Trước và sau khi Trump đắc cử
Trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nhân vật số 2 của CSVN là ông Đinh Thế Huynh đã đến Washington trong tình hình bà Clinton chắc chắn sẽ thắng cử. Sau đó ông Huynh về nước và ĐCSVN chuẩn bị cho cán bộ đảng viên học tập về chuyện rồi đây CSVN sẽ liên kết với Mỹ chống Trung Cộng:
“Tôi muốn nói với các đồng chí như vậy để thấy được gì, thấy được cái thế của ta bây giờ với Mỹ là một thế hoàn toàn khác. …“Bây giờ Mỹ phải tìm một phương thế khác, cách khác lôi kéo Việt Nam về phía Mỹ, tạo mọi điều kiện để Việt Nam cùng chung đội hình với Mỹ để mà chống lại TQ”.Nhưng rồi ông Trump thắng cử, ông này lại có quan điểm trái ngược với bà Clinton về Việt Nam. Ông ta không cần lực lượng 40 triệu nhân công giá rẻ của Việt Nam để sản xuất ra hàng giá rẻ hơn hàng TC, ông ta cũng không cần thuê người Việt Nam đánh nhau với TC trên Biển Đông. Cho nên Bộ chính trị CSVN vội vàng chỉ thị đại sứ Việt Nam tại Mỹ là ông Phạm Quang Vinh mở ngay một đường dây tiếp xúc riêng với ông Trump. Ông Vinh thuê công ty Podesta Group với giá thuê là 30 ngàn đô la một tháng.
Bước đầu tiên mà Podesta đạt được là ngày 14-12-2017 ông Trump gọi điện thoại cho ông Phúc. Sau đó ông Phúc bắn tin ra ngoài là đã có mời ông Trump đến thăm Việt Nam trong năm 2017. Nghĩa là ông Phúc đã có một đề nghị quan trọng (Cam Ranh?) mà nếu ông Trump nhận lời thăm thì có nghĩa là chấp thuận đề nghị.
Podesta Group thành công thêm bước thứ hai là vận động Bạch Ốc tiếp tục lưu giữ Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted Osious, ông này sẽ tiếp tục đường lối có từ thời Obama. Có nghĩa là ông Trump sẽ theo đuổi đề xuất của CSVN (về Cam Ranh?) chứ không phải là bác bỏ.
*(Hình như vấn đề còn lại là giá cả (?). Trước kia có tin là CSVN đòi ngang bằng giá Mỹ thuê Subic là 3 tỉ USD/năm, còn Mỹ đòi trả theo giá Liên Xô thuê Cam Ranh từ 1979 đến 2004 là 224 triệu USD/năm. Ngoài ra cũng có thể là đang mà cả về thời hạn cho thuê (?). Có tin CSVN đòi thời hạn 25 năm rồi sau sẽ gia hạn, như trước kia cho Liên Xô thuê, nhưng ông Trump đòi 75 năm).
Liên tục thúc ép Trump
Ngày 09-3-2017 Cựu đại sứ Mỹ tại Hà Nội Michael Michalak dẫn đầu phái đoàn Hội đồng kinh doanh Mỹ tới thăm Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Phúc nói với phái đoàn rằng ông “sẵn sàng” tới thăm nước họ và làm việc với Tổng thống Donald Trump:
“Ông Phúc cũng được VGP News dẫn lời khẳng định rằng chính phủ Việt Nam “coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp tác hữu nghị với Hoa Kỳ theo hướng thực chất,toàn diện, ổn định và lâu dài trên cơ sở tôn trọng thể chế chính trị của nhau…” (VOA 11-3-2017)
Thường thì cuối câu trên đây là “trên cơ sở tôn trọng thể chế chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Cụm từ “toàn vẹn lãnh thổ” còn có ý nghĩa là không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự tại VN. Nhưng giờ đây bỏ câu “toàn vẹn lãnh thổ” thì có nghĩa là thuận cho đặt căn cứ quân sự.
Ngày 23-3-2017, Thứ trưởng Ngoại giao CSVN Hà Kim Ngọc đi Mỹ. Ông Nguyễn Xuân Phúc gởi lời mời Tổng thống Trump thăm VN. Lần này ông Trump cũng không trả lời. Ngày 29-3-2017 phu nhân của Tổng thống Donald Trump chủ tọa lễ trao giải thưởng vinh danh những “phụ nữ dũng cảm của thế giới”, trong đó có “Mẹ Nấm” Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Đây là cách ông Trump trả lời “chưa bằng lòng” với đề nghị của CSVN (Về Cam Ranh?).
Ngày 15-4-2017, trong khi Ngoại trưởng Phạm Bình Minh chuẩn bị đi Mỹ thì nhân dân Xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội bắt nhốt 20 công an và 18 cán bộ CSVN. Công ty môi giới của CSVN tại Washington nhắn với Hà Nội rằng nếu xảy ra đàn áp tại Đồng Tâm thì ông Phạm Bình Minh không nên đi Mỹ (?).
*(Nếu CSVN hành động tại Đồng Tâm y như chính quyền Trung Cộng tại Thiên An Môn thì Tổng thống Trump sẽ không mời ông Phúc đi Mỹ. Lúc xảy ra vụ đàn áp Thiên An Môn Tổng thống George H.W.Bush đã ra lệnh cấm vận Trung Cộng).
Ngày 21-4-2017 Ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh đến Mỹ, ông nhận được thư của Tổng thống Trump mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Mỹ. Nhưng chưa ấn định ngày tiếp ông Phúc.
Ngày 4-5-2017 Bộ ngoại giao Mỹ tổ chức buổi lễ vinh danh 10 nhà lãnh đạo trẻ của thế giới, trong đó có cô Lưu Thị Quyên của Việt Nam. Cô Quyên là một nhà tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam. Nghĩa là ông Trump cũng chưa chấp nhận đề nghị do ông Phạm Bình Minh vừa đem sang. Có thể là ông Trump đòi phải có kết quả biểu quyết của Hội nghị 5 (Về Cam Ranh?).
Ngày 5-5-2017 Hội nghị 5 Trung ương ĐCSVN nhóm họp trong lặng lẽ và kết thúc ngày 10-5-2017, không có gì nổi bật. Trong khi mục đích chính của Hội nghị là quyết định kế sách kinh tế 5 năm sắp tới của ĐCSVN. Lẽ ra hội nghị nhóm họp vào tháng 3 nhưng phải triển hạn đến tháng 5 vì còn chờ câu trả lời của ông Trump.
Trump thuận mời Phúc sang
Sau khi Hội nghị 5 Trung ương kết thúc, ngày 21-5-2017 Tòa Bạch Ốc loan tin tổng thống Trump sẽ tiếp Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 31-5-2017. Nếu giả như Hội nghị không thông qua (Về chuyện Cam Ranh?) thì ông Trump sẽ không mời ông Phúc làm gì.
Hai ngày trước khi ông Phúc lên đường, Reuter loan tin chuyến đi của ông Phúc là kết quả của cuộc thương lượng ngầm đã có từ khi ông Trump vừa mới đắc cử.
Ngày 31-5-2017. Tổng Thống Trump tiếp phái đoàn của Thủ tướng Phúc tại Nhà Trắng. Sau đó hai bên ra thông cáo chung, trong đó có câu: “Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ nhấn mạnh là nước ông sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay di chuyển và hoạt động tại bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.
Nghĩa là Hạm đội Mỹ sẽ tung hoành tại Biển Đông như trước năm 1975. Nhưng chưa biết Hạm đội sẽ đóng bản doanh tại đâu. (Trước 1975 là tại Vịnh Subic của Phillippin và Vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Nay thì Subic đã bị núi lửa Pinatubo hủy hoại). Muốn biết hạm đội Mỹ đặt bản doanh tại đâu thì phải nhìn sang một cuộc gặp mặt khác cùng lúc đó tại Hà Nội :
Cùng lúc Tổng thống Trump tiếp Thủ tướng Phúc tại Washington, sáng 1-6-2017 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp kiến Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Mỹ John McCain. Ngày hôm sau John McCain bay đi Cam Ranh, ông lên thăm chiến hạm USS John S. McCain đang neo đậu tại Cam Ranh. Không phải vô tình mà chiến hạm McCain có mặt tại Cam Ranh vào lúc này. Và cũng không phải vô tình mà ông McCain bước lên chiến hạm.
