HoangsaParacel: Kiểm soát bất đồng là thành công lớn của nước Tàu, vì Hoàng Sa bị chiếm đóng trái phép và những hòn đảo nhân tạo của Bác Kinh xây dựng tại Trường Sa được Tập Cận Bình kiểm soát kỹ càng, con nhà nước Việt Công không dám và không có khả năng kiểm soát.
TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng CSTQ Vương Kỳ Sơn tại Bắc Kinh đầu năm 2017
Sau chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng vừa qua, BBC đăng bài có tựa đề: VN-TQ thỏa thuận 'kiểm soát bất đồng' Biển Đông.
Bài báo cũng dẫn bình luận từ Tân Hoa Xã: "Hai bên tin rằng chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng đã "đạt thành công to lớn" trong việc nâng cao sự tin cậy chính trị giữa hai bên, thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống, củng cố quan hệ đối tác chiến lược hợp tác toàn diện, và đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực".
Tôi thì không hề tin chuyến đi của ông Trọng "đạt thành công to lớn" như Tân Hoa Xã đã phóng đại.
Từ bao đời tổng bí thư, với biết bao nhiêu tuyên bố từ sau khi hai bên thiết lập lại bang giao 1991, hai bên luôn khẳng định những điều mà Tân Hoa Xã đã nói (là thắt chặt hữu nghị, quan hệ đối tác chiến lược, gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển...).
Nhưng những gì Trung Quốc hứa hẹn trên lý thuyết hoàn toàn trái ngược với những gì Trung Quốc đã làm trên thực tế.
Các tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc đưa ra các năm 2011, 2013, 2015, 2016, 2017… luôn khẳng định hai bên "không tiến hành các hành động làm thêm phức tạp, hoặc mở rộng tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc de dọa sử dụng vũ lực…".
Trong khi trên thực tế thì các việc như đặt giàn khoan 981 (tháng 5/2014) của Trung Quốc rõ ràng là hành vi "mở rộng tranh chấp và làm phức tạp tình hình".
Trung Quốc nhất quán trong lập trường là "không có tranh chấp ở Hoàng Sa". Nhưng vị trí giàn khoan 981 là đặt trên thềm lục địa của Việt Nam. Mặc dầu giàn khoan đặt cách đảo Tri Tôn (thuộc Hoàng Sa) khoảng 20 hải lý, nhưng cái gọi là "đảo" Tri Tôn, thực tế chỉ là một thực thể địa lý nổi thường trực trên mặt nước biển, không có người sinh sống.
Mặt khác, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam, được khẳng định từ thời nhà Nguyễn. Nhà nước bảo hộ Pháp tái khẳng định lại hai lần, chủ quyền Hoàng Sa (và Trường Sa) thuộc Việt Nam, trước và sau Đệ nhị Thế chiến. Trung Quốc đã chiếm quần đảo này của Việt Nam bằng vũ lực vào tháng Giêng năm 1974.
Vì vậy hành vi đặt giàn khoan 981 của Trung Quốc là "mở rộng tranh chấp", từ tranh chấp chủ quyền mở rộng qua tranh chấp về phân định biển (khu vực của vịnh Bắc Bộ).
Chưa hết, thái độ hung hăng của các tàu hải quân, hải cảnh… của Trung Quốc , lúc bảo vệ giàn khoan 981, đã đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam (gây tử thương cho nhiều người), cũng như tàu của các lực lượng này gây hấn đâm tàu hải cảnh của Việt Nam … gọi đúng là hành vi chiến tranh, nhẹ nhàng là gây hấn… "làm phức tạp thêm tình hình".
Sau đó Trung Quốc cho xây dựng các đảo nhân tạo và mở rộng chúng, ở các bãi đá ngầm chiếm (bằng vũ lực) của Việt Nam năm 1988. Sau đó xây sân bay với đầy đủ hạ tầng cơ sở cho không quân, hải quân, sau đó lại đặt các giàn hỏa tiễn địa không…
Hành vi của Trung Quốc cũng là "mở rộng tranh chấp". Bởi vì, như đã nói, chiếu Hiến chương LHQ, chủ quyền của Trung Quốc ở các bãi đá này không được nhìn nhận. Trong khi các thực thể này, một số là đá ngầm, không thể chiếm hữu, theo Phán quyết 12/7/2016 của Tòa Trọng tài ở La Haye. Việc chiếm hữu bằng vũ lực các bãi là vi phạm Hiến chương LHQ.
