Monday, May 23, 2016

Năm 1927 "Bác" Hồ đã nhận tiền từ nước ngoài tương đương với 130 ngàn USD

http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/uopuoka/2016_04_16/usd1141448587970514_UORN.jpg

Trịnh Hữu Long: Nghe nói anh Tam Trương Minh bị bắt khi đang ở Hà Tĩnh phỏng vấn bà con ngư dân về thiệt hại trong vụ cá chết. Công an cáo buộc anh Tam nhận tiền của nước ngoài để kích động bà con.

Để so sánh, bà con có thể tham khảo tài liệu sau đây: một bản đề xuất dự án (tiếng Tây thời nay gọi là proposal) của Nguyễn Ái Quốc gửi cho một tổ chức chuyên hoạt động lật đổ chính quyền có tiếng thời đó là Quốc tế Cộng sản, có trụ sở tại Mạc Tư Khoa (Moscow), Liên Xô (cũ). Tổng số tiền Nguyễn Ái Quốc xin vào năm 1927 là 9,500 USD, tương đương với 130 ngàn USD ngày nay, tức là khoảng 3 tỷ đồng.

Để so sánh tiếp, mỗi năm chính phủ Việt Nam nhận hàng tỷ USD viện trợ của nước ngoài (trong đó chủ yếu là các nước đế quốc phương Tây), và nền kinh tế Việt Nam nhận 12 tỷ USD kiều hối từ nước ngoài về (mà chủ yếu là từ các cộng đồng chống Cộng ở hải ngoại). Nhờ vậy mà Đảng Ta còn tồn tại được đến ngày nay.


Trịnh Hữu LongNghe nói anh Tam Trương Minh bị bắt khi đang ở Hà Tĩnh phỏng vấn bà con ngư dân về thiệt hại trong vụ cá chết. Công an cáo buộc anh Tam nhận tiền của nước ngoài để kích động bà con.
Để so sánh, bà con có thể tham khảo tài liệu sau đây: một bản đề xuất dự án (tiếng Tây thời nay gọi là proposal) của Nguyễn Ái Quốc gửi cho một tổ chức chuyên hoạt động lật đổ chính quyền có tiếng thời đó là Quốc tế Cộng sản, có trụ sở tại Mạc Tư Khoa (Moscow), Liên Xô (cũ). Tổng số tiền Nguyễn Ái Quốc xin vào năm 1927 là 9,500 USD, tương đương với 130 ngàn USD ngày nay, tức là khoảng 3 tỷ đồng.
Để so sánh tiếp, mỗi năm chính phủ Việt Nam nhận hàng tỷ USD viện trợ của nước ngoài (trong đó chủ yếu là các nước đế quốc phương Tây), và nền kinh tế Việt Nam nhận 12 tỷ USD kiều hối từ nước ngoài về (mà chủ yếu là từ các cộng đồng chống Cộng ở hải ngoại). Nhờ vậy mà Đảng Ta còn tồn tại được đến ngày nay.
http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/uopuoka/2016_04_16/usd1141448587970514_UORN.jpg

Báo cáo gửi ban Phương Đông Quốc tế cộng sản (6-1927)


1) Từ tháng 11-1924, tôi được Ban phương Đông và Đảng Cộng sản Pháp phái đến Quảng Châu để làm việc cho Đông Dương.


Vì trong suốt thời gian ấy (1924-1927), tôi không nhận được quỹ cũng không được lương của Quốc tế Cộng sản, tôi phải làm việc dịch thuật để kiếm sống và để phụ thêm cho công tác mà nó ngốn từ 75 đến 80% tiền lương của tôi, cộng với tiền đóng góp của các đồng chí.


Mặc dù thiếu thời gian và tiền, nhờ sự giúp đỡ của các đồng chí người Nga và An Nam, chúng tôi đã có thể: 1) Đưa 75 thanh niên An Nam đến học ở Trường tuyên truyền do chúng tôi tổ chức ở Quảng Châu, 2) Xuất bản 3 tờ tuần báo nhỏ, 3) Phái những người tuyên truyền vừa mới được đào tạo về Xiêm, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Nam Kỳ, 4) Thành lập một liên đoàn cách mạng do một uỷ ban gồm 5 uỷ viên ở Quảng Châu lãnh đạo, liên đoàn đã bắt rễ khắp nơi trong tất cả các xứ Đông Dương đó.


Tuy nhiên việc đi lại của các sinh viên và tuyên truyền viên, việc tổ chức các lớp học, v.v. tốn kém nhiều tiền (cho mỗi sinh viên từ Đông Dương đến Quảng Châu và trở về, chúng tôi chi hết 200 đôla). Vả lại sự giúp đỡ tài chính của các đồng chí không đều đặn và khó nhận nên tôi không thể tiếp tục làm như vậy được. Vì thế những đồng chí người Nga ở Quảng Châu đã tán thành dự kiến đi Mátxcơva để xin tiền của tôi.


Khi đoàn Đại biểu Quốc tế Công nhân đến Quảng Châu, đồng chí Đôriô (đại diện Đảng Cộng sản Pháp), đồng chí Vôlin (đại diện những đồng chí người Nga ở Quảng Châu) và tôi, chúng tôi đã chuẩn bị và gửi Ban phương Đông một kế hoạch công tác và một dự án tài chính. Cho đến ngày 5 tháng 5, tôi không nhận được câu trả lời về vấn đề đó, cũng không nhận được chỉ thị nào khác.


2) Khi cuộc đảo chính nổ ra 1 , 3 trong 5 uỷ viên của Uỷ ban Đông Dương chúng tôi bị bắt giữ, tôi suýt bị bắt, tướng Lý Tế Thâm có quan hệ mật thiết với bọn đế quốc Pháp ở Đông Dương và ở Hạ Môn, một đồng chí người Nga duy nhất có trách nhiệm lúc đó đang ở Quảng Châu cũng không thể giúp đỡ được chúng tôi, hoặc cho một lời khuyên nào, thậm chí ngừng trả tiền cho tôi với tư cách là người phiên dịch. Không thể làm gì được, trụ sở của chúng tôi bị cảnh sát đến khám xét và giám sát. Khi đó, tôi chỉ còn cách là phải chọn gấp giữa hai con đường hoặc là để bị bắt hay tiếp tục qua Mátxcơva về công tác ở Xiêm.


3) Chính trên tàu từ Thượng Hải đến Vlađivôxtốc, đồng chí Đôriô đã gặp tôi và đề nghị trước khi đi Xiêm, hãy đến Pari đã. Đồng chí nói để đồng chí sẽ hỏi Ban Chấp hành.


ở Vlađivôxtốc, đồng chí Vôitinxki từ Trung Quốc đến sau tôi vài ngày, đã đề nghị tôi quay trở lại Thượng Hải.


Như vậy, vấn đề đặt ra với tôi là: tôi phải theo đề nghị nào chứ không thể nhận cả hai đề nghị cùng một lúc. Tôi phải đi đâu, Xiêm hay Thượng Hải ? Công tác của tôi ở nước nào cần hơn cả ? Phải chǎng chúng tôi sẽ thử tổ chức một số lính An Nam ở Thượng Hải (vả lại theo họ nói với tôi thì họ đã sẵn sàng trở về nước) và bỏ lại tất cả công việc đã được bắt đầu ở Đông Dương ?


Vấn đề đó do các đồng chí quyết định. Tôi chỉ được phép nói quan điểm của tôi như sau:


Dù rằng về bản thân và về mặt vật chất thì đối với tôi, tôi ở Thượng Hải sẽ tốt hơn nhiều, nhưng tôi muốn đi Xiêm hơn. a) Vì công tác trong binh lính An Nam ở Thượng Hải chắc chắn là rất


hay, song công việc hoặc nói cho đúng hơn là sự tiếp tục công việc ở Đông Dương – dù kết quả còn xa xôi và ít nhưng lại quan trọng hơn. b) Vì ở Thượng Hải chứ không phải ở Xiêm, nhiều đồng chí khác có thể thay tôi. c) Vì những tin tức về cuộc phản biến Trung Quốc do đế quốc Pháp truyền lan đang gieo rắc sự nhụt chí trong người An Nam và trong lúc này, nếu chúng ta để công tác không liên tục thì tất cả những gì chúng ta đã làm trong 3 nǎm qua sẽ mất hết và chúng ta sẽ rất khó làm lại từ đầu vì tâm trạng những người An Nam đã nhiều lần thất vọng.


Vì thế, tôi tiếp tục đi Mátxcơva để trình bày yêu cầu của tôi.


4) Yêu cầu của tôi : Ngay bây giờ tôi không thể lập một dự trù ngân sách chi tiết cho công tác của tôi ở Đông Dương (đi qua Xiêm). Vì vậy, tôi chỉ có thể lập dự trù theo cách áng chừng với những con số phù hợp với hoàn cảnh. Biết sự khó khǎn về liên lạc từ Đông Dương đi Mátxcơva, và định thời gian cư trú ở thuộc địa này khoảng chừng 2 nǎm, tôi trình bày với các đồng chí một yêu cầu về ngân sách tính theo Mỹ kim như sau:


Lương tháng 150 đôla trong 2 nǎm
(cho tôi và những người giúp việc) 3.600 $


Quỹ để công tác trong 2 nǎm
(mỗi tháng 200 đôla) 4.800 $


Tiền chi bất thường 1.100 $


Tổng cộng 9.500 $


Tất nhiên, ở đây tiền lương chỉ là tượng trưng vì ngoài phần trợ giúp tối cần thiết cho chúng tôi, phần còn lại sẽ chuyển sang quỹ công tác. Và nếu các đồng chí vui lòng chấp thuận thì ngân sách này chỉ được thực hiện từ ngày tôi đến Bǎng Cốc.


Trong khi chờ đợi quyết định của các đồng chí, xin các đồng chí vui lòng: 1) đưa tôi vào bệnh viện, 2) khi tôi ra bệnh viện cho phép tôi được học vài kinh nghiệm cần thiết cho công tác của tôi 3) và cho tôi lên đường càng sớm càng tốt.


Gửi các đồng chí lời chào cộng sản.


Mátxcơva tháng 6-1927


1) Cấu tạo của một phân ban


2) Việc gửi các sinh viên


3) Chương trình nghiên cứu và tư liệu 1 .


Tài liệu đánh máy, tiếng Pháp, bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh: cpv.org.vn


Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Hai, ngày 02 tháng 5 năm 2016 | 2.5.16

No comments:

Putin fires intercontinental ballistic missile at Ukraine for FIRST time...

HSP : Trò Rung Cây Nhát Khỉ của  vượn người  Pootin.   Trêu vào Mỹ là đễ ăn hột nhơn lắm.  Hai hột tại Hiroshima và Nagasaki ...