Ngày 4-6-2017, sau khi phái đoàn của ông Phúc ra về, VOA đăng một bài bình luận của Reuter xác nhận đường dây tiếp xúc riêng giữa CSVN và ông Trump, kín đáo thừa nhận hai bên vừa mới ký kết một thỏa thuận quan trọng. Thỏa thuận này đã được thương thảo từ khi ông Trump mới đắc cử. Công ty môi giới cho cuộc thương thảo là Padesa Group, mỗi tháng CSVN trả cho công ty này 30.000 đô la.
Thỏa thuận quan trọng đó không dính dáng gì đến thương mại bởi vì phái đoàn của ông Phúc không có mặt Bộ trưởng Thương mại hay các Ủy viên kinh tế của Bộ chính trị. Nhưng có ông Tô Lâm đại diện cho Bộ chính trị, ông Nguyễn Chí Vịnh đại diện cho bộ Quôc phòng, và đại diện cho thành phần ngoài đảng là Dân biểu Dương Trung Quốc.
Một dấu hỏi được đặt ra là có thể sau cuộc gặp mặt hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận? Câu trả lời là nếu chưa có kết quả thì VOA đã không cho tiết lộ chuyện đã có thương lượng mật. Đằng này Reuter và VOA đã hé lộ trước cuộc gặp 5 ngày, và giải thích rõ hơn sau cuộc gặp 6 ngày thì có nghĩa là mọi chuyện đã xong suốt.
Ngày 5-6-2017, phái đoàn McCain về Mỹ và ra thông cáo chung:
“Chúng tôi hy vọng rằng sự hiện diện của USS John S. McCain… .là biểu tượng cho sự hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam, cũng như nhắc nhở các đồng minh và kẻ thù của chúng ta về cam kết lâu dài của Hoa Kỳ tại khu vực”.
Tiếc là thông cáo không nói rõ ai là “kẻ thù của chúng ta” và ai là “các đồng minh của chúng ta”. Và “cam kết lâu dài tại khu vực” là cam kết từ hồi nào? Đành phải hiểu ngầm thôi.
BÙI ANH TRINH
Đôi lời của người viết :
Giải pháp giao Cam Ranh cho Mỹ là lối thoát duy nhất cho CSVN. Tôi bắt đầu đoán ra giải pháp này sau khi quyển sách “Lời Thú Tội Của Một Sát Thủ Kinh Tế” ra đời vào năm 2005. Tác giả là một siêu điệp viên kinh tế của Mỹ thời 1960… Ông ta có nhiệm vụ làm cố vấn kinh tế cho các nước nhược tiểu để rồi biến các nước này thành con nợ phải lệ thuộc vào nước Mỹ :
“Chúng tôi là một nhóm người ưu tú, những người tận dụng tối đa các tổ chức tài chính quốc tế để khiến các quốc gia khác phải phụ thuộc vào… ..chính phủ và các ngân hàng của chúng tôi. Những ân huệ này tồn tại dưới hình thức các khoản vay để phát triển cơ sở hạ tầng, nhà máy điện, đường cao tốc, bến cảng, sân bay, các khu công nghiệp.
…. tôi sẽ làm cho những nước nhận các khoản vay này vỡ nợ … Nhờ vậy, mỗi khi chúng ta cần gì họ sẽ sẵn sàng đáp ứng, kể từ việc đặt các căn cứ quân sự, hay bỏ phiếu ở Liên Hợp Quốc, cho đến khả năng tiếp cận dầu và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác” (John Perkins, “Confessions of an Economic Hit Man”. Bản dịch của Lê Đồng Tâm, Nhà xuất bản Thông tin Văn hóa, phát hành năm 2007).
Thực ra tôi chỉ dựa vào những thông tin đã được công bố rồi dựa theo nguyên tắc của John Perkins mà suy ra rằng CSVN chỉ còn có nước bán Cam Ranh là kế sách duy nhất chứ nếu không thì sẽ sụp đổ vì vỡ nợ. Họ đã cắn câu của Mỹ quá sâu không cách chi cứu gỡ.
Cho nên nếu quả thực CSVN đã bán rồi mà chưa công bố thì tôi đã suy đoán đúng.
Hoặc nếu như CSVN tiếp tục im lặng thì có thể là họ mới “nhắm nhe muốn bán nhưng chưa bán” thì chắc chắn rồi đây họ sẽ bán chứ không còn lối thoát nào khác.
Còn nếu như CSVN chứng minh rằng tôi nói sai bằng cách tuyên bố họ dứt khoát không bán Cam Ranh cho Mỹ thì họ chết chắc, bởi vì họ sẽ bị sụp đổ vì vỡ nợ.
Tôi mong cho họ sụp đổ hơn là bán Cam Ranh. Nước Việt Nam cần xóa bàn làm lại còn hơn là kéo lây lất một chế độ rệu rã, không lối thoát.
Và chuyện cho Mỹ thuê Cam Ranh đã trở nên rõ nét hơn nữa sau khi Thượng tướng Trung Cộng Phạm Trường Long đột ngột xuất hiện tại Hà Nội rồi bỏ về nửa chừng sau khi gặp ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Ngô Xuân Lịch. Phải chăng là ông Long được Bắc Kinh đặc phái sang VN để hỏi cho rõ vấn đề và rồi ông ta trở lại Bắc Kinh ngay hôm đó sau khi tuyên bố “Biển Đông là lãnh thổ của Trung Cộng từ xa xưa”.
Giờ đây dư luận trong và ngoài nước bắt đầu chuẩn bị cho tình huống nếu CSVN bán Cam Ranh cho Mỹ. Mọi người đều thấy rõ đó là việc xảy ra trong thế cố cùng của CSVN chứ không phải trong thế sáng tạo hay sáng suốt. Vậy tiếp theo là CSVN sẽ làm gì để có thể chuyển từ tình thế cố cùng sang tình thế sáng tạo sáng suốt? Nghĩa là họ có dám nhân tình thế này mà vứt bỏ hai chữ Cộng sản hay không?
Nếu còn giữ hai chữ Cộng sản thì họ có tiếp tục bợ đỡ Trung Cộng được hay không trong khi họ đã giao Cam Ranh cho Mỹ? Giữ hai chữ Cộng sản thì họ có tạo được niềm tin với doanh nhân Mỹ hay không trong khi kinh tế của họ hoàn toàn lệ thuộc vào thị trường Mỹ?
Giữ hai chữ Cộng sản thì họ có còn lừa bịp dân ngu hay không trong khi mà dân ngu đã sáng mắt ra hết rồi. Giữ hai chữ Cộng sản thì họ có còn hù dọa được dân lành hay không trong khi dân chúng đã bắt đầu có thái độ coi thường bạo lực Cộng sản như tại Đồng Tâm?
Thực ra CSVN dám hay không dám cũng không còn tùy thuộc vào họ nữa, mà là tùy thuộc vào ông Trump. Ông này có lối quyết định rạch ròi của dân kinh doanh già đời kinh nghiệm. Đối với ông thì Mỹ không cần lao động Việt Nam, Mỹ không cần xương máu của Hải quân Việt Nam, mà chỉ cần Cam Ranh. Vấn đề là có cho thuê hay không? Giá bao nhiêu?
Còn chuyện nhân quyền của nhân dân Việt Nam thì không dính dáng gì đến chuyện mua bán vũ khí hay mua bán thứ này thứ nọ. Chuyện nhân quyền là chuyện giữa dân tộc Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng ông Trump và bà Trump khẳng khái ủng hộ những người tranh đấu cho nhân quyền của Việt Nam.
Và chuyện Mỹ có tính lật đổ chế độ Cộng sản tại Việt Nam thì ông không màng tới. Ông chủ trương sẽ không ép buộc một nước nào phải đi theo đường hướng của Mỹ. Nhưng ông chỉ thích chơi với nước nào có thể chế “chính trị kinh doanh” đồng nhất với thể chế của Mỹ.
Vậy thì người Việt chúng ta nên chờ xem ông Trump xử lý chứ đừng chờ CSVN xử lý.
ST chuyen.
Posted by:lpk 11
Posted by:lpk 11
No comments:
Post a Comment