Saturday, May 21, 2016

21 phát đại bác chào đón Tổng thống Barack Obama - Tại sao không? - Lã Yên


Theo tập quán quốc tế, khi một nguyên thủ quốc gia đến thăm một quốc gia
(không phân biệt nước lớn nhỏ, giàu hay nghèo, chế độ chính trị) nghi thức
đón tiếp càng trọng thể, càng tăng sự uy quyền và tính trang nghiêm. Và
nghi thức bắn 21 phát đại bác là nghi thức cao nhất. 


Trong chuyến thăm Hàn Quốc ngày 04/10/2014, mặc dù không phải là nguyên
thủ quốc gia nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn được chào đón bằng 21
phát đại bác, đây là một việc chưa có tiền lệ. Điều này cho thấy tầm quan
trọng trong quan hệ hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc. Hàn Quốc hiện
là nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. 


Vào tháng 11/2015 khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
sang thăm, nhà nước Việt Nam tiến hành nghi thức cao nhất để chào đón, 21
phát đại bác nổ rền vang, trong khi người dân ghẻ lạnh, biểu tình phản đối. 


Chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama vào ngày 23/5/2016 tới được chờ
đợi, được hi vọng rất nhiều, đây sẽ là dấu mốc quan trọng mới trong quan hệ
Việt - Mỹ. Nhưng nghi thức đón tiếp chưa phải là cao nhất, sẽ không có
tiếng đại bác nào, nhưng chắc rằng người dân Việt Nam sẽ chào đón ông rất
nồng nhiệt như từng chào đón Tổng thống Bill Clinton, G. Bush. 


Không biết vì sao chính quyền Việt Nam lại không dùng nghi thức cao nhất
để tiếp đón Tổng thống Barack Obama?. Sự thay đổi giờ đến cũng là vấn đề, 5
giờ sáng ngày 23/5 thay vì trưa ngày 22/5, giờ đó người dân đang còn ngái
ngủ, sẽ ít người đứng hai bên đường vẫy chào. 


Báo VnExpress dẫn lời giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu an
ninh châu Á - Thái Bình Dương: "*Việc Tổng thống Mỹ Obama đến thăm Việt
Nam phản ánh tầm quan trọng nhất định của Việt Nam trong bản đồ chiến lược
của Mỹ*". Người Mỹ đã rất thiệt chí, vấn đề là ở Việt Nam. 


Thật vậy, mối quan hệ Việt - Mỹ mới quyết định sự phát triển hiện tại
cũng như trong tương lai của Việt Nam, thực tế lịch sử đã chứng minh. Còn
mối quan hệ với Trung Quốc chỉ là sự rằng buộc, cản trở, khẳng định luôn
chúng ta chỉ có mất chứ không được gì. 


Hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, chúng ta đã thay đổi rất
nhanh chóng. Phải thừa nhận rằng, nếu Mỹ không bỏ cấm vận, sẽ không có Việt
Nam hôm nay, một là sẽ đói nghèo như Triều Tiên hoặc hơn chút nữa lẹt bẹt
như Cu Ba với những chiếc xe hơi đời 1950. 


Những nước có mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ thường kinh tế phát triển, quốc
phòng vững mạnh. Ngược lại là đồng minh của Nga hay Trung Quốc chỉ có đói
nghèo và khủng hoảng. 


Lấy một dẫn chứng đó là trường hợp của Venezuela. Một đất nước khá phát
triển ở khu vực Mỹ la-tinh, có nguồn dầu mỏ dồi dào. Nhưng dưới thời thời
Tổng thống H.Chavez tuyên bố chọn con đường "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21" và
liên kết Izan, Syria, rồi đến liên kết với Nga, Trung Quốc chống Mỹ. Nhưng
đến nay thì sao, Venezuela rơi vào khủng hoảng, bạo loạn, sự sụp đổ là
không thể tránh khỏi. 


Thủ tướng Anh Winston Churchill nói một câu rất hay: "*Trên thế giới này
không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới
là vĩnh viễn*". 


Nếu nói về thù hận, Trung Quốc mới là kẻ thù truyền kiếp, gây ra nhiều
tang thương cho dân tộc ta, cả ngàn năm đô hộ, hàng chục cuộc chiến tranh
xâm lược, đến ngày nay vẫn còn chiếm đất, chiếm đảo, phá kinh tế, đầu độc
dân.... Nhưng chúng ta vẫn phải xem là người láng giềng tốt, người bạn tốt. 


Vậy lý do gì để chúng ta xem Mỹ là kẻ thù, cuộc chiến của họ ở Việt Nam
chỉ là giải quyết vấn đề xung đột thời đại, không phải là cuộc chiến tranh
xâm lược theo kiểu chiếm đất, dành dân thời phong kiến, hay tìm kiếm nguyên
liệu và thị trường thời thực dân. Nếu Mỹ là quốc gia xâm lược theo nghĩa
ấy, Hàn Quốc không thể là con rồng Châu á, với nền kinh tế đứng thứ 3 Châu
á, thứ 10 Thế giới, có các tập đoàn kinh tế hàng đầu như Hyundai, Daewoo,
Sam sung, LG. 


Vấn đề là ở giới lãnh đạo Việt Nam chứ không phải người dân. Tôi nghĩ
người Việt Nam hôm nay, nhất là thế hệ trẻ họ đã thay đổi cách nhìn về nước
Mỹ, tích cực và thân thiện. Ngược lại tâm lý chán ghét Trung Quốc ngày càng
tăng, họ cũng bi quan về Nga. 


Sự cố chấp, định kiến và bảo thủ sẽ làm mất cơ hội để chúng ta thay đổi
và phát triển. Cơ hội đang đặt ra trước mắt, cái cần lúc này là sự bức phá
trong suy nghĩ, phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Chỉ có Mỹ mới đủ sức
giúp Việt Nam phát triển đi lên và ngăn chặn sự bành chướng của Trung Quốc
ở Biển Đông chứ không phải nước Nga. 


*Lã Yên*


Tác giả gửi tới Dân Luận

No comments:

Bạn Đường- Nguyên Giao

  Trong một quán cà phê ở ‘ Thủ Đô Người Việt Hải Ngoại’ một ngày cuối tháng tư năm 1999, Hùng hỏi Giao: - Bạn đến Mỹ năm nào? - Năm 1975,...