)
Vũ khí:
- Đại liên 30mm
- Hỏa tiễn được hướng dẫn bằng Radar hoặc tầm nhiệt. Mỗi chiếc gắn 12 hỏa tiễn trên thân và 2 cánh.
-    Có hệ thống chỉ huy, hệ thống điều khiển phi cơ, truyền tin, máy vi tính, tình báo và thám thính.

9.3. Phi cơ Su-30MK của Trung Cộng
Về phần phi cơ chiến đấu thế hệ 4, Trung Cộng hiện có 280 chiếc, vừa mua của Nga, vừa do họ sản xuất. Trong số đó, có 100 chiếc Su-30MK, gồm có:
- 76 chiếc Su-30MKK
- 24 chiếc Su-30MK2.
Cho thấy, VN hiện đại hóa, tăng cường thì cũng vẫn còn thua kém xa về kỹ thuật và số lượng phi cơ, so với TC.

10* Kết
Một nước nhỏ và yếu kém thì không bao giờ theo kịp một cường quốc, đó là lẻ đương nhiên, nhưng không phải vì thế mà khiếp nhược, hèn nhát trước kẻ thù. Một Đài Loan không sợ Trung Cộng, một Philippines không ngán TC, vì khi cái lực yếu, thì còn cái thế mạnh, đó là liên kết, liên minh quốc tế.
Cộng Sản VN thà chịu nhục, trước cảnh đồng bào ngư dân của mình bị kẻ thù bắn giết, mà cứ một mực nịnh bợ TC, thà chịu hèn chớ không để mất đảng.
Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố: “VN để ra 2 tỷ đô la để mua vũ khí mỗi năm”. Đây là lần đầu tiên CSVN công khai tuyên bố việc mua sắm vũ khí. Các nhà bình luận cho rằng, tuyên bố nhằm mục đích cho người dân thấy rằng, đảng CSVN cũng có quyết tâm bảo vệ tổ quốc, tóm lại, chỉ là một màn lừa bịp mà thôi. Bởi vì, mua vũ khí là một việc, xử dụng vũ khí thành thạo là một việc khác, và có can đảm, hiên ngang dám bấm nút, bóp cò hay không cũng là một việc khác nữa.
Mua sắm vũ khí không phải là điều chủ yếu để tin tưởng rằng đảng CSVN có quyết tâm bảo vệ tổ quốc, cụ thể trước mắt cho thấy đảng luôn luôn đặt 16 chữ vàng, 4 tốt và lòng biết ơn sâu xa đối với TC, vì đã viện trợ vũ khí để chiếm miền Nam và giúp đở xây dựng CNXH. Mới đây, Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố là VN sẽ chia xẻ tài nguyên Biển Đông cho Trung Cộng.
Tóm lại, cái lổ hổng trong kho vũ khí là chuyện nhỏ, vì chưa mất nước. Cái lổ hổng tham nhũng trong đảng là chuyện lớn, bị đe dọa mất nước. Và cái lổ hổng to tầy trời của dân tộc VN làm cho mất đất, mất tài nguyên quốc gia chính là đảng Cộng Sản Việt Nam vậy.
Trúc Giang
Minnesota ngày 15-2-2012


phiemdam.com

No comments:

Tin Nhanh

Nga đưa nhiều tàu chiến và không quân bay lượn gần đó và Đan Mạch bất lực. Sự thật Greenland còn sống sót đến ngày hôm nay còn NATO và Mỹ ở ...