Việc xây dựng đảo và "quân sự hóa" chúng vừa làm "phức tạp thêm tình hình", lại vừa "đe dọa chiến lược" đối với các nước chung quanh. Hành vi của Trung Quốc cũng phạm Luật quốc tế, vì việc xây dựng đảo nhân tạo đã gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường biển.
TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng CSTQ Vương Kỳ Sơn tại Bắc Kinh đầu năm 2017
Sau chuyến đi Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng vừa qua, BBC đăng bài có tựa đề: VN-TQ thỏa thuận 'kiểm soát bất đồng' Biển Đông.
Bài báo cũng dẫn bình luận từ Tân Hoa Xã: "Hai bên tin rằng chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng đã "đạt thành công to lớn" trong việc nâng cao sự tin cậy chính trị giữa hai bên, thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống, củng cố quan hệ đối tác chiến lược hợp tác toàn diện, và đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực".
Tôi thì không hề tin chuyến đi của ông Trọng "đạt thành công to lớn" như Tân Hoa Xã đã phóng đại.
Từ bao đời tổng bí thư, với biết bao nhiêu tuyên bố từ sau khi hai bên thiết lập lại bang giao 1991, hai bên luôn khẳng định những điều mà Tân Hoa Xã đã nói (là thắt chặt hữu nghị, quan hệ đối tác chiến lược, gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển...).
Nhưng những gì Trung Quốc hứa hẹn trên lý thuyết hoàn toàn trái ngược với những gì Trung Quốc đã làm trên thực tế.
Các tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc đưa ra các năm 2011, 2013, 2015, 2016, 2017… luôn khẳng định hai bên "không tiến hành các hành động làm thêm phức tạp, hoặc mở rộng tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc de dọa sử dụng vũ lực…".
Trong khi trên thực tế thì các việc như đặt giàn khoan 981 (tháng 5/2014) của Trung Quốc rõ ràng là hành vi "mở rộng tranh chấp và làm phức tạp tình hình".
Trung Quốc nhất quán trong lập trường là "không có tranh chấp ở Hoàng Sa". Nhưng vị trí giàn khoan 981 là đặt trên thềm lục địa của Việt Nam. Mặc dầu giàn khoan đặt cách đảo Tri Tôn (thuộc Hoàng Sa) khoảng 20 hải lý, nhưng cái gọi là "đảo" Tri Tôn, thực tế chỉ là một thực thể địa lý nổi thường trực trên mặt nước biển, không có người sinh sống.
Mặt khác, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam, được khẳng định từ thời nhà Nguyễn. Nhà nước bảo hộ Pháp tái khẳng định lại hai lần, chủ quyền Hoàng Sa (và Trường Sa) thuộc Việt Nam, trước và sau Đệ nhị Thế chiến. Trung Quốc đã chiếm quần đảo này của Việt Nam bằng vũ lực vào tháng Giêng năm 1974.
Vì vậy hành vi đặt giàn khoan 981 của Trung Quốc là "mở rộng tranh chấp", từ tranh chấp chủ quyền mở rộng qua tranh chấp về phân định biển (khu vực của vịnh Bắc Bộ).
Chưa hết, thái độ hung hăng của các tàu hải quân, hải cảnh… của Trung Quốc , lúc bảo vệ giàn khoan 981, đã đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam (gây tử thương cho nhiều người), cũng như tàu của các lực lượng này gây hấn đâm tàu hải cảnh của Việt Nam … gọi đúng là hành vi chiến tranh, nhẹ nhàng là gây hấn… "làm phức tạp thêm tình hình".
Sau đó Trung Quốc cho xây dựng các đảo nhân tạo và mở rộng chúng, ở các bãi đá ngầm chiếm (bằng vũ lực) của Việt Nam năm 1988. Sau đó xây sân bay với đầy đủ hạ tầng cơ sở cho không quân, hải quân, sau đó lại đặt các giàn hỏa tiễn địa không…
Hành vi của Trung Quốc cũng là "mở rộng tranh chấp". Bởi vì, như đã nói, chiếu Hiến chương LHQ, chủ quyền của Trung Quốc ở các bãi đá này không được nhìn nhận. Trong khi các thực thể này, một số là đá ngầm, không thể chiếm hữu, theo Phán quyết 12/7/2016 của Tòa Trọng tài ở La Haye. Việc chiếm hữu bằng vũ lực các bãi là vi phạm Hiến chương LHQ.
Việc xây dựng đảo và "quân sự hóa" chúng vừa làm "phức tạp thêm tình hình", lại vừa "đe dọa chiến lược" đối với các nước chung quanh. Hành vi của Trung Quốc cũng phạm Luật quốc tế, vì việc xây dựng đảo nhân tạo đã gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường biển.
Khu trục ham USS Decatur tuần tra gần Quần đảo Hoàng Sa hổi tháng 10/2016, trong chương trình Mỹ gọi là hoạt động tự do hàng hải
Đồng thời cái gọi là "thỏa thuận kiểm soát bất đồng ở Biển Đông", theo như tựa đề bài báo thì có nhiều điều cần xét lại.
Thời ông Nông Đức Mạnh, tuyên bố chung năm 2011 đã có nội dung về kềm chế sự "bất đồng": "không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước".
Đến thời ông Nguyễn Phú Trọng, như Tuyên bố năm 2013 nói về việc "kiểm soát tốt những bất đồng trên biển". Tuyên bố 2015 nói đến việc "Hai bên nhất trí cùng nhau kiểm soát tốt bất đồng trên biển". Tuyên bố 2017 thì nói "kiểm soát tốt bất đồng trên biển".
Từ việc "kiểm soát tốt" để đi tới việc ký kết thỏa thuận "kiểm soát bất đồng" là một bước dài. Người ta hoài nghi về sự hiện hữu của thỏa thuận này. Khoản 9 bản Tuyên bố chung 2017, nhiều thỏa thuận, kết ước hai bên đã được ký kết. Tuy nhiên không hề thấy thỏa thuận về "kiểm soát bất đồng trên biển".
Vấn đề độc lập quốc gia
Tháng Mười 2016 ông Đinh Thế Huynh (nghe đồn đoán là sẽ thay thế ông Trọng), có chuyến đi thăm Trung Quốc. Nhân dịp này Tập Cận Bình có nói với ông Huynh rằng : "Hai nước là một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai".
Vấn đề là, ý nghĩa của câu "một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai" chỉ dành cho nhân dân trong một nước. Chỉ có người dân trong một nước mới chia sẻ một tương lai chung.
Tuyên bố năm 2017 lặp lại ý kiến này : "Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời,... có chế độ chính trị tương đồng, ... có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung…. "
Ta không thấy ý kiến tương tự ở thời TBT Nông Đức Mạnh, hay các TBT tiền nhiệm.
Ý kiến này, nếu theo dõi nội dung các tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc, ta thấy là của Tập Cận Bình, biểu lộ lúc ông này sang thăm Việt Nam năm 2015.
Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ mong muốn "chia sẻ vận mệnh chung" với nhân dân Trung Quốc hết cả. Chưa bao giờ "tiền đồ" đất nước Việt Nam lại có mối "tương quan" với Trung Quốc hết cả.
Sau chuyến đi của ông Trọng, ý kiến của họ Tập trở thành "tuyên bố chung của hai nước".
Theo tôi, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phạm những lỗi lầm vô cùng trọng đại, vì đã làm thương tổn nền độc lập của một quốc gia có chủ quyền.
Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ mong muốn "chia sẻ vận mệnh chung" với nhân dân Trung Quốc hết cả. Chưa bao giờ "tiền đồ" đất nước Việt Nam lại có mối "tương quan" với Trung Quốc hết cả.
Tiền đồ là gì ? Nghĩa tiếng Hán là "con đường phía trước, tương lai tốt đẹp phía trước".
Khi "chia sẻ vận mệnh chung", có "chung một tương lai", thì Việt Nam đã không còn "độc lập và tự chủ" trong những quyết định của mình (về tương lai) nữa.
Việc này đã phá vỡ "nguyên tắc độc lập tự chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau", đã được khẳng định theo Tuyên bố chung Việt Nam và Trung Quốc về hợp tác toàn diện 2000.
Nó cũng đi ngược tinh thần Hiến chương LHQ "bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia". Đồng thời đi ngược lại nội dung Tuyên bố "5 điểm chung sống hòa bình" của Trung Quốc.
Đồng thời cái gọi là "thỏa thuận kiểm soát bất đồng ở Biển Đông", theo như tựa đề bài báo thì có nhiều điều cần xét lại.
Thời ông Nông Đức Mạnh, tuyên bố chung năm 2011 đã có nội dung về kềm chế sự "bất đồng": "không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước".
Đến thời ông Nguyễn Phú Trọng, như Tuyên bố năm 2013 nói về việc "kiểm soát tốt những bất đồng trên biển". Tuyên bố 2015 nói đến việc "Hai bên nhất trí cùng nhau kiểm soát tốt bất đồng trên biển". Tuyên bố 2017 thì nói "kiểm soát tốt bất đồng trên biển".
Từ việc "kiểm soát tốt" để đi tới việc ký kết thỏa thuận "kiểm soát bất đồng" là một bước dài. Người ta hoài nghi về sự hiện hữu của thỏa thuận này. Khoản 9 bản Tuyên bố chung 2017, nhiều thỏa thuận, kết ước hai bên đã được ký kết. Tuy nhiên không hề thấy thỏa thuận về "kiểm soát bất đồng trên biển".
Vấn đề độc lập quốc gia
Tháng Mười 2016 ông Đinh Thế Huynh (nghe đồn đoán là sẽ thay thế ông Trọng), có chuyến đi thăm Trung Quốc. Nhân dịp này Tập Cận Bình có nói với ông Huynh rằng : "Hai nước là một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai".
Vấn đề là, ý nghĩa của câu "một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai" chỉ dành cho nhân dân trong một nước. Chỉ có người dân trong một nước mới chia sẻ một tương lai chung.
Tuyên bố năm 2017 lặp lại ý kiến này : "Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời,... có chế độ chính trị tương đồng, ... có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung…. "
Ta không thấy ý kiến tương tự ở thời TBT Nông Đức Mạnh, hay các TBT tiền nhiệm.
Ý kiến này, nếu theo dõi nội dung các tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc, ta thấy là của Tập Cận Bình, biểu lộ lúc ông này sang thăm Việt Nam năm 2015.
Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ mong muốn "chia sẻ vận mệnh chung" với nhân dân Trung Quốc hết cả. Chưa bao giờ "tiền đồ" đất nước Việt Nam lại có mối "tương quan" với Trung Quốc hết cả.
Sau chuyến đi của ông Trọng, ý kiến của họ Tập trở thành "tuyên bố chung của hai nước".
Theo tôi, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phạm những lỗi lầm vô cùng trọng đại, vì đã làm thương tổn nền độc lập của một quốc gia có chủ quyền.
Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ mong muốn "chia sẻ vận mệnh chung" với nhân dân Trung Quốc hết cả. Chưa bao giờ "tiền đồ" đất nước Việt Nam lại có mối "tương quan" với Trung Quốc hết cả.
Tiền đồ là gì ? Nghĩa tiếng Hán là "con đường phía trước, tương lai tốt đẹp phía trước".
Khi "chia sẻ vận mệnh chung", có "chung một tương lai", thì Việt Nam đã không còn "độc lập và tự chủ" trong những quyết định của mình (về tương lai) nữa.
Việc này đã phá vỡ "nguyên tắc độc lập tự chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau", đã được khẳng định theo Tuyên bố chung Việt Nam và Trung Quốc về hợp tác toàn diện 2000.
Nó cũng đi ngược tinh thần Hiến chương LHQ "bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia". Đồng thời đi ngược lại nội dung Tuyên bố "5 điểm chung sống hòa bình" của Trung Quốc.
Tillerson - cứu tinh của Việt Nam?
Rex Tillerson
Vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa kỳ tương lai, Rex Tillerson, ngày 11/1 nhân buổi điều trần tại Thượng viện, đã có những tuyên bố liên quan đến Biển Đông.
Trong chừng mực, nếu ý kiến của ông này được thực hiện, hầu hết các vấn đề ở Biển Đông sẽ tự động hóa giải.
Theo ông Tillerson, hành vi Trung Quốc xây dựng đảo ở Biển Đông tương đương với hành vi Nga chiếm Crimea. Ông này khuyến cáo Washington rằng phải gởi một tín hiệu cứng rắn đến Bắc Kinh : 1/ Trung Quốc ngưng ngay các việc xây dựng đảo. 2/ Trung Quốc không được tiếp cận các đảo này nữa.
Câu hỏi đặt ra, Hoa Kỳ có thẩm quyền để phát biểu (như vậy) cũng như có khả năng làm việc này hay không ?
Theo tôi là Hoa Kỳ có thể phát biểu những lời như vậy.
Tillerson so sánh các đảo Biển Đông (mà Trung Quốc chiếm và xây thành đảo nhân tạo) với Crimea. Dĩ nhiên ai cũng biết Crimea thuộc Ukraine. Nhưng các đảo (mà Trung Quốc đã chiếm) thì không ai biết chúng thuộc chủ quyền nước nào.
Có ba giả thuyết để Tillerson củng cố cho lập trường của mình.
Thứ nhất, Trung Quốc không có chủ quyền ở các bãi đá, đơn giản vì họ xâm chiếm (của Việt Nam) năm 1988 bằng vũ lực. Ý kiến của Tillerson phù hợp tinh thần quốc tế công pháp.
Thứ hai, vịn vào yếu tố Mỹ có quyền quản lý các đảo ở Thái Bình Dương do Nhật chiếm đóng trước Thế chiến thứ hai (theo một điều ước của Hội Quốc liên trước 1945). Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Thái Bình Dương. Các đảo này bị Nhật chiếm đóng. Vì vậy Mỹ có quyền lên tiếng đòi quyền quản lý. Dựa trên lập luận này thì Mỹ có quyền "cấm" Trung Quốc léo hánh đến các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thứ ba, các đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Pháp. Vấn đề là Pháp "im lặng" về việc này từ sau khi rời Việt Nam cho đến nay. Pháp tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa, sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa, do "khám phá". Không quốc gia nào phản đối việc này. Sẽ là một sự "đảo lộn" về địa chính trị nếu bây giờ Pháp lên tiếng đòi Trường Sa và Mỹ ủng hộ yêu sách này.
Về khả năng, câu trả lời bỏ ngỏ.
Trung Quốc có dám "mất tất cả" những gì đã tạo dựng lên, từ thập niên 1980 đến nay, (có thể còn mất thêm nhiều thứ quí giá khác như vấn đề ly khai…) để khai chiến với Mỹ hay không ?
Và Mỹ có dám "chấn thương nội tạng lâu dài" để gây chiến tranh với Trung Quốc vì những hòn đảo mà Mỹ không có (hay có mà ít) lợi ích chiến lược hay không ?
Bài phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, nhà nghiên cứu ở Pháp.
Vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa kỳ tương lai, Rex Tillerson, ngày 11/1 nhân buổi điều trần tại Thượng viện, đã có những tuyên bố liên quan đến Biển Đông.
Trong chừng mực, nếu ý kiến của ông này được thực hiện, hầu hết các vấn đề ở Biển Đông sẽ tự động hóa giải.
Theo ông Tillerson, hành vi Trung Quốc xây dựng đảo ở Biển Đông tương đương với hành vi Nga chiếm Crimea. Ông này khuyến cáo Washington rằng phải gởi một tín hiệu cứng rắn đến Bắc Kinh : 1/ Trung Quốc ngưng ngay các việc xây dựng đảo. 2/ Trung Quốc không được tiếp cận các đảo này nữa.
Câu hỏi đặt ra, Hoa Kỳ có thẩm quyền để phát biểu (như vậy) cũng như có khả năng làm việc này hay không ?
Theo tôi là Hoa Kỳ có thể phát biểu những lời như vậy.
Tillerson so sánh các đảo Biển Đông (mà Trung Quốc chiếm và xây thành đảo nhân tạo) với Crimea. Dĩ nhiên ai cũng biết Crimea thuộc Ukraine. Nhưng các đảo (mà Trung Quốc đã chiếm) thì không ai biết chúng thuộc chủ quyền nước nào.
Có ba giả thuyết để Tillerson củng cố cho lập trường của mình.
Thứ nhất, Trung Quốc không có chủ quyền ở các bãi đá, đơn giản vì họ xâm chiếm (của Việt Nam) năm 1988 bằng vũ lực. Ý kiến của Tillerson phù hợp tinh thần quốc tế công pháp.
Thứ hai, vịn vào yếu tố Mỹ có quyền quản lý các đảo ở Thái Bình Dương do Nhật chiếm đóng trước Thế chiến thứ hai (theo một điều ước của Hội Quốc liên trước 1945). Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Thái Bình Dương. Các đảo này bị Nhật chiếm đóng. Vì vậy Mỹ có quyền lên tiếng đòi quyền quản lý. Dựa trên lập luận này thì Mỹ có quyền "cấm" Trung Quốc léo hánh đến các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thứ ba, các đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Pháp. Vấn đề là Pháp "im lặng" về việc này từ sau khi rời Việt Nam cho đến nay. Pháp tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa, sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa, do "khám phá". Không quốc gia nào phản đối việc này. Sẽ là một sự "đảo lộn" về địa chính trị nếu bây giờ Pháp lên tiếng đòi Trường Sa và Mỹ ủng hộ yêu sách này.
Về khả năng, câu trả lời bỏ ngỏ.
Trung Quốc có dám "mất tất cả" những gì đã tạo dựng lên, từ thập niên 1980 đến nay, (có thể còn mất thêm nhiều thứ quí giá khác như vấn đề ly khai…) để khai chiến với Mỹ hay không ?
Và Mỹ có dám "chấn thương nội tạng lâu dài" để gây chiến tranh với Trung Quốc vì những hòn đảo mà Mỹ không có (hay có mà ít) lợi ích chiến lược hay không ?
Bài phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, nhà nghiên cứu ở Pháp.
No comments:
Post a Comment