Monday, March 11, 2024

Việt Nam có phải là nền kinh tế thị trường?



HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Việt Nam vẫn chưa thuyết phục được Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường

Việt Nam đề nghị Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, nhưng nền kinh tế Việt Nam có đang thực sự vận hành theo quy tắc thị trường hay không?
Hiện Bộ Thương mại Mỹ đang đánh giá lại trạng thái kinh tế phi thị trường của Việt Nam. Theo bộ này, ngày 8/9/2023, chính phủ Việt Nam đã đệ đơn chính thức yêu cầu phía Mỹ xem xét về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, viện dẫn những cải cách kinh tế trong các năm gần đây.

Quy trình xem xét từ phía Washington sẽ kéo dài 270 ngày.

Như vậy, thời gian phía Mỹ đưa ra quyết định cuối cùng sẽ là vào khoảng giữa tháng 7 tới.

Trả lời trên Báo Điện tử Chính phủ (Việt Nam) ngày 11/2/2024, Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper nói: "Về việc Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, hiện Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang tiến hành quy trình phân tích trước khi đưa ra quyết định theo đúng luật pháp Hoa Kỳ."

'Đổi mới nhưng không đổi màu'

Liên tiếp những vụ đại án gần đây từ kit test Việt Á, Chuyến bay giải cứu, hiện nay là Vạn Thịnh Phát, với số tiền chiếm đoạt lên đến hàng tỷ đô la cho thấy rõ thêm về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Việt Nam, theo một chuyên gia khoa học chính trị từ Hoa Kỳ.

Từ trước đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá, "chưa từng có tiền lệ trong lịch sử", "là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới".

Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời được xác định là "một trong những phương thức" để đạt được mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Giáo sư Vũ Tường, Trưởng khoa Chính trị học, Đại học Oregon, đánh giá với BBC News Tiếng Việt rằng nếu dùng hai khái niệm để nói về quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Việt Nam thì đó là chủ nghĩa tư bản do nhà nước kiểm soát hoặc quản lý (state-led capitalism) và chủ nghĩa Lenin, kết hợp với kinh tế thị trường (market-Leninism).

Trong phần nghiên cứu mới đây và đã được trình bày tại Trung tâm châu Á toàn cầu (Stockholm Center for Global Asia) thuộc Đại học Stockholm (Thụy Điển) hồi tháng 12/2023, Giáo sư Vũ Tường đánh giá "sự trường tồn của thể chế cộng sản vẫn là ưu tiên tối thượng của Đảng Cộng sản Việt Nam".

Ông cho rằng chủ nghĩa tư bản đỏ thân hữu (red crony capitalism) đã hưởng lợi khi các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đều có những mối quan hệ với giai cấp cộng sản cầm quyền.
Chỉ thị mật của Bộ Chính trị: Việt Nam không thực tâm thực thi công ước quốc tế về công đoàn
11 tháng 3 năm 2024
Hà Nội nói Mỹ dán nhãn ‘kinh tế phi thị trường’ cho Việt Nam ‘có hại’ cho quan hệ song phương
24 tháng 1 năm 2024
Thấy gì từ tài liệu mật bị rò rỉ của Bộ Chính trị Việt Nam về ‘đảm bảo an ninh quốc gia’
1 tháng 3 năm 2024

HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Đảng Cộng sản Việt Nam muốn kinh tế nhà nước duy trì vai trò chủ đạo


Cụ thể, với mối quan hệ đặc biệt, đa số những doanh nghiệp này, tuy không phải là tất cả, đã nắm được tin mật, giàu có nhờ buôn bán tài nguyên, hưởng chênh lệch, sự giàu có không xuất phát từ phát minh sáng chế như cách mà gia tộc hay tập đoàn (chaebol) ở Hàn Quốc hay zaibatsu ở Nhật Bản thực hiện.

Theo ông, nhà nước Việt Nam vẫn đang kiểm soát chặt nền kinh tế, nắm nguồn tài nguyên quốc gia và tư liệu sản xuất. Mức độ can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế lớn hơn nhiều nếu so với Hàn Quốc và Đài Loan, là những nơi theo thể chế dân chủ.

Kinh tế tư nhân ở Việt Nam vẫn nằm trong thế yếu, trong khi kinh tế nhà nước, với 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn, chiếm ưu thế trong các lĩnh vực kinh doanh chính và được hưởng những ưu đãi của chính phủ .

Doanh nghiệp nhà nước đóng một vai trò thiết yếu trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Hiện tại, khối doanh nghiệp do nhà nước sở hữu chiếm tới hơn 30% GDP của Việt Nam, theo số liệu của Bộ Tài chính năm 2022.

Theo Forbes, hiện khối tài sản của năm người giàu nhất Việt Nam là khoảng12 tỷ USD, đứng đầu vẫn là tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch VinGroup, và được liệt kê vào phần danh mục tỷ phú bất động sản.

Cũng theo Giáo sư Vũ Tường, điểm yếu trong nền kinh tế nhà nước ở Việt Nam là đội ngũ lãnh đạo đa số là đảng viên Cộng sản, đi học tập hoặc làm việc từ Đông Âu về, ít người đến từ giới kỹ trị nếu so sánh với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, những nền kinh tế đã "hóa rồng" thành công.

No comments: