HoangsaParacels: Hàng không mẫu hạm Nga đang hút thuốc lào.
Đối với nhiều người, sự kiện liên quan đến tàu sân bay Kuznetsov càng cho thấy nước Nga ngày nay chỉ là cái bóng so với siêu cường Liên Xô trước đây.
Trong tuần qua, công chúng và báo giới phương Tây, đặc biệt là tại Anh, đã có nhiều dịp để châm biếm chiếc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov già nua của Hải quân Nga khi nó đi qua eo biển Manche trên đường đến Syria. Con tàu 55.000 tấn này trở thành tâm điểm chú ý khi nó xả ra những luồng khói đen dày đặc.
Thậm chí có thông tin rằng hệ thống ống thoát nước trên con tàu tệ đến mức nhiều nhà vệ sinh trên tàu không thể hoạt động, một điều kiện không mấy dễ chịu đối với thủy thủ đoàn 2.000 người trong chuyến hành trình nhiều tháng này.
Các turbin hơi, nơi cung cấp sức đẩy cho con tàu, cũng gặp nhiều vấn đề kỹ thuật, vì vậy con tàu luôn được hộ tống bởi tàu kéo, phòng trường hợp nó gặp hỏng hóc và không thể tự di chuyển.
Con Coughlin, phóng viên của tờ Telegraph vẫn còn nhớ rõ ấn tượng của ông khi thăm Murmansk, nơi đóng quân của Hạm đội phương Bắc, ngay sau khi ông Putin vừa lên nắm quyền. Trong buổi chiêu đãi, một sĩ quan chỉ huy Nga quá say vì vodka đến mức không thể nói xong bài diễn văn chào mừng của mình.
Khi đó, ông Coughlin cũng cho rằng mối đe dọa từ nước Nga là không đáng kể. Vì vậy, ông không quá ngạc nhiên trước việc công chúng phương Tây có vẻ xem thường sức mạnh quân sự của Nga.
Đối với nhiều người, sự kiện liên quan đến tàu sân bay Kuznetsov chỉ càng cho thấy nước Nga ngày nay chỉ là cái bóng so với siêu cường Liên Xô trước đây.
Tuy vậy, theo ông Coughlin, sẽ là sai lầm lớn nếu đánh giá thấp khả năng của Nga, ngay cả khi tiềm lực quân sự của họ là có hạn.
Cảm nhận sức mạnh quân đội Nga trong 90 giây
Trái ngược với tham vọng đang lên cao của Nga thì tiềm lực quân sự của nhiều nước phương Tây, trong đó tiêu biểu là Anh, lại bị giảm sút do hậu quả của việc cắt giảm ngân sách quốc phòng trong nhiều năm qua.
Mặc cho những lời châm biếm về chiếc Kuznetsov thì ít nhất thì Nga vẫn có 1 tàu sân bay có thể hoạt động được. Trong khi đó, đây đang là xa xỉ đối với hải quân hoàng gia Anh sau đợt cắt giảm ngân sách quốc phòng năm 2010.
Logic đằng sau đợt cắt giảm đó là vì nước Anh không còn phải đối mặt mối đe dọa lớn nào trong tương lai gần, vì vậy, nước này quyết định cho ngừng hoạt động các tàu sân bay lớp Invincible cùng các chiến đấu cơ Harrier.
Chung số phận là các máy bay trinh sát trên biển tầm xa, lớp bảo vệ đầu tiên cho các tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo Trident của Anh trước các tàu ngầm tấn công của Nga.
May mắn cho người Anh là ngân sách quốc phòng vừa được tăng lên trong lần đánh giá lại chính sách quốc phòng năm 2015 vừa qua. Nhờ đó, nước này có thể mua 9 chiếc trinh sát biển Boeing P-8A Poseidon, cùng với 2 tàu sân bay lớp Queen Elizabeth và một số lượng F-35 vừa đủ để trang bị cho các tàu này.
Chính sách quốc phòng mới, trong đó đảm bảo ngân sách cho mục đích này được giữ ở mức 2% GDP, được kỳ vọng sẽ giúp sửa chữa những sai lầm trong quá khứ và đưa nước Anh trở lại vị thế siêu cường.
Viễn cảnh màu hồng này, tuy vậy, lại không được hưởng ứng bởi nhiều sĩ quan cấp cao, những người cho rằng sự thiếu hụt ngân sách quốc phòng trong nhiều năm vừa qua đã làm suy yếu nền tảng sức mạnh quân sự của Anh.
Bên cạnh đó, các loại vũ khí mới cũng sẽ mất vài năm trước khi chính thức được đưa vào sử dụng. Ví dụ như những chiếc P-8 sẽ chỉ bắt đầu tham gia biên chế từ năm 2019, còn các tàu sân bay sẽ chưa thể vận hành trước năm 2020.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang ở mức cao thì nước Anh cần có những biện pháp triệt để hơn để nâng cấp sức mạnh quân sự của mình.
Một trong những đề xuất táo bạo là đưa 1 trong 2 tàu sân bay mới vào hoạt động từ năm 2018 nhưng trên tàu sẽ là những chiếc F-35 thuộc lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, vì khi đó những chiếc F-35 của hải quân Anh vẫn chưa được đưa vào biên chế.
No comments:
Post a Comment