Tuesday, October 18, 2011

Lường gạt Lịch sử ?


Frank Ching/The Diplomat
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Học giả Mỹ Lucian Pye từng tuyên bố nổi tiếng rằng Trung Quốc không phải là một quốc gia mà là "một nền văn minh đóng vai trò nhà nước". Điều đó có thể thích hợp vào một thời điểm nào trước đây, nhưng ngày nay Trung Quốc đã chuyển hóa thành một nhà nước hiện đại đóng vai chủ động trên các diễn đàn quốc tế.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã cố gắng tận dụng lịch sử lâu dài của mình để nhấn mạnh các yêu sách của mình trong các tranh chấp quốc tế. Đó là một phối hợp có hiệu quả. Sự việc này không đâu rõ ràng hơn là trong cuộc tranh chấp lãnh hải hiện tại Biển Đông, nơi Trung Quốc đang chống lại một số nước láng giềng. Cùng bị lôi kéo vào các cuộc tranh cãi là Hoa Kỳ, Ấn Độ và ngày càng gia tăng với Nhật Bản.
Năm 1996, Bắc Kinh đã phê chuẩn các Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và công khai chấp nhận những điều khoản của Hiệp ước rằng "Trung Quốc sẽ được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán trên một khu vực kinh tế độc quyền 200 dặm hải lý và thềm lục địa" - một khái niệm cho đến nay vẫn không rõ ràng.
Nhưng đồng thời Trung Quốc vẫn tái khẳng định các yêu sách của mình về các đảo nhỏ, đảo đá và rạn trong vùng biển Nam Trung Hoa bằng những căn cứ lịch sử. Nghĩa là, Trung Quốc yêu sách tất cả các quyền do quy định pháp luật quốc tế hiện nay mang lại, ngoài ra căn cứ vào nền văn minh có thể truy ngược trở lại vài ngàn năm của mình, họ còn khẳng định cả những quyền hạn không được công nhận.
Trong lịch sử, Trung Quốc từng là một quyền lực thống trị ở Đông Á và bị coi là kém sức mạnh vì sự chia rẽ của họ. Hiện nay, từ việc kiên quyết về các yêu sách chủ quyền lãnh thổ, phản ánh mối quan hệ của một lịch sử đã bị triệt tiêu hàng trăm năm trước đây vì sự vươn dậy của phương Tây, trong một ý nghĩa nào đó, Bắc Kinh đang nỗ lực làm sống lại và hợp pháp hóa một tình huống mình từng làm bá chủ mà không ai dám thách thức.
Sự mơ hồ về những mảng pháp lý quốc tế Trung Quốc công nhận và những phần không gây nên các tranh cãi hiện nay có liên quan trực tiếp Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, và gián tiếp đến quyền lợi của nhiều quốc gia khác.
Đòi hỏi của các nước Đông Nam Á còn lại chủ yếu dựa vào quy định của Luật Biển. Thế nhưng, Trung Quốc, đang giữ quan điểm rằng chủ quyền lãnh thổ của họ đã có trước khi Luật Biển được ban hành, do đó bộ luật này không áp dụng với họ được. Lịch sử lấn át pháp luật.
Vào năm 2009, Trung Quốc đệ trình lên Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Biển một bản đồ để hỗ trợ của các tuyên bố của mình về "chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo trên vùng Biển Đông và lân cận" cũng như "phần biển và lòng đất dưới đáy biển".
Bản đồ có hình dạng một đường cong hình chữ U bao phủ hầu như toàn bộ phía Nam Biển Đông và ôm lấy bờ biển của các nước láng giềng trong đó có Việt Nam, Malaysia và Philippines. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đệ trình một bản đồ lên Liên Hợp Quốc để hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình, nhưng đã không đưa ra một giải thích nào về các yêu sách đến tất cả các vùng biển cũng như các quần đảo dọc theo những đường vạch.
Đây là một bước khởi điểm cực đoan từ lập trường mà Trung Quốc đã chọn khi phê chuẩn hiệp ước. Lúc ấy, Trung Quốc tuyên bố sẽ tổ chức các tham vấn với những quốc gia có bờ biển đối diện hoặc tiếp giáp với Trung Quốc trên cơ sở luật pháp quốc tế và phù hợp với nguyên tắc công bằng".
Đáng kể là, đặc biệt đối với Hoa Kỳ, quan điểm của Trung Quốc về UNCLOS cũng đã chuyển đến một sự chú ý khác. Trong năm 1996, Trung Quốc giữ quan điểm rằng các tàu quân sự nước ngoài phải cần đến sự phê duyệt của mình mới được đi ngang qua vùng lãnh hải của Trung Quốc. Bây giờ, Trung Quốc lại tuyên bố rằng tàu quân sự nước ngoài phải được chấp thuận trước khi họ có thể đi qua vùng đặc quyền kinh tế của mình - một khu vực rộng lớn hơn vùng biển chủ quyền của họ.
Hoa Kỳ tranh chấp với quan điểm đó, duy trì rằng các vùng biển trong vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia là một phần của vùng biển ưu tiên và các tàu hải quân được tự do để đi vào, thậm chí còn có thể tiến hành các hoạt động mà không cần phải chờ đợi phê duyệt gì.
Quan điểm khác biệt này giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ (cũng như hầu hết các nước phát triển khác) đã dẫn đến cuộc đối đầu giữa hai nước, với sự việc tàu giám sát của hải quân Mỹ tiến hành thực hiện các nhiệm vụ thu thập thông tin trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc và đang bị Trung Quốc thách thức.
Mặc dù không phải hoàn toàn chưa xảy ra, việc dựa vào lịch sử của Trung Quốc là một sự phát triển tương đối mới trong luật pháp quốc tế. Ví dụ, các quốc gia ven biển đã từng được cho phép để yêu cầu mở rộng khu vực tài phán trên các vùng biển, đặc biệt là ở các vùng vịnh, hải đảo, khi những khiếu nại này đã được đưa ra từ lâu, riêng rẽ và được chấp nhận rộng rãi bởi các nước khác.
Tuy nhiên, trong trường hợp của Trung Quốc, kề từ khi công khai tranh chấp, các yêu sách của họ rõ ràng vừa không phải là riêng rẽ vừa không được các nước khác rộng rãi chấp nhận. Tuy nhiên, các quan chức và học giả Trung Quốc vẫn cố gắng củng cố lập luận của mình bằng cách viện dẫn đến các ghi chép lịch sử.
Ví dụ như, trong tháng Bảy, Li Guoqiang, một học giả nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử biên ải Trung Quốc và Địa lý của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã viết trên tờ Nhân dân nhật báo rằng: "bằng chứng lịch sử cho thấy người Trung Quốc từng phát hiện các đảo ở Biển Đông trong thời triều đại nhà Tần (221-206 trước Công nguyên) và Hán (206 BC-AD 220), đường biên giới biển của Trung Quốc, ông khẳng định, đã được hình thành bởi các triều đại nhà Thanh (1644-1911).
"Ngược lại", ông viết, "Trước triều đại nhà Thanh của Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia và Philippine hầu như không hề biết gì về các đảo ở Biển Đông".
Việt Nam, khi nhấn mạnh đến trường hợp khiếu kiện của mình, đã trích dẫn các bản đồ và địa lý xác nhận "chủ quyền lịch sử của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ 17". Điều này không phù hợp với tích cổ trong các khiếu nại của Trung Quốc, nhưng ít nhất, đã cho thấy rằng các khẳng định của Trung Quốc đã từng được tranh cãi trong nhiều thế kỷ, và rằng Trung Quốc lại không được hưởng quyền tài phán độc quyền và liên tục trên các quần đảo này.
Và, nếu lịch sử là các tiêu chí, thì nên quyết định căn cứ vào thời kỳ lịch sử nào ? Nói cho cùng, nếu triều đại nhà Tần hay nhà Hán được dùng như thời điểm chuẩn mực, thì ngày nay lãnh thổ của Trung Quốc nhỏ hơn nhiều, vì khi ấy họ chưa lấy được Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu mà bây giờ được gọi là phía đông bắc của Trung Quốc.
Một thỏa hiệp mà Trung Quốc mang ra chào mời các nước láng giềng là hãy gác lại các tranh chấp lãnh thổ để tham gia phát triển chung nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thỏa hiệp này từng được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đề xuất gần đây nhất là vào ngày 31 tháng 8, khi ông gặp Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Tuy nhiên, lại có vấn đề nghiêm trọng. Là Trung Quốc thực sự có ý gì từ chính sách này ?
Trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc giải thích: "Khái niệm về "gác tranh chấp sang một bên để cùng theo đuổi phát triển chung" có bốn yếu tố sau đây:
1. Chủ quyền của các vùng lãnh thổ có liên quan là thuộc về Trung Quốc.
2. Khi điều kiện chưa chín muồi để mang lại một giải pháp toàn diện cho việc tranh chấp lãnh thổ, thảo luận về vấn đề chủ quyền có thể được hoãn lại để việc tranh chấp được gác sang một bên. Gác tranh chấp sang một bên không có nghĩa là từ bỏ chủ quyền. Đó chỉ là để những tranh chấp sang một bên trong lúc ấy.
3. Các vùng lãnh thổ tranh chấp có thể được phát triển theo một cách chung.
4. Mục đích của việc phát triển chung là nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau thông qua hợp tác và tạo điều kiện cho việc giải quyết cuối cùng của quyền sở hữu lãnh thổ.
Bốn điểm này rõ ràng cho thấy rằng thay vì gác lại tranh chấp lãnh thổ, ý tưởng phát triển chung là phương cách mà Trung Quốc áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của mình lên phía bên kia. Chủ quyền của Trung Quốc ở đây chính là kết quả của sự mong muốn mà họ đạt được trong bất cứ hợp tác phát triển chung nào. Do đó, không lạ gì khi không một quốc gia nào chấp nhận đề nghị của Trung Quốc.
Có lẽ vì mâu thuẫn giữa các khẳng định về lịch sử và UNCLOS, các học giả Trung Quốc khác đang kêu gọi phải xem xét lại Luật Biển.
Li Jinming, một giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hạ Môn, nói rằng có "các thiếu sót" trong UNCLOS, và kết quả là, "Trung Quốc nên xem xét hoàn cảnh riêng của mình trước khi thực thi UNCLOS". Có nghĩa là, mặc dù Trung Quốc đã phê chuẩn một bản hiệp ước từng có hiệu lực trong 17 năm qua, nhưng Bắc Kinh không cần phải tuân thủ các quy định của mình, trừ khi bằng cách nào đó bản hiệp định này được sửa đổi để hỗ trợ cho các yêu sách về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Có vẻ như Bắc Kinh muốn được thực hiện một ngoại lệ trong luật pháp quốc tế. Họ muốn phần bánh của mình và muốn được tận hưởng. Nhưng luật là luật. Có luật quốc tế mà làm gì để luật không còn mang tính quốc tế và không còn là luật nữa ?
Nguồn: The Diplomat
HP chuyển

No comments:

Tùy bút GIÂY PHÚT CHẠNH LÒNG-Điệp Mỹ Linh

Chủ nhật Jan./12/2025 vừa qua, lúc 11:00AM, một số Luật sư/cựu sinh viên Luật Khoa đã gặp nhau tại nhà hàng Lambo, trên đường Westheimer, Ho...