Saturday, May 28, 2016

Miến Điện, Cuba Thức, Việt Nam Cứ Ngủ Mãi...



Obama Spends Almost 2 Hours With Cuban Dissidents


The dissidents and civil society leaders who met with President Obama on Tuesday at the United States Embassy in Havana included independent journalists, a women’s group leader, a lawyer and a gay rights advocate.
At least three of the people who attended the hour and 45 minute session are considered conservative — meaning they disagree with Mr. Obama’s decision to restore diplomatic relations with Cuba. Some of them have served long prison sentences, and at least one is known for frequent hunger strikes.
Here is a list of those rights activists and opposition leaders who met with Mr. Obama:
  • Manuel Cuesta Morúa, Arco Progresista
  • Berta Soler, Ladies in White
  • Dagoberto Valdes, Roman Catholic Church lay leader
  • Elizardo Sánchez, Cuban Commission for Human Rights and National Reconciliation
  • Laritza Diversent, an independent lawyer
  • José Daniel Ferrer and Antonio González Rodiles, Patriotic Union of Cuba
  • Guillermo Fariñas, from Santa Clara, Cuba
  • Miriam Zelaya, an independent blogger
  • Nelson Alvarez, from Bayamo, Cuba
  • Ángel Yunier Remón Arzuaga, a rapper and former political prisoner known as The Critic
  • Juana Mora, a gay rights advocate
  • Miriam Leiva, an independent journalist


Tiến Sĩ Nguyễn Quang A và nhiều nhà dân chủ khác bị công an ngăn chặn không cho đến gặp Tổng Thống Obama.

'Thật đáng tiếc không cho gặp bất đồng'

  • 28 tháng 5 2016

Image copyrightJIM WATSON AFP GETTY IMAGES
Image captionTổng thống Mỹ, Barack Obama, tiếp xúc với các nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam sáng ngày 24/5/2016 tại Hà Nội.

Việc không cho phép một số các nhà hoạt động xã hội dân sự là khách mời của Tổng thống Mỹ được gặp ông trong chuyến thăm Việt Nam của chính khách Mỹ tại Hà Nội là 'một cách làm không chuyên nghiệp' và là điều 'rất đáng tiếc', theo các khách mời Tọa đàm của BBC.
Trao đổi với Bàn tròn thứ Năm của BBC với chủ đề về cơn sốt Obama tại Việt Nam mới đây, một nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam từ Đại học Bình Dương, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nói:


"Tôi không muốn bình luận một số ý kiến đề cập đến vấn đề nhân quyền bởi vì đây là vấn đề sẽ còn lâu dài, tôi chỉ bình luận sự việc cuộc gặp của Tổng thống Obama với một số người ở xã hội dân sự không thành công.
"Tôi thấy đáng tiếc, thật sự đối với tôi là đáng tiếc, mà nếu nói theo thuật ngữ thời thượng bây giờ người ta nói thì việc chặn một số người mà nhất là những người có tiếng nói tương đối có trách nhiệm trong xã hội dân sự, thì đó là một cách làm không chuyên nghiệp.
"Thật là đáng tiếc, trong khi Tổng thống Obama đã rất nhiệt tình và thể hiện cả sự nhún nhường nữa trong bài phát biểu đó của ông, ta có thể so sánh bài phát biểu của Obama ở Cuba nó khác bài phát biểu ở Việt Nam rất nhiều, mặc dù đề cập vấn đề giống nhau.
"Chứng tỏ rằng ông Obama đã có sự nhân nhượng và tôi nghĩ rằng cuộc gặp này chắc chắn là được thỏa thuận giữa hai bên, nhưng đến phút cuối cùng thì lại không thành công, thật là đáng tiếc."

'Chuyện rành rành'


Image captionTiến sỹ Vũ Cao Phan cho rằng việc một số nhà hoạt động xã hội được mời nhưng không thể gặp Tổng thống Obama ở Hà Nội là điều 'rất đáng tiếc' và 'thiếu chuyên nghiệp'.

Tại Bàn tròn hôm 26/5 của BBC, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Quang A, một trong những khách mời của ông Obama tại cuộc tiếp xúc mà lẽ ra ông có thể gặp Tổng thống Mỹ tại Hà Nội hôm 24/5, nói:
"Một chuyện rành rành, tức là an ninh Việt Nam chặn, thực sự là ngày hôm trước, tôi nhận được giấy mời từ ngày 19/5, nhưng mà bởi vì được dặn là không có tiết lộ ra, nên báo chí có hỏi thì tôi cũng lờ đi.
"Nhưng đến ngày 23/5, ngày 22/5 bầu cử vẫn rất bình thường, tôi vẫn đi đủ mọi nơi, nhưng mà đến ngày 23 thì hai chục an ninh quây xung quanh nhà và thực sự là không đi ra được đâu cả, bởi vì ngày 23 tôi đã nghe được tin là nhà báo Đoan Trang đã bị câu lưu và ngày 23 tôi không đi được.


