Monday, October 1, 2018

Nguyên TBT Đỗ Mười qua đời, VN lại sắp có quốc tang?

Về di sản của cựu Tổng bí thư Đỗ Mười, trả lời BBC hồi cuối tháng Chín, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng, hiện sống ở Hà Nội, nói:
"Một trong hai sự kiện nổi trội liên quan đến ông Đỗ Mười (cùng với việc dự Hội nghị Thành Đô) là chủ trương đánh tư sản hay còn gọi là "cải tạo công thương nghiệp".
"Theo như tôi hiểu, ông làm điều này rất hung hăng vì học vấn ít, và cuồng tín cao."
"Hệ lụy của việc cải tạo công thương nghiệp rất bi thảm, khốc liệt, để lại tai họa rất lớn cho dân tộc."

Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES-Nguyên TBT Đỗ Mười xem duyệt binh tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/2005

Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười vừa từ trần tối ngày 1/10, Thông Tấn xã Việt Nam cho hay.

"Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một thời gian lâm bệnh nặng ... đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút ngày 1/10/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, " thông báo của TTXVN tối thứ Hai viết.

"Thông tin về lễ tang đồng chí Đỗ Mười sẽ được thông báo sau."

Ông Đỗ Mười ra đi chỉ hơn mười ngày kể từ khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời. Tuy nhiên thông báo này chưa nói rõ thể thức có phải là quốc tang và nếu có thì là bao nhiêu ngày cho ông Đỗ Mười.

Ông Đỗ Mười, tên thật là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2/2/1917, tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Ông là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thứ ba của nước CHXHCN Việt Nam từ tháng 6/1988 đến tháng 7/1991.

Ông làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997.

Từ tháng 12/1997, ông làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trước đó, hôm 28/9, báo VietNamNet dẫn lời ông Phan Trọng Kính, trợ lý của ông Đỗ Mười khẳng định: "Cụ nằm ở bệnh viện 108 gần 6 tháng nay".






Trước tin này, ông Vũ Quang Minh, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia chia sẻ trên Facebook cá nhân:

"Thời gian ông làm TBT là thời gian mà Việt Nam có những dấu mốc lịch sử có ý nghĩa chiến lược sống còn và những đột phá chưa từng có về đối ngoại: gia nhập ASEAN, ký Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện với EU, bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, bắt đầu đàm phán BTA..."


Cuối Facebook tin bởi Minh

'Đánh tư sản mại bản'

Về di sản của cựu Tổng bí thư Đỗ Mười, trả lời BBC hồi cuối tháng Chín, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng, hiện sống ở Hà Nội, nói:

"Một trong hai sự kiện nổi trội liên quan đến ông Đỗ Mười (cùng với việc dự Hội nghị Thành Đô) là chủ trương đánh tư sản hay còn gọi là "cải tạo công thương nghiệp".

"Theo như tôi hiểu, ông làm điều này rất hung hăng vì học vấn ít, và cuồng tín cao."

"Hệ lụy của việc cải tạo công thương nghiệp rất bi thảm, khốc liệt, để lại tai họa rất lớn cho dân tộc."

"Nhưng có vẻ là trong nhiều năm ông Đỗ Mười tự hào về mình đã làm được việc kinh thiên động địa."

"Đến lúc cuối đời, ông không có vẻ gì ăn năn, hối cải về sai lầm của mình cả."



Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES-Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười tại đám tang cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt hồi tháng 6/2008
'Cầu thị'

Trong khi đó, chuyên gia Lê Đăng Doanh, người từng làm thư ký kinh tế cho văn phòng của cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, bình luận với BBC hồi tuần trước:

"Theo như tôi hiểu, ông Đỗ Mười là Đảng viên thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Đảng."

"Chủ trương "cải tạo công thương" là của tập thể lãnh đạo, còn những người khác có chức vụ cao hơn ông ấy trong Đảng."

"Nếu những người này không đồng tình thì mình ông ấy không thể làm gì được."Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES-Ông Đỗ Mười (giữa) tại lễ tang Tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội hồi tháng 10/2013

"Sau khi được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1988, ông Đỗ Mười được ghi nhận gửi lời chúc doanh nghiệp làm ăn phát tài, thực hiện đầy đủ chính sách cải cách tiền tệ, chuyển đổi tỷ giá, phát triển kinh tế tư nhân..."

"Ông cũng là lãnh đạo đầu tiên đi Nam Hàn mời gọi đầu tư vào Việt Nam."

"Nói như vậy để thấy không nên quy trách nhiệm cá nhân cho ông Đỗ Mười vì đó là sai lầm của một thời kỳ."
'Giai thoại'

Hồi tháng 4/2018, báo VietnamNet viết: "Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười là cán bộ lão thành cách mạng, đã từng trải qua nhiều cương vị công tác, nhất là được tôi luyện, trưởng thành qua các cuộc kháng chiến cứu nước và các giai đoạn xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tổ quốc."

"Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú của mình, dù trong lao tù của thực dân đế quốc hay ngoài chiến trận, dù trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc gian khổ hay giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ở cương vị công tác nào, đồng chí Đỗ Mười luôn hoàn thành xuất sắc trọng trách trước đảng, Nhà nước và nhân dân, luôn giữ vững khí tiết, phẩm chất của người cộng sản, luôn tận tâm, tận lực vì nước, vì dân, vì bạn bè quốc tế. Đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân."

No comments:

HƯƠNG GÂY MÙI NHỚ… Tản Mạn - Nhất Hùng

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ rất ý nhị: “Mành tương phơn phớt gió đàn, Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình”