Monday, March 24, 2014

Dù cứu nạn nhưng vì sao Ấn Độ cấm TQ vào lãnh hải tìm kiếm?





Indian sand artist Sudarshan Patnaik applies the final touches to a sand art sculpture he created wishing for the well being of the passengers of Malaysian Airlines flight MH370, on a beach in Puri, in the eastern Indian state of Odisha, March 9, 2014. — Reuters pic
Vì sao Ấn Độ không cho phép Trung Quốc vào lãnh hải tìm kiếm, và điều gì khiến Trung Quốc phải "ngậm ngùi" chấp nhận sự trả lời này?



Trung Quốc đã đánh tiếng xin phép Ấn Độ để tàu hải quân nước này vào lãnh hải gần Biển Andaman và quần đảo Nicobar thuộc vùng biển của Ấn Độ để tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích hôm 19/3. Lực lượng mà hải quân Trung Quốc đưa vào là một đội 4 tàu gồm 2 tàu khu trục và 2 táu cứu hộ, cùng một số máy bay trực thăng.
Tuy nhiên, Ấn Độ đã từ chối “một cách lịch sự” nhưng cũng không thiếu phần quyết đoán, rằng “Không cần thiết để bất kỳ ai khác tìm kiếm trong khu vực”. Trung Quốc đành phải vui vẻ với quyết định của Ấn Độ.


left align image
China is also deploying several ships, including the country's ice-breaking Snow Dragon research vessel, which is setting off from Perth. (BBC)
Vì sao Trung Quốc năng nổ tìm máy bay cho Malaysia?


Theo dõi diễn biến vụ việc bắt đầu từ ngày 8/3/2014 cho đến nay, Trung Quốc là quốc gia có nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích của Malaysia nhất. Quốc gia này không ngừng bung lực lượng rà khắp Biển Đông, và bây giờ là đến Ấn Độ Dương.
Lý do dễ hiểu nhất, Trung Quốc có hơn 150 người công dân trên chiếc máy bay ấy, và họ đang thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn một cách gấp rút là điều dễ hiểu. Bản thân lãnh đạo Trung Quốc cũng đang chịu nhiều sức ép từ dư luận và thân nhân những người bị nạn.

Tuy nhiên, chiếc máy bay này, dù vô tình hay hữu ý, cũng tạo cho Trung Quốc nhiều cơ hội mà nằm mơ cũng không thấy.
Thứ nhất, cách chiếc máy bay này biến mất khỏi radar kiểm soát không lưu, bay lượn tự do trên không phận một số quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc đã vẽ ra một bản đồ chi tiết những điểm yếu, lỗ hổng, thậm chí là tử huyệt của hệ thống radar phòng không Đông Nam Á. Và khi đã tìm ra điểm yếu thì cách khắc chế hoàn toàn dễ dàng.
Đồng thời, Trung Quốc cũng có cơ hội xâm nhập vào những vùng lãnh hải mà bình thường không thể vào để “quan sát”. Tiếp bước lợi thế này, khi chiếc máy bay có thông tin về phía Ấn Độ Dương, Trung Quốc vội vã “tìm kiếm”.
Thứ hai, nhờ có chiếc máy bay mất tích, Trung Quốc được dịp thể hiện vai trò của nước lớn trong khu vực. Họ tiến hành gấp gáp cái sứ mệnh “bảo vệ công dân” của mình, lãnh đạo cả khu vực trong nhiệm vụ quốc tế lần này.
Nhìn ra quốc tế, công dân của các nước lớn luôn là cái cớ để họ tùy ý động binh. Như việc Nga triển khai lực lượng tại Syria để bảo vệ người Nga trước cuộc nội chiến nước này, hoặc đưa quân đội vào Crimea để bảo vệ công dân và những người nói tiếng Nga ở Ukraine.
Song song với đó là khoe được với thiên hạ những trang thiết bị hiện đại, đồng thời cũng là kiểm chứng khả năng triển khai lực lượng một cách gấp rút.

Vì sao Ấn Độ cấm cửa Trung Quốc

Tàu chiến Trung Quốc đã gõ cửa xin vào lãnh hải Ấn Độ vì mục đích cao đẹp là tìm kiếm cứu nạn, và Ấn Độ đã lịch sự từ chối. Ấn Độ dựa vào những điều gì để có thể đàng hoàng từ chối lời yêu cầu của TQ?
Trước hết, Ấn Độ vẫn đang tìm kiếm chiếc máy bay của Malaysia với lực lượng lớn, hiện đại, và thường xuyên. Sức mạnh không quân, hải quân của quốc gia này so với Trung Quốc có thể nói là một chín một mười. Vì thế, Trung Quốc không thể dựa vào yếu tố kỹ thuật để giúp Ấn Độ trong việc tìm kiếm.
Việc từ chối này đã giúp Ấn Độ khẳng định được sức mạnh quân sự, hàng hải, hàng không của mình ngang tầm Trung Quốc. Và họ không cần Trung Quốc phải vượt biển xa để vào biển nhà mình giúp đỡ. Sự từ chối là quyết định đúng đắn từ lòng tự trọng của hai quốc gia ngang cơ.
Thứ hai, Ấn Độ và Trung Quốc là hai kình địch tại châu Á. Cả Ấn Độ và Trung Quốc không ngừng chứng tỏ vị thế cường quốc của mình trong khu vực, và chắc chắn đã có một sự ganh đua không hề nhỏ. Trong nước cờ mang tính khiêu khích này của Trung Quốc, Ấn Độ đã tự cho mình không được phép yếu thế.
Thứ ba, tại khu vực mà Trung Quốc muốn thâm nhập là Biển Andaman và quần đảo Nicobar, là nơi Ấn Độ bố trí rất nhiều hệ thống phòng thủ. Xét về vị trí địa lý, quần đảo Nicobar án ngữ ngay trước mặt eo biển Malacca. Quần đảo này là cánh cửa để tiến sâu vào lãnh hải Ấn Độ, và cũng từ quần đảo này có thể là bàn đạp để vươn xa kiểm soát toàn bộ Ấn Độ Dương cũng như tuyến đường hàng hải Âu – Á.
Nếu trên biển, có vị trí nào Ấn Độ cần bố trí nhiều khí tài quân sự phòng thủ cũng như tấn công nhất, thì chính là những căn cứ tại Nicobar. Vì thế, Ấn Độ không hề muốn có những tàu khu trục, tàu cứu hộ, máy bay trực thăng của kình địch “tham quan” toàn bộ căn cứ chiến lược của mình.
Có thể thấy, nước cờ tìm kiếm máy bay mất tích ở Biển Andaman của Trung Quốc chỉ mang tính khiêu khích và cầu may. Trung Quốc đang muốn thăm dò sự cứng rắn của Ấn Độ, và nếu may mắn có thể xâm nhập vào vùng biển này.
Còn với Ấn Độ, từ chối Trung Quốc, quốc gia này đã một lần nữa khẳng định sự ngang cơ giữa hai cường quốc. Đồng thời khẳng định được một điều quan trọng: mọi vấn đề trong lãnh hải của chúng tôi, chúng tôi hoàn toàn có thể kiểm soát, không cần tới sự hiện diện của các bạn.

Máy bay quân sự Trung Quốc đáp nhầm… sân bay ở Úc


Một máy bay quân sự của Trung Quốc khi tham gia cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích ở nam Ấn Độ Dương đã đáp nhầm xuống một sân bay dân sự tại Úc vào ngày 22.3.
 Máy bay quân sự IL-76 của Trung Quốc đã bất ngờ hạ cánh xuống sân bay quốc tế thành phố Perth, Úc, theo Reuters ngày 22.3.
Lẽ ra IL-76 phải hạ cánh xuống căn cứ không quân Úc Pearce ở ngoại ô thành phố Perth, nơi tiến hành công tác tìm kiếm và cứu nạn chiếc máy bay Boeing 777-200 (MH370).
Hạ sĩ Không quân Úc Janine Fabre cho Reuters biết: “Họ hạ cánh ở Perth rồi hạ cánh ở đây (căn cứ không quân). Chúng tôi cũng không biết vì sao”.

left align image
"Ngày càng có hy vọng tìm ra chiếc máy bay MH370"

AFP đưa tin, Thủ tướng Australia Tony Abbott ngày 23/3 nói rằng ngày càng có hy vọng xác định số phận chiếc máy bay mất tích mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines chở theo 239 người sau khi những mảnh vỡ không xác định được phát hiện trong khu vực tìm kiếm.


"Còn quá sớm để nói chắc chắn, nhưng rõ ràng chúng ta đã có một loạt đầu mối tin cậy và hy vọng đang tăng lên - chỉ là hy vọng thôi, chỉ là hy vọng thôi - rằng có thể chúng ta đang trên đường phát hiện xem chuyện gì đã xảy ra với chiếc máy bay xấu số," ông nói.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một số vật thể không xác định được phát hiện ở khu vực tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777, cách Perth khoảng 2.500 km.
Một chiếc máy bay dân sự đã phát hiện rất nhiều mảnh vỡ nhỏ ở khu vực tìm kiếm vật thể mà vệ tinh nước này ghi được trước đó, nghi là của máy bay bị mất tích mang số hiệu MH370

Đây là lần đầu tiên những mảnh vỡ được nhìn thấy bằng những thiết bị thông thường kể từ khi xuất hiện các hình ảnh vệ tinh, dẫn đến cuộc tìm kiếm quy mô lớn của máy bay quân sự Australia, Mỹ và New Zealand.
Ông Abbott mô tả chi tiết "một số mảnh vỡ trôi dạt khá gần nhau trong khu vực tìm kiếm của Australia, và theo như hiểu biết của tôi thì có cả một tấm gỗ."

Phát biểu của Thủ tướng được đua ra sau khi Cục An toàn Hàng hải Australia (AMSA) thông báo "sẽ có thêm nỗ lực để xác định xem các vật thể được nhìn thấy có liên quan đến chiếc MH370 hay không" vào ngày 23/3. 
Ông Abbott không đề cập chi tiết đến hình ảnh vệ tinh của Trung Quốc ghi ngày 18/3, và vừa được công bố ngày 22/3, cho thấy một mảnh vỡ dài 22,5m. 
Vị trí phát hiện mảnh vỡ này chỉ cách hình ảnh vệ tinh hôm 16/3 mà Australia công bố hôm 20/3 khoảng 120km.


Các tàu truy tìm và cứu nạn của nhiều quốc gia đổ về Nam Đại Tây Dương ngay sau khi vệ tinh Úc khám phá những mảnh vỡ nghi ngờ của MH370 trôi dạt ở đó. "Rõ ràng càng có nhiều máy bay, càng có nhiều tàu, thì chúng ta càng tin tưởng sẽ tìm ra bất cứ thứ gì rơi ở đó," Thủ tướng Australia nói như thế hôm qua22/03

"Rõ ràng càng có nhiều máy bay, càng có nhiều tàu, thì chúng ta càng tin tưởng sẽ tìm ra bất cứ thứ gì rơi ở đó," Thủ tướng Australia nói hôm qua 22/3.
Chiều cùng ngày hai máy bay quân sự của Trung Quốc cũng đã đến Perth, Australia và sẽ tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia Airlines trong ngày 23/3.

Phó Thủ tướng Australia ngày 22/3 tuyên bố hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của Malaysia sẽ kéo dài "bất tận," và vẫn khẳng định rằng những hình ảnh vệ tinh về hai vật thể là các đầu mối tốt nhất cho tới nay.
Australia đang phối hợp trong chiến dịch tìm kiếm trên hành lang phía nam để xác định vị trí chiếc máy bay chở theo 239 người bị mất tích cách đây 2 tuần, và đang tập trung trong ngày thứ 3 trên một khu vực rộng lớn 2.500km ở phía tây nam Perth.
Dù các máy bay giám sát của Australia, New Zealand và Mỹ đã tiến hành tới 15 đợt xuất kích nhưng vẫn chưa phát hiện được gì tại đây kể từ khi Canberra công bố hôm 20/3 về việc phát hiện 2 vật thể ở phía nam Ấn Độ Dương và có khả năng liên quan tới chiếc máy bay. 
Sáu chiếc máy bay đã tham gia vào cuộc tìm kiếm trong ngày 22/3 và Phó Thủ tướng Warren Truss nói các máy bay vẫn không thu thêm được kết quả nào, song khẳng định việc này không phải là vô ích trên một khu vực rộng lớn và xa xôi như vậy.


Khu vực tìm kiếm được triển khai rộng kể từ khi cuộc tìm kiếm trong lãnh hải Việt Nam, nơi mà máy bay MH370 biến mất, trở nên vô vọng
và hình dưới với phép so sánh cho thấy phạm vi tìm kiếm rộng lớn như thế nào .

"Đây là một khu vực rất xa nhưng chúng tôi có kế hoạch tiếp tục tìm kiếm cho tới khi chúng tôi xác định rõ rằng việc tìm kiếm tiếp tục sẽ là vô ích và ngày đó vẫn chưa tới," ông phát biểu bên ngoài căn cứ không quân Pearce ở Perth.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục liên lạc với các đồng minh quốc tế nhưng ở giai đoạn này, chúng tôi đang có kế hoạch tiếp tục vô thời hạn, mặc dù tôi thừa nhận rằng sẽ đến lúc không thể tìm ra thêm gì nữa và khi đó sẽ phải ra quyết định."
"Nhưng chúng tôi thậm chí chưa nghĩ đến điều đó vào thời điểm hiện tại," ông nói thêm. Phó Thủ tướng Truss cho hay nỗ lực tìm kiếm sẽ được tăng cường trong ngày 23/3 với sự tham gia của hai chiếc máy bay Trung Quốc, sau đó các máy bay của Nhật sẽ tham gia cuộc tìm kiếm vào ngày 24 và 25/3.


Vietnamplus, ĐVO (AFP/ Reuters/ BBC)

Nam Yết chuyển

No comments:

Lễ 51 Năm Giỗ Trận Hoàng Sa 19/1/1974-19/1/2025. Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Đền Nợ Nước.

Chuyện Bên Lề Một Thủy thủ già sau khi dự lễ 51 Năm Hoàng Sa mời các bạn về nhà hái ổi. Vừa mở cửa xuống xe ông b ỗng nạt:” ”Bình! ...