Quân đội Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân ở chiến trường Syria nếu lợi ích của họ bị lực lượng của Nga đe dọa.
Tờ Newsroom đã xuất bản bài bình luận đề cập đến việc lực lượng quân đội Mỹ ở Syria sẵn sàng cuộc chiến tranh hạt nhân với Nga.
Trước đó, mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đang ngày càng trở nên căng thẳng sau khi Mỹ đơn phương phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn và ném bom vào lực lương quân đội chính phủ Syria.
Nga đã phản ứng cứng rắn bằng cách tăng cường sức mạnh của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga, bàn giao cho quân đội chính phủ hệ thống phòng thủ S-300 cũng như điều thêm các tàu tên lửa trực chiến ở ngoài bờ biển Syria.
Phía Mỹ tất nhiên đã phản ứng mạnh mẽ trước hành động này của Nga. “Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại Nga ở Syria, các Lực lưỡng vũ trang của Hoa Kỳ đã vào vị trí, sẵn sàng nhận lệnh thực hiện cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Nga nếu họ tiếp tục đe dọa lực lượng của chúng tôi”, thông tin này được công khai trên các phương tiện truyền thông.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đã từ chối bình luận thêm thông tin này. Điều này thực sự rất kỳ lạ, bởi vì trong các trường hợp xuất hiện các thông tin sai lệch không đúng sự thật, đại diện của cơ quan quân sự của Mỹ sẽ nhanh chóng lên tiếng phủ nhận ngay nhưng trong trường hợp này thì không.
Một số chuyên gia quân sự đã nhận định rằng, việc sử dụng vũ khí hạt nhân hủy diệt hàng loạt để ngăn chặn lực lượng quân đội nào đó là điều chưa thực sự cần thiết. Đây chỉ như là một phản ứng rất bình thường hoặc có thể là một lời đe dọa không thực tế của Mỹ.
Cũng liên quan đến vấn đề vũ khí và năng lượng hạt nhân, Nga và Mỹ là hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới, họ cùng ràng buộc với nhau thông qua các thỏa thuận cũng như các hiệp ước. Tuy nhiên , vài ngày trước Mosscow đã ngừng thoả thuân với Washington về hợp tác nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực hạt nhân và năng lượng.
Thoả thuận về hợp tác giữa Nga và Mỹ đã được ký kết vào ngày 16 tháng 9 năm 2013 tại Vienna. Trong văn kiện đã xác định các lĩnh vực hợp tác về khoa học và kỹ thuật về năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình, trong đó có an toàn hạt nhân, thiết kế các nhà máy điện hạt nhân, làm giàu nhiên liệu lò phản ứng, sử dụng công nghệ bức xạ hạt nhân trong y học và công nghiệp, quản lý chất phóng xạ.
Mặc dù thoả thuận này được ký kết nhưng cả Mỹ và Nga đều âm thầm tìm cách để phát triển và làm giàu kho vũ khí hạt nhân của mình. Với việc đình chỉ các hiệp ước có thể dẫn tới nguy cơ sử dụng các loại vũ khí hạt nhân một cách công khai. Và quan trọng hơn sẽ là mối đe dọa khủng khiếp đối với thế giới.
Nguyễn Đông
Luong Mai chuyen
No comments:
Post a Comment