Sunday, June 14, 2015

Trung Cộng Quậy Tây Tạng by Trần Khải

Tại sao có một số Phật tử cứ theo mãi, tụ tập biểu tình phản đối Đức Đạt Lai Lạt Ma?

Có bàn tay thô nhám của Tàu Cộng giựt dây hay không?

Phóng viên Bill Birtles của hãng thông tấn Úc Châu ABC News đã nghiên cứu hiện tượng này, và phỏng vấn một số nhà nghiên cứu về vấn đề này.

Bản tin nêu câu hỏi rằng ai là những Phật tử Shugden chỉ trích Đức Đạt Lai Lạt Ma?

Bản tin nói, đó là một nhóm ít Phật tử, nhưng ồn ào, cứ theo biểu tình ở tất cả những nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma ngừng chân, kể từ khi ngài tới Sydney (Úc Châu) hồi tuần trước.

Các Phật tử Shugden thờ phượng Dorje Shugden, một vị hộ pháp nơi cõi thiên trong tông phái lớn nhất Phật giáo Tây Tạng – tông phaí này có tên là Gelugpas. Thói quen người Việt còn gọi là phaí Mũ Vàng, hay Hoàng Mạo Phái.
 
Thần Dorje Shugden

Các Phật tử biểu tình là theo chỉ thị của hội có tên là International Shudgen Community (ISC), một số trong nhóm này “quy chụp” Đức Đạt Lai Lạt Ma là đã dạy cho Phật tử phải gạt qua bên lề những người thờ phượng vị thần Shugden trong khối cộng đồng Tây Tạng lưu vong.

Thế rồi hôm Thứ Năm 11-6-2015, một nhóm nhỏ lại tới biểu tình ở thành phố Brisbane, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma tới thăm, một phần trong chuyến thăm nhiều thành phố Úc Châu. Họ mang biểu ngữ, và hô khẩu hiệu, vì có nội dung xúc phạm Đức Đạt Lai Lạt Ma, nên chúng ta không ghi ra đây làm chi.

Vị thần Dorje Shugden trong lịch sử được thờ từ thế kỷ 17, vừa là hộ pháp bảo vệ, vừa là “tinh linh hung dữ,” tùy theo cách diễn dịch.

Những người tông phái Gelugpas, bao gồm cả Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã thờ vị Shugden cùng mộts ố vị thần khác, nhưng theo giáó sư về lịch sử Tây Tạng John Powers từ đaị học Australian National University, việc thờ vị Shugden từ lâu đã gây chia rẽ.

GS Powers nói: "Dorje Shugden gây sợ hãi cho các tông phái khác, và liên hệ tới việc phân phái chia rẽ, đặc biệt với người hệ thống Gelugpas. Do vậy, vì cần tạo ra một cộng đồng hòa hài giữa người Tây Tạng lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn dẹp bỏ việc thờ vị thần Shugden.”

Đó là lý do Đức Đạt Laì Lạt Ma trong thập niên 1970s đã bác bỏ việc thờ vị thần Shugden, nói rằng việc đó là “gây tranh cãi và chia rẽ.”

Trong thập niên 1990s, Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu các Phật tử thờ vị Shugden chớ có tham dự các buổi thuyết giảng giaó lý của ngài.

David Templeman, một học giả về lịch sử Tây Tạng ở Viện Châu Á của đaị học Monash University, nói rằng lời yêu cầu đó gây khó khăn cho nhiều tín đồ Shugden.

Giaó sư này nói: “Họ có một loạt những tin tưởng vào một vị thần nào đó, mà họ được yêu cầu phải bác bỏ, và đối với họ lại là điều bất khả, vì lời họ đã nguyện khi bắt đầu thờ phượng.”

Chính phủ Trung Quốc dĩ nhiên là thừa cơ thọc gậy bánh xe: cho dựng nhiều tượng vị thần tại các tu viện thuộc khuynh hướng không-thờ-Shugden, và ép buộc các tu viện khuynh hướng không-thờ-Shugden phải chấp nhận các tượng này ngoài ý muốn.

GS David Templeman nói, thực ra đã có tiền lệ trong Phật Giáo Tây Tạng từng gỡ bỏ lời nguyện đối với một số vị thần trong một thời gian nào đó, và không có gì thực sự ngăn cản được, trừ phi cố chấp.

Tiến sĩ Templeman nói nhóm biểu tình là thuộc khuynh hướng thờ Shugden theo nhà sư có tên Kelsang Gyatso, định cư ở Anh từ 1970s và truyền dạy Phật Giáo dưới danh xưng là New Kadampa Tradition.

Hội ISC nói là có 2 triệu tín đồ Shugden ở Tây Tạng.

Giáo sư Templemen nói rằng con số thực thấp hơn nhiều, ước tính chỉ khoảng 100,000 người thôi.

Giáo sư Powers cũng tin là con số thực thấp hơn con số ISC ước tính, nhưng nói rằng hiện tượng các tín đồ Shugden bị tẩy chay trong Tây Tạng là đúng.

Ông nói, “Chính phủ Trung Quốc đang dựng tượng Shugden tại các tu viện thuộc truyền thống không-thờ - Shugden và buộc các tu viện này phaỉ chấp nhận tượng thờ ngoài ý munố. Do vậy, có hiện tượng phản ứng tất nhiên bởi hầu hết dân Tây Tạng là tẩy chay kiểu thờ phượng này.”

Nói theo kiểu Việt Nam là, chính phủ Bắc Kinh đang chơi trò thọc gậy bánh xe: dựng tượng Shugden để gây chia rẽ dân tộc Tây Tạng… Và ngoài lãnh thổ, TQ đang ám trợ cho những chiến dịch bao vây, chống đối Đức Đạt Lai Lạt Ma.
http://vietbao.com/p123a238931/tau-cong-quay-tay-tang
 
TVQ chuyển

No comments: