Sunday, June 1, 2014

Dương Danh Dy :Giả sử phương Tây lại cấm vận Trung Cộng lần nữa



Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Trung Cộng bị một số nước phương Tây chủ yếu cấm vận về nhiều mặt như hạn chế tiếp xúc chính trị, buôn bán, đầu tư … Sau một thời gian, hầu hết mọi cấm vận đã được xóa bỏ, nhưng đến nay một số lĩnh vực như kỹ thuật cao, hàng quân sự… vẫn còn là khu cấm.
Không biết vì lý do gì mà một người Trung Cộng giấu tên (chỉ ghi bút danh là Thần Bản bố y xyj) nhưng tỏ ra khá quen thuộc với nhiều nhân vật có trách nhiệm trong những ngành sản xuất, quản lý có liên quan của Trung Cộng đã đề cập tới vấn đề nói trên.
 
Dưới đây là phần tóm lược.
 
Giả sử vì các vấn đề như: Đài Loan, Triều Tiên, Ấn Độ, Nam Hải (Biển Đông), Đảo Điếu Ngư (Senkakư), Tô Nhan tiêu (Suyan istal), Mông Cổ, Tây Tạng, v.v. mà quan hệ với phương Tây xấu đi, hãy thử tưởng tượng xem tình hình sẽ ra sao khi phương Tây lại một lần nữa cấm vận Trung Cộng.
 
(Sau khi Mã Anh Cửu nhận chức, Quốc dân đảng ở Đài Loan tuyên bố sẽ không đòi Đài Loan độc lập. Cơ hội tốt nhất của đại lục chỉ là 4 năm, vì khóa tới chưa biết Quốc dân đảng có thắng cử hay không và do đó chưa biết tình hình Đài Loan sẽ ra sao, cho nên nêu giả thiết về vấn đề Đài Loan là cần thiết).
 
Có 16 tình trạng sau:
 
1. Sau 3 năm, mọi máy bay hàng không dân dụng Trung Cộng sẽ phải ngừng bay vì không còn phụ tùng thay thế, cả nước chỉ còn một loại máy bay kiểu “Yun-7” (Vận-7) sản xuất trong nước có thể bay thương mại nhưng động cơ máy bay phải nhập cảng.
 
2. Sau 3 năm, mọi tuyến đường sắt tốc độ cao Trung Cộng đều phải ngừng chạy, vì toàn bộ bánh xe lửa chạy tốc độ cao và phần mềm hệ thống điều khiển điện đều phải nhập cảng, Trung Cộng chưa thể sản xuất trong nước (Hà Hoa Vũ, Tổng công trình sư Bộ Đường sắt Trung Cộng, Tạ Duy Đạt, Giáo sư Trường Đại học Đồng Tế, v.v.).
 
3. Toàn bộ ngành sản xuất ôtô du lịch Trung Cộng đều phải ngừng sản xuất, bởi vì Trung Cộng  chưa thể sản xuất được các chi tiết của động cơ ô tô như hệ thống khống chế điện, hệ thống điện khống chế phun dầu, vòng găng (séc măng piston), hệ thống thay đổi tốc độ tự động, và hộp số, ngay cả thép tấm, bu lông dùng cho loại ô tô cao cấp cũng vậy.
 
4. Toàn bộ ngành sản xuất TV màu Trung Cộng sụp đổ. Mặc dù hiện nay Trung Cộng mỗi năm sản xuất được 86,6 triệu chiếc TV màu các loại, nhưng hệ thống mạch vi điện tử trong mỗi chiếc TV vẫn hoàn toàn phải dựa vào nhập cảng (Thứ trưởng Bộ Công nghiệp tin tức Lại Cần Kiệm).
5. Toàn bộ ngành sản xuất điện thoại di động sụp đổ. Toàn bộ hệ thống mạch vi điện tử dùng trong điện thoại di động đều phải dựa vào nhập cảng, năm 2006 riêng thị trường của mấy công ty điện thoại lớn như IT, CDMA, Motorola... chiếm tới 90% thị trường.
6. Toàn bộ ngành sản xuất màn hình lỏng sụp đổ vì 98% màn hình lỏng dựa vào nhập cảng.
7. Giả sử phương Tây lại cấm vận Trung Cộng, chắc là Trung Cộng sẽ không xây dựng những tòa nhà cao tầng nữa, bởi vì sẽ không có thang máy đủ leo lên độ cao lớn. kỹ thuật và nghiên cứu phát triển ngành thang máy Trung Cộng hoàn toàn bị thương nhân nước ngoài khống chế, người Trung Cộng chỉ nhận trách nhiệm “lắp ráp”. Năm 2006, chỉ 13 doanh nghiệp nước ngoài đã nắm tới 80% thị trường thang máy.
8. Giả sử phương Tây lại cấm vận Trung Cộng, ngành công nghiệp đóng tàu Trung Cộng sẽ sụp đổ toàn diện vì có tới 60% những thứ trên một con tàu là phải nhập cảng, chỉ có đóng vỏ và lắp toàn bộ là ở Trung Cộng thôi.
9. Giả sử phương Tây lại cấm vận Trung Cộng lần nữa, Trung Cộng sẽ không sản xuất nổi một chiếc máy giặt, một chiếc tủ lạnh bởi vì hệ thống mạng điện dùng cho hai loại máy này Trung Cộng hoàn toàn chưa thể sản xuất được.
10. Giả sử phương Tây lại cấm vận Trung Cộng lần nữa, ngành sản xuất đồ chơi Trung Cộng sẽ hoàn toàn sụp đổ, bởi vì các hệ thống vi mạch dùng cho đồ chơi, Trung Cộng cũng chưa sản xuất được.
11. Giả sứ phưong Tây lại cấm vận Trung Cộng, ngành máy móc công trình Trung Cộng cũng sẽ sụp đổ toàn diện. Theo thống kê của Hội Máy móc công trình tỉnh Hồ Nam, thì tiền nhập cảng phụ tùng cho các loại máy công trình của tỉnh này chiếm 40% giá thành, năm 2006 xuất cảng được 500 triệu USD thì tiền nhập cảng phụ tùng chi tiết máy mất 300 triệu USD.
12. Ngành sản xuất điện chạy bằng sức gió Trung Cộng sẽ sụp đổ toàn diện vì toàn bộ kỹ thuật then chốt của ngành này đều do nước ngoài nắm và những chi tiết máy then chốt phần lớn vẫn phải nhập cảng.
13. Qua lần động đất ở Tứ Xuyên, thấy xuất hiện nhiều máy bay trực thăng với nhiều kiểu dáng, nhưng hầu nhu toàn bộ là hàng nhập cảng của Nga, Mỹ, Pháp... trong nước có loại “Zhi-8” (Trực-8) nhưng chỉ là chế tạo phỏng theo kiểu “Siêu ong vàng” của Pháp, còn loại “Zhi-9” (Trực-9) thì vẫn phải nhập cảng kỹ thuật của Pháp.
14. Các máy công cụ khống chế bằng số và dao cắt gọt. Từ năm 2002, Trung Cộng trở thành nước dùng nhiều máy công cụ các loại lớn nhất thế giới và nước nhập cảng các loại máy này lớn nhất thế giới. Năm 2005, Trung Cộng nhập cảng các loại máy công cụ cao cấp hết 5,2 tỷ USD, năm 2006 tăng lên 6,4 tỷ USD. Những máy công cụ sản xuất trong nước và các loại dao cắt gọt phần lớn vẫn phụ thuộc vào nhập cảng (80%). (Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học kỹ thuật Trung Hoa Viện sĩ Viện Công trình Trung Cộng Lý Bồi Căn).
 
15. Các thiết bị then chốt dùng cho điện hạt nhân, thiết bị chế tạo các mạch vi điện tử, thiết bị y tế dùng hạt nhân, thiết bị kỹ thuật cốt lõi của ngành hoá dầu, v.v. Trung Cộng còn hoàn toàn chưa chế tạo được. Có một số người nói rằng khả năng phỏng chế (bắt chước chế tạo) của Trung Cộng rất mạnh, nhưng những cái kỹ thuật cao thì không thể phỏng chế được, ví dụ như màn tinh thể lỏng, mạch vi điện tử, động cơ máy bay… không thể phỏng chế nổi công nghệ, cách điều hành vật liệu, phương pháp gia công, v.v.
 
16. Giả sử phương Tây lại cấm vận, toàn bộ ngành sản xuất mô tô Trung Cộng sẽ sụp đổ bởi vì những phụ tùng then chốt vẫn phải nhập cảng.
 
Tác giả bài viết nói thêm: “Thưa các vị, tôi biết những điều tôi viết đã làm tổn thương tới lòng tự tôn yếu đuối của các vị, trước tiên xin đừng vội phản đối, những điều tôi nói là sự thực.
 
Sự thực là các máy tính điện tử mà các ngài đang sử dụng hiện nay có tới 99,99999% sử dụng mạch vi điện tử nước ngoài….”
 
D.D.D. tóm lược
 
 
 

No comments: