Wednesday, June 10, 2015

Down The Stream (Thì sông cứ chảy)



“Thì sông cứ chảy” nói về những đứa trẻ nghèo sống cuộc đời lang bạt cùng cha mẹ mình trên sông nước. Chúng không có khai sinh, không có giấy tờ cư trú, không có cơ hội đến trường, và chỉ có thể ước mơ loanh quanh với số phận cùn quẩn của mình. “Con muốn được đi học”, “Con muốn làm ra tiền trả nợ cho cha mẹ”, “con muốn lấy chồng”… những đứa nhỏ hồn nhiên không còn cánh cửa nào khác để nhìn thấy tương lai to lớn hơn.

Bản upload chỉ riêng một trang trên facebook đã leo đến gần con số một triệu người vào theo dõi.


Xin giới thiệu phim ngắn 4 phút."Thì sông vẫn chẩy"
Gửi quý bằng hữu và độc giả. Tôi hết sức ngạc nhiên khi xem đoạn phim này.
Đã xem lại đôi ba lần. Chuyện phim xuất sắc. Nhiều ẩn dụ. Chỉ thu gọn trong 4 phút. Quay ở Long Xuyên, An giang.Tuyệt nhiên không có phần giới thiệu dài dòng. Đám trẻ em Việt Nam thơ ngây sống trên thuyền. Bất chợt như có người khách qua đường hỏi chuyện. Các em lần lượt trả lời 7 câu hỏi. Đối thoại tự nhiên (1) Em tên gì  (2)Có đi học không  (3)Mẹ em làm gì  (4)Sao em không sống trên bờ  (5)Em có thích sống trên bờ không  6) Em mơ ước điều gi, lớn lên muốn làm gi  (7)Em muốn lập gia đình không, muốn lấy chồng. Trả lời 7 câu hỏi hết sức hồn nhiên thể hiện tất cả cuộc đời trầm luân của con cái các gia đình sống trên sông nước. Người làm phim không hỏi bố em làm gì. Nhưng em bé trả lời cho câu số 7 chúng ta hình dung ra được những người cha vô dụng, chỉ uống rượu và đáng đập vợ con. Đoạn cuốn thể hiện một chút ánh sáng xây dựng khi chúng ta thấy hình ảnh mấy đứa trẻ học bài buổi tối. Đây là cuốn phim bi thảm chăng? Không phải. Từ đầu đến cuối chỉ thấy những tiếng cười của trẻ thơ. Không bi thảm . Không đau thương đói khát. Thoáng qua có đoạn những đứa nhỏ đi bán vé số, nhưng không phải là điểm chính. Không hề có cảnh trẻ em khổ sở vật vã kiếm ăn. Chỉ thấy tiếng sóng nước trên sông hồ. Hết sức đơn giản và tựa đề xuất sắc "thì Sông cứ chảy" Các bạn xem kỹ có nhận ra bức thông điệp gì mà những người làm phim gửi ra cho chúng ta không.Ngày xưa, 22 tuổi tôi suôi ngưỡc dòng An Giang ở Long Xuyên, có thấy các gia đình sống trên thuyền nhưng không nhận ra hình ảnh này. Tưởng chỉ có ở Biển Hồ Cam Bốt. Gần 60 năm sau mới thấy chuyện này. Nếu được ngối chấm giải phim VN 4 phút. Tôi cho giải nhất. Xin gửi lời khen đến những người làm phim. Các anh đã làm cuốn phim kiểu mẫu.
Trân trọng giới thiệu
Giao Chỉ San Jose
  


"Thì sông cứ chảy," 
https://nhacsituankhanh.files.wordpress.com/2015/06/thi-song-cu-chay.jpg

Photo cắt từ video “Thì sông cứ chảy”

(Phần giới thiệu này của người khác.)
Trong ngày 1/6 vừa qua, có một bản video ngắn với chủ đề về trẻ em miển Tây Việt Nam được âm thầm đưa lên các trang mạng. Bản video chỉ có 4 phút nhưng đã nhanh chóng tạo nên một niềm xúc động khó tả cho nhiều người. Chỉ trong vài ngày “Thì sông cứ chảy” – tên của video này – thu hút một lượng lớn khán giả vào xem.

Bản upload chỉ riêng một trang trên facebook đã leo đến gần con số một triệu người vào theo dõi.

Mi bn xem:Click 2 lần



Phim rất ngắn, và chỉ có những hình ảnh mô tả lướt qua đời sống của những gia đình nghèo, sống trên sông nước tại Long Xuyên – hay với cái nhìn rộng hơn ngụ ý, là dành cho cả miền Tây đất Việt giàu có, sảng khoái nhưng phải đội nghịch cảnh và nghèo nàn. Xem video, người ta có thể cảm nhận rằng những người thực hiện có thể đã bỏ ra không ít hơn 4 tháng để suy nghĩ và thực hiện hoàn tất 4 phút phim này. Được biết người viết kịch bản là Mai Huyền Chi, và quay phim là Tạ Nguyên Hiệp, những người có tay nghề thật chắc và tâm huyết thật đáng trân trọng. Hãng phim sản xuất và phát hành cũng rất quen thuộc: công ty Chánh Phương.

“Thì sông cứ chảy” nói về những đứa trẻ nghèo sống cuộc đời lang bạt cùng cha mẹ mình trên sông nước. Chúng không có khai sinh, không có giấy tờ cư trú, không có cơ hội đến trường, và chỉ có thể ước mơ loanh quanh với số phận cùn quẩn của mình. “Con muốn được đi học”, “Con muốn làm ra tiền trả nợ cho cha mẹ”, “con muốn lấy chồng”… những đứa nhỏ hồn nhiên không còn cánh cửa nào khác để nhìn thấy tương lai to lớn hơn. Cuộc đời mòn mỏi bên tiếng mái chèo, tiếng máy đuôi tôm và tiếng nước vỗ. Những đứa trẻ của Việt Nam tương lai đó, đành để phận mình trôi theo dòng nước chảy.

Giao Chỉ San Jose

No comments:

Lễ 51 Năm Giỗ Trận Hoàng Sa 19/1/1974-19/1/2025. Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Đền Nợ Nước.

Chuyện Bên Lề Một Thủy thủ già sau khi dự lễ 51 Năm Hoàng Sa mời các bạn về nhà hái ổi. Vừa mở cửa xuống xe ông b ỗng nạt:” ”Bình! ...