NgV
Biển Đông: Báo Trung Quốc cảnh báo về cuộc đối đầu vũ trang với Mỹ trên biển
Tờ báo quân sự hàng đầu của Trung Quốc đã cảnh báo Mỹ về cuộc tập trận quân sự Mỹ-Philippines sẽ thổi bùng nguy cơ đối đầu vũ trang trên biển.
Một tờ báo quân sự hàng đầu của Trung Quốc đã cảnh báo Mỹ hôm 21/4 rằng, cuộc tập trận quân sự Mỹ-Philippines sẽ thổi bùng nguy cơ đối đầu vũ trang trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Bài bình luận trên tờ Quân giải phóng Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh báo gay gắt nhất từ phía Bắc Kinh về những căng thẳng với Philippines trên vùng biển đang tranh chấp mà cả hai nước gần đây đã điều tàu đến để khẳng định quyền lợi của mình.
Tuần này, quân đội Mỹ và Philippines đã bắt đầu một cuộc tập trận hải quân thường niên trong 2 tuần lễ và trong bối cảnh Bắc Kinh và Manila đã cáo buộc lẫn nhau vì việc xâm hại vào vùng biển có chủ quyền gần bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham), phía tây của một căn cứ cũ của hải quân Mỹ trước kia tại vịnh Subic.
Cuộc tập trận chung được tổ chức tại các vùng biển khác nhau trên khắp Philippines.
"Bất cứ ai tinh tường đã nhìn thấy từ lâu rằng đằng sau những cuộc tập trận đã gây ra một tâm lý về vấn đề Biển Đông sẽ bị đưa đến một ngã ba đường hướng tới cuộc đối đầu quân sự và giải quyết thông qua lực lượng vũ trang" - bài bình luận trên tờ báo vốn là cơ quan ngôn luận chính của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho hay.
"Thông qua hình thức can thiệp này, Mỹ sẽ chỉ khuấy động tình hình toàn bộ Biển Ðông và điều này chắc chắn sẽ có tác động lớn tới hòa bình và ổn định khu vực" - bài báo viết.
Đến nay, Trung Quốc và Philippines vẫn căng thẳng trong các tranh chấp về bãi cạn không có người ở mà Philippines gọi là bãi cạn Panatag và Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, cách khoảng 124 dặm hải lý ngoài khơi đảo chính Luzon của Philippines.
Bài viết trên tờ báo cũng nói thêm: "Chiến lược quay trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ mang ý nghĩa của một sự thay đổi trong chiến lược tập trung quân sự...Mỹ có ý định cố gắng lôi kéo nhiều quốc gia hơn vào việc khuấy động tình hình ở Biển Đông."
Từ cuối năm 2010, Trung Quốc đã tìm cách làm giảm căng thẳng với Mỹ trong nhiều vấn đề như chính sách thương mai, tiền tệ, các tranh chấp khu vực.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc vẫn còn cảnh giác trước các dự định quân sự của Mỹ trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt khi chính quyền của TT Obama muốn đóng một vai trò quan trọng trong khu vực, gia tăng sức mạnh mối quan hệ ngoại giao và an ninh với các đồng minh Châu Á. (BT/GDVN-Reuters)
Báo Phượng Hoàng: Trung Quốc đang bị kẹp chặt từ hai cánh
Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Hải quân Mỹ và Philippines trong tuần này “vai kề vai” tổ chức tập trận chung ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV), kéo dài đến ngày 27/4.
Giới tình báo quân sự phương Tây cho rằng, Hải quân Mỹ và Philippines triển khai diễn tập ở biển Đông lần này là để tăng cường quan hệ hợp tác quân sự song phương, hiệp đồng trang bị, đồng thời Mỹ cũng muốn đưa ra một lời cảnh báo cứng rắn với các nước ở biển Đông như Trung Quốc; còn Philippines cũng muốn thể hiện với Trung Quốc về vai trò hợp tác với Mỹ, thể hiện sức mạnh quân sự của Mỹ, Philippines trong thời điểm tình hình biển Đông căng thẳng.
Tổng thống Philippines còn công khai nói rằng, cuộc diễn tập lần này là nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu thực tế trên biển cho Hải quân Philippines và Mỹ, cùng đối mặt với các thách thức từ Trung Quốc, đồng thời thông qua diễn tập cũng giúp cho Quân đội Mỹ và Philippines tăng cường hiệp đồng sẵn sàng chiến đấu.
Cách đây một tuần, 8 tàu cá của Trung Quốc đánh bắt cá ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) đã bị tàu chiến cỡ lớn mới nhất của Philippines bao vây một cách công khai, các binh sĩ Philippines còn có ý định bắt giữ ngư dân Trung Quốc mà họ cáo buộc vi phạm.
Khi đó, Trung Quốc đã lập tức điều 3 tàu hải giám có vũ trang tới, tàu thuyền của Trung Quốc và tàu chiến của Philippines đã xảy ra cuộc đối đầu trên biển dài ngày.
Trong khi đó, chính quyền Philippines đặc biệt nhấn mạnh, cuộc diễn tập Mỹ-Philippines lần này ở biển Đông đã được lên kế hoạch từ trước khi xảy ra xung đột với TQ tại bãi cạn Hoàng Nham, là chương trình tập trận thường niên, không phải cố ý khiêu khích Trung Quốc, không có liên quan đến sự cố đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines.
Trung Quốc đã đưa các tàu cá về cảng biển ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, nhưng vẫn giữ lại một tàu hải giám để tiếp tục tuần tra ở vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough.
Trong bối cảnh này, Mỹ và Philippines đã tổ chức cuộc diễn tập lớn trên biển nhạy cảm, với sự tham gia của 4.500 binh sĩ Mỹ và 2.300 binh sĩ Philippines.
Địa điểm chủ yếu ở vùng biển đảo Luzon phía bắc Philippines và ở vùng biển xung yếu chiến lược kiểm soát tuyến đường trên biển Đông.
Theo các nguồn tin mới nhất, khoa mục diễn tập trên biển Đông của Hải quân Mỹ và Philippines bao gồm diễn tập sơ tán khẩn cấp nhân viên trên biển, diễn tập bắn đạn thật, diễn tập chiến đấu mô phỏng, diễn tập máy bay chiến đấu, diễn tập tàu chiến, diễn tập đột kích đổ bộ tàu nhỏ và diễn tập đột kích đổ bộ lưỡng thê ở đảo Palawan…
Chuyên gia quân sự Australia cho rằng, Mỹ và Philippines lựa chọn biển Đông để diễn tập đã phát đi tín hiệu cảnh báo nhạy cảm đối với Trung Quốc. Mỹ muốn đóng vai trò thực sựở biển Đông, lần này Mỹ diễn tập ở biển Đông chính là muốn phát đi một tín hiệu với Trung Quốc, Mỹ sẽ phải giúp các nước có liên quan đối phó với Trung Quốc, đồng thời Mỹ cũng quan tâm đến các hoạt động quân sự của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông.
Mỹ muốn cùng các đồng minh trong khu vực tăng cường hiện diện quân sựở biển Đông.
Mặt khác, tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản mới tiết lộ, trong cuộc diễn tập Malabar lần thứ 16 giữa Hải quân Mỹ và Ấn Độ đang được tiến hành, Mỹ đã cử tổ hợp tác chiến HKMH của Hạm đội 7, có HKMH USS Carl Vinson, liên đội máy bay chiến đấu 17, tàu tuần dương, tàu khu trục tên lửa; còn Ấn Độ đã cử 2 tàu khu trục tên lửa, tàu hộ tống tên lửa, tàu tiếp tế viễn dương.
Cuộc diễn tập này diễn ra liên tục ở vịnh Bengal trong thời gian 10 ngày, đồng thời khoa mục diễn tập gồm tác chiến chống tàu ngầm và phòng không trên biển, tác chiến trên tàu chiến, hành động chống cướp biển, tác chiến chống tàu ngầm đặc biệt là tàu ngầm Trung Quốc. Hải quân Ấn Độ và Mỹ đã triển khai diễn tập lớn trên biển, tính chất chiến đấu thực tế rất mạnh.
Quan chức Mỹ công khai cho rằng, hiện nay ở biển Đông có cuộc diễn tập của Mỹ-Philippinese, còn ởẤn Độ Dương có cuộc diễn tập của Mỹ-Ấn, đã tạo thành thế tấn công gọng kìm. Mỹ không thể coi thường Hải quân Trung Quốc, đồng thời cũng đang tăng cường đề phòng Hải quân Trung Quốc từ hai cánh.
(ĐB theo báo Phượng Hoàng)
Báo Hoàn Cầu TQ nói về ý nghĩa đằng sau cuộc tập trận "Balikatan 2012"
Cuộc tập trận chung giữa Philippines và Mỹ “Balitakan 2012” đã được bắt đầu từ ngày 16/4 tại Manila. Đây là cuộc tập trận thường niên giữa quân đội hai nước, tuy nhiên cuộc tập trận“Balikatan 2012” năm này đã gây ra sự quân tâm hơn đối với các nước trong khu vực.
Báo Hoàn Cầu Trung Quốc cho rằng: Cuộc tập trận chung “Balitakan” có tác dụng làm nổi bật lên quan hệ đặc biệt giữa hai nước Mỹ và Philippines, hơn nữa đây còn là một cuộc tập trận định kỳ có ảnh hưởng đến chiến lược của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Do Philippines là quốc gia phụ thuộc nhiều vào quan hệ với Mỹ, mặc dù Mỹ đã từng thu hồi các căn cứ quân sự của mình tại Philippines, nhưng Philippines đã đưa ra đề nghị Mỹ quay trở lại. Do đó, cuộc tập trận “Balitakan 2012” năm nay mang một ý nghĩa đặc biệt.
Một nguồn tin cho rằng, đã có gần 4.500 binh lính Mỹ tham gia vào cuộc tập trận chung lần này, so với con số hơn 2.300 binh lính Philippines.
Trang web của TQLC Mỹ cho biết, cuộc diễn tập lần này có 3 nội dung chủ yếu:
- Thứ nhất là diễn tập chỉ huy tham mưu được tiến hành tại khu vực thủ đô Manila;
- Thứ hai, huấn luyện sử dụng những thiết bị hiện đại để học kỹ năng sinh tồn trong rừng rậm
- Thứ ba, diễn tập hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tại tại khu vực tỉnh Palawan.
Ngoài ra, quân đội Mỹ và Philippines còn diễn tập đổ bộ tại khu vực tỉnh Palawan để bảo vệ các giàn khoan tại đây. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích thì cuộc tập trận “Balitakan 2012” lần này không thực sự có quy mô lớn như vậy.
Bởi hầu hết các vũ khí trang bị của Hải quân Philippines được coi là hiện đại thì so với quân đội Mỹ đã quá lạc hậu.Hải quân và Không quân Philippines không đủ khả năng để tự mình kiểm soát vùng trời và vùng biển của mình, thì làm sao mà có thể thực hiện tác chiến đổ bộ.
Có thể nói rằng, 4.500 binh lính Mỹ đến tập trận cùng Philippines là một thành công. Bởi Mỹ đã mang đến đây một chiến thuật tác chiến đổ bộ điển hình nhất. Chiến thuật này không nhằm chống khủng bố mà là để có thể chiếm lại được một phần Biển Đông.
Hoạt động tác chiến liên hợp luôn rất phức tạp. Trong các hoạt động chung trên biển trước đây, Mỹ, Nhật Bản và Anh đã từng thực hiện rất tốt, bởi cơ sở kỹ thuật tác chiến của các nước này rất hiện đại và ngang ngửa nhau.
Trong khi lực lượng quân đội của Philippines khi kết hợp với quân đội Mỹ không thể thực hiện được một cuộc tác chiến đổ bộ trên đất liền, chứ không nói đến một cuộc đổ bộ trên biển.
Cho nên, ý nghĩa lớn nhất của cuộc tập trên “Balitakan” là Mỹ muốn sử dụng Philippines như một bàn đạp cho ý đồ tằng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực.Quyền chủ động trong cuộc tập trận không nằm ở Philippines mà nằm trong tay người Mỹ.
Mỹ và Philippines đương nhiên là không thể “kề vai sát cánh” được, mà Mỹ chỉ muốn cân bằng lực lượng quân sự để can thiệp vào các vấn đề tại khu vực. (M.T./GDVN theo Global Times)
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment