Saturday, May 14, 2016

Tuyên bố của các nhà hoạt động dân chủ xã hội về việc đàn áp dã man của chính quyền Việt cộng

Tuyên bố của nhạc sĩ Tuấn Khanh:

Vào 16g chiều ngày 14/5/2016, nhiều tờ báo của Nhà nước bất ngờ đồng loạt đưa tin "Việt Tân" là kẻ xúi giục cuộc xuống đường.
Bản tin chung đưa ra mà không nói được nguyên cớ nào. Mọi thứ chỉ là một lời đe dọa vu vơ, nhưng lại chuẩn bị cho tiền đề của các trận trấn áp chà đạp lên hiến pháp.
Chúng tôi, những người dân Việt Nam, bác bỏ những luận điệu vô căn cứ đó, cũng như bác bỏ mọi cáo buộc ngu ngốc về việc bị "xúi giục", "nhận tiền"... và khẳng định cách tuyên truyền đó, chỉ giới thiệu một bộ máy thông tin vừa cũ mòn, vừa bệnh hoạn.
Chúng tôi, những người dân Việt Nam, cảm thấy khinh bỉ các bản tin như vậy, bởi ai ai cũng biết việc xuống đường của hàng ngàn người từ nhiều tuần nay do bất bình trước sự tắc trách và mờ ám của các cơ quan nhà nước sau sự kiện Cty Formosa Hà Tĩnh cố ý xả độc vào môi trường sống của người Việt Nam.
Chúng tôi, những người dân Việt Nam, đòi hỏi sự minh bạch về nguyên cớ của nạn hủy diệt môi trường đang lan rộng, và chất vấn chính quyền về sự ám muội nào đã cho phép Formosa được hình thành tối huệ và càn quấy trên đất nước này.
Chúng tôi, những người dân Việt Nam, biết rõ chính quyền đang chọn đàn áp nhân dân thay vì đối thoại và minh bạch. Tuy vậy, danh dự và trách nhiệm với tổ quốc khiến chúng tôi vẫn chọn việc xuống đường ôn hòa, bất chấp mọi âm mưu.
Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi chính quyền hãy chứng minh sự minh bạch trong hệ thống cầm quyền và cách ứng xử văn minh, mà Việt Nam đã tuyên thệ khi xin gia nhập vào cộng đồng Liên Hiệp Quốc vào năm 1977. Mọi thương tích về thể xác hay tinh thần của các công dân Việt Nam trong các cuộc tuần hành này do trấn áp, sẽ là vết nhơ mãi mãi trên quốc kỳ cũng như là chứng cứ tố cáo mạnh mẽ trước cộng đồng quốc tế.
---------------------------
Tuyên bố của ông Huỳnh Ngọc Chênh:
Hai nhà hoạt động vì dân chủ ở Việt Nam nói bạo lực từ phía chính quyền không làm họ sợ hãi và không ngăn được họ tham gia biểu tình ôn hòa vì môi trường biển và minh bạch. Trên trang Facebook cá nhân, nhà hoạt động đồng thời là một blogger nổi tiếng Huỳnh Ngọc Chênh tuyên bố ông sẽ tham gia tọa kháng vì môi trường vào ngày 15/5. Nhà hoạt động Đỗ Đức Hợp cho biết cũng sẽ tìm cách tham gia dù đã bị nhà chức trách ngăn chặn trong hai lần trước vào các ngày 1 và 8/5. An Tôn tường trình chi tiết sau đây.

Ba ngày sau khi nhà chức trách ở thành phố Hồ Chí Minh bị cáo buộc đã trấn áp mạnh tay hàng trăm người biểu tình ôn hòa vào ngày 8/5, nhà hoạt động Huỳnh Ngọc Chênh đã tuyên bố trên Facebook ông sẽ tọa kháng trước Ủy ban Nhân dân của thành phố do phẫn nộ về cuộc trấn áp.
Một đoạn trích từ tuyên bố của ông Chênh nêu rõ: “Tôi tuyên bố, đúng 15 giờ chiều chủ nhật ngày 15/5, tôi sẽ đến phố đi bộ Nguyễn Huệ, trước UBND TP Sài Gòn, ngồi toạ kháng và đưa mặt cho họ đánh”. Ông tiên liệu thêm: “Nhà cầm quyền sẽ cho an ninh đến canh trước nhà tôi như mọi khi, tôi vẫn cứ đi để cho họ đánh tôi. Nếu họ bắt trái phép tôi về đồn công an, tôi tuyên bố sẽ bất hợp tác và toạ kháng ngay trong đồn công an cho họ đánh. Nếu họ cưỡng bức khiêng tôi ra khỏi đồn, tôi sẽ tiếp tục toạ kháng trước cửa đồn công an và đưa mặt ra cho họ đánh. Nếu họ cưỡng bức đưa tôi về nhà, tôi sẽ tìm cách quay lại trước uỷ ban nhân dân TP để toạ kháng và đưa mặt ra cho họ đánh”. Kết thúc tuyên bố, nhà hoạt động nhấn mạnh: “Cứ đánh vào mặt tôi, nhưng trả biển và quyền làm người lại cho dân tôi”. Đọc tiếp trên VOA

Thư của lũ VC nằm vùng từng xông xáo xuống đường nay chỉ ngồi nhà hèn hạ viết thư:

TP Hồ Chí Minh ngày 14.5.2016
THƯ GỬI
Bí thư Thành ủy ĐCSVN tp Hồ Chí Minh
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tp Hồ Chí Minh


Chúng tôi những đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hoặc đã từng là đảng viên, trong đó phần lớn là những người từng hoạt động trong nội thành trước năm 1975, đã ngồi lại với nhau trao đổi tình hình nóng bỏng vừa xảy ra tại thành phố những ngày qua và có thể cả những ngày sắp tới, thống nhất nhận định phải gửi đên lãnh đạo Thành phố bức thư này.


1.Với lương tâm và nghĩa vụ của người đảng viên theo đúng danh hiệu cao quý mà chúng tôi đã tự nguyện dấn thân, với trách nhiệm trước nhân dân thành phố mà chúng tôi từng đổ máu và công sức để giành lấy về tay nhân dân, ra sức giữ gìn, phát triển vì lợi ích của mỗi người dân, chúng tôi đau đớn và phẫn nộ về tình hình tệ hại vừa xảy ra mấy ngày qua.
Trước thảm họa môi trường gây nên cá chết suốt mấy tỉnh duyên hải Miền Trung từ Hà Tĩnh đổ vào phía Nam và sự vào cuộc quá chậm chap, lập lờ với những lời tuyên bố mâu thuẫn, những chỉ thị không nhất quán, thậm chí trái ngược quá lộ liễu, những người dân thành phố có ý thức và trách nhiệm đối với đất nước đã tuần hành ôn hòa biểu thị thái độ và đòi phải công khai, minh bạch thông tin và rồi họ đã bị đàn áp thô bạo với nhiều hành vi dã man, kể cả việc đánh đổ máu phụ nữ và trẻ em.


2. Một chính quyền dung túng cho những hành động đàn áp, sử dụng bạo lực dã man, kể cả vung bàn tay vấy máu đánh vào phụ nữ và trẻ con là chính quyền gì, của ai, liệu có còn tồn tại những điều vẫn tuyên bố là của dân, do dân và vì dân nữa không?
Những việc tồi tệ ấy diễn ra trước mắt mọi người, kể cả những phóng viên và nhân viên ngoại giao cũng như khách du lịch nước ngoài, những hình ảnh đau đớn và tồi tệ ấy đã được lan tỏa rộng rãi trên mạng lưới thông tin điện tử khắp nước và thế giới, nhưng cả hệ thống báo chí chính thống dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và Truyền thông đã câm bặt. Một sự im lặng đáng xấu hổ nếu không gọi là đồng lõa với tội ác.


3. Ngày bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đang được chuẩn bị ráo riết mà việc tuyên truyền giáo dục ý thức về luật pháp, giáo dục tinh thần thượng tôn pháp luật để tham gia xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân đã diễn ra trong bối cảnh luật pháp bị chà đạp hết sức thô bạo giữa thanh thiên bạch nhật.
Công an, cảnh sát mắc sắc phục ăn lương của dân, đã bình thản đứng nhìn một bọn côn đồ đánh đập dân dã man. Bọn côn đồ này được thuê làm nhiệm vụ như bọn đâm thuê chém mướn của lực lượng xã hội đen, hoặc còn xót xa, tủi hổ hơn là được khoác bộ áo Thanh niên Xung phong thay vì bộ sắc phục Công an hay Cảnh sát để tiện cho việc đánh dân, đặc biệt là đánh dã man phụ nữ và trẻ em, một hành vi mà chúng tôi từng hoạt động trong nội thành trước 1975 cũng hiếm khi thấy diễn ra lộ liễu như thế.
Hình ảnh rõ mồn một trên mạng xã hội trong ngoài nước khó có thể chối cãi. Đây là một hình ảnh quá xấu trước những đôi mắt thờ ơ nhất của thế giới, huống hồ là trước mắt những nhà báo nước ngoài và nhân viên ngoại giao rất bén nhạy trong những sự kiện như thế này.


Vậy mà hình ảnh ấy lại diễn ra trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barak Obama!Không hiểu ông Obama sẽ nói gì với các nhà lãnh đạo Việt Nam, nói gì với các nhà lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh?
Vì những lẽ trên, chúng tôi phẫn nộ và thiết tha yêu cầu lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh mấy điều sau đây:

a. Hạ lệnh dừng ngay những hành vi tội ác kể trên. Nghiêm khắc kỷ luật những ai đã trực tiếp hạ lệnh thực thi những giải pháp và biện pháp tồi tệ đó, công khai việc này để nhân dân thành phố biết.
b. Bắt giam và truy cứu hình sự theo đúng bộ Luật Hình sự những tên côn đồ đã đánh đập dã man người dân trong tay không có một tấc sắt, đặc biệt là đánh đập phụ nữ và trẻ con. Hình ảnh những tên côn đồ này đã được phơi bày trên các trang mạng, kể cả tên tuổi, ngày sinh, địa chỉ cư trú và nghề nghiệp, không lẩn thoát đi đâu được.
c. Tổ chứcnhững buổi gặp đại diện những người dân đã từng tuần hành ôn hòa về thảm họa môi trường, đối thoại với họ, động viên lòng yêu nước và những hành động quả cảm của họ.
Nếu làm được như vậy, lãnh đạo thành phố sẽ lấy lại được lòng tin của dân và nhân dân sẽ ủng hộ những chủ trương, chính sách và giải pháp đúng đắn của Bí thư Thành ủy đã đưa ra, thúc đẩy cho công cuộc xây dựng và phát triển bền vững để vươn tới “giành lấy vị trí số1” như mong muốn của Bí thư Thành ủy và cũng là mong muốn của chúng tôi.
Kính chào trân trọng.

1. Huỳnh Tấn Mẫm
2. Lê Công Giàu
3. Huỳnh Kim Báu
4. Võ Văn Thôn
5. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết)
6. Bùi Tiến An
7. Đào Công Tiến
8. Tống Văn Công
9. Kha Lương Ngãi
10. Tương Lai
Đã ký



Bản lên tiếng về việc trấn áp người biểu tình của giới trí thức:

BẢN LÊN TIẾNG
V/v: Trấn áp tùy tiện người biểu tình ôn hòa vì môi trường
Kính gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch Nước
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội
Ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an
Ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh
Ông Lê Đông Phong, Giám đốc Sở Công an TP. Hồ Chí Minh

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, thông qua truyền thông mạng, xin gửi đến các Ông, Bà Bản lên tiếng sau:
1. Về tình trạng cá chết trong môi trường biển tại các tỉnh miền Trung, chúng tôi chờ đợi kết luận chính thức từ Hội đồng Khoa học mà Chính phủ đã thành lập để điều tra nguyên nhân. Tuy nhiên, chúng tôi hối thúc Chính phủ và Hội đồng cần nhanh chóng và minh bạch đưa ra kết quả, nhằm có được những biện pháp cấp thiết cứu lấy môi trường biển miền Trung, trừng phạt chủ nhân của những tác nhân phi tự nhiên đã gây ra, và bồi thường thỏa đáng cho ngư dân.
2. Về các cuộc biểu tình vào ngày 01/05 và 08/05/2016, chúng tôi cho rằng quyền biểu tình và biểu đạt ý kiến về sự kiện môi trường biển miền Trung nói riêng và những sự việc khác nói chung, làquyền của mọi công dân. Quyền đó được minh định tại Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà dù có luật hay chưa có luật về biểu tình, một khi Hiến pháp đã có hiệu lực, Điều 25 không thể bị vô hiệu hóa với bất cứ lý do nào.
3. Chúng tôi bày tỏ sự phẫn nộ và kịch liệt lên án những hành động bạo lực hết sức tùy tiện và phi pháp đối với những người tham gia vào các cuộc biểu tình trên, từ những lực lượng dân sự, hoàn toàn không có chức năng trị an (thanh niên xung phong, trật tự đô thị…), cũng như từ một lực lượng lớn nhân viên an ninh không sắc phục.
Chúng tôi cho rằng mọi hành vi sử dụng bạo lực của bất kỳ lực lượng nào đối với người biểu tình ôn hòa đều trái với pháp luật trong nước, cũng như với các điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia, và xa lạ với hành xử của nhân loại văn minh.
Đây cũng là một tiền lệ hết sức nguy hiểm cho sự cố kết và trật tự pháp luật của xã hội, khi mà bất kỳ nhóm người hoặc lực lượng dân sự hay lực lượng tự phát nào, cứ việc khoác lên người bộ đồng phục hoặc băng đỏ trên tay áo, là có thể sử dụng bạo lực đối với công dân.
Chúng tôi yêu cầu xử lý pháp luật đối với những người đã sử dụng bạo lực tùy tiện và phi pháp đó, dù thuộc lực lượng dân sự hay công quyền.
4. Chúng tôi bày tỏ sự ủng hộ đối với Thư ngỏ của các Luật sư thuộc Liên danh Phục vụ Công lý, và cho rằng hồ sơ của các nạn nhân của sự trấn áp bạo lực tùy tiện cần được thiết lập và xúc tiến theo quy trình pháp lý.
Xin chúc các Ông, Bà nhiều sức khỏe.
Trân trọng.
Ngày 12/05/2016
Những người ký tên
1. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu Văn học và Ngôn ngữ, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
2. Nguyễn Xuân Diện, TS Hán Nôm, Hà Nội
3. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ Nha khoa, TP. HCM
4. Nguyễn Thị Thanh Lưu, TS, TP. HCM
5. Hoàng Hưng, nhà thơ, nguyên Trưởng ban Văn hoá – Văn nghệ báo Lao Động, TP. HCM
6. Kha Lương Ngãi, nhà báo tự do, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, TP. HCM
7. Hoàng Dũng, PGS TS, TP. HCM
8. Lý Chánh Dũng, nguyên phóng viên TTXVN, TP. HCM
9. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
10. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
11. Trần Đức Quế, nguyên chuyên viên Bộ Giao thông Vận tải, Hà Nội
12. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
13. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
14. Nguyễn Quang A, TSKH, nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), Hà Nội
15. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, Đà Lạt
16. Phạm Toàn, nhà giáo dục, Hà Nội
17. Tô Lê Sơn, kỹ sư, CLB Lê Hiếu Đằng, TP. HCM
18. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
19. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt
20. Huỳnh Kim Báu, TP. HCM
21. Ly Hoàng Ly, nghệ sĩ thị giác, TP. HCM
22. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ Lâm Đồng, Đà Lạt
23. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
24. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu
25. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội
26. Đoàn Thanh Liêm, luật sư đã nghỉ hưu, California, Hoa Kỳ
27. Huy Đức, nhà báo độc lập, TP. HCM
28. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
29. Nguyễn Đức Dương, TP. HCM
30. Ý Nhi, nhà thơ, TP. HCM
31. Từ Quốc Hoài, nhà thơ, TP. HCM
32. Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP. HCM
33. Vũ Ngọc Tiến, nhà văn, Hà Nội
34. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP. HCM
35. Phan Tấn Hải, nhà văn, Hoa Kỳ
36. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Hà Nội
37. Ngô Minh, nhà thơ, Huế
38. Bùi Oanh, giáo viên nghỉ hưu, TP. HCM
39. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên Văn hóa, đã nghỉ hưu, TP. HCM
40. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
41. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP. HCM
42. GB Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn
43. JM Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn
44. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP. HCM
45. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP. HCM
46. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hóa, TP. HCM
47. Bùi Văn Nam Sơn, nghiên cứu Triết học, TP. HCM
48. Lê Doãn Cường, kỹ sư, Robert Bosch Engineering Vietnam, Đà Nẵng
49. Nguyễn Trang Nhung, Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng, Công ty TNHH LogiGear Việt Nam, TP. HCM
50. Lê Tuấn Huy, TS, TP. HCM
51. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège – Bỉ, TP. HCM
52. Trần Ngọc Sơn, Pháp
53. Uông Đình Đức, kỹ sư Cơ khí, đã nghỉ hưu, TP. HCM
54. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
55. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP. HCM
56. Bùi Chát, TP. HCM
57. Vũ Thị Phương Anh, TS, giảng viên, đã nghỉ hưu, TP. HCM
58. Nguyễn Thị Từ Huy, nghiên cứu sinh ngành Triết học Chính trị, Đại học Paris Diderot, Pháp
59. Phạm Quang Tuấn, Sydney, Australia
60. Nguyễn Thị Kim Thái, TP Hạ Long, Quảng Ninh
61. Nguyễn Hữu Liêm, luật sư, California, Hoa Kỳ
62. Nguyễn Thị Kim Chi, nghệ sĩ, Hà Nội
63. Vũ Linh, nhà giáo, Hà Nội
64. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, nhà báo, TP. HCM
65. Hồ Thị Hồng Nhung, TS, bác sĩ, Viện Pasteur TP. HCM
66. Đỗ Đăng Giu, nguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS, Pháp
67. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An
68. Ngô Vĩnh Long, GS, Đại học Maine, Hoa Kỳ
69. Nguyễn Hoàng Ánh, PGS TS, Hà Nội
70. Nguyễn Đức Tường, TS Vật lý, Ottawa, Canada
71. Vũ Quang Việt, nguyên chuyên gia cao cấp của Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ
72. Dương Tú, nghiên cứu sinh, Đại học Leuven, Bỉ
73. Đặng Thái Bình, kỹ sư tin học, Pháp
74. Phạm Xuân Yêm, GS TS Vật lý, Đại học Paris VI, Paris, Pháp
75. Đặng Mai Lan, nhà văn, Pháp
76. Nghiêm Hồng Sơn, TS Kinh tế, nghiên cứu viên cao cấp, Đại học Công nghệ Queensland, Australia
77. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo về hưu, Paris, Pháp
78. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo về hưu, Paris, Pháp
79. Khương Quang Đính, chuyên gia Công nghệ Thông tin, Pháp
80. Phạm Kỳ Đăng, làm thơ, viết báo, dịch thuật, CHLB Đức
81. Thận Nhiên, nhà báo, Hoa Kỳ
82. Lê Xuân Khoa, nguyên GS thỉnh giảng, Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ
83. Thanh Nguyễn, Hoa Kỳ
84. Phạm Thị Kiều Ly, nghiên cứu sinh, Đại học Sorbonne Nouvelle-Paris 3, Pháp
85. Phan Văn Song, nguyên Q. Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Bến Tre, Sydney, Australia
86. Phát Nguyễn, Hoa Kỳ
87. Bùi Quang Trung, kỹ sư, Pháp
88. Trần Tuấn Dũng, chuyên viên Tin học đã nghỉ hưu, Canada
89. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, TP. HCM
90. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, TP. HCM
91. Trần Hải Hạc, nguyên PGS trường Đại học Paris 13, Pháp
92. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng, Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội
93. Trần Thị Băng Thanh, PGS TS văn học, Hà Nội
94. Lê Khánh Hùng, TS Công nghệ Thông tin, Hà Nội
95. Phùng Hoài Ngọc, Thạc sĩ, cựu giảng viên đại học, An Giang
96. Hàng Chức Nguyên, nhà báo, Phú Nhuận, TP. HCM
97. Nguyễn Thị Thanh Bình, nhà văn, Hoa Kỳ
98. Hạ Đình Nguyên, hưu trí, TP. HCM
99. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
100. Nguyễn Thanh Giang, TS, Hà Nội
101. Trần Phúc Hòa, giáo viên THPT, Đồng Nai
102. Trần Hải, kỹ sư, TP. HCM





No comments:

Putin fires intercontinental ballistic missile at Ukraine for FIRST time...

HSP : Trò Rung Cây Nhát Khỉ của  vượn người  Pootin.   Trêu vào Mỹ là đễ ăn hột nhơn lắm.  Hai hột tại Hiroshima và Nagasaki ...