"Theo hẹn, 7 giờ (sáng ngày 24/5) tôi sẽ gặp Sứ quán Mỹ, rồi Sứ quán Mỹ sẽ chở mình đến chỗ gặp mặt và 6h22 phút tôi bước ra khỏi nhà để đi, thì độ ba, bốn phút sau, khi mà đi ra đến ngã ba, thì có hơn chục người ăn mặc bình thường quăng tôi vào xe và chở lòng vòng đi (tỉnh) Hưng Yên và đợi cho đến khi mà cuộc của Tổng thống Obama xong rồi, thì họ chở tôi về.
"Và về đến nhà là một giờ chiều, tức là lúc đấy là lúc Tổng thống Obama sắp sửa đi ra sân bay Nội Bài để đi vào Sài Gòn."
Khi được hỏi còn có trường hợp nào khác được ông Obama mời mà không thể tới gặp Tổng thống Mỹ hôm thứ Ba, ngày 24/5, hay không, nhà vận động xã hội dân sự tại Việt Nam, ông Nguyễn Quang A, nói tiếp:
"Tôi được biết là luật sư Hà Huy Sơn cũng bị chặn, không được đi, nếu như Luật sư Hà Huy Sơn mà đi thì chắc cũng lại bị bắt như tôi, rồi có một bạn trẻ nữa tên là bạn Thảo Theresa, một nhà hoạt động, thì cũng bị trường hợp như vậy."

'Gai góc, đáng tiếc'


Image captionTiến sỹ Nguyễn Quang A nói với BBC ông và một số trường hợp khác là các khách mời của ông Obama đã 'bị chặn' hoặc câu lưu, không cho tới cuộc gặp với Tổng thống Mỹ.

Khi được đề nghị bình luận về sự việc này, bà Thảo Griffiths, Trưởng Đại diện Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, nói:
"Những người đã theo dõi quan hệ Việt - Mỹ trong suốt 21 năm qua thì đều biết rằng vấn đề quyền con người là một vấn đề gai góc trong quan hệ Việt - Mỹ, và tôi tin rằng trong chương tiếp theo của quan hệ Việt - Mỹ, vấn đề này tiếp tục là một thách thức đối với hai bên, đối với cả hai chính quyền, hai quốc gia.
"Và trong chuyến thăm lần này của Tổng thống Obama cũng có một thỏa thuận mà hai bên cùng ký đó là hợp tác nâng cao năng lực thực thi pháp luật, tôi hy vọng rằng đây là một trong những chương trình tăng cường hơn nữa sự tương tác giữa hai bên, bởi vì dù cách tiếp cận của chúng ta sẽ còn khác nhau, nhưng mà chúng ta càng có nhiều sự tương tác với nhau, thì chúng ta càng xích lại gần nhau nhiều hơn trong những năm tới," bà Thảo Griffiths nói với BBC.


Nhà xã hội học Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cho hay bà chia sẻ với ý kiến của Tiến sỹ Vũ Cao Phan và cho rằng sự việc 'thật là đáng tiếc', bà nói:
"Tôi nghĩ tôi cũng chia sẻ với ý kiến của Tiến sỹ Vũ Cao Phan rằng là thật là đáng tiếc, đáng tiếc rằng là cuộc gặp của những người như là Tiến sỹ Nguyễn Quang A và một số người nữa với Tổng thống Obama đã không thành hiện thực, cho dù là đã có một sự chuẩn bị trước.
"Tôi cho rằng xã hội sẽ càng ngày càng đa dạng và việc nghe được những tiếng nói đa dạng là điều rất quan trọng, để mà có thể đi đến những thỏa thuận làm lợi cho tất cả mọi người.
"Thế thì việc những tiếng nói khác không có cơ hội để được nói lên thì là một điều đáng tiếc cho Việt Nam," Tiến sỹ Khuất Thu Hồng nói với Bàn tròn của BBC.
Được biết theo lịch trình chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ tại Việt Nam, được Nhà trắng công bố, vào sáng ngày 24/5, ông Obama sẽ có cuộc gặp mặt với các nhà hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam.
Tại cuộc gặp, về phía Mỹ, ngoài Tổng thống Obama, còn có nhiều quan chức quan trọng khác của chính quyền Mỹ tham dự, trong đó có Ngoại trưởng John Kerry, bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius và nhiều quan chức khác.
Quý vị có thể theo dõi các bàn tròn của BBC liên quan chuyến thăm của ông Obama tới Việt Nam tại đây và tại đây.


No comments:

Bạn Đường- Nguyên Giao

  Trong một quán cà phê ở ‘ Thủ Đô Người Việt Hải Ngoại’ một ngày cuối tháng tư năm 1999, Hùng hỏi Giao: - Bạn đến Mỹ năm nào? - Năm 1975,...