Thursday, April 10, 2014

La Chancelière a offert un cadeau controversé au président allemand. | AFP/JOHN MACDOUGALL

La Chancelière a offert un cadeau controversé au président allemand.  

Zoom
La chancelière allemande ne s'attendait probablement pas à offenser l'Empire du milieu. Cette semaine, Angela Merkel a offert une carte de la Chine datant de 1735 à Xi Jinping, le président chinois, de passage en Allemagne dans le cadre d'une tournée européenne de dix jours. Ce présent, qui partait sûrement d'une bonne intention pour la Chancelière, a toutefois froissé les Chinois.
MON ACTIVITÉ

Vos amis peuvent maintenant voir cette activité Supprimer X
La carte représente la « Chine des dix-huit provinces », amputée d'une grande partie de ses provinces actuelles. Lors de la cérémonie de remise du présent, la Première Dame, Peng Liuyan, est restée de marbre. Les Chinois n'ont pas manqué de souligner leur contrariété sur les réseaux sociaux et dans les médias locaux.

Des frontières pour certaines contestées

«Le problème n'est pas le cadeau mais ce qu'il y a derrière, éclaire Jean-François Dufour, spécialiste de l'économie chinoise. Sur cette carte qui date du XVIIIe siècle, certains territoires ne sont pas intégrés». Les frontières de l'époque ne comprenaient pas une grande partie du Nord-Est (la Mandchourie), la Mongolie intérieure, le Tibet, le Qinghai et le Xinjiang... «Des régions dont le statut était ambigu à l’époque – la Mandchourie, berceau de la dynastie Qing alors au pouvoir, était un territoire à l’accès limité, et le contrôle militaire sur les grandes étendues de l’ouest était incertain», détaille Jean-François Dufour. «Les Chinois sont très attachés à leurs frontières actuelles d'autant qu'elles sont contestées», ce qui explique leur réaction à la réception de cette carte.

Bataille de cartes sur les écrans et réseaux chinois

En Chine, les médias ont largement polémiqué sur ce «cadeau empoisonné». Les chaînes de télévision et réseaux sociaux se sont emballés en diffusant une carte datant du XVIIIe siècle, aux frontières extrêmement réduites, sans pouvoir certifier qu'il s'agissait de celle offerte par la Chancelière. Les médias ont ensuite publié une carte d'actualité, rappelant les frontières actuelles.

Sur les réseaux sociaux chinois certains ont même diffusé une carte de la Chine «à la superficie gigantesque, recouvrant le lac Balkhach - Kazakhstan actuel -, le lac Baïkal et l'île de Sakhaline - Russie -, ainsi que les îles de mer de Chine du Sud - aujourd'hui disputées entre plusieurs pays -», comme le média chinois Caixin Wang, cité par Courrier International.


Sur la carte offerte par Angela Merkel, plusieurs régions actuelles de l'ouest manquent à l'appel, tout comme la Mongolie intérieure, au nord de la Chine actuelle. 


Đàn bà dễ có mấy tay

Chinese President Xi Jinping Visits Berlin

Tuần lễ cuối tháng ba đầu tháng tư vừa rồi, Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc đến thăm ba nước Pháp, Đức, Bỉ.
Paris là điểm dừng chân đầu tiên. Ông giành ưu tiên này cho Pháp quốc bởi cách đây tròn 50 năm, tháng Giêng năm 1964, tổng thống Pháp, tướng Charles De Gaule là nguyên thủ phương Tây đầu tiên ban ân huệ cho Mao, công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Để tỏ lòng hiếu khách, Pháp không những trải thảm đỏ tận chân cầu thang máy bay, mà còn trải lòng ra đón. Yến tiệc xa hoa chưa từng có tại lâu đài Versailles nguy nga. Buổi hòa nhạc Trung Hoa tại nhà hát Opera. Dạ tiệc, khiêu vũ lu bù trong cung điện Roi-Soleil tráng lệ. Champagne trào bọt trắng lòa với những hợp đồng chục tỷ Euro.
Khác hẳn Pháp, người Đức đón Tập không ồn ào, xa xỉ, nhưng cũng vẫn giành được những hợp đồng không thua kém. Đặc biệt là bà Thủ tướng Angela Merkel đã ghi hai bàn thắng ngoạn mục, mà vẫn giữ đúng những nghi lễ ngoại giao.
Bàn thắng thứ nhất: Tập muốn sử dụng chuyến thăm Đức để gây một sức ép, buộc Nhật phải thừa nhận những tội lỗi đã gây ra cho Trung Quốc trong Thế chiến II. Để thực hiện ý đồ này, Tập khéo léo mời bà Angela Merkel cùng đến thăm đài tưởng niệm nạn nhân chiến tranh Holocaust. Bà Merkel khôn ngoan nhận ra ngay ý đồ. Bà đáp: “Ngài có thể đi một mình vào lúc rảnh rỗi”. Bà không dại gì tham dự vào vòng xoáy ma quái của những cuộc chơi do Tập bày ra. Bị từ chối thẳng thừng, Tập cười lịch sự, nhưng trong lòng hẳn cay đắng lắm.
Bàn thắng thứ hai: Trong bữa ăn tối chia tay, ở mục tặng quà lưu niệm, bà Merkel tặng Tập một tấm bản đồ Trung Quốc cổ, do nhà bản đồ học người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon vẽ vào năm 1735, dựa trên những khảo sát địa lý của các nhà truyền giáo Dòng Tên, và được xuất bản tại Đức vài năm sau đó.
Tập cầm quà trong tâm trạng nửa cười nửa mếu. Trên tấm bản đồ có ghi “China Proper”(Trung Quốc chính thức) trong đó không có Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Điếu Ngư, hay biển Đông. Riêng đảo Đài Loan và Hải Nam được vẽ bằng một màu khác, ngụ ý rằng hai hòn đảo này chưa thuộc quyền kiểm soát hoàn toàn của nhà Thanh lúc đó.
Những nội dung trên tấm bản đồ này lại trái ngược với quan điểm chính thức của chính quyền do Tập đang điều hành. Theo họ thì Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng, Đài Loan, Điếu Ngư, và biển Đông là “lãnh thổ lịch sử không thể chối cãi của Trung Quốc”.
Hơn nữa, những chi tiết trên bản đồ lại gợi ra bao vấn đề. Bản đồ được vẽ năm 1735 là năm Hoàng Đế Càn Long trị vì. Ông là một nhân vật kiệt xuất nhất trong triều đại nhà Thanh, mà vẫn chưa thể kiểm soát nổi những vùng miền nói trên thế thì làm sao có thể gọi là “lãnh thổ lịch sử từ thời cổ đại”, “không thể tách rời”, “không thể chối cãi”.
Tổng thống Pháp François Hollande tiếp Tập lịch sự đến mức ông không dám nhắc đến chuyện “nhân quyền” mà Tập vốn ghét cay ghét đắng. Còn bà Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chẳng ngại ngùng đánh thẳng vào lòng kiêu hãnh bành trướng không phải của riêng Tập mà cả dân tộc Đại Hán.
Báo chí phương Tây gọi món quà bản đồ là “cú tát tai của Merkel” có lẽ cũng không ngoa.
Quả là:
“Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan?”
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

No